Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vấn đề hàm lượng độc tố trong thức ăn; đặc biệt là độc tố nấm mốc có trong nguyên liệu làm thức ăn chovật nuôi lại chính là những thác
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
**************
TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ
ĐỘC TỐ NẤM MỐC T2-TOXIN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NGÀNH
CHĂN NUÔI HIỆN NAY
Môn học: Độc chất học Giảng viên: Ts Nguyễn Quang Thiệu Lớp: Cao học Chăn nuôi 2013 Nhóm học viên thực hiện:
Mai Thái Dương Nguyễn Công Thật
Trang 2THÁNG 12 / 2013
MỤC LỤC
Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Phần 2 NỘI DUNG 2
2.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu độc tố nấm mốc 2
2.1.1 Một số loài nấm mốc gây hại cho gia súc, gia cầm 3
2.1.1.1 Nấm mốc ở đồng ruộng trước và trong thu hoạch 3
2.1.1.2 Nấm mốc trong quá trình bảo quản 4
2.1.1.3 Độc tố nấm mốc và bệnh do nấm mốc 4
2.2 Cơ chế chính của sự hình thành độc tố nấm mốc 5
2.3 Độc tố của nấm Trichothecenes và bệnh do độc tố nấm mốc ở vật nuôi 5
2.4 Độc tố T2- toxin 7
2.4.1 Tổng quan về độc tố T2-toxin 7
2.4.2 Ảnh hưởng của T2-toxin đến các hoạt động chức năng của cơ thể 9
2.4.2.1 Ảnh hưởng đến chức năng dinh dưỡng của cơ thể 9
2.4.2.2 Tác động ức chế tổng hợp protein của cơ thể 9
2.4.2.3 Tác động ức chế tổng hợp acid nucleic của cơ thể 10
2.4.2.4 Tác động thay đổi của màng tế bào 10
2.4.3 Những nghiên cứu về sự tác động của T2-toxin lên các nhóm vật nuôi 11
2.4.3.1 Những nghiên cứu sự tác động của T2-toxin trên gia cầm 11
2.4.3.2 Những nghiên cứu sự tác động của T2-toxin trên heo 12
2.4.3.3 Những nghiên cứu về sự tác động của T2-toxin trên động vật nhai lại 13
2.5 Các biện pháp phòng chống độc hại của độc tố nấm mốc 13
2.5.1 Các biện pháp hạn chế sự phát triển và lây nhiễm của nấm độc trong lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi 13
2.5.1.1 Kỹ thuật canh tác trên đồng ruộng 13
2.5.1.2 Kỹ thuật bảo quản, chế biến 14
Trang 32.5.2 Các biện pháp khử độc tố nấm mốc 15
2.5.2.1 Khử độc tố trong lương thực, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi 15
2.5.2.2 Khử độc lực của nấm mốc trong cơ thể động vật 16
Phần 3 KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 4Trong những năm gần đây, nhờ những tiến bộ vượt bật trong nghiên cứu vềdinh dưỡng làm nền tảng cho việc cải tiến công nghệ sản xuất và chế biến thức ăntrong chăn nuôi, các nhà chăn nuôi đã tạo ra các sản phẩm thức ăn tổng hợp đầy đủvới các loại protein, acid amin, lipit, glucid,… theo nhu cầu của từng loại vật nuôi,
từ đó góp phần nâng cao năng suất và chất lượng các sản phẩm của vật nuôi nhưthịt, trứng, sữa,
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vấn đề hàm lượng độc
tố trong thức ăn; đặc biệt là độc tố nấm mốc có trong nguyên liệu làm thức ăn chovật nuôi lại chính là những thách thức đối với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, đặcbiệt là ở những nơi sử dụng phương thức phối trộn thức ăn mà điều kiện tiếp cậnvới những tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế
Do đó, việc nghiên cứu những tác hại của các loại độc tố nấm mốc; từ đó tìm
ra những biện pháp xử lý độc tố nấm mốc đạt hiệu quả tốt nhất nhằm nâng cao năngsuất, chất lượng, của vât nuôi, đồng thời làm giảm giá thành của sản phẩm trongchăn nuôi là điều vô cùng cần thiết để được năng suất ngày càng cao
Hiện nay, có rất nhiều loại độc tố nấm mốc có trong nguyên liệu làm thức
ăn chăn nuôi; trong đó không thể không nhắc đến độc tố T2-toxin Độc tố này gây
nên những tác hại rất lớn cho vật nuôi như: giảm tính ngon miệng; giảm sức đềkháng, giảm tăng trọng, giảm năng suất sữa, trứng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hiệu quả chăn nuôi Do đó, chuyên đề này sẽ thực hiện tìm hiểu về: "Độc tố
nấm mốc T2-toxin và những ảnh hưởng đối với ngành chăn nuôi hiện nay".
