Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam giai đoạn 1997-2005 và dự báo cho năm 2006 -2007.
Trang 1MỞ ĐẦU
Việt Nam hiện nay là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chúng ta vẫn còn khả năng bị tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trên thế giới Chúng ta cần nhanh chóng đuổi kịp và “sánh vai với các cường quốc trên thế giới”bằng một nền kinh tế mạnh và ổn định.Muốn vậy chúng ta cần phát triển nền kinh tế trên mọi mặt, mọi lĩnh vực Xuất nhập khẩu là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới trình độ phát triển kinh tế của nước ta Bên cạnh việc nhập khẩu các máy móc,thiết bị,công nghệ mới để cảI thiện năng suất lao động, cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu các ngành có thế mạnh để thu ngoại tệ trang trải chi phí nhập khẩu và thanh toán nợ quốc tế.Chiến lược xuất khẩu của nước ta đã được Đảng và Chính phủ cụ thể hoá trong từng ngành ,ngành thuỷ sản cũng không ngoại lệ Để đánh giá tình hình xuất khẩu thuỷ Việt Nam trong những năm qua và thời gian tới,tôi thực hiện
đề tài”Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích tình hình xuất khẩuthuỷ sản của Việt Nam giai đoạn 1997-2005 và dự báo cho năm 2006 -2007”
Phương hướng nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở tài liệu dãy số thời gian , lí thuyết thống kê cùng các phương pháp thống kê lấy phương pháp dãy số thời gian làm chủ đạo.
Kết cấu của đề tài :ngoài mở đầu và kết luận ,đề án bao gồm ba phần : -Phần A:Lý luận chung về dãy số thời gian
-Phần B:Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam giai đoan 1997-2005 và dự báo cho năm 2006,2007.
-Phần C: Đề xuất ,kiến nghị khi vận dụng dãy số thời gian
Trong khi thực hiện đề tài ,mặc dù có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế , mong thầy giúp đỡ và chỉ bảo để em có thể hoàn thành đề án Em xin chân thành cảm ơn.
Trang 2A.LÝ LUẬN CHUNG VỀ DÃY SỐ THỜI GIAN
1.Khái niệm
Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến đổi qua thời gian ,việc nghiên cứu biến động này được thực hiện trên cơ sỏ phân tích dãy số thời gian Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian
Một dãy số thời gian bao gồm hai yếu tố :thời gian và các số liệu của hiện tượng nghiên cứu
Thời gian có thể là ngày ,tuần,tháng ,quý,năm Độ dài giữa hai thời gain liền nhau gọi là khoảng cách thời gian
Các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối ,số tương đối ,số bình quân và được gọi là các mức độ của dãy số
2.Tác dụng của dãy số dãy số thời gian
Qua phân tích dãy số thời gian cho phép nhận thức các đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian ,tính quy luật của sự biến động ,từ đó tiến hành dự đoán về mức độ của hiện tượng trong thời gian tới
2.1.Phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian
Các chỉ tiêu thương sử dụng để phân tích những đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian
2.1.1.Mức độ bình quân qua thời gian
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện cho các mức độ tuyệt đối của dãy số thời gian Tuỳ theo dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm mà công thức
Trang 3-Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau, để tính mức độ bình quân qua thời gian ,cần phảI giả thiết :Sự biến động về giá trị hàng hoá tồn kho của các ngày trong tháng xảy ra tương đối đều đặn
Công thức để tính mức độ bình quân qua thời gian từ dãy số thời điểm có
Trong đó:yi (i=1,2,…,n)là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau
-Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức độ bình quân qua thời gian được tính theo công thức sau đây:
¯y =
y1h1+ y2h2+ + ynhnh1+h2+ +hn
Trong đó : hi (i=1,2,…,n) là khoảng thời gian có mức độ yi (i=1,2,…,n)
2.1.2.Lượng tăng (hoặc giảm )tuyệt đối
Chỉ tiêu nầyphản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian.Tuỳ theo mục đích nghiên cứu,có thể tính các chỉ tiêu về lượng tăng (hoặc giảm)tuyệt đối sau đây:
a, Lượng tăng (hoặc giảm)tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ):phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau và được tính theo công thức sau đây:
I = yi - yi-1 (với i=1,2,3,…,n) Trong đó :
I :Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ )ở thời gian I so với thời gian đứng liền trước đó là i-1
yi :Mức độ tuyệt đối thời gian i yi-1:Mức độ tuyệt đối thời gian i-1
Nếu yi >yi-1 thì I >0:Phản ánh quy mô hiện tượng tăng ,ngược lại nếu yi <
Trang 4b, Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối định gốc :Phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối trong khoảng thời gian dài và được tính theo công thức sau đây:
I = yi – y1 (với i=1,2,3,…,n) Trong đó:
I :Lượng tăng ( hay giảm ) tuyệt đối định gốc ở thời gian I so với thời gian đầu của dãy số
yi:Mức độ tuyệt đối của thời gian I y1:Mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu
c, Lượng tăng (hay giảm) tuyệt đối bình quân :Phản ánh mức độ đại diện của các lượng tăng (hay giảm) tuyệt đối liên hoàn và được tính theo công thức sau
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ,có thể tính các tốc độ phát triển sau đây:
a, Tốc độ phát triển liên hoàn :Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian liền trước đó và được tính theo công thưc sau đây:
b, Tốc độ phát triển định gốc :Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở thời gian những khoảng thời gian dài và được tính theo công thức sau đây:
T =
y (với i=2,3,…,n)
Trang 5Trong đó :
Ti :Tốc độ phát triển định gốc thời gian I so với thời gian đầu của dãy số và biểu hiện bằng lần hoặc %
Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc có các mối quan hệ sau đây:
Thứ nhất:Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc, tức là :
t 2.t 3 ….tn =Tn
Thứ hai :Thương của tốc độ phát triển định gốc ở thời gian I với tốc độ phát triển định gốc ở thời gian i-1 bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó ,tức là:
Ti−1= ti (với i=2,3,…,n)
c, Tốc độ phát triển bình quân :Phản ánh mức độ đại diện của các tốc độ phát triển liên hoàn
Từ mối quan hệ thứ nhất giữa các tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển điịnh gốc nên tốc độ phát triển bình quân được tính theo công thức
Từ công thức tính tốc độ phát triển bình quân cho thấy chỉ nên tính chỉ tiêu này đối với những hiện tượng biến động theo một xu thế nhất định.
2.1.4.Tốc độ tăng (hoặc giảm )
Chỉ tiêu này phản ánh qua thời gian ,hiện tượng đã tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ,co thể tính các tốc độ tăng (hoặc giảm) sau đây:
a, Tốc độ tăng (hoặc giảm ) liên hoàn :Phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian I so với thời gian i-1 và được tính theo côg thức sau đây:
Trang 6Tức là :Tốc độ tăng (hoặc giảm ) liên hoàn bằng tốc độ phát triển liên hoàn (biểu hiện bằng lần )trừ 1 (nếu tốc độ phát triển liên hoàn biểu hiện bằng phần trăm thì trừ 100).
b,Tốc độ tăng (hoặc giảm ) định gốc :Phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian I so với thời gian đầu trong dãy số và được tính theo công thức sau
Tức là :Tốc độ tăng (hoặc giảm )định gốc bằng tốc độ phát triển định gốc (biểu hiện bằng lần )trừ 1 (nếu tốc độ phát triển định gốc biểu hiện bằng phần trăm thì trừ 100)
c, Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân :Phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm ) đại diện cho các tốc độ tăng (hoặc giảm ) liên hoàn và được tính theo công thức sau đây:
2.1.5.Giá trị tuyệt đối 1%của tốc độ tăng (hoặc giảm )liên hoàn
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 % tăng (hoặc giảm) của tốc dộ tăng (hoặc giảm ) liên hoàn thì tương ứng với một quy mô cụ thể là bao nhiêu và tính bằng cách chia lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn cho tốc độ tăng (hoặc giảm )liên hoàn ,tức là:
Chú ý: Chỉ tiêu này không tính với tốc độ tăng (hoặc giảm ) định gốc vì luôn là một số không đổi và bằng y1/100.
