Dự báo nhu cầu điện năng theo các ngành của nền kinh tế quốc dân [5]

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu điện năng việt nam từ năm 2008 đến 2015 (Trang 27)

dân [5]

Phương pháp này còn gọi là phương pháp tính trực tiếp. Nội dung của nó gồm các bước sau:

Bước 1: Chia các phụ tải điện thành các nhóm phụ tải có tính chất hoạt động và nhu cầu tiêu thụ điện năng được xem là gần giống nhau (còn gọi là các môđun) như: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, vận tải, sinh hoạt v.v... Các nhóm phụ tải này lại có thể chia thành các nhóm nhỏ hơn mà ở đó các hộ tiêu thụ có đặc điểm tiêu thụ điện năng giống nhau hơn. Ví dụ trong nông nghiệp có thể chia thành các nhóm phụ tải trồng trọt, chăn nuôi, tưới tiêu, sinh hoạt.

Bước 2: Xác định nhu cầu điện năng cần thiết cho năm thứ t được tính theo công thức:

At = ACNt + ANNt + AGTt + ASHt + ATD + ∆At (2-1) Trong đó:

ACNt là điện năng cho công nghiệp ANNt là điện năng cho nông nghiệp AGTt là điện năng cho giao thông ASHt là điện năng cho sinh hoạt ATD là điện năng cho tự dùng ∆At là điện năng tổn thất

Điện năng cho công nghiệp được tính như sau: ∑ = γ = n 1 i it it CNt B A (2-2) Trong đó

γit là suất tiêu hao điện năng cho một đơn vị sản phẩm loại i năm t Bit là khối lượng sản phẩm loại i năm t

Suất tiêu hao điện năng xác định dựa vào số liệu thống kê và quá trình công nghệ sản xuất ra loại sản phẩm đó. Suất tiêu hao thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào sự thay đổi công nghệ sản xuất và trình độ quản lý. Khối lượng

lượng sản phẩm công nghiệp được xác định trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân.

Điện năng cho công nghiệp bao gồm điện năng phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi, tưới tiêu và sinh hoạt. Điện năng cho trồng trọt và chăn nuôi có thể xác định theo suất tiêu hao điện năng, điện năng cho tưới tiêu có thể tính theo kế hoạch xây dựng các trạm bơm, điện năng cho sinh hoạt ở nông thôn tính theo mức sử dụng bình quân của các hộ nông dân.

Điện năng cho giao tông bao gồm điện năng cho đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và hàng không. Trong mỗi loại hình vận tải lại có thể chia nhỏ nữa. Điện năng cho giao thông chủ yếu phụ thuộc vào mức độ điện khí hóa đường sắt, chiếu sáng đường bộ và các cảng (hàng không, biển).

Điện năng cho sinh hoạt tính theo kế hoạch phân phối điện cho sinh hoạt, có thể tính theo mức sử dụng bình quân cho đầu người hoặc cho hộ gia đình.

Ngoài các phụ tải trên còn một số phụ tải khác như trường học, bệnh viện, thương mại... thường được ghép vào điện năng sinh hoạt.

Điện năng tự dùng và tổn thất tính gần đúng theo tiêu chuẩn.

Trong các nhóm phụ tải trên thì phụ tải công nghiệp là chủ yếu, nó chiếm khoảng < 50% tổng nhu cầu điện năng.

Bước 3: Sau khi đánh giá nhu cầu điện năng tổng của toàn bộ hệ thống, việc nghiên cứu biến động của nhu cầu điện năng được thực hiện theo phương pháp kịch bản. Quá trình xây dựng kịch bản được chia làm 4 bước như sau:

• Phân tích nhu cầu điện năng, xác định tập các biến của kịch bản tức là các thông số tham gia trực tiếp vào mô hình dự báo. Giá trị của các biến đó được xác định trên cơ sở một số giả thiết về:

- Ảnh hưởng của môi trường quốc tế: giá cả năng lượng, khủng hoảng kinh tế, tốc độ phát triển kinh tế thế giới và khu vực...

- Khả năng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chính sách của Nhà nước về năng lượng và môi trường, khả năng điều khiển nhu cầu năng lượng v.v...

• Sắp xếp các kịch bản, xác định mối liên hệ giữa các kịch bản.

• Đối với mỗi kịch bản cần xác định dải biến thiên của các thông số trong khoảng thời gian dự báo. Người ta thường chia các dải biến thiên này thành ba mức: thấp (bi quan), trung bình (cơ sở) và cao (lạc quan).

• Xây dựng cơ sở đầu vào cho mô hình dự báo căn cứ trên các giả thiết về sự biến thiên có thể của các biến kịch bản.

Ưu nhược điểm của phương pháp

Ưu điểm: thuật toán đơn giản, giải đơn giản, chắc chắn có nghiệm

Nhược điểm: Không dùng cho quy hoạch dài hạn vì số liệu đầu vào khi đó sẽ không chính xác.

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu điện năng việt nam từ năm 2008 đến 2015 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w