Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 75 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
75
Dung lượng
1,68 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Ths. DƯƠNG KHA ĐỀ TÀI ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP, SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VÀ CÁC KÊNH TÀI TRỢ Sinh viên thực hiện: Hoàng Duyên Anh TC08 (SĐT: 01663389652) (Email: duyenanhhoang@rocketmail.com) TP.HCM, tháng 4/2014 Mục lục Danh mục bảng Danh mục viết tắt CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1 1.3 Phương pháp nghiên cứu: 2 1.4 Bố cục bài nghiên cứu: 3 CHƯƠNG 2: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VLC VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY 5 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 14 3.1 Mô tả dữ liệu 14 3.2 Biến nghiên cứu: 14 3.3 Giả thiết nghiên cứu 18 3.4 Phương pháp nghiên cứu: 19 3.4.1 Mô hình nghiên cứu: 19 3.4.2 Tiến trình nghiên cứu 21 CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ VLC LÊN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY TẠI VIỆT NAM 22 4.1 Thực hiện thống kê mô tả 22 4.2 Phân tích tương quan 29 4.3 Phân tích hồi quy: 32 4.3.1 Kiểm định lựa chọn mô hình REM và FEM: 32 4.3.2 Kết quả và ý nghĩa hồi quy 34 4.3.3 Kiểm định mô hình: 55 4.3.4 Tổng kết chương 55 4.3.5 Hạn chế của bài nghiên cứu 56 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 57 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng kết quả hồi quy theo phương pháp FEM i Phụ lục 2: Bảng kết quả hồi quy theo phương pháp OLS ii Phụ lục 3: Danh sách các mã chứng khoán nghiên cứu iii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Sơ lược các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tác động của quản trị VLC đến khả năng sinh lời của công ty 12 Bảng 3.1: Kỳ vọng về tương quan giữa khả năng sinh lời và các biến độc lập 18 Bảng 4.1: Thống kê mô tả 23 Bảng 4.2: Lược đồ tương quan Perason 29 Bảng 4.3: Kết quả ước lượng tác động của quản trị VLC lên khả năng sinh lời 34 Bảng 4.4: Bảng so sánh kết quả nghiên cứu của đề tài với các nghiên cứu trước đây 39 Bảng 4.5: Kết quả ước lượng theo ngành với biến độc lập là CCC theo phương pháp REM 42 Bảng 4.6: Kết quả ước lượng theo ngành với biến độc lập là NTC theo phương pháp REM 43 Bảng 4.7: Kiểm định mối quan hệ phi tuyến giữa CCC, NTC và NOP 46 Bảng 4.8: Tác động của quản trị VLC lên khả năng sinh lời trong điều kiện ràng buộc tài chính 48 Bảng 4.9: Kiểm định nhân quả Granger giữa CCC và các biến khác 50 Bảng 4.10: Kiểm định nhân quả Granger giữa NTC và các biến khác 51 Bảng 4.11: Tác động của khả năng sinh lời và các yếu tố khác lên việc quản trị VLC 53 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VLC: Vốn luân chuyển TSSL: Tỷ suất sinh lợi ACP: Kỳ thu tiền bình quân ITID: Kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân APP: Kỳ phải trả bình quân CCC: Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt NTC: Chu kỳ kinh doanh thuần GWCTR: Tỷ lệ doanh thu thuần trên tài sản ngắn hạn CATAR: Tỷ lệ tài sản ngắn hạn CLATAR: Tỷ lệ nợ ngắn hạn FDR: Tỷ lệ nợ tài chính LOS: Quy mô công ty SG: Tăng trưởng doanh thu CR: Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt FFA: Tỷ lệ tài sản tài chính cố định EX: Chi tiêu vốn DIV: Tỷ lệ chi trả cô tức bằng tiền mặt GDP: Tỷ lệ tăng trưởng GDP TÓM TẮT ĐỀ TÀI Với dữ liệu 118 công ty trên 2 sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội, chúng tôi nghiên cứu tác động của việc quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lời của công ty. Bằng phương pháp hối quy theo FEM và REM chúng tôi thấy các thành phần của quản trị VLC đều có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lợi. Điều này ngụ ý rằng, công ty càng rút ngắn số ngày tồn kho và chu kỳ thu tiền thì khả năng sinh lời càng tăng. Ngoài ra bài còn kiểm định mối quan hệ phi tuyến giữa NOP và các 2 thành phần với luân chuyển (NTC và CCC) nhưng không tồn tại nên có thể kết luận rằng mối quan hệ đó là tuyến tính. Chúng tôi còn tìm ra rằng khà năng sinh lời và tỷ lệ tiền mặt năm trước càng cao thì việc quản trị VLC càng chặt hơn có thể do công ty đang theo đuổi chính sách quản trị VLC ổn định. Một phát hiện trái ngược với một số bài nghiên cứu trước đó là khi công ty đang trong tình trạng ràng buộc tài chính thì công ty vẫn có thể mở rộng chính sách VLC nếu công ty hướng đến mụ tiêu VLC tối ưu ở mức cao hơn. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng còn cho thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ tài chính, tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt với khả năng sinh lời là tương quan âm có ý nghĩa thống kê và tỷ lệ doanh thu trên tài sản ngắn hạn, tỷ lệ tài sản ngắn hạn, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ tài sản tài chính cố định, tỷ lệ chi tiêu vốn và tăng trưởng GDP có tác động dương lên khả năng sinh lời có ý nghĩa. Do đó ngoài việc quản trị tốt vốn luận chuyển còn phải quản lý tốt các nhân tố kể trên để làm tăng giá trị của công ty trong ngắn cũng như dài hạn. 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Quản trị VLC luôn là vấn đề được các giám đốc tài chính và các nhà khoa học quan tâm vì có tác động lớn đến thành quả hoạt động của công ty. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi từ sau cuộc khủng hoảng, quản trị tốt VLC là một trong các mục tiêu quan trọng mà doanh nghiệp cần hướng đến. Việc đầu tư vào các thành phần của VLC thật sự chỉ mang lại lợi ích cho công ty một khi hiệu quả thu được từ việc tài trợ cho các thành phần VLC lớn hơn chi phí sử dụng vốn dùng để tài trợ cho nguồn VLC. Trong vài năm trở lại đây, lạm phát ở Việt Nam ở mức khá cao điển hình như năm 2011 lên đến trên 18%, vậy việc găm vốn vào hàng tồn kho có phải là giải pháp hiệu quả hay để nâng cao uy tín của mình một số công ty có chính sách tín dụng thương mại thoáng hơn. Hơn nữa lượng tiền mặt bao nhiêu được xem là thích hợp để công ty vừa có thế đảm bảo khả năng thanh toán trong ngắn hạn vừa có được các khoản đầu tư làm tăng giá trị công ty. Chiến lược của công ty là phải cân bằng giữa hai mục tiêu tính thanh khoản và khả năng sinh lời của công ty. Chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn một mục tiêu nào, chẳng hạn nếu như chúng ta bỏ qua khả năng sinh lời thì công ty khó lòng tồn tại và duy trì hoạt động trong thời gian dài, còn nếu bỏ qua tính thanh khoản công ty sẽ đối mặt với khả năng mất thanh toán các khoản nợ đến hạn. Vì vậy quản trị VLC là một phần rất quan trong trong công việc của nhà quản lý, có ảnh hưởng đến sự tồn vong của côn ty. Chính vì thế chúng tôi lựa chọn đề tài: Quản trị VLC và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp tại Việt Nam, với mục đích làm rõ tầm quan trọng của việc quản trọ VLC đối với khả năng sinh lời của công ty. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Để nghiên cứu mối quan hệ giữa viện quản trị VLC và khả năng sinh lời của công ty chúng tôi lần lượt làm rõ các vấn đề sau: Thứ nhất, quản trị VLC có tác động đến khả năng sinh lời của công ty hay không. Thứ hai, nếu có tác động thì giữa chúng có mối quan hệ cùng hay ngược chiều. 2 Thứ ba chúng tôi so sánh xem liệu các ngành khác nhau có quản trị VLC giống nhau hay không. Thứ tư, kết quả nghiên cứu có khác gì so với các bài nghiên cứu trước ở thế giới và cả Việt Nam hay không. Thứ năm, mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và các thành phần của VLC là tuyến tính hay phi tuyến (do một số quan điểm cho rằng một số thành tố cấu tạo nên VLC có quan hệ phi tuyến với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Thứ sáu chúng tôi kiểm định xem liệu khi công ty rơi vào tình trạng ràng buộc tài chính thì chính sách quản trị VLC bị ảnh hưởng như thế nào Cuối cùng chúng tôi kiểm định xem khả năng sinh lời có tác động trở lại việc quản trị VLC hay không. 