1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE

79 588 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 661 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH, CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

  o  

Bản nháp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM

BẾN TRE

MSSV: 4053535 Lớp:kế toán – Tổng hợp 31 ĐT: 0939 582 366

Cần Thơ, năm 2009

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Qua 4 năm học tại trường Đại học Cần Thơ và 3 tháng thực tập tại công ty

Cổ Phần Dược Phẩm Bến Tre, em đã học tập và tích lũy được nhiều kiến thức quý báu cho bản thân Luận văn này được hoàn thành là sự kết hợp giữa lý thuyết

đã học và thực tế trong thời gian thực tập

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cám

ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ

đã tận tình giảng dạy, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Kim Phượng đã tận tình hướng dẫn và góp ý kiến quý báu cho đề tài của em

Sau nữa, em xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc công ty Cổ phần Dược Phẩm Bến Tre đã tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đợi thực tập Và đặc biệt là các anh, chị trong phòng kế toán đã hết lòng chỉ dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu của công ty

Sau cùng, em kính chúc các thầy cô khoa Kinh Tế - Quản trị Kinh doanh cùng toàn thể cô chú, anh, chị đang công tác tại công ty Cổ Phần Dược Phẩm Bến Tre những lời chúc tốt đẹp nhất

Ngày 28 Tháng 04 Năm 2009

Sinh viên thực hiện

Huỳnh Thị Hằng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu nhập và kết quả phân tích trong đề t ài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ

đề tài nghiên cứu khoa học nào

Ngày 28 tháng 04 Năm2009

Sinh viên thực hiện

Hùynh Thị Hằng

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Ngày … tháng … năm

Thủ trưởng đơn

Trang 5

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

  

Họ và tên người hướng dẫn:

Học vị:

Chuyên ngành:

Cơ quan công tác:

Tên học viên: Huỳnh Thị Hằng

Mã số sinh viên: 4053535

Chuyên ngành: Kế Toán Tổng Hợp

Tên đề tài: “Phân tích tình hình tại chính tại công ty Cô phần Dược phẩm Bến Tre”

NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo

2 Về hình thức

3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

5 Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …)

6 Các nhận xét khác

7 Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

Cần thơ, ngày … tháng … năm 2009

Người nhận xét

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1

1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2

1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 không gian 2

1.3.2 Thời gian 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3

2.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 3

2.1.2 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp 3

2.1.3 Khái niệm hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp 3

2.1.4 Ý nghĩa, mục đích và nội dung phân tích tình hình tài chính 4

2.1.5 Phân tích chung tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp 5

2.1.6 Các tỷ suất chi phí 7

2.1.6 Các chỉ số được sử dụng trong phân tích tình hình tài chính 8

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 16

2.2.2 Phương pháp phân tích 17

CHƯƠNG 3 : KHÁT QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE

18

3.1 TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 18

Trang 7

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 18

3.1.2 Giới thiệu về công ty 19

3.2 CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC 20

3.3 CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ 21

3.4 CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 24

3.5 KHÁT QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 24

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE

28

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE 28

4.1.1 Tình hình tài sản 28

4.1.2 Tình hình nguồn vốn 30

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 30

4.2.1 Tình hình tài sản 30

4.2.2 Tình hình nguồn vốn 38

4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 41

4.3.1 Tình hình doanh thu 42

4.3.2 Tình hình chi phí 44

4.3.3 Tình hình lợi nhuận trước thuế 45

4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 45

4.4.1 Nhóm chỉ tiêu thanh toán 45

4.4.2 Nhóm chỉ tiêu hoạt động 49

4.4.3 Nhóm chỉ tiêu quản trị nợ 52

4.4.4 Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận 55

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE

63

Trang 8

5.1 THÀNH TỰU, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỒN TẠI

ĐÓ 63

5.1.1 Thành tựu 63

5.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó 63

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 64

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

66

6.1 KẾT LUẬN 66

6.2 KIẾN NGHỊ 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1: Sơ đồ Dupont trong mối quan hệ giữa các tỷ suất 15

Hình 2: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức 20

Hình 3: Cơ cấu bộ máy quản lý 22

Hình 4: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 26

Hình 5: Hệ số nợ so với tài sản 52

Hình 6: Hệ số lãi gộp 57

Hình 7: Hệ số lãi ròng 57

Hình 8: Suất sinh lời của tài sản 59

Hình 9: Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu 59

Hình 10: Sơ đồ Dupont .62

Trang 10

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 27

Bảng 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 29

Bảng 3: Tình hình tài sản qua 3 năm 31

Bảng 4: Cơ cấu vốn bằng tiền qua 3 năm 33

Bảng 5: Cơ cấu các khoản phải thu qua 3 năm 35

Bảng 6: Cơ cấu hàng tồn kho qua 3 năm 37

Bảng 7: Tình hình nguồn vốn qua 3 năm 39

Bảng 8: Tỷ suất tự tài trợ 40

Bảng 9: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 43

Bảng 10: Các chỉ tiêu chi phí 46

Bảng 11: Hệ số khái quát qua 3 năm 47

Bảng 12: Tình hình vốn luân chuyển và khả năng thanh toán 50

Bảng 13: Các chỉ tiêu hoạt động 54

Bảng 14: Khả năng thanh toán lãi vay 55

Bảng 15 : Các chỉ tiêu quản trị nợ 56

Bảng 16: Khả năng sinh lời 58

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Việc Việt Nam gia nhập WTO cùng với sự dỡ bỏ các hàng rào thuế quan

sẽ thu hút sự tham gia các công ty hoạt động trong lĩnh vực dược từ nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh và công nghệ hiện đại Từ đó, sẽ tạo môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất tân dược trong nước về mặt giá cả, chất lượng và chủng loại sản phẩm Việc tăng tốc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm là hết sức cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nước

