Thực hiện thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khà năng sinh lời của công ty tại việt nam (Trang 27 - 34)

Bảng 4.1 cho thấy kết quả mô tả các biến trong mô hình, có thể thấy giá trị trung bình của NOP (tỷ suất sinh lợi ròng) của mẫu tổng thể là 0.205, có giá trị nhỏ nhất là -0.409 và giá trị lớn nhất là 1.003, một nửa số công ty có NOP lớn hơn 0.17, độ lệch tiêu chuẩn của biến NOP là 0.161. Giá trị trung bình của NOP trong mẫu của chúng tôi có giá trị lớn hơn trong

Deloof (2003) với giá trị trung bình là 0.122 và nhỏ hơn bài nghiên cứu V.Taghizadeh (2012) với giá trị trung bình là 0.268.

Đối với từng ngành thì ngành hàng tiêu dùng có giá trị trung bình của NOP cao nhất (0.317) tiếp theo là ngành vật liệu xây dựng với giá trị trung bình của NOP là 0.196 và cuối cùng là ngành dịch vụ công nghiệp với giá trị trung bình NOP là 0.155. Qua đó chúng tôi nhận thấy rằng thấy rằng ngành hàng tiêu dùng có hoạt động kinhh doanh hiệu quả hơn có tỷ lệ 50% số công ty có tỷ suất sinh lợi ròng trên 0.305. Xét về tính hiệu quả hoạt động đồng đều giữa các công ty thì ngành dịch vụ công nghiệp có các công ty hoạt động đồng đều nhất với độ lệch chuẩn của NOP thấp nhất trong 3 ngành là 0.133.

Các doanh nghiệp Việt Nam trung bình khoảng 61 ngày để thu hồi tiền từ việc bán hàng chậm, hơn một nửa số doanh nhiệp mất khoảng 45 ngày để thu hồi số tiền này. Trong đó có công ty mất hơn 513 ngày ( gần 1.5 năm) để nhận được sự thanh toán từ khách hàng, nhưng cũng có doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính thanh khoản cao cho công ty và giảm thiểu rủi ro tín dụng, chỉ cho phép trung bình 2 ngày cho việc thu tiền. Điều này dẫn đến sự chênh lệch rất lớn giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của ACP (kỳ thu tiền bình quân). Trong những nghiên cứu trước, giá trị ACP của từng quốc gia cũng rất khác nhau như Deloof (2003) tìm ra giá trị trung bình và trung vị của ACP là 54.64 ngày và

NOP ACP ITID APP CCC NTC GWCTR CATAR CLTAR FDR LOS SG CR FFA EX 301 301 301 301 301 301 301 301 301 301 301 301 301 301 301 0.155 54 55 38 71 65 2.66 0.58 0.34 0.46 12.55 0.24 0.45 0.13 0.10 0.137 46 33 30 59 56 1.90 0.60 0.29 0.44 12.39 0.18 0.18 0.06 0.06 0.133 41 79 46 99 87 2.78 0.30 0.25 0.31 1.03 0.56 0.94 0.16 0.13 -0.210 3 0 0 -450 -450 0.19 0.03 0.03 0.03 10.15 -0.68 0.00 0.00 0.00 1.003 252 992 481 970 465 21.40 2.93 2.27 2.69 15.31 6.04 8.96 0.80 0.87 Median Std. Deviation Minimum Maximum Ngành hàng và dịch vụ công nghiệp N Mean

