Cơ sở để lập dự báo nhu cầu điện năng bằng phương pháp kinh tế dựa trên sự phân tích mối tương quan giữa điện năng tiêu thụ trong quá khứ và một số đặc điểm của nền kinh tế. Các đặc điểm này có thể là tổng sản phẩm trong nước (GDP), thu nhập bình quân của người dân, giá cả, thị trường vốn,... Người ta sử dụng chỉ số dự báo sự phát triển của các hoạt động kinh tế để ước tính điện năng tiêu thụ. Như vậy, bài toán dự báo điện năng được giải quyết dựa trên cơ sở dữ liệu dự báo kinh tế.
Bước đầu tiên của phương pháp này là phân tích điện năng tiêu thụ trên tổng thu nhập trong nước hàng năm. Có thể sử dụng hai mô hình sau:
2.2.6.1. Mô hình đơn hướng
Mô hình này nghiên cứu mối quan hệ giữa điện năng A và tổng sản phẩm trong nước:
Anăm = C1 + C2 × GDPnam 2 B
Trong đó: B1 là hằng số; B2 là hệ số có đơn vị GWh.
2.2.6.2. Mô hình đa hướng
Mô hình này nghiên cứu mối quan hệ giữa điện năng và nhiều biến khác: Anăm = C1 + C2 × GDPnăm + C3 × X + C4 × Y + ... (2-24) Trong đó: C1, C2, C3, C4 ... là các hằng số;
X, Y là các biến khác nhau như dân số, giá điện, giá nhiên liệu,...
Nếu có đủ các số liệu thống kê về điện năng và kinh tế, người ta có thể chia điện năng tiêu thụ theo các ngành chính và ngành phụ, số lượng ngành ít hay nhiều tuỳ thuộc vào chất lượng số liệu thống kê và độ chính xác mong muốn trong dự báo. Hiện nay ngành điện Việt Nam chia phụ tải điện thành 5 nhóm sau: Nông-lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; thương nghiệp và khách sạn nhà hàng (dịch vụ); quản lý, tiêu dùng dân cư và các hoạt động khác.
Mô hình kinh tế yêu cầu khối lượng dữ liệu lớn, thông số nghiên cứu cần hàng loạt chuỗi số liệu thống kê lấy từ các cơ quan quản lý Nhà nước cấp quốc gia hoặc khu vực. Mô hình này cung cấp dự báo điện năng hàng năm đáng tin cậy. Tuy vậy, khi nền kinh tế và phụ tải phát triển nhanh hoặc dao động bất thường thì mô hình dạng này sẽ gặp khó khăn.