Phân tích tương quan

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khà năng sinh lời của công ty tại việt nam (Trang 34 - 37)

Bảng 4.2 trình bày kết quả tương quan giữa NOP và các biến độc lập. Kết quả tương quan Pearson cho thấy tương quan giữa tỷ suất sinh lợi ròng (NOP) và kỳ thu tiền bình quân (ACP), kỳ luân chuyểm hàng tồn kho theo ngày (ITID), chu kì khoản phải trả (APP), kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC), kỳ kình doanh (NTC) là tương quan âm. Và tương quan giữa NOP và các thành phần VLC đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Trong đó tương quan giữa NOP và ACP là mạnh nhất -0.25, các tương quan còn lại giữa NOP và ITID, APP, CCC, NTC lần lượt là -0.195, -0.237, -0.187, -0.22. Kết quả này khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Wang (2002); Lazaridis và Tryfonidis (2006); Raheman và Nasr (2007); Garcia- Teruel và Martinez-Solano (2007); Falope và Ajilore (2009), Padachi (2006), V.Taghizadeh (2012). Tuy nhiên, Deloof (2003) cho thấy tương quan giữa NOP và APP là dương. Khả năng sinh lời tương quan âm với kỳ thu tiền bình quân (APP) cho thấy nếu kỳ thu tiền trung bình tăng lên sẽ làm giảm khả năng sinh lời. Kết quả tương quan giữa kì trả tiền bình quân (ACP) và khả năng sinh lợi cũng là nghịch biến cho thấy các công ty khả năng sinh lời lớn hơn sẽ không tốn nhiều thời gian để thanh toán hóa đơn từ nhà cung cấp, trong khi theo Bana Abuzayed (2011) thì ACP có tương quan dương với khả năng sinh lời. Số ngày tồn kho bình quân và khả năng sinh lời cũng có cùng kết quả tương quan, cho thấy thời gian lưu kho càng lâu, khả năng sinh lời càng bị giảm, kết quả này khác hẳn với Bana Abuzayed (2011) khi cho rằng số ngày tồn kho tương quan dương với khả năng sinh lời . Chu kì chuyển đổi tiền mặt (CCC) hay chu kỳ kinh doanh (NTC) được sử dụng như một thước đo toàn diện về quản lý VLC – cũng có quan hệ nghịch biến với khả năng sinh lợi, điều này chứng minh rằng nếu công ty chiếm dụng vốn của nhà cung cấp trong thời gian lâu hơn, lưu kho và thu tiền nhanh hơn sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty. Kết quả này khác với Bana Abuzayed (2011) khi tìm thấy tương quan dương giữa khả năng sinh lời và CCC.

