1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo môn dự báo nhu cầu điện năng tình hình tiêu thụ điện năng của việt nam giai đoạn 1995 đến 2014

35 976 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 188,82 KB

Nội dung

Nhằm đánh giá và nhận định tiêu thụ điện năng của Việt Nam trong những năm gần đây, nhóm 2 – lớp D6QLNL đã tiến hành thực hiện Đề tài “Phân tích hiện trạng tiêu thụ điện năng của VN giai

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Điện năng nguồn năng lượng đầu vào của mọi quá trình sản xuất “Điện, đường,

trường, trạm”; Điện luôn được coi là yếu tố đầu tiên, yếu tố tiên phong cho một sự phát

triển mới Trong quá trình đổi mới của đất nước, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đang được đẩy mạnh kéo theo nhu cầu về điện năng cũng tăng cao

Nhằm đánh giá và nhận định tiêu thụ điện năng của Việt Nam trong những năm

gần đây, nhóm 2 – lớp D6QLNL đã tiến hành thực hiện Đề tài “Phân tích hiện trạng tiêu

thụ điện năng của VN giai đoạn 1995 – 2014 qua” các nội dung:

- Tiêu thụ điện năng các ngành

- Cường độ điện năng của Việt Nam, của các khu vực

- Các chỉ tiêu biểu diễn mỗi quan hệ giữa điện năng và phát triển kinh tế

Sau một thời gian nghiên cứu, tìm kiếm và phân tích với sự hướng dẫn của cô giáo

Nguyễn Thị Lê và nỗ lực của các bạn thành viên trong nhóm 2, nhóm chúng em đã hoàn

thành bản báo cáo đề tài trên Với kiến thức có hạn, trong quá trình làm báo cáo không

thể tránh khỏi những sai sót mong Cô giáo cho nhận xét để chúng em có thể làm tốt hơn

cho những báo cáo về sau

Nhóm 2 chân thành cảm ơn Cô!

Hà nội, ngày 01/03/2015

Thực hiện

Nhóm 2 – Lớp D6QLNL

Trang 2

Chương 1: TỔNG QUAN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM

1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH.

Ngày 21/7/1995, Cục Điện lực được thành lập trực thuộc Bộ Công Thương Sựkiện này đặt dấu mốc pháp lý về hoạt động chỉ đạo, quản lý của cơ quan quản lý nhànước chuyên trách về lĩnh vực điện lực Sau nhiều lần thay đổi tên, cơ quan chủ quản thìnăm 1981, Bộ Điện lực ra đời

Ngày 19/5/1962, nhà máy nhiệt điện Uông Bí được khởi công xây dựng, là nhàmáy nhiệt điện công suất lớn nhất thời bấy giờ ở miền Bắc Cũng trong năm 1962, đườngdây 110 kV đầu tiên của miền Bắc cũng được xây dựng đánh dấu sự phát triển của điệnlực Việt Nam trong thời chiến Các nhà máy điện đã được nối với nhau bằng đường dây

110 kV để tạo nên một hệ thống điện lớn và hoàn chỉnh của miền Bắc

Năm 1979, đường dây 220 kV và đặc biệt nhất là nhà máy thủy điện Hòa Bình đượckhởi công xây dựng, đánh dấu một bước nhảy vọt về sự phát triển hệ thống điện ViệtNam

Năm 1992: xây dựng đường dây siêu cao áp 500 kV

Năm 1994: thành lập trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia

Năm 1995: thành lập tổng công ty Điện lực miền Bắc

Năm 2005: thành lập Cục điều tiết Điện lực và khởi công nhà máy thủy điện Sơn La Năm 2006: thành lập Tập đoàn Điện lực Việt Nam

1.2 TỔNG QUAN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM.

Đến thời điểm hiện tại, điện vẫn là ngành có tính độc quyền cao Hiện nay Tậpđoàn điện lực Việt Nam (EVN) là người mua và người bán điện duy nhất trên thị trường.EVN là một trong 6 tập đoàn mạnh của đất nước, giữ vai trò chính trong việc đảm bảocung cấp điện cho nền kinh tế EVN có nhiệm vụ quyết định chiến lược, định hướng