Trang 5Phần 2
NỘI DUNG
2.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu độc tố nấm mốc
Mycotoxin đã được phát hiện từ rất sớm ngay từ đầu thập niên 60 Từ khi
phát hiện ra Mycotoxin thì khoảng 15 năm sau, người ta đã phát hiện thêm 7 loại
Mycotoxin khác có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và năng suất của gia súc gia cầm.
Ngày nay, con số này mỗi ngày một tăng lên đến trên 300 loại độc tố Mycotoxin Sự
nhiễm độc tố nấm mốc có trong nông sản đã trở thành vấn đề toàn cầu Có thể sơlược về lịch sử nghiên cứu về nấm mốc qua các mốc đáng nhớ như:
Năm 1896 - 1934, nhiều bệnh thần kinh xãy ra trên ngựa ăn phải những loạihạt bị mốc được cho là do nấm mốc gây nên với nhiều triệu chứng đặc trưng
Mùa đông năm 1933 - 1934, hơn 5.000 ngựa ở châu Âu đã chết sau khi ănthức ăn bị mốc
Năm 1955 - 1960, những nhà khoa học Hoa Kỳ đã nghiên cứu được về các
độc tố do nấm Aspergillus flavus sinh ra.
Aflatoxin được phát hiện đầu tiên gây bệnh trên gà ở Thổ Nhĩ Kỳ Sau đó
hàng loạt các vật nuôi khác cũng được phát hiện là có thể bị nhiễm Aflatoxin bao
gồm: chuột, heo, chó, thỏ,… Năm 1960, một loại dịch xảy ra làm chết hơn 10.000
gà từ 3 - 6 tuần tuổi ở miền Đông Nam nước Anh với các triệu chứng: biếng ăn, xãcánh, xù lông và chết sau một tuần, nên đã được đặt tên là bệnh X của gà
Sau đó, hàng loạt các dịch nhiễm Aflatoxin bùng phát do tiêu thụ khoai mì
(sắn củ) bị mốc tại Uganda; trong gạo bị mốc tại Đài Loan năm 1967, ở Ấn Độ năm
1975, ở Kenya năm 1982 Các bệnh này được xem là hậu quả của việc sử dụng
Aflatoxin từ các sản phẩm đã bị nấm mốc
Năm 1862 - 1882, người ta đã mô tả một loại bệnh trên ngựa do ăn phải thức
ăn bị nấm mốc, nhưng chưa chú ý nhiều về vấn đề này
Trang 6Năm 1891, Woronin đã xác định mối liên quan giữa triệu chứng chóng mặt
và nhức đầu của những người khi ăn bánh mì và đối tượng bị nghi ngờ là do sự có
mặt một loài nấm Fusarium trên các hạt nguyên liệu được dùng để làm bánh đó
Mycotoxin đã được sử dụng ở dạng xịt gây chết người tại Lào (1975 - 1981);
Campuchia (1979 - 1981); Afghanistan (1979 - 1981) Mycotoxin được ước tính là
nguyên nhân đã gây ra hơn 6.300 trường hợp tử vong tại Lào; ở Campuchia khoảng1.000; và ở tại Afghanistan là 3.042 trường hợp
Từ năm 1996, nhiều tác giả đã công bố phát hiện OTA trong nhiều sản phẩmkhác nhau như: nho, một số ngũ cốc, cà phê,… Mới đây, nghiên cứu của các nhàkhoa học Pháp cho thấy rằng trong số 450 mẫu rượu nho của Châu Âu, rượu vang
đỏ được phát hiện nhiễm OTA nhiều hơn so với rượu vang trắng hay vang hồng
2.1.1 Một số loài nấm mốc gây hại cho gia súc, gia cầm
2.1.1.1 Nấm mốc ở đồng ruộng trước và trong thu hoạch
Pithomyces chartarum
Chủ yếu là loài hoại sinh, gặp trên các đồng cỏ, các cây họ hoà thảo và cáccây họ đậu đã chết khô Loài nấm này hình thành những tảng màu đen, hình chấm,đường kính tới 0,5 mm Sinh trưởng tốt nhất ở 240C, độ ẩm tương đối gần 100%
Nấm Pithomyces chartarum sản sinh ra 3 độc tố: Sporidesmin, Sporidesmin B,
Sporidesmin C.
