Đánh giá tương quan giữa các đại lượng trong mô hình dự báo

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu điện năng việt nam từ năm 2008 đến 2015 (Trang 73)

A, phần tử thứ hai là số cột của A.

3.2.1. Đánh giá tương quan giữa các đại lượng trong mô hình dự báo

Việc xây dựng các mô hình dự báo điện năng thưởng gặp những mô hình dự báo biểu diễn mối quan hệ giữa biến ngẫu nhiên này với một hay nhiều biến ngẫu nhiên khác. Vì vậy, trong việc xây dựng mô hình dự báo nhu cầu điện năng cần phải xem xét mức độ tương quan giữa các biến ngẫu nhiên. Trong phần này chúng ta sẽ xem xét mức độ tương quan giữa các biến ngẫu nhiên theo phương pháp tính toán hệ số tương quan tuyến tính.

Mô hình dự báo (hay còn gọi là phương trình hồi quy) biểu diễn mối liên hệ giữa biến ngẫu nhiên y (chẳng hạn nhu cầu điện năng) với biến ngẫu nhiên x (chẳng hạn tổng sản phẩm trong nước hay giá trị sản lượng công nghiệp & xây dựng,...) là một mô hình mà sự thay đổi của đại lượng y phụ thuộc vào sự thay đổi của đại lượng x.

Nhưng với phương trình hồi quy này chúng ta chỉ xác định được các hệ số một cách gần đúng mà không thể biết được mức độ liên hệ giữa các biến ngẫu nhiên ấy. Vì vậy, cùng với việc đánh giá các hệ số của phương trình hồi quy, chúng ta cần xác định một đại lượng đặc trưng nữa là hệ số tương quan r, nó nói lên sự phụ thuộc tuyến tính giữa các biến ngẫu nhiên y và x.

Áp dụng phương pháp tương quan và sử dụng phần mềm MATLAB để tính toán mức độ tương quan lần lượt giữa điện năng tiêu thụ với các biến: (i) tổng sản phẩm quốc gia; (ii) giá trị sản phẩm công nghiệp & xây dựng; (iii) nông-lâm nghiệp và thủy sản; (iv) dịch vụ); (v) thu nhập bình quân đầu người; (vi) dân số).

- Nhập dữ liệu điện năng, GDP, giá trị sản lượng công nghiệp & xây dựng; nông - lâm nghiệp và thủy sản; dịch vụ; GDP bình quân và dân số của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2007;

- Xác định phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa điện năng với từng biến độc lập.

- Xác định hệ số tương quan r;

- Xác định đại lượng ngẫu nhiên τ có phân bố Student. Chương trình và kết quả tính toán như phụ lục 4. Kết quả được thống kê ở bảng sau:

Điện Công nghiệp - xây dựng GDP Thu nhập Dịch vụ Nông-Lâm-Thủy sản Dân số

r 0.9953 0.9909 0.9873 0.9868 0.9752 0.9520

τ 40.9696 29.4227 24.8992 24.3927 17.6269 12.4420 Chọn α = 0,05; và f = n - 2 = 18 - 2 = 16, tra bảng phân bố Student ta được: τ0,05;16 = 2,12.

So sánh các giá trị τ tính được với ταf vừa tra, ta thấy τ ≥ τà. Điều này chứng tỉ rằng điện năng tiêu thụ tương quan tuyến tính với các biến ngẫu nhiên.

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu điện năng việt nam từ năm 2008 đến 2015 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w