Trang 3

chiến lược phát triển ngành điện, phát triển các dự án điện, cân đối nguồn cung và nhucầu tiêu thụ trong nước Với vai trò tuyệt đối trong ngành điện, EVN có quyền quyết địnhgần như tất cả các vấn đề trong ngành như việc mua điện từ đâu, giá mua điện… Ngànhđiện hiện nay vẫn đang là ngành có nhu cầu lớn hơn khả năng sản xuất trong nước Tìnhtrạng thiếu điện Việt Nam vẫn còn tiếp tục xảy ra, đặc biệt là vào mùa khô khi các dự ánthủy điện thiếu nước Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do giá điện thương phẩmhiện nay còn thấp, không khuyến khích được tư nhân đầu tư mạnh vào các dự án nhiệtđiện mà tập trung chủ yếu vào các dự án thủy điện với chi phí vận hành thấp nên ngànhđiện nước ta hiện nay đang lệ thuộc rất lớn vào thủy điện Việc đầu tư trong ngành được

sự khuyến khích và hỗ trợ rất nhiều từ phía Chính phủ, gần đây nhất trong Công văn số

1465 và số 1472/TTg-QHQT, Chính Phủ có đưa ra những phương án hỗ trợ phát triểnngành điện, thiết thực nhất, có thể nói đến là việc hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp từ Ngânhàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD) của WB để đầu tư các dự án điện Cácnguồn sản xuất điện nước ta hiện nay chủ yếu là từ nhiệt điện và thủy điện Các nguồnnăng lượng tái tạo hiện đang được ứng dụng thử nghiệm tại 1 số dự án Trong quy hoạchnguồn cung ứng điện trong tương lai, các nguồn năng lượng tái tạo này được cân nhắcphát triển, tạo ra nguồn cung ứng mới, tiên tiến

Theo số liệu báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng điện thươngphẩm cả nước năm 2014 đạt 127,55 tỷ kWh, tăng 12,478% so với năm 2013, trong đóđiện cho công nghiệp và xây dựng tăng 14,82%, nông nghiệp và thuỷ sản tăng 29,56%,quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 10,31%

Hiện nay ở nước ta có 2 nguồn sản xuất điện năng chủ yếu đó là thủy điện và nhiệtđiện Nhiệt điện hiện nay chủ yếu là 3 nguồn: nhiệt điện than, nhiệt điện khí và nhiệt điệndầu Thời gian gần đây một số dự án sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như gió vàmặt trời được ứng dụng nhiều hơn, góp phần tạo thêm nguồn cung cấp điện năng Tổngcông suất lắp đặt nguồn điện tính đến ngày 31/12/2010 là 21.250MW, trong đó thuỷ điệnchiếm tỷ trọng là 38%, nhiệt điện là 56%, diesel và nguồn điện nhỏ khác là 2% và điệnnhập khẩu là 4%

Trang 4

Trong các nguồn cung cấp điện chính thì thủy điện vẫn chiếm tỷ trọng cao, đóngvai trò quan trọng trong cơ cấu Năm 2010 tỷ trọng các nguồn điện từ thủy điện vẫnchiếm mức cao nhất trong các nguồn sản xuất Tuy nhiên trong kế hoạch phát triển nguồnđiện theo Quy hoạch điện VI của chính phủ thì tỷ trọng thủy điện sẽ giảm dần trong cơcấu tổng nguồn điện sản xuất Điều đó được thể hiện khi từ 2006 đến 2010 tỷ trọng cácnguồn thủy điện giảm từ 46.63% xuống còn 38%, thay vào đó là sự gia tăng của cácnguồn nhiệt điện bao gồm nhiệt điện than và nhiệt điện khí.