Stachybotrys alternans
Là một loài nấm hoại sinh và được coi như một trong những loài chủ yếu pháhoại xenluloza Thường phát triển trong đất, trên nhiều cơ chất, đặc biệt ưa rơm rạ,sinh trưởng tốt nhất ở 20 - 250C, nhưng có thể mọc được ở 20C và 400C Tuỳ loại
chủng sinh độc tố có tên là Stachybotryotoxin.
Fusarium (nấm liềm)
Loài nấm này khá phổ biến, có ở trong đất, trên các loại cây trồng và các loạihạt ngũ cốc Khuẩn lạc có nhiều màu sắc như phớt hồng, vàng, tím, trắng,
Fusarium là loại nấm ưa phát triển ở nhiệt độ thấp, nhiệt độ thích hợp cho sản sinh
độc tố là 80C Độc tố gồm: T2 - toxin , Fusarenol, Nivalenol,
Trang 72.1.1.2 Nấm mốc trong quá trình bảo quản
Những loài nấm mốc này thường xuất hiện trong lương thực, thực phẩm đãđược bảo quản Chúng có đặc điểm chung là phân huỷ xeluloza kém, ưa áp suấtthẩm thấu cao, có khả năng chịu nhiệt cao và làm axit hoá cơ chất Có 2 loài thườngxuất hiện nhất và sản sinh độc tố rất nguy hiểm cho người và vật nuôi là loài
Penicillium và Aspergillus.
Loài Penicillium
Khuẩn lạc có nhiều màu sắc, phổ biến là màu xanh khói, mặt trái có màuvàng chanh, thường mọc nhiều ở ngô, khô dầu lạc, đậu tương, cám Loài này pháttriển tốt ở điều kiện nhiệt độ trung bình từ 10 - 400C và tối ưu khoảng 250C và ở độ
ẩm từ 95 - 100% HR
Loài Aspergillus
Aspergillus gồm 78 loài và nhiều chủng, trong đó A flavus đáng được quan
tâm nhất Aspergillus flavus phát triển thích hợp ở độ ẩm 85%, nhiệt độ 25 - 300C,
pH = 5,5 Nhiệt độ tối ưu để sản sinh độc tố là 270C
2.1.1.3 Độc tố nấm mốc và bệnh do nấm mốc
Độc tố nấm mốc: là sản phẩm của sự chuyển hoá thứ cấp trong quá trình
phát triển của mỗi loài hoặc của mỗi chủng nấm mốc nhất định
Bệnh độc tố nấm mốc: là bệnh của người và động vật có căn nguyên do độc
tố nấm mốc Ở bệnh này thường có một số đặc điểm:
- Đây là một bệnh không lây, việc điều trị bằng hoá học trị liệu ít hoặc không
- Khi kiểm tra thức ăn sẽ thấy có dấu hiệu của nấm mốc
Nhưng theo Neuhold (năm 1982), trong thức ăn có thể không phát triển nấmmốc nhưng vẫn chứa độc tố và ngược lại có thể tìm thấy nấm mốc trong thức ăn màkhông có độc tố
Trang 8Những độc tố nấm mốc chịu các biến đổi hoá học do ảnh hưởng qua lại giữacây, vi sinh vật và không xác định được bằng những phương pháp phân tích bình
thường được gọi là độc tố ngụy trang (masked Mycotoxin) Trong quá trình tiêu hoá,
những độc tố này dễ được giải phóng và gây độc cho cơ thể Ở hàm lượng cao, độc
tố nấm mốc gây bệnh cấp tính và gây chết, ở hàm lượng thấp sẽ gây hàng loạt rốiloạn chuyển hoá của cơ thể (không hoặc có kèm theo biến đổi bệnh lý) Độc tố nấmmốc gây độc cho gia súc, gia cầm, làm ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi và hiệuquả kinh tế Chúng còn gây độc trực tiếp cho người (ở thực phẩm bị nhiễm nấmmốc) hoặc gián tiếp (từ những độc tố tồn dư trong thực phẩm)
2.2 Cơ chế chính của sự hình thành độc tố nấm mốc