Chính vì những thách thức to lớn đó đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung

và Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre phải ngày càng nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của mình nhằm chuẩn bị một cách tốt nhất cho làn sóng đầu tư của các nhà đầu tư từ nước ngoài vào thị trường nước ta Để làm được điều này trước hết các doanh nghiệp cần phải củng cố lại hoạt động của mình, không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao năng lực tài chính, hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình nhằm phát huy tối đa thế mạnh, khắc phục những mặt còn hạn chế tồn tại Trong đó, Việc nắm rõ tình hình tài chính là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp, thông qua việc phân tích tình hình tài chính giúp cho nhà quản lý thấy được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn ra sao? Việc phân bổ nguồn vốn có hợp lý không? Nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Từ

đó đề ra các giải pháp khắc phục những yếu kém cũng như phát huy các mặt tích cực

Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh như vậy, Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn đạt hiệu quả là nhờ vào sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc công ty đã có những chỉ đạo đúng đắn thông qua những ý kiến đóng góp, tham mưu kịp thời của phòng tài chính kế toán từ việc phân tích tình hình tài chính Chính vì vai trò quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính như trên

tôi đã chọn đề tài: “ Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược

phẩm Bến Tre” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình

Trang 13

Trong quá trình trình trình bày, luận văn không tránh khỏi sai sót rất mong

sự góp ý của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Bến Tre qua 3 năm 2006, 2007, 2008 Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp thích hợp nhằm cải thiện những mặt còn hạn chế góp phần làm cho tình hình tài chính của công

- Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ tiêu tài chính

- Trên cơ sở những phân tích trên đề ra các giải pháp thích hợp nhằm giúp tình hình tài chính của công ty ngày càng hoàn thiện và vững chắc hơn

Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu trong 3 năm 2006, 2007, 2008

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2006, 2007, 2008

Trang 14

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là các quỹ bằng tiền của doanh nghiệp, biểu hiện bằng hình thái vật chất của các quỹ bằng tiền này là nhà cửa, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền và các loại chứng từ có giá

2.1.2 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra đối chiếu và so sánh

số liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ, tình hình tài chính của đơn vị với những chỉ tiêu bình quân ngành Thông qua đó, các nhà phân tích có thể thấy được thực trạng tài chính hiện tại và dự đoán trong tương lai, đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để phát quy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn

2.1.3 Khái niệm hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp

Hệ thống báo cáo tài chính là tập hợp những văn bản đặc biệt riêng của hệ thống kế toán, được tiêu chuẩn hóa trên phạm vi quốc tế về nguyên tắc và chuẩn mực Người ta gọi các báo cáo tài chính là hệ thống vì lẽ người ta muốn nhấn mạnh đến sự quan hệ chặt chẽ và hữu cơ giữa chúng Mỗi báo cáo tài chính riêng biệt cung cấp cho người đọc một khía cạnh hữu ích khác nhau, nhưng sẽ không thể nào có được những kết quả khát quát về tình hình tài chính nếu không có sự kết hợp giữa các báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chình

- Bảng cân đối kế toán – còn gọi là bảng tổng kết tài sản, là tài liệu quan trọng đối với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau: bên ngoài và bên trong doanh nghiệp Nội dung bảng cân đối kế toán khái quát tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kỳ kimh doanh Cơ cấu gồm hai phần luôn bằng nhau: tài sản và nguồn vốn tức nguồn hình thành nên tài sản gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: còn gọi là báo cáo thu nhập hay báo cáo lợi tức – là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh

Trang 15

doanh, phản ánh thu nhập của hoạt động chính và các hoạt động khác qua một thời kỳ kinh doanh Ngoài ra, theo quy định ở Việt Nam, báo cáo thu nhập còn có thêm phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước và tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: hay còn gọi là báo cáo ngân lưu – là báo cáo tài chính cần thiết không những đối với nhà quản trị hoặc giám đốc tài chính mà còn là mối quan tâm của nhiều đối tượng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Báo cáo ngân lưu thể hiện lưu lượng tiền vào, tiền ra của doanh nghiệp Kết quả phân tích ngân lưu giúp doanh nghiệp điều phối lượng tiền mặt một cách cân đối giữa các lĩnh vực: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính Nói một cách khác, báo cáo ngân lưu chỉ ra các lĩnh vực nào tạo ra nguồn tiền, lĩnh vực nào sử dụng tiền; khả năng thanh toán ; lượng tiền thừa thiếu

và thời điểm cần sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn

- Thuyết minh báo cáo tài chính: đây là báo cáo trình bày bằng lời văn nhằm giải thích thêm chi tiết của nội dung thay đổi về tài sản, nguồn vốn mà các

dữ liệu bằng số trong các báo cáo tài chính không thể thể hiện hết được

2.1.4 Ý nghĩa, mục đích và nội dung phân tích tình hình tài chính

2.1.4.1 Ý nghĩa

a) Đối với doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính là công cụ đắc lực cho hoạt động doanh nghiệp Nó cần thiết cho sự tạo vốn và chu chuyển vốn, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục Đồng thời giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng giám đốc và phải kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên Qua đó, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển và giúp quản trị tốt tiềm năng của doanh nghiệp

b