1.3 KẾT LUẬN.

Dù rằng ngành điện Việt Nam đang trên con đường thị trường cạnh tranh hóa, tínhđộc quyền của EVN vẫn còn nặng, tính thị trường chưa cao nhưng những thành côngcũng như triển vọng phát triển trong những năm sắp tới thì chúng ta có thể hy vọng mộttương lai tươi sáng cho ngành điện Việt Nam

Trang 5

Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

 Ag: Tốc độ tăng trưởng

 dE: Biến thiên nhu cầu điện năng

 E: Nhu cầu điện năng

- Nếu tính cho hai năm kế tiếp

Agt+1/t = E(t+1)−Et

Et

 Agt+1/t: Tốc độ tăng trưởng hàng năm

 Et và Et+1: Tiêu thụ năng lượng năm t và t+1

 t: chỉ số thời gian

- Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong giai đoạn (t0, t1)

Agtn/to =( Etn Eto )(1/(tn-to))

– 1Trong đó:

 Agtn/to: là tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm

 Etn và Eto: Tiêu thụ năng lượng năm tn và to

 t: Chỉ số thời gian

b Cường độ năng lượng:

Trang 6

Cường độ năng lượng là tỷ số giữa tổng năng lượng tiêu thụ của một quốc gia vàtổng sản phẩm quốc nội (GDP) Cường độ năng lượng của một ngành cụ thể nào đó là tỷ

số giữa năng lượng tiêu thụ của ngành đó và giá trị tăng của ngành (VA):

EI = E ITrong đó:

 EI: cường độ năng lượng

 E: năng lượng tiêu thụ

 I: GDP hay VACường độ năng lượng là một chỉ số biểu hiện mối quan hệ giữa nhu cầu nănglượng và các hoạt động kinh tế, mức sống và các thiết bị sử dụng năng lượng

Sự thay đổi của đại lượng này theo thời gian có thể được giải thích bằng sự thayđổi của cấu trúc tiêu thụ năng lượng cúng như cấu trúc kinh tế

Trang 7

2.2 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG:

Điện là một nguồn năng lượng không thể thiếu cho mỗi quốc gia Dân số tăng lên,

máy móc thiết bị… cũng một tăng lên kéo theo lượng điện năng tiêu thụ cũng ngày một

tăng lên Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu bảng 1 phụ lục 1

Lượng tiêu thụ điện năng mỗi năm một tăng lên, điều này được thể hiện qua bảng

số liệu 1.1 Phụ lục 1

Trong giai đoạn 1995 - 2014 tiêu

thụ điện năng không ngừng tăng lên

nhanh chóng Chỉ trong vòng 19 năm

tiêu thụ điện tăng từ 11,199 tỷ Kwh lên

đến 127,55 tỷ Kwh, tăng gấp hơn 10 lần

1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013

0 20 40 60 80 100 120 140

Biểu đồ 1: Tiêu thụ điện năng

Tiêu thụ điện liên tục tăng từ năm

1995 đến 2014, tuy nhiên lượng tiêu thụ

điện năng tăng không đồng đều theo các

năm Điều này được thể hiện qua biểu đổ

Trang 8

Từ năm 2000-2014: tiêu thụ điện

năng tăng nhanh, tốc độ tăng trung bình

là 7,51 tỷ kWh/năm, gấp 7 lần giai đoạn

1995-1999 Thời gian này, Việt Nam tiến

hành công nghiệp hóa đất nước, các

ngành công nghiệp nặng như luyện gang,

thép…rất phát triển tiêu thụ nhiều năng

lượng, cùng với đó là phát triển dịch vụ

Tuy vậy tốc độ tiêu thụ thay đổi không

đáng kể do nước ta đã biết ứng dụng các

công nghệ hiên đại hơn, tiết kiệm điện

năng, mặt khác do luật sử dụng tiết kiệm

năng lượng và hiệu quả được thi hành

vào năm 2010 làm cho tốc độ tiêu thụđiện năng giảm rõ rệt

0 20 40 60 80 100 120 140

0 5 10 15 20 25

Biểu đồ tiêu thụ điện và tốc độ tiêu thụ điện

Tiêu thụ điện Tốc độ tiêu thụ

Trang 9

Xét đến cường độ điện năng, lượng điện tiêu thụ để tạo ra một 1 USD/GDP Từ năm

1995 đến 2003, cường độ điện năng không ngừng tăng từ 0,53 đến 0,81 Những năm còn lại 2003 - 2014, cường độ điện năng có xu hướng giảm nhẹ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 0