Chuyển hoá sơ cấp là các phản ứng tạo thành các chất cần thiết đảm bảo cho
sự sống và phát triển tế bào Còn chuyển hoá thứ cấp là các phản ứng, các quá trìnhtạo thành các chất mà vai trò sinh lý của chúng chưa được rõ, chưa thật cần thiếtcho sự tồn tại của chính tế bào đó Sự chuyển hoá thứ cấp phụ thuộc khá chặt chẽvào mỗi loài và chủng nấm mốc nhất định và thường xảy ra ở cuối giai đoạn pháttriển của tế bào nấm mốc (giai đoạn cuối của tổng hợp protein trong tế bào) Cácđộc tố nấm mốc được tổng hợp từ nhiều đường chuyển hoá khác nhau
Ví dụ: dẫn chất của polyaceto acid gồm có Aflatoxin và một số độc tố khác khi kết hợp với acid amin có Ochratoxin ; còn Trichothecen là dẫn chất của các
terpen Dẫn chất của polyaceto acid là các độc tố thường gặp trong lương thực, thựcphẩm và có độc lực rất cao
2.3 Độc tố của nấm Trichothecenes và bệnh do độc tố nấm Trichothecene
toxicosis ở vật nuôi
Trichothecene: là độc tố của nấm Fusarium tricinotum Độc tố này được
phân lập đầu tiên vào năm 1968 Trong nhóm độc tố do nấm Trichothecene có độc
T2-toxin gây ảnh hưởng xấu ở các đối tượng vật nuôi; độc tố này làm giảm tính
thèm ăn của gia súc nên làm giảm năng suất của vật nuôi, đặc biệt là trên heo
Tính chất lý hoá: Các độc tố của Trichothecene tan trong các dung môi hữu
cơ như: acetone, chloroform, acetonitrile, ethanol và methanol; tuy nhiên chúngkhông tan trong nước và petrol
Trang 9 Trichothecene toxicosis: Tất cả các Trichothecene toxin đều gây độc trên
da với những triệu chứng đặc trưng là tạo nên những nốt đỏ ở da bị thương vàphản ứng viêm ở các tổ chức bị nhiễm độc Ngoài ra, hiện tượng nôn cũng là một
triệu chứng điển hình của Trichothecenetoxicosis ở người và động vật Liều độc
tố tối thiểu (mg/kg, tiêm dưới da) gây nôn như sau: T2-toxin 0,1 (mèo),
Diacetoxyscirpenol 0,2 (ngỗng) và 2,4 (người i.v.); Nivalenol 1,0 (ngỗng), Deoxynivalenol: 13,5 (ngỗng), 0,05 (heo i.p.) và 0,1 (chó i.v.).
- Trichothecene toxicosis ở động vật nhai lại
Hầu hết các Trichothecene đều kích thích, làm sưng - đỏ da; viêm mũi,
miệng và thường kèm theo các vết loét đồng thời tiết nhiều nước bọt Nếu độc tốvào đường tiêu hoá cũng gây nên viêm, loét
Động vật bị nhiểm độc tố thường bỏ ăn, tiêu chảy, mất điều hoà và giảmsản lượng sữa Triệu chứng nặng hơn là xuất huyết lan tràn dưới da, cơ và niêmmạc, nguyên nhân có thể do độc tố ức chế quá trình tổng hợp vitamin K của visinh vật dạ cỏ
Ngoài ra, có trường hợp con vật có triệu chứng bỏ ăn, nguyên nhân có thể
là do vị đắng của Trichothecin T2- toxin đặc biệt độc với bê với triệu chứng là
gây ngừng nhu động dạ cỏ
- Trichothecene toxicosis trên heo
Biểu hiện đặc trưng của nhiễm độc Trichothecene trên heo là hội chứng
nôn và bỏ ăn dẫn đến động vật nuôi chậm lớn, giảm tăng trọng Nguyên nhân cóthể do một số chất chuyển hoá có trong nguyên liệu dùng làm thức ăn (Ví dụ
như: ngô đã bị nhiễm nấm F roseum).