Trên đây là năm chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích đặc điểm
Trang 7đồng thời thấy rằng giữa năm chỉ tiêu đó có mối quan hệ mật thiết với nhau giúp cho việc phân tích đầy đủ và sâu sắc
2.2.Biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng
Sự biến động về mặt lượng của hiện tượng qua thời gian chịu sự tác của niều yếu tố và có thể chia thành hai loại:Các yếu tố chủ yếu và các yếu tố ngẫu nhiên.
Với sự tác động của các yếu tố chủ yếu sẽ xác lập xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng Xu hướng phát triển cơ bản thường được hiểu là chiều hướng tiến triển chung kéo dài theo thời gian ,phản ánh qui luật của sự phát triển
Với sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên sẽ làm cho sự biến động về mặt lượng của hiện tượng lệch khỏi xu hướng cơ bản Vì vậy ,cần sử dụng những phương pháp phù hợp ,trong một chừng mực nhất định nhằm loại bỏ sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên để phản ánh xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng
Sau đây là một số phương pháp thường được sử dụng để biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng.
2.2.1.Mở rộng khoảng cách thời gian
Phương pháp này được sử dụng đối với dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh xu hướng phát triển của hiện tượng.
Với một dãy số thời gian mà các mức độ của dãy số ở các khoảng thời gian của dãy số khi tăng ,khi giảm không phản ánh rõ xu hướng biến động Có thể mở rộng khoảng cách thời gian từ ngày thành tuần ,từ tuần thành tháng ,từ tháng thành quý.
2.2.2.Dãy số bình quân trượt
Số bình quân trượt (còn gọi là số bình quân di động) là số bình quân công của một nhóm nhất định các mức độ dãy số thời gian được tính bằng
Trang 8cách loại dần các mức độ đầu ,đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo ,sao cho số lượng các mức độ tính số bình quân không thay đổi
Việc chọn bao nhiêu mức độ để tính số bình quân trượt đòi hỏi phảI dựa vào đặc điểm biến động và số lượng mức độ của dãy số thời gian Nếu sự biến động tương đối đều đặn và số lượng mức độ của dãy số không nhiều thì có thể tính bình quân trượt với ba mức độ.Nếu sự biến động biến động lớn và dãy số có nhiều mức mức độ thì có thể tính số bình quân trượt với bốn ,năm mức độ,… Số bình quân trượt càng được tình từ nhiều mức độ càng có tác dụng san bằng ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên,nhưng đồng thời làm cho số lượng các mức độ của dãy số bình quân trượt càng giảm ,do đó ảnh hưởng đến việc biểu hiện xu hướng phát triển của hiện tượng
2.2.3.Hàm xu thế
Trong phương pháp này,các mức độ của dãy số thời gian được biểu hiện bằng một hàm số và gọi là hàm xu thế Dạng tổng quát của hàm xu thế là: ^yt=f(t) với t= 1,2,3,…,n:Thứ tự thời gian của dãy số
Sau đây là một dạng hàm xu thế thường sử dụng: a, Hàm xu thế tuyến tính:
Hàm xu thế tuyến tính được sử dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để tìm giá trị của các hệ số b0và b1:
Trang 9b, Hàm xu thế pa-ra-bôn:
Hàm xu thế pa-ra-bôn được sử dụng trong trường hợp các mức độ của dãy số tăng dần theo thời gian ,đạt cực đại ,sau đó lại giảm theo thời gian;hoặc giảm dần theo thời gian ,đạt cực tiểu ,sau đó lại tăng dần theo thời gian Dạng tổng quát của hàm xu thế pa-ra-bôn như sau:
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để tìm giá trị của các hệ số b0,b1 và b2:
y =nb0 +b1t +b2t2
ty =b0 t +b1 t2 +b2t3
t2y = b0 t2+b1t3+b2t4
c, Hàm xu thế hy-per-bôn
Hàm xu thế hy-per-bôn được sử dụng khi các mức độ của hiện tượng giảm dần theo thời gian Dạng tổng quát của hàm xu thế hy-per-bôn như sau:
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để tìm giá trị của các hệ số b0 ,b1 :
Trang 10GiảI hệ phương trình trên sẽ được lnb0 ,lnb1;tra đổi ln sẽ được b0 ,b1 Để xác định đúng đắn dạng cụ thể của hàm xu thế ,đòi hỏi phảI phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian ,dựa vào đồ thị và một số tiêu chẩn khác như sai số chuẩn của mô hình –ký hiệu SE :
SE=√ ∑(yt− ^yt)2
n− p
Trong đó :
y t :Mức độ thực tế cua rhiện tượng ở thời gian t
:Mức độ của hiện tượng ở thời gian t được tính từ hàm xu thế n:Số lượng các mức độ của dãy số thời gian
p:Số lượng các hệ số của hàm xu thế
Nếu trên đồ thị biểu hiện mưc độ thực tế của hiện tượng qua thời gian có thể xây dựng một hàm xu thế thì chọn hàm xu thế nào có sai số chuẩn của mô hình nhỏ nhất.
2.2.4.Biểu hiện biến dộng thời vụ
Biến động thời vụ là sự biến động của hiện tượng có tính chất lặp đi lặp lại trong từng thời gian nhất định của năm Thường gặp trong nông nghiệp,ngoài ra các ngành khác như công nghiệp ,xây dựng ,giao thông vận tải ,dịch vụ ,du lịch …ít nhiều đều có biến động thời vụ
Nguyên nhân gây ra biến động thời vụ là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và phong tục,tập quán sinh hoạt.
Biến động thời vụ làm cho hiện tượng lúc thì mở rộng ,khẩn trương,khi thì thu hẹp ,nhàn rỗi.
Nghiên cứu biến động thời vụ nhằm đề ra những biện pháp phù hợp ,kịp thời hạn chế ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất và sinh hoạt của xã hội.
Phương pháp thường được sử dụng để biểu hiện biến động thời vụ là tính các chỉ số thời vụ Tài liệu được sử dụng để tính các chỉ số thời vụ thường là các tài liệu hàng tháng hoặc hàng quý của ít nhất ba năm.
Trang 11Chỉ số thời vụ của từng quý/tháng –kí hiệu Ij Với số liệu tháng : j=1,2, …,12 ;số liệu quý :j=1,2,3,4 Tính được bằng cách so sánh chỉ tiêu bình quân
của từng quý/tháng (¯yj) với chỉ tiêu bình quân một quý (tháng)tính chung cho cả thời kỳ nghiên cứu(¯yo):
Chỉ số thời vụ có thể được biểu hiện bằng lần hoặc bằng % Nếu Ij <1 (hoặc 100%) thì sự biến động của hiện tượng ở thời gian j giảm ,ngược lại,nếu Ij >1 (hoặc 100%) thì sự biến động của hiện tượng ở thời gian j tăng.