1.3 Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu mối quan hệ giữa việc quản trị VLC và khả năng sinh lời của công ty chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên dữ liệu gồm 118 công ty phi tài chính thuộc 3 ngành khách nhau (ngành hàng tiêu dùng, dịch vụ công nghiệp và vật liệu xây dựng) trên cả sàn chứng khoán (HOSE, HNX, UPCOM) trong giai đoạn 2006-2012 với 826 quan sát. Chúng tôi đưa vào mẫu nghiên cứu một số công ty thuộc sàn UPCOM vì các công ty này có tầm quan trọng đáng kể trong ngành nhưng chưa niêm yết trên sàn chứng khoán chính thức, việc bỏ qua những công ty này là một thiếu sót, các số liệu tài chính chúng tôi lấy từ báo cáo tài chính đã kiểm toán nên sự sai sot thông tin sẽ giảm đi. Hơn nữa chúng tôi lại lựa chọn 3 ngành khác nhau như vậy là để xem chính sách quản trị VLC giữa các ngành có khác biệt nhau không dựa trên chu kỳ kinh doanh của từng ngành, trong nẫu ngành xây dựng có chu kỳ kinh doanh dài nhất, tiếp đến là ngành hàng công nghiệp và sau cùng là ngành hàng tiêu dùng. Để ước lượng mối quan hệ trên chúng tôi tiến theo trình tự sau: Đầu tiên chúng tôi kiểm định tính dừng và độ trễ của các biến để đảm bảo các điều kiện ban đầu của việc ước lượng. Tiếp theo chúng tôi tiến hành thống kê mô tả các biến sau: Biến độc lập: NOP (thu nhập hoạt động ròng) đại diện cho khả năng sinh lời của công ty Biến phụ thuộc: ACP (kỳ thu tiền bình quân), ITID (số ngày tồn kho bình quân), APP ( kỳ phải trả bình quân), NTC (chu kỳ kinh doanh thuần) Biến điều khiển: GWCTR, CATAR, CLTAR, FDR, LOS, SG, CR, FFA, EX, GDP. 3 Biến giả: gồm biến giả ngành và biến giả năm. Sau đó chúng tôi dùng lược đồ tương quan Pearson để xem xét mối tương quan giữa các biến và tiến hành hồi quy lần lược theo 3 phương pháp Pooled OLS, FEM, và REF, tiếp đến thực hiện các kiểm định Hauman test và Log likehood để chọn ra mô hình phù hợp Chúng tôi còn sử dụng kiểm định nhân quả Granger để xem xét nguồn gốc tác động lên các biến. Cuối cùng chúng tôi thực hiện kiểm định về ý nghĩa của mô hình, hiện tượng tự tương quan, đa cộng tuyến và tính dừng của phần dư. Để ước lượng mối quan hệ trên chúng tôi sử dụng những mô hình sau đây: (1) NOPit=β0 + β1(ACPit) + β2(GWCTRit) + β3(CATARit) + β4(CLTARit) + β5(FDRit) + β6(LOSit) + β7(SGit) + β8 (CRit) + β9(FFAit) + β10(EXit) + β11(GDPit) + εit (2) NOPit=β0 +β1(ITIDit) + β2(GWCTRit) + β3(CATARit) + β4(CLTARit) + β5(FDRit) + β6(LOSit) + β7(SGit) + β8(CRit) + β9(FFAit) + β10(EXit) + β11(GDPit) + εit (3) NOPit=β0 + β1(APPit) + β2(GWCTRit) + β3(CATARit) + β4(CLTARit) + β5(FDRit) + β6(LOSit) + β7(SGit) + β8 (CRit) + β9(FFAit) + β10(EXit) + β11(GDPit) + εit (4) NOPit=β0 +β1(CCCit) + β2(GWCTRit) + β3(CATARit) + β4(CLTARit) + β5(FDRit) + β6(LOSit) + β7(SGit) + β8 (CRit) + β9(FFAit) + β10(EXit) + β11(GDPit) + εit (5) NOPit=β0 +β1(NTCit) + β2(GWCTRit) + β3(CATARit) + β4(CLTARit) + β5(FDRit) + β6(LOSit) + β7(SGit) + β8 (CRit) + β9(FFAit) + β10(EXit) + β11(GDPit) + εit 1.4 Bố cục bài nghiên cứu: Phần đầu tiên chúng tôi sẽ tổng quan về các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam về mối quan hệ giữa quản trị VLC và khả năng sinh lời của công ty ở nhiều 4 quốc gia với những khoảng thời gian, loại hình công ty khác nhau và các phương pháp khác nhau. Phần thứ 2 trình bày dữ liệu nghiên cứu và phương pháp, phần này giải thích mô hình hồi quy được sử dụng và các biến trong mô hình, lý do chọn các biến này đồng thời sẽ giải thích về thời kì lấy mẫu nghiên cứu và nguồn dữ liệu. Sau đó, trình bày các phương pháp hồi quy Pooled OLS, REM, FEM và các kiểm định cần thực hiện. Phần thứ 3 là kết quả thực nghiệm, trong phần này sẽ xem xét kết quả của quá trình nghiên cứu, bao gồm các phân tích về thống kê mô tả, phân tích tương quan và hồi