NOP ACP ITID APP CCC NTC GWCTR CATAR CLTAR FDR LOS SG CR FFA EX

364 364 364 364 364 364 364 364 364 364 364 364 364 364 364 0.196 79 128 67 141 132 1.79 0.66 0.50 0.29 12.40 0.23 0.23 0.08 0.19 0.149 57 96 47 115 101 1.55 0.67 0.49 0.28 12.40 0.14 0.10 0.04 0.15 0.155 78 145 78 147 144 1.13 0.32 0.25 0.20 1.34 0.68 0.48 0.11 0.15 -0.104 2 5 0 -267 -298 0.12 0.02 0.03 0.00 8.26 -0.78 0.00 0.00 0.01 0.986 513 1391 681 1272 1387 8.10 3.91 2.55 0.97 15.58 10.23 6.71 0.63 0.99 Minimum Maximum Ngành vật liệu xây dựng N Mean Median Std. Deviation Bảng 4.1: Thống kê mô tả

51.44 ngày; nghiên cứu của Raheman và Nasr (2007), giá trị trung bình của ACP là 54.79 ngày, nghiên cứu của V.Taghizadeh (2012) có giá trị trung bình của ACP là 84 ngày

Với nghiên cứu của Falope và Ajilore (2009), các giá trị này lần lượt là 61.21 ngày và 59.34 ngày; Garcia-Teruel và Martinez-Solano (2007) tìm thấy giá trị trung bình của ACP là 96.82 ngày.

Quan sát giữa các ngành chúng tôi thấy có sự khác biệt nhau đáng kể trong giá trị trung bình của ACP. Tùy theo đặc điểm kinh doanh và chính sách tín dụng với khách hàng của từng công ty trong ngành nên mỗi ngành sẽ có kỳ thu tiền bình quân khác nhau. Trong đó ngành hàng tiêu dùng có kỳ thu tiền bình quân nhỏ nhất với giá trị trung bình khoản 33 ngày điều này là hợp lý vì đặc điểm của hàng tiêu dùng là đa số là thuộc loại hàng hóa thiết yếu nên được tiêu thụ nhanh dẫn đến chu kinh doanh của các công ty trong ngành này ngắn hơn các ngành khác nên các công ty cần thu tiền nhanh hơn để tiếp tục kì kinh doanh tiếp theo. Ngành hàng và dịch vụ công nghiệp có kỳ thu tiền bình quân khoản 54 ngày, đa số các công ty trong ngành này hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các thiết bị và các mặt hàng công nghiệp nên kì kinh doanh cũng dài hơn so với ngành hàng tiêu dùng dẫn đến kỳ thu tiền bình quân nhỏ hơn. Ngành vật liệu xây dựng có kỳ thu tiền dài nhất trong 3 ngành khoảng 128 ngày, ngành này chủ yếu cung cấp cho việc xây dựng nhà cửa và các công trình, việc thanh toán thường theo tiến độ của công trình nên kỳ thu tiền có thể bị kéo dài hơn.

Thời gian lưu trữ hàng tồn kho của các doanh nghiệp Việt Nam trung bình là 92 ngày, một nửa số công ty có số ngày tồn kho theo ngày (ITID) lớn hơn 69 ngày, với độ lệch chuẩn lên đến 116 ngày. Theo nghiên cứu của Mathias Bernard Baveld (2012) ở Netherlands, giá trị trung bình của số ngày tồn kho theo ngày (ITID) là 36.88 ngày, trung vị là 28.46 ngày. Một số nghiên cứu khác của Garcia-Teruel và Martinez-Solano (2007); Raheman và Nasr (2007) cho thấy ITID của các nước này là khoảng 80 ngày, trong bài V.Taghizadeh (2012) là 171 ngày.

Đối với từng ngành có đặc điểm về số ngày tồn kho khác nhau, chằng hạn như ngành hàng tiêu dùng có số ngày tồn kho trung bình là 78 ngày (gần 2.5 tháng), cho thấy ngành có tốc độ luân chuyển hàng tồn kho nhanh do tốc độ tiêu thụ hàng tiêu dùng nhanh hơn các ngành khác và do hàng tồn kho giữ quá lâu sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm. Trong khi đó ngành hàng và dịch vụ công nghiệp lại có số ngày luân chuyển hàng tồn kho ít hơn có giá trị khoảng 55 ngày do trong ngành này các doanh nghiệp dịch vụ công nghiệp chiếm đa số, những doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa, vận tải công nghiệp nên lượng