2.3.Tiến hành dự đoán cho thời gian tiếp theo
2.3.1.Dự đoán thống kê
Dự đoán thống kê là xác định mức độ của hiện tượng trong tương lai bằng cách sử dụng tài liệu thống kê và áp dụng các phương pháp phù hợp
2.3.2.Sử dụng phương pháp dự đoán dựa vào hàm xu thế
Sau khi đã áp dụng đúng đắn hàm xu thế ,có thể dựa vào đó để dự đoán các mức độ của hiện trong tương lai theo mô hình sau đây:
ŷ = f (t) với t= 1,2,3…
Có bốn mô hình :hàm tuyến tính ,hàm pa-ra-bôn, hàm hy-per-bôn và hàm mũ Phải lựa chọn mô hình phù hợp dựa vào một trong hai tiêu chuẩn sau:
Tổng bình phương sai số dự đoán: SSE=(yt – ŷt)2 min Trong đó :
yt : Mức độ thực tế ở thời gian t Mức độ dự đoán ở thời gian t
Sai số chuẩn của mô hình dự đoán :
SE=√ SSEn− pmin
Trang 123 Đặc điểm vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian phân tíchtình hình xuất khẩu thuỷ sản giai đoạn 1997-2005 và dự báo cho năm2006, 2007
Như chúng ta đã biết ,dãy số thời gian cho phép chúng ta nhận thức được đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian ,tính quy luật của sự biến động ,từ đó tiến hành dự đoán về mức độ của hiện tượng trong thời gian tới Với đề tài “Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản giai đoạn 1997-2005 và dự báo cho năm 2006,2007” thông qua một dãy số thời gian thích hợp chúng ta sẽ đI xác định đặc điểm biến động của tình hình xuất khẩu thuỷ sản trong xuốt giai đoạn từ 1997 đến 2005, phát hiện ra xu hướng phát triển cơ bản của tình hình xuất khẩu của nước ta, trên cơ sở đó dự đoán cho năm 2006,2007.Để từ đó chung ta sẽ có những nhận xét, định hướng cho ngành xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian tới.
B.VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN PHÂN TÍCH TÌNHHÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN1997-2005 VÀ DỰ BÁO CHO NĂM 2006,2007.
1.Hướng phân tích
1.1.Căn cứ vào dãy số thời gian ,cho phép chúng ta xác định quy mô,cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của nước ta theo các cách phân loại khác nhau theo từng năm từ 1997 đến 2005
1.2.Căn cứ vào dãy số thời gian ,cho phép chúng ta xác định được đặc điểm biến động trong xuất khẩu thuỷ sản của nước ta theo các cách phân loại khác nhau trong giai đoạn 1997-2005 thông qua các chỉ tiêu :
+Mức độ bình quân theo thời gian ;
+Lượng tăng ( hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn , +Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đốiđịnh gốc, +Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối bình quân ; +Tốc độ phát triển liên hoàn ,
+Tốc độ phát triển định gốc,
Trang 13+Tốc đọ phát triển bình quân ;
+Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn, +Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc, +Tốc độ tăng (hoặc giảm ) bình quân ;
+Giá trị tuyệt đối 1 % của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn
1.3.Căn cứ vào dãy số thời gian ,cho phép chúng ta phát hiện ra xu hướng phát triển cơ bản của tình hình xuất khẩu thuỷ sản của nước ta thông qua hàm xu thế và chỉ số thời vụ.
1.4.Căn cứ vào dãy số thời gian ,cho phép chúng ta dự đoán tình hình xuất khẩu thuỷ sản của nước ta trong năm 2006,2007.
2 Nguồn thông tin
Để có thể cung cấp những thông tin đầy đủ ,chính xác cần thiết phảI có một nguồn số liệu đầy đủ và chính xác Toàn bộ thông tin được sử dụng trong đề án này được thu thập và sử lí từ trang web chính thức của bộ thuỷ sản : www fistenet.gov.vn.
Bảng 1: Sản lượng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 1999-2005 theo từng quý theo chỉ tiêu số lượng (Tấn)
Trang 14Bảng 2:Sản lượng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 1999-2005 theo từng quý theo chỉ tiêu giá trị (USD)
Nguồn :Trung tâm tin học bộ thuỷ sản
Bảng 3:Sản lượng xuất khẩu thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam theo từng loại mặt hàng, theo chỉ tiêu số lượng (Tấn)
Trang 15Nguồn :Trung tâm tin học bộ thuỷ sản
Bảng 4:Sản lượng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 1999-2005 theo từng loại mặt hàng ,theo chỉ tiêu giá trị (USD)
Trang 16Nguồn :Trung tâm tin học bộ thuỷ sản
3.Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 1997-2005 và dựbáo cho năm 2006,2007.