quy đa biến. Ngoài ra, trong phần này sẽ xem xét các hiện tượng tự tương quan, đa cộng tuyến, quan hệ nhân quả Granger trong mô hình. Trong phần chúng tôi phân tích các kết quả hồi quy mẫu chung và các ngành khác nhau, chúng tôi phân tích tại sao lại có kết quả như vậy và các nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong chính sách quản lý VLC giữa các ngành. Phần thứ 4 là phần mở rộng bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa vòng quay tiền mặt và tỷ suất sinh lợi là phi tuyến tính. Cuối cùng là phần kết luận của bài nghiên cứu. Trong phần này sẽ đưa ra những kết luận rút ra từ bài nghiên cứu, lời khuyên cho các nhà quản trị, nhà đầu tư. Đồng thời định hướng cho các bài nghiên cứu sau khắc phục những giới hạn của đề tài này. 5 CHƯƠNG 2: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VLC VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY Quản lý VLC là một phạm vi cực kỳ quan trọng của quản trị tài chính vì tài sản ngắn hạn đại diện cho hơn một nửa tổng tài sản của doanh nghiệp. VLC được xác định bằng sự khác biệt giữa tài sản ngắn hạn (nó bao gồm các khoản phải thu, hàng tồn kho, và tiền mặt) và nợ ngắn hạn (nó bao gồm các khoản phải trả và nợ ngắn hạn). Nó đại diện cho nguồn và cách sử dụng nguồn vốn ngắn hạn. Theo Dewing (1941) nó cùng với vốn cố định, là một thành tố quan trọng của doanh nghiệp. Kim và Srinivasan (1988) nhấn mạnh giá trị các thành phần riêng biệt của VLC. Ví dụ, việc giữ nhiều hàng tồn kho có thể làm doanh nghiệp tránh sự gián đoạn trong quá trình sản xuất và chi phí kho bãi. Ngoài ra, việc cấp tín dụng thương mại cho một khách hàng của nó có thể kích thích tăng doanh số vì nó cho khách hàng biết được chất lượng của sản phẩm trước khi mua nó (Long et al., 1993; Petersen và Rajan (1997)). Mục tiêu căn bản của quản trị VLC như sau: Tối ưu hoá việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn và giảm mức độ nợ ngắn hạn, do đó công ty có thể giảm việc găm giữ các nguồn quỹ vào VLC và có thể nâng cao khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh. Quản lý VLC là việc mà công ty nên luôn luôn đặt trong một vị trí sẵn sang để đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn mà được tài trợ bởi tài sản ngắn hạn có sẵn của công ty. Nhưng giữ lại quá nhiều các quỹ trong VLC có nghĩa là quỹ bị găm giữ, không thể sinh lời. Để quản lý tài sản ngắn hạn của công ty, làm cho lợi nhuận biên từ việc đầu tư vào tài sản này không nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn sử dụng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. VLC thường được sử dụng để đo lường tính thanh khoản của công ty. Tính thanh khoản là một điều kiện tiên quyết để đảm bảo rằng công ty có thể đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn của nó. Sự thiếu tính thanh khoản có thể dẫn đến phá sản (Dunn và Cheatham, 1993). Tuy nhiên [...]... với mẫu 400 quan sát của 80 công ty trong giai đoạn 2006-2010 cho thấy tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa giữa quản trị VLC và khả năng sinh lời của công ty, nhưng không tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa với giá trị thị trường của công ty Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhà quản trị có thể làm tăng khả năng sinh lời của các công ty thông qua việc giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và tỷ lệ nợ Iluta A và cộng sự... thiết 1: Quản trị VLC có tác động đến khả năng sinh lời của công ty Giả thiết 2: Tác động của quản trị VLC lên khả năng sinh lời của công ty thuôc các ngành khác nhau là khác nhau Giả thiết 3: Mối quan hệ giữa quản trị VLC và khả năng sinh lời là tuyến tính Giã thiết 4: Trong điều kiện ràng buộc tài chính, việc đầu tư vào các thành phần vốn VLC sẽ bị hạn chế Giả thiết 5: Khả năng sinh lời thời... đến chính sách VLC của công ty hay không Phần sau đây chúng tôi sẽ tiến hành kiểm