Tiêu t h ụ điện v à c ườn g độ điện n ăn g

g iai đo ạn 1995-2014

Tiêu thụ điện Cường độ điện năng

Biểu đồ 3: Tiêu thụ điện và cường độ điện năng

Giai đoạn 1995 – 2000: mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế khu vực, nền kinh tế vẫn giữ được mức tăng trưởng kinh tế 7%/năm, kinh tế tăngtrưởng đồng nghĩa với việc tiêu thụ năng lượng tăng Trong những năm tiếp theo ViệtNam chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, tỉ trọng các ngành Nông, lâmnghiệp và thủy sản trong GDP giảm từ 38,7% năm 1990 xuống còn 27,2% năm 1995,24,5% năm 2000, 21% năm 2005 và 20,66% năm 2009; Công nghiệp và xây dựng từ22,7% năm 1990 tăng lên 28,8% năm 1995, 36,7% năm 2000, 41% năm 2005 và 40,24%năm 2009; Dịch vụ biến chuyển từ 38,6% năm 1990 lên 44% năm 1995, 38,7% năm

-2000, 38% năm 2005 và 39,10% năm 2009 Bên cạnh đó ngành công nghiệp đã đạt đượcmức độ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua với tốc độ trung bình 11,3% giaiđoạn 1991 - 1995, 10,6% giai đoạn 1996 - 2000, 10,2% giai đoạn 2001 - 2005, 7,94%

Trang 10

giai đoạn 2006 - 2010 Do vậy lượng tiệu thụ điện của Việt Nam tăng liên tục qua các

năm Đặc biệt năm bắt đầu từ năm 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt

động, nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này phát triển vượt bậc

Cường độ điện năng có nhiều biến động, liên tục thay đổi qua các năm Cường độ

điện năng thấp nhất vào năm 1995 với 0,54 KWh/USD và cao nhất vào năm 2003 với

0,82 KWh/USD Bắt đầu từ 2004 cường độ năng lượng có xu hướng giảm và giảm mạnh

nhất vào năm 2008 (xuống còn 0,68 KWh/USD) Đến năm 2014 cường độ điện năng có

dấu hiệu tăng trở lại

Để thấy rõ mỗi quan hệ giữa tiêu thụ điện và GDP ta sử dụng phần mềm SPSS

Model Summary and Parameter Estimates

Dependent Variable: Tiêu_thụ_điện

Equation

Model Summary Parameter Estimates

Cubic ,997 1997,025 3 16 ,000 -15,411 1,385 -,007 1,912E-5The independent variable is GDP.

Từ kết quả phân tích thu được hàm:

Trang 11

E = -15,411 + 1,385.GDP – 0,07.GDP2 + 1,912.10-5.GDP3 Trong đó: E là tiêu thụ điện

Qua hàm trên ta thấy

2.3 CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN NĂNG VÀ TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG CỦA CÁC NGÀNH 2.3.1 Công nghiệp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 0

10 20 30 40 50 60 70 80

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2

Biểu đồ 4: Tiêu thụ điện và cường độ điện năng của công nghiệp

Lượng điện tiêu thụ của ngành công nghiệp tăng qua các năm từ 4,618 tỷ KWhnăm 1995 đến 68,75 tỷ KWh năm 2014 Sự tăng lên của lượng tiêu thụ điện thể hiện sựtăng trưởng của ngành công nghiệp trong giai đoạn 1995 - 2014 Sự gia tăng một cách

Trang 12

nhanh chóng của năng lượng trong ngành công nghiệp là do sự xuất hiện của hàng loạtcác khu công nghiệp và nhà máy có nhu cầu công suất lớn Cụ thể:

- Miền Bắc:

Các khu công nghiệp Cầu Diễn, Đài Từ ở Hà Nội; nhà máy cán thép HòaPhát, thép Sông Đà, Khu công nghiệp Nam Sách, Chí Linh ở Hưng Yên, Khu công

nghiệp Đình Vũ, Nhà máy thép Cửu Long và nhà máy đóng tàu Phà Rừng với tổng

mức đầu tư khoảng 3000 tỷ đồng ở Hải Phòng, khu công nghiệp Hoành Bồ, nhà máy phôi thép Cái Lân ở Quảng Ninh, nhà máy lọc dầu số 2 Nghi Sơn ở Thanh Hóa; Khai thác quặng sắt tại Thạch Khê Hà Tĩnh và một số khu công nghiệp tại các tỉnh

Hải Dương, Vĩnh Phúc…

- Miền Trung:

Khu vực kinh tế Đà Nẵng – Quảng Trung – Quảng Ngãi: gồm các khu côngnghiệp ở Hòa Khánh, Liên Chiểu, Hòa Khương ở Đà Nẵng, An Hòa – Nông Sơn, ChuLai, Kỳ Hà ở Quảng Nam; các khu công nghiệp Quảng Phú, Phổ Phong, Tịnh Phong vànhất là khu công nghiệp Dung Quất ở Quảng Ngãi

- Miền Nam:

Nhiều khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh như Tân Thuận, Tân Tạo, LinhTrung…đã phát triển nhanh, công suất yêu cầu của thành phố đến năm 2010 tăng thêmgần 800MW; hàng chục khu công nghiệp ở Đồng Nai,Bình Dương đang được mở rộng

và đầu tư mới; ở Bà Rịa Vũng Tàu có thêm khu công nghiệp Ngãi Giao, Đá Bạc, LongSơn, cảng Bến Đình; Tây Ninh có các khu công nghiệp Trảng Bàng; Trâm Vàng; khu vựcLâm Đồng dự kiến sẽ có công nghiệp luyện nhôm, khu vực miền Tây có các khu côngnghiệp mới Kiên Lương – Kiên Giang, Tân Hương- Tiền Giang, cụm công nghiệp khí –điện – đạm Cà Mau…

Trong giai đoạn 1995-2000, năng lượng tiệu thụ công nghiệp vẫn còn thấp (dưới 10

tỷ KWh) do trong giai đoạn này nước ta mới cải cách mở cửa, nền công nghiệp vẫn chưa

Trang 13

phát triển, nước ta chủ yếu vẫn là một nước nông nghiệp Bắt đầu từ năm 2001 nănglượng công nghiệp tăng mạnh qua các năm do nước ta thực hiện tốt công nghiệp hóa,hiện đại hóa.

Cường độ sử dụng năng lượng của ngành công nghiệp có nhiều biến động, thay đổiqua các năm Tuy nhiên nhìn chung, cường độ năng lượng thay đổi không mạnh và có xuhướng tăng nhẹ Cường độ năng lượng thấp nhất vào năm 1997 – 0,72 KWh/USD, caonhất vào năm 2014 – 0,95 KWh/USD

2.3.2 Nông nghiệp:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 0

0.5 1 1.5 2 2.5

0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08

Biểu đồ 5: Tiêu thụ điện và cường độ điện năng của nông nghiệp

Đối với nông nghiệp, tiêu thụ điện năng tương đối ổn định vào giai đoạn 1995

-2007, tốc độ tăng trung bình hằng năm là 0,21 tỷ kWh Trong giai đoạn này đang thựchiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp hóa, xong vẫn không có sựchuyển dịch đáng kể Cụ thể năm 1995 nông nghiệp chiếm 35%GDP, năm 2000 chiếm21% nên điện năng sử dụng cho nông nghiệp vẫn ổn định Cường độ điện năng tiêu thụnhìn chung là cao do máy móc còn lạc hậu, tiêu hao nhiều điện Năm 1999 - 2000, nhànước thực hiện thu thuế sử dụng đất bằng tiền thay lúa cho vụ mùa 1998 - 1999 và thu nợthuế sử dụng đất nông nghiệp từ vụ hè năm 1998 trở về trước, vì vậy nông nghiệp sụtgiảm kéo theo cường độ điện năng giảm Từ năm 2003 - 2007, theo số liệu kiểm kê đất

Trang 14

của Bộ Tài nguyên và Môi trường diện tích đất lúa giảm 30 vạn hecta chủ yếu do đô thịhóa, kết cấu hạ tầng giao thông, xây dựng các khu công nghiệp Vì vậy cường độ điệnnăng sẽ giảm.