hàng tồn kho rất ít thậm chí là bằng 0, số doanh nghiệp còn lại thuộc lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử, máy móc những doanh nghiệp này có kỳ luân chuyển hàng tồn kho lớn. Nhưng vì số công ty thuộc ngành dịch vụ công nghiệp chiếm đa số nên làm kì luân chuyển hàng tồn kho của ngành này nhỏ lại và nhỏ hơn ngành hàng tiêu dùng. Ngành vật liệu xây dựng có kỳ luân chuyển hàn tồn kho lớn nhất trong 3 ngành với giá trị trung bình là 128 ngày, giá trị nhỏ nhất là 2, trong khi đó giá trị lớn nhất lên đến 1391 ngày (gần 4 năm), như đã đề cập ở trên ngành xây dựng có kỳ kinh doanh dài hơn nên thời gian số lượng hàng tồn trong kho cũng lâu hơn. Đặc biệt từ sau khủng hoảng năm 2008 thị trường bất động sản bắt đầu đóng băng làm ứ đọng hàng tồn kho trong khoảng thời gian dài làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp nếu không nói là lỗ.

Chu kì khoản phải trả (APP) của các doanh nghiệp Việt Nam có giá trị trung bình vào khoảng 49 ngày, một nửa số công ty có APP lớn hơn 34 ngày, trong đó giá trị nhỏ nhất là 0 ngày, cao nhất là 681 ngày. Ở các nước khác trên thế giới, chu kì khoản phải trả cũng rất khác nhau, Deloof (2003) tìm ra giá trị trung bình của APP là 56.77 ngày; nghiên cứu của Falope và Ajilore (2009) cho thấy APP có giá trị trung bình là 39.77 ngày và trung vị là 43.56 ngày. Một số nghiên cứu khác đưa ra giá trị trung bình của APP lần lượt là: 96.1 ngày, 97.8 ngày, 59.85 ngày, 683 ngày và 136 ngày (Lazaridis và Tryfonidis (2006); Garcia-Teruel và Martinez-Solano (2007); Raheman và Nasr (2007); Sharma và Kumar (2011)), V.Taghizadeh (2012).

Ở mỗi ngành chu kì khoản phải thu và kỳ luân chuyển hàng tồn kho có ảnh hưởng lớn đến kỳ phải trả. Ở những ngành có kỳ phải thu và kỳ luân chuyển hàng tồn kho càng ngắn thì kỳ kỳ trả tiền càng được rút ngắn, khi đó lượng tiền thu được từ khách hàng sẽ sớm hơn và doanh thu được tạo ra sớm hơn, từ đó đáp ứng được các khoảng tín dụng thương mại của doanh nghiệp trong thời gian ngắn hơn. Theo thứ tự ngành hàng tiêu dùng có kỳ phải trả nhỏ nhất với giá trị trung bình là 30 ngày, tiếp đến là ngành hàng và dịch vụ công nghiệp với APP là 38 ngày và ngành xây dựng là 67 ngày. Việc kéo dài thời gian thanh toán các khoản phải trả giúp việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn nhưng bên cạnh đó có thể làm mất lòng tin với người cấp tín dụng cho doanh nghiệp.

Kỳ luân chuyển tiền mặt tiền mặt (CCC) có giá trị trung bình là 104 ngày cũng là biến có chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất khá lớn, do đó độ lệch chuẩn của biến này khá cao là 124 ngày. Giá trị lớn nhất của CCC lên tới 1272 ngày trong khi giá trị nhỏ nhất khá thấp và là con số âm, -450 ngày. Giá trị CCC ở các nước trên thế giới khác nhau rõ rệt, với nghiên cứu của Mathias Bernard Baveld (2012) ở Netherlands, trung bình và trung

vị của CCC lần lượt là 56.08 ngày và 52.68 ngày. Giá trị trung bình của CCC theo nghiên cứu của Deloof (2003) ở Belgium là 44.48 ngày; theo nghiên cứu của Raheman và Nasr (2007) là 72.96 ngày; Lazaridis và Tryfonidis (2006) là 188.99 ngày, V.Taghizadeh (2012) là 117 ngày, nghiên cứu của Sharma và Kumar có giá trị trung bình CCC rất cao là 449.09 ngày.