3.1.Phản ánh quy mô và cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
Trang 18Bảng 6 :Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 1997-2005 theo từng mặt
Trang 19Sản lượng thuỷ sản của nước ta theo chỉ tiêu số lượng qua các năm được thể hiên qua bảng trên Cụ thể là năm 1997 xuất khẩu được 206497.5 tấn thuỷ sản trong đó :Mực đông lạnh là 24298.41 tấn (11.77%) Mực khô 10579.46 tấn (5.13%) ,Cá đông lạnh 37157.4 tấn (18%) ,Cá khô 11911.53 tấn (5.77%) ,Tôm đông lạnh 65687.91 tấn (31.83%),Bạch tuộc đông lạnh là 27945.8 tấn (6.69%)….Năm 1998 xuất khẩu được 200556.2 tấn thuỷ sản trong đó :Mực đông lạnh 19986.48 tấn (9.97%) ,Mực khô 7674.61 tấn (3.83%),Cá đông lạnh 30639.45 tấn (15.28%),Cá khô 4558.32 tấn (2.27%), Tôm đông lạnh 64975.64 tấn (32.4%) ,Bạch tuộc đông lạnh 12363.87 tấn (6.16%) ….Năm 1999 xuất khẩu được 229963.7 tấn ,trong đó :Mực đông lạnh 21928.21 tấn (9.54%),Mực khô 10040.91 tấn (4.37 %) ,Cá đông lạnh 36363.9 tấn (15.81%),Cá khô 3732.11 tấn (1.62%) ,Tôm đông lạnh 61333.82 tấn (26.67%),Bạch tuộc đông lạnh 15509.17 tấn (6.74 %) … Năm 2000 xuất khẩu được 291922.6 tấn ,trong đó :Mực đông lạnh 21241.16 tấn (6.81%),Mực khô 26423.85 tấn (5.27% ) ,Cá đông lạnh 56052.47 tấn (17.97%),Cá khô 6514.29 tấn (2.09% ) ,Tôm đông lạnh 66703.88 tấn (21.38% ),Bạch tuộc đông lạnh 13421.5 tấn (13.92% )… Năm 2001 xuất khẩu được 375490.5 tấn ,trong đó :Mực đông lạnh 21069.73 tấn (5.61%),Mực khô 18109.76 tấn (4.82% ) ,Cá đông lạnh 74093.14 tấn (19.73% ),Cá khô 12906.8 tấn (3.44 ) ,Tôm đông lạnh 87151.18 tấn ( 23.21%),Bạch tuộc đông lạnh 20583.48 tấn (5.48% )… Năm 2002 xuất
Trang 20khẩu được 458657.9 tấn ,trong đó :Mực đông lạnh 28561.54 tấn (6.23%),Mực khô 18920.44 tấn (4.13% ) ,Cá đông lạnh 112034.5 tấn (24.43% ),Cá khô 17181 tấn (3.75 ) ,Tôm đông lạnh 114580 tấn (24.98% ),Bạch tuộc đông lạnh 26317.27 tấn (5.74% )… Năm 2003 xuất khẩu được 452066.8 tấn ,trong ( 31.17%),Cá khô 14755.54 tấn ( 2.78%) ,Tôm đông lạnh 141122 tấn ( 26.56%),Bạch tuộc đông lạnh 35688.496 tấn ( 6.72%)… Năm 2005 xuất khẩu được 636379.7 tấn ,trong đó :Mực đông lạnh 27945.8 tấn (4.39%),Mực khô 11806.3 tấn ( 1.86%) ,Cá đông lạnh 208071.1 tấn (32.7 %),Cá khô 21675.6 tấn ( 3.41%) ,Tôm đông lạnh 149871.8 tấn ( 23.55%),Bạch tuộc