Trong giai đoạn 2008-2014, tiêu thụ điện cho nông nghiệp tăng trung bình 1,24 tỷkWh/ năm gấp gần 6 lần giai đoạn 1995-2007 Với tiềm năng gần biển, sông suối ao hồnhiều nên nuôi trồng thủy sản ngày một phát triển Cụ thể năm 2000 sản lượng nuôi trồngthủy sản chiếm 26,2% nhưng đến năm 2010, sản lượng này chiếm 47,2% Hầu hết nôngnghiệp đã được cơ giới hóa, máy móc thay con người Nông phẩm không còn cần dùngthiên nhiên để chế biến nông sản Nông nghiệp đã sử dụng trồng cây trong nhà kính đểđem lại số lượng và chất lượng nông sản tốt nhất Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu 6 triệutấn gạo, điều này cho thấy việc chế biến gạo đã được cải thiện rõ rệt do sử dụng máy mócsấy khô gạo Hiện nay ngành điện cung cấp điện cho 5500 trạm bơm cấp nước tưới tiêutrên toàn quốc Cường độ tiêu thụ điện năng tăng dần, cường độ tăng trung bình 0,026kWh/USD nguyên nhân là do năng suất nông sản tăng để phục vụ nhu cầu lương thựctrong nước và xuất khẩu

2.3.3 Thương mại và dịch vụ:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 0

1 2 3 4 5 6 7

0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12

Trang 15

Biểu đồ 6: Tiêu thụ điện và cường độ điện năng của thương mại và du lịch

Từ số liệu thu thập được dễ dàng nhận thấy tiêu thụ điện cho thương mại và dịch

vụ trong giai đoạn 1995- 2000 không có sự thay đổi nhiều dao động quanh mức 1,0 tỷKwh Bắt đầu từ năm 2000 đên 2014 thương mại và dịch tiêu thụ điện năng liên tục, tăng

từ 1,087 lên đến 6,1224 tăng 6 lần Nguyên nhân của sự thay đổi này là chịu ảnh hưởng

từ biến động tình hình kinh tế đất nước

Trong những năm 1995-2000, là thời kỳ khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủnghoảng tiền tệ các nước châu Á Các hoạt động thương mại và dịch vụ như du lịch, kháchsạn… lúc này kém năng động và chững lại, chính vì thế mà lượng điện tiêu thụ phục vụcho chúng cũng không có sự thay đổi nhiều Nhưng thu nhập của tương mại và dịch vụgiảm dẫn đến cường độ tiêu thụ điện tăng cao, đặc biệt năm 1998 là 1,087 KWh/USD.Phải những năm 1999 và 2000 nền kinh tế bắt đầu hồi phục lại, khiến cho cường độ tiêuthụ điện năng giảm mạnh xuống còn 0,08 KWh/USD

Bắt đầu từ năm 2000 đến nay 2014, phát triển mạnh và đa dạng hóa các loại hìnhthương mại, dịch vụ Dịch vụ ngành công nghiệp không khỏi trở thành một ngành kinh tếmũi nhọn Chất lượng các dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vẫn và dịch vụ đời sống ngày mộtcải thiện Tính đến năm 2010 cả nước có 1030 bệnh viện, tăng 194 bệnh viện so với năm

2001 Số trạm xá y tế xã, phường, thị trấn tăng từ 10385 trạm năm 2001 lên 10672 trạmnăm 2006 và 11028 trạm năm 2010 Bên cạnh các cơ sở y tế Nhà nước đã bắt đầu hìnhthành một hệ thống y tế tư nhân bao gồm 19.895 cơ sở hành nghề y, 14.048 cơ sở hànhnghề dược, 7.015 cơ sở hành nghề y học cổ truyền, 5 bệnh viện tư có vốn đầu tư nướcngoài

Rồi đến các hoạt động khác như khách sạn, vui chơi giải trí cũng có những bướcphát triển mạnh mẽ Năm 2014 tổng số khách sạn từ 3 đến 5 sao là 686 Các loại hình vuichơi giải trí sử dụng công nghệ hay thiết bị hiện đại ngày càng phổ biến và ưa chuộng Chính những lí do trên khiến cho lượng tiêu thụ điện từ năm 2000 đến nay ngàymột tăng Nhưng năm 2010 gặp nhiều khó khăn, thu nhập cho ngành này tăng không cao,

Trang 16

trong khi điện vẫn theo xu hướng là tăng lên khiến cho cường độ điện năng tăng cao đạt0,0977 Kwh/USD Tuy nhiên, do nhà nước ngày càng quan tâm đến sử dụng tiết kiệmnăng lượng và hiệu quả, chất lượng dịch vụ nâng cao doanh thu tăng cao dẫn đến cường