- Trichothecene toxicosis trên gia cầm
Triệu chứng điển hình của bệnh do nấm Trichothecene trên gia cầm là
gây rối loạn ở hệ thần kinh Gà con 1 ngày tuổi ăn phải thức ăn có chứa 4 - 16
mg/kg T2-toxin sẽ thấy những biểu hiện như rũ cánh, yếu chân, lảo đảo; trên
ngỗng nhiễm độc tố nấm mốc sẽ có triệu chứng: đầu, cánh run, lông xù, chậm
chạp và chuyển động khó khăn Trichothecene do nấm Stachybotrys alternan sản sinh là nguyên nhân gây bệnh Stachybotrytoxicosis trên heo và gia cầm.
Trang 102.4 Độc tố T2- toxin
2.4.1 Tổng quan về độc tố T2-toxin
T2-toxin là một độc tố Trichothecene được sản xuất bởi các loài Fusarium.
Độc tố này có thể lây nhiễm vào các loại cây trồng, ngũ cốc dinh dưỡng gây ra ngộđộc cho người và động vật nếu ăn phải Sau khi ăn phải độc tố sẽ gây nên phản ứng
ức chế quá trình trao đổi chất thông qua sự tác động ràng buộc sự vận chuyển vàtổng hợp các acid amin, gây trở ngại cho quá trình trao đổi chất qua màng
phospholipid của tế bào và tăng phản ứng peroxides lipid ở gan Ngoài ra, T2-toxin
còn là độc tố rất độc đối với các tế bào như đại thực bào; gây apoptosis trong tế bàođại thực bào; và nó gây viêm tuyến mồ hôi ở da làm cho da khô, lông xơ xác,
Cơ chế tác động của độc tố T2-toxin là gây ức chế tổng hợp protein, ức chế
tổng hợp peptidyl, gây ra hoại tử lymphoid, gây ảnh hưởng đến sự điều hòa quá
trình sản xuất kháng thể IgA của cơ thể Ngoài ra, T2-toxin còn tác động đến hệ
thống kháng thể như: ngăn chặn kháng thể, biến đổi kháng thể, giảm sức đề kháng
cơ thể, dễ bị nhiểm trùng, và dễ mắc các bệnh truyền nhiểm
Độc tính chung của T2-toxin và các Trichothecenes khác là ức chế tổng hợp
protein, sau đó cản trở sự phân chia của DNA và quá trình tổng hợp RNA Độc tốcòn ảnh hưởng đến các tế bào: đường tiêu hóa, da, hạch bạch huyết và các tế bào
hồng cầu Ngoài ra, T2-toxin còn tác động làm giảm nồng độ kháng thể, giảm
globulin miễn dịch và một số yếu tố miễn dịch dịch thể khác của cơ thể Từ đó, gâynên các triệu chứng bao gồm: giảm cân hoặc tăng trọng chậm, tiêu chảy ra máu, da
bị hoại tử hoặc tổn thương mô, xuất huyết và giảm sản xuất (tăng trọng, sản lượngtrứng, năng suất sữa, )
Trên gia cầm, Trichothecenes A là độc tố có tác động mạnh đối hơn so với
Trichothecenes B Triệu chứng đặc trưng do T2-toxin trên gia cầm là gây tổn thương
trên miệng tạo nên các mảng hoại tử vàng ở rìa của mỏ, ở niêm mạc của vòmmiệng, ở góc miệng và lưỡi Nếu ở mức độ tổn thương nghiêm trọng kéo dài sẽ ảnhhưởng đến độ chế độ ăn uống cho vật nuôi Tổn thương trên mỏ hoặc vòm miệng cóthể xảy ra trong trường hợp ăn uống thức ăn có liều lượng độc tố là 4mg/kg thểtrọng sau 1 tuần; và sau 3 tuần sẽ gây giảm trọng lượng của gia cầm
Trang 11Bảng 2.1: Liều lượng thí nghiệm gây hại của T2-toxin trên một số loài
Đối tượng Đường hô hấp Tiêm tỉnh mạch Tiêm dưới da
Chuột 0.24 - 0.94 mg/kg 3.8 mg/kg 1.6 - 2.1 mg/kgLoài gậm nhấm 2000 mg.min.m-3
Heo <2.7 mg/kg 1.2 mg/kg
Độc tố nấm Fusarium cũng đã được chứng minh là gây ra một loạt các tác
động gây độc trong thực nghiệm trên động vật thí nghiệm và cả trên gia súc Một số
trường hợp độc tố được sản xuất bởi các loài Fusarium cũng bị nghi ngờ có thể gây
ngộ độc ở người
Cấu trúc và tính chất hóa học của T2-toxin
T2-toxin có công thức phân tử là: C24H34O9 và có khối lượng phân tử tương
đối là 466,5 g/mol T2-toxin còn có những tên gọi khác là: Fusariotoxin T2;
Insariotoxin; Mycotoxin T2; NSC 138780; T2; T2 mycotoxin.