Ngành vật liệu có kỳ chuyển đổi tiền mặt trung bình là 141 ngày, tiếp đến là ngành hàng tiêu dùng 81 ngày và ngành hàng và dịch vụ công nghiệp là 71 ngày

Kỳ kinh doanh thuần (NTC) có giá trị trung bình là 97 ngày cũng là biến có chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất khá lớn, do đó độ lệch chuẩn của biến này khá cao là 120 ngày. Giá trị lớn nhất của NTC lên tới 1387 ngày trong khi giá trị nhỏ nhất khá thấp và là con số âm, -450 ngày. Giá trị NTC trong bài V.Taghizadeh (2012) có giá trị trung bình là 109 ngày, có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là 580 và -1600. Cũng giống như chu kì tiền mặt, ngành vật liệu có chu kỳ kinh doanh lớn nhất với giá trị trung bình là 132 ngày, tiếp đến là ngành hàng tiêu dùng với 75 ngày và ngành hàng và dịch vụ công nghiệp với 65 ngày.

Tỷ số doanh thu thuần trên tài sản ngắn hạn (GWCTR) của mẫu có giá trị trung bình là 2.29, tức là khi 1 đồng tài sản ngắn hạn tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra 2.29 đồng doanh thu, tỷ số này càng thấp cho thấy việc sử dụng tài sản ngắn hạn vào hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Ngành hàng tiêu dùng, hàng và dịch vụ công nghiệp, xậy dựng có tỷ số doanh thu thuần/tài sản ngắn hạn lần lượt là 2.76, 2.66 và 1.79. Như vậy có thể thấy ngành hàng tiêu dùng sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả hơn cả, tiếp đến là ngành hàng dịch vụ công nghiệp và xây dựng.

Tỷ số tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản (CATAR) có giá trị trung bình khoảng 63%, ngành xây dựng có tỷ lệ tài sản ngắn hạn cao nhất 66% (tồn tại dưới dạng hàng tồn kho và khoản phải thu là chủ yếu), tiếp theo là ngành hàng tiêu dùng khoảng 64% và ngành hàng dịch vụ công nghiệp khoảng 58%.

Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (CLATAR) có giá trị trung bình 42%, ngành xây dựng có tỷ lệ nợ ngắn hạn cao nhất 50%, tiếp theo là ngành hàng tiêu dùng khoảng 37% và ngành hàng dịch vụ công nghiệp khoảng 34%. Tỷ lệ tài sản ngắn hạn lớn hơn tỷ lệ nợ ngắn hạn cho thấy các doanh nghiệp có thể đảm bảo khả năng thanh toán trong ngắn hạn. Tuy nhiên để để đảm bảo các nghĩa vụ ngắn hạn kịp thời thì cần xét đến tỷ lệ những tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao.

Tỷ số nợ tài chính (FDR) ở các doanh nghiệp Việt Nam là 25%%, một nửa số công ty có tỷ trọng nợ trong cơ cấu vốn hơn 22%. Bên cạnh vốn chủ sở hữu, nợ là một nguồn vốn chủ lực trong gia tăng tỷ suất sinh lợi cho công ty. Tỷ trọng nợ phụ thuộc vào chính sách của từng công ty, có công ty không sử dụng nợ tài chính, tuy nhiên cũng có công ty tận dụng tối đa tỷ lệ nợ này lên đến 182%.