độ tiêu thụ điện đã giảm xuống

2.3.4 Dân dụng và sinh hoạt:

19951996199719981999200020012002200320042005200620072008200920102011201220132014 0

Biểu đồ 7: Tiêu thụ điện dân dụng sinh hoạt

Mức độ tiêu thụ điện năng ngành dân dụng, sinh hoạt tăng liên tục qua các năm.Điều này đã được thể hiện rõ ở biểu đồ trên Cụ thể là năm 1995 tiêu thụ 4,68 tỷ KWhnhưng đến năm 2014 con số này lên đến 45,41 tỷ KWh, tăng gần 10 lần Có được sự tăngtrưởng đó là do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau:

- Đầu tiên là ảnh hưởng của dân số

Dân số Việt Nam năm 2011 là 87,84 triệu người, năm 2012 là 88,78 triệu người,ước năm 2013 là 89,57 và dự kiến dân số năm 2015 là 91,3 triệu người Tỷ lệ gia tăngdân số của Việt Nam giảm từ 1,17% (2002) xuống còn 1,06% (2012) Tỷ lệ sinh con thứ

3 trở lên đã giảm mạnh từ 21,7% (2002) xuống còn 14,2% (2012) Năm 2002, số con

Trang 17

trung bình/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở nước ta là 2,28 nhưng đến năm 2012 chỉ còn2,05 con.

Trong giai đoạn 1979-2009, tỷ lệ dân số trong tuổi lao động tăng 15,2% (từ 51,3%năm 1979 lên 66,5% năm 2009), lực lượng lao động tăng thêm này đã đóng góp cho tăngtrưởng kinh tế khoảng 42% Giai đoạn 2000 – 2010, lực lượng lao động của nước ta đãtăng từ 39,3 triệu người lên 50,5 triệu người, tốc độ tăng bình quân là 2,6%/năm, bằng 2lần tốc độ tăng dân số Dự báo thời kỳ 2011-2020 lực lượng lao động Việt Nam tăng sẽtăng khoảng 1,43%/năm và đạt mức 58,2 triệu lao động vào năm 2020

Ngoài ra, theo kết quả thống kê , dân số thành thị là 25.374.262 người (chiếm29,6%), dân số nông thôn là 60.415.311 người (chiếm 70,4%) Vào năm 1999, tỷ lệ dân

số thành thị chiếm 23,5% Trong số 9,4 triệu người tăng thêm từ năm 1999 đến 2009, cóđến 7,3 triệu người (chiếm 77%) tăng lên ở khu vực thành thị Tỷ lệ tăng dân số thành thị

- nông thôn ngày một chênh lệch Năm 1999-2009, dân số thành thị đã tăng lên với tỷ lệbình quân là 3,4% Trong khi đó, ở khu vực nông thôn, tỷ lệ tăng dân số chỉ có 0,4%

Do nước ta đông dân, tỷ lệ người lao động cao cộng với việc dân số thành thịchiếm một tỷ trọng đáng kể đã làm cho việc tiêu thụ điện năng tăng lên đáng kể theo cácnăm

- Tiếp đến là ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa

Dưới tác động của chính sách đổi mới, quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra vớitốc độ nhanh hơn trước Trong hơn 10 năm, tỷ lệ dân cư đô thị tăng từ dưới 20% năm

1990 lên gần 30% dân số cả nước vào năm 2009 Giai đoạn 1999 - 2009, dân số đô thịtăng trưởng trung bình 3,4%/năm, cao hơn tỷ lệ tăng dân số ở nông thôn (0,4%/năm).Mạng lưới đô thị quốc gia được mở rộng từ 629 đô thị lên 754 đô thị Dự báo đến năm

2020, dân số đô thị Việt Nam sẽ chiếm khoảng 40% - 50% dân số

Quá trình đô thị hoá và phát triển dân số diễn ra quá nhanh và quá hỗn độn nênnhững quy tắc quy hoạch không được tôn trọng - ví dụ như vi phạm về mật độ xây dựng,

về hướng của các con đường và của các công trình…sẽ làm tăng mất mát những tia nắng

Ngày đăng: 18/06/2015, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w