Mối tương quan giữa 4 biến kỳ thu tiền bình quân (ACP), số ngày tồn kho (ITID), kì khoản phải trả bình quân (PDP), kì chuyển đổi tiền mặt tiền mặt (CCC), là tương quan dương giống với Garcia-Teruel và Martinez-Solano (2007); Wang (2002); Lazaridis và Tryfonidis (2006); V.Taghizadeh (2012), Raheman và Nasr (2007); Falope và Ajilore (2009), Padachi (2006), có nghĩa rằng, nếu ACP tăng, thì công ty mở rộng chính sách bán chịu, gia tăng doanh thu, gia tăng khách hàng, đồng thời, công ty cũng phải sử dụng các nguồn vốn chiếm dụng, điều này sẽ giúp cho công ty có được nguồn tài sản trong ngắn hạn mà không mất đi lượng tiền mặt trong ngân quỹ khi chưa thu hồi được tiền bán hàng. Gia tăng bán chịu đồng nghĩa với việc công ty phải gia tăng mua chịu. Lúc này, số lượng khách hàng sẽ gia tăng, nhu cầu về lượng hàng hóa trong kho cũng cần nhiều hơn để đảm bảo có hàng khi khách hàng cần, do đó số ngày tồn kho sẽ gia tăng chính sách này nhằm làm giảm chi phí mỗi lần đặt hàng hay gia tăng lợi ích từ việc mua hàng với số lượng lớn. Tương quan giữa khả năng sinh lời và tỷ số doanh thu thuần/tài sản ngắn hạn (GWCTR) là 0.101 và có ý nghĩa thống kê, kết quả tương tự như Padachi (2006), V.Taghizadeh (2012), ngụ ý rằng khi việc sử dụng tài sản ngắn hạn càng hiệu quả thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngày càng tăng khi đó 1 đồng tài sản ngắn hạn sẽ tạo ra nhiều đồng doanh thu hơn. Khả năng sinh lời và tỷ lệ tài sản ngắn hạn (CATAR) cũng di chuyển cùng nhau với tương quan là 0.184 cho thấy nếu công ty gia tăng tài sản ngắn hạn một cách hợp lý thì sẽ đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tránh gián đoạn kinh doanh (đầu tư vào hàng tồn kho), mặt khác tăng tài sản ngắn hạn cũng làm tăng tính thanh khoản cho công ty (tăng tiền mặt và khoản phải thu). Đối với tỷ lệ nợ ngắn hạn (CLTAR) thì khả năng sinh lời có tương quan âm, việc tăng nợ ngắn hạn lên quá nhiều làm gia tăng chi phí lãi vay, đe dọa đến tính thanh khoản của công ty làm tăng chi phí kiệt quệ tài chính do tỷ trọng đầu tư nợ ngắn hạn vào các khoản mục tài sản ngắn hạn không hợp lý làm dòng vốn không luân chuyển được làm gián đoạn kinh doanh, từ đó làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tương quan giữa khả năng sinh lời với CATAR và CLTAR có cùng kết quả với Padachi (2006), V.Taghizadeh (2012).

Theo như Wang (2002); Lazaridis và Tryfonidis (2006); Raheman và Nasr (2007); Garcia- Teruel và Martinez-Solano (2007); Falope và Ajilore (2009), Padachi (2006) thì doanh nghiệp càng lớn thì sẽ khả năng sinh lợi càng cao do lợi thế kinh tế theo quy mô giúp công ty dễ chi phối và chiếm lĩnh thị trường hơn. Chúng tôi cũng tìm thấy tương quan dương giữa kích cỡ công ty (LOS) và khả năng sinh lời nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Giống như Deloof (2003), Garcia-Teruel và Martinez-Solano (2007), V.Taghizadeh (2012), Bana Abuzayed (2011) tốc độ tăng trưởng doanh thu (SG) tương quan dương với khả năng sinh lời, trong bài này chúng tôi tìm thấy tương quan là 0.179. Cùng với đó tỷ lệ thanh toán nhanh (CR) cũng có tương quan dương với khả năng sinh lời cho thấy khả năng đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ ngắn hạn. Cả hai tương quan này đều có ý ghĩa thống kê Việc tăng sở hữu cổ phần trong các công ty con sẽ làm tăng khả năng sinh lợi khi công ty con hoạt động hiệu quả theo định hướng của công ty mẹ vì vậy giống như Deloof (2003), V.Taghizadeh (2012), Bana Abuzayed (2011) thì tỷ lệ tài sản tài chính (FFA) cố định có tương quan dương với khả năng sinh lời khoảng 0.218 và có ý nghĩa thống kê

Bên cạnh đó việc chi mua tài sản cố định để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng mang lại nhiều khả năng sinh lời cho công ty, làm tăng doanh số, thị phần và thương hiệu. Vì thế chúng tôi tìm thấy tương quan dương giữa chi tiêu vốn (EX) và khả năng sinh lời của công ty với mức tương quan rất cao là 0.708 và có ý nghĩa thống kê.

Ngoài các yếu tố bên trong doanh nghiệp, yếu tố vĩ mô cũng ảnh hưởng đến tính hình hoạt động của doanh nghiệp, giống như Bana Abuzayed (2011) chúng tôi tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng GDP và khả năng sinh lời công ty với tương quan là 0.093. Tăng trưởng GDP sẽ giúp kích thích hoạt động mua bán, mở rộng sản xuất kinh doanh tạo cho công ty tăng khả năng sinh lời.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khà năng sinh lời của công ty tại việt nam (Trang 34 - 37)