định hai mối quan hệ đó đối với các công ty ở Việt Nam Bảng 2.1: Sơ lược các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tác động của quản trị VLC đến khả năng sinh lời của công ty Mối quan hệ đối với khả năng sinh lời Nghiên cứu Quốc gia Mẫu Kỳ phải thu Shin và Sonen tồn kho Chu kỳ phải tiền trả mặt 58,985 công ty (1998) (+) (1975-1994)... về mối quan hệ này ở Việt Nam là hai tác giả Huỳnh Phương Đông và Jyh-tay Su (2010) cho thấy khả năng sinh lời và tính thanh khoản của công ty chịu ảnh hưởng bởi việc quản trị VLC Dữ liệu dạng Pooled được tác giả sử dụng cho nghiên cứu 131 công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam từ 2006 đến 2008 Tác giả tập trung vào các biến: khả năng sinh lời, chu kì chuyển đổi tiền mặt và các thành phần có liên quan. .. (FFA) có giá trị trung bình khoảng 10% Ngành hàng tiêu dùng có FFA là 10%, ngành hàng và dịch vụ công nghiệp có FFA lần lượt là 13% và 8% Thường thì tỷ lệ tài sản tài chính cố định là cổ phần của công ty mẹ đối với công ty con, công ty con hoạt động theo phương thức của công ty mẹ nên khi công ty con này sinh lời sẽ khuếch đại khả năng sinh lời cuả toàn bộ công ty Tỷ lệ chi tiêu vốn (EX) có giá trị trung... cứu mối quan hệ này của các công ty trong ngành sản xuất tại Paskistan, gồm 1198 công ty trong giai đoạn nghiên cứu là 5 năm từ 2006-2010 Kết quả cho thấy mối tương quan dương giữa khả năng 11 sinh lời và kỳ phải trả bình quân, kỳ hàng tồn kho Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khả năng sinh lời sẽ cải thiện khi chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ngắn hơn Các tác giả kết luận: đối với các công ty Ấn Độ, các công ty. .. thời kỳ trước có tác động đến quản trị VLC Ngoài việc kiểm định tính đúng đắn của các giả thiết trên chúng tôi còn đưa ra các kỳ vọng về tương quan giữa các biến đến khả năng sinh lời Bảng 3.1 trình bày tương quan kỳ vọng giữa các biến độc lập và khả năng sinh lời Bảng 3.1: Kỳ vọng về tương quan giữa khả năng sinh lời và các biến độc lập Tương quan kì vọng Khả năng sinh lời (NOP) Kỳ phải thu bình quân... cho công ty Tỷ số này cũng được mong đợi có tín hiệu âm đối với khả năng sinh lời của công ty LOS (log of sale): biến này được dùng làm làm đại diện cho kích cỡ công ty những công ty càng lớn được mong đợi có khả năng sinh lời càng cao nên nó có tín hiệu dương với khả năng sinh lời của công ty SG (sale growth): được đo bằng mức tăng trưởng doanh thu thuần của năm nay so với năm trước, nếu công ty. .. khác biệt trong quản trị VLC giữa các ngành 22 Bước 6: Kiểm định và phân tích mối quan hệ phi tuyến giữa quản trị VLC và khả năng sinh lời Bước 7: Ước lượng và phân tích tác động của khả năng sinh lời lên việc quản trị VLC Bước 8: thực hiện các kiểm định sau: Kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi Kiểm định đa cộng tuyến bằng VIF Kiểm định t-test, F-test để kiểm tra độ phù hợp của mô hình Kiểm... rằng vấn đề quản trị VLC vẫn còn là chủ đề cần được quan tâm hơn nữa vì đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc quản trị VLC cũng mang tính chất quyết định sống còn, hơn nữa hầu hết các nghiên cứu trước đều dừng lại ở việc kiểm định tác đọng của quản trị VLC lên khả năng sinh lời của công ty mà ít nghiên cứu về mối quan hệ ngược lại tức là khả năng sinh lời có tác đông . của công ty trong ngắn cũng như dài hạn. 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Quản trị VLC. nghiệp tại Việt Nam, với mục đích làm rõ tầm quan trọng của việc quản trọ VLC đối với khả năng sinh lời của công ty. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Để nghiên cứu mối quan hệ giữa viện quản trị VLC và. trị VLC và khả năng sinh lời của công ty, nhưng không tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa với giá trị thị trường của công ty. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhà quản trị có thể làm tăng khả năng