T2-toxin là một độc tố không tan trong nước, tan chậm trong alcohols và bị
phân cực trong các dung môi như: methanol, ethanol, isopropanol, propyleneglycol, acetone, ethyl acetate, chloroform, dimethyl sulfoxide Đây là độc tố nấm
mốc thuộc nhóm "Trichothecene", do nấm Fusarium roseum sinh ra, được phân lập
Trang 12Trên các loại ngũ cốc như: ngô, lúa mì, lúa mạch, yến mạch, gạo, lúa mạch
đen và các cây trồng khác đã được báo cáo là có chứa độc tố T2-toxin này Người ta tìm thấy trên bắp và lúa mì mốc có 4 loại Fusarium khác cũng sinh ra độc tố này như: Fusarium moniliforme, F tricinctum, F oxysporum và F sporotrichioides;
nấm phát triển mạnh khi điều kiện thời tiết ẩm ướt và nhiệt độ tương đối lạnh
Ở ẩm độ thấp hơn 14% sẽ làm giảm thiểu sự phát triển loại nấm sản xuất độc
tố T2 này Ngoài các loại ngũ cốc là nguồn lưu giữ loại nấm gây hại trên thì tác hại
do côn trùng và mức độ sấy khô của nguyên liệu trước khi đem bảo quản sẽ ảnhhưởng đến sự vấy nhiễm và phát triển gây hại của loại nấm này
Sự hiện diện của các loại nấm trên hạt bị nấm Fusarium có thể thấy trên ngô
chủ yếu xuất hiện nấm phát triển tạo màu trắng; trong một số trường hợp cũng cóthể xuất hiện màu hồng đến đỏ Nấm thường phát triển trước tiên ở phầm nảy mầmcủa hạt; đôi khi cũng có thể thấy đốm nấm màu xanh - đen trên vỏ hạt
Ngoài ra, loại nấm này thường thấy ở thức ăn viên và những hạt bắp đượclưu trữ ở môi trường có độ ẩm cao, nhiệt độ 18 - 300C
2.4.2 Ảnh hưởng của T2-toxin đến các hoạt động chức năng của cơ thể
2.4.2.1 Ảnh hưởng đến chức năng dinh dưỡng của cơ thể
T2-toxin ảnh hưởng lên sự hấp thu đường ruột; sự hấp thu của
3-O-methylglucose đã giảm từ một đến ba lần sau khi tiêm T2-toxin vào trong ruột non
hoặc sau khi tiêm tĩnh mạch (Kumagai & Shimizu, 1988)
Tiến hành thí nghiệm trên gà con 1 ngày tuổi được sử dụng T2-toxin trong
thức ăn ở nồng độ 15 mg/kg, trong 3 tuần Những thay đổi được ghi nhận là hoạtđộng vitamin E trong huyết tương và một hàm lượng vitamin trong gan sụt giảm65% so với lô đối chứng; vật nuôi có triệu chứng giảm ăn đã được ghi nhận ở tất cảcác liều thử nghiệm (Coffin & Combs, 1981)
2.4.2.2 Tác động ức chế tổng hợp protein của cơ thể
Những tác động của T2-toxin trong việc ức chế quá trình tổng hợp protein đã
được nghiên cứu qua thực hiện tiêm phúc mạc trên chuột ở Thụy Sĩ và thực hiện
nuôi cấy tế trên bào gan T2-toxin đã được sử dụng ở liều là 0,75 mg/kg thể trọng
mỗi ngày trong 3 - 7 ngày (Rosenstein & Lafarge-Frayssinet, 1983)