Logarit của doanh thu (LOS) có giá trị trung bình khoảng 12.63 đối với toàn bộ mẫu, đối với ngành hàng tiêu dùng là 13.28, ngành hàng và dịch vụ công nghiệp là 12.55 và ngành xây dựng là 12.4. Doanh thu của ngành hàng tiêu dùng là lớn nhất tiếp đến là ngành hàng công nghiệp và xậy dựng.

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (SG) trung bình của doanh nghiệp Việt Nam khoảng 23%, dù ngành hàng tiêu dùng có doanh thu lớn nhất nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu của nó lại nhỏ nhất trong 3 ngành với 21%, kế tiếp là ngành xây dựng 23% và ngành hàng dịch vụ công nghiệp là 24%. Việc tăng trưởng doanh thu là một chỉ tiêu rất quan trọng quyết định đến khả năng sinh lời của công ty, việc công ty có mức tăng trưởng doanh thu cao có nghĩa công ty đang quản lý tốt chi phí, sử dụng hiệu quả tài sản và có nhiều khách hàng hơn. Tỷ lệ tiền mặt (tỷ số thanh toán nhanh) (CR) trung bình 0.41 cho tất cả các ngành tỷ lệ này khá thấp để đảm bảo thanh toán đúng thời điểm. Ngành hàng tiêu dùng có tỷ lệ tiền mặt cao nhất 0.57 có khả năng thực hạn các nghĩa vụ đúng hạn cao hơn các ngành khác, 2 ngành hàng dịch vụ công nghiệp và xây dựng có CR lần lượt là 0.44 và 0.28.

Tỷ lệ tài sản tài chính cố định (FFA) có giá trị trung bình khoảng 10%. Ngành hàng tiêu dùng có FFA là 10%, ngành hàng và dịch vụ công nghiệp có FFA lần lượt là 13% và 8%. Thường thì tỷ lệ tài sản tài chính cố định là cổ phần của công ty mẹ đối với công ty con, công ty con hoạt động theo phương thức của công ty mẹ nên khi công ty con này sinh lời sẽ khuếch đại khả năng sinh lời cuả toàn bộ công ty.

Tỷ lệ chi tiêu vốn (EX) có giá trị trung bình là 18%. Ngành có mức chi tiêu vốn lớn nhất là ngành hàng tiêu dùng với tỷ lệ là 32%, do nhu cầu về hàng tiêu dùng rất đa dạng về chủng loại cũng như chất lượng mà sản phẩm trong ngành này có thể thay thế được lẫn nhau nên mỗi công ty đều cố gắng mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ để cho ra những sản phẩm tốt và có tính cạnh tranh cao, từ động lực trên thúc đẩy các doanh nghiệp chi tiêu vốn nhiều hơn trong ngành thực phẩm. Đối với ngành xây dựng trước năm 2008 ngành xây dựng ở nước ta rât phát triển do đang trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, trong giai đoạn này chi tiêu vốn là rất lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng cho nhu cầu về vật liệu xây dựng. Tuy nhiên sau khủng hoảng 2008 ngành xây dựng bị thu hẹp đến mức tối đa làm

cho tỷ lệ chi tiêu vốn rất thấp nên tổng hợp giai đoạn từ 2006-2012 thì ngành xây dựng đạt mức chi tiêu vốn trung bình khoản 19%. Còn về ngành hàng và dịch vụ công nghiệp, hầu hết các sản phẩm điện lạnh như tivi, máy lạnh, tủ lạnh đều phải nhập khẩu nên các doanh nghiệp không cần đổi mới công nghệ, hơn nữa những sản phẩm này thường là sản phẩm lâu bền nên tốc độ tiêu thụ chậm vì thế việc mở rộng sản xuất thường mất khoảng 2 năm nên tốc độ chi tiêu vốn cho các tài sản cố định chậm chỉ khoản 10%

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khà năng sinh lời của công ty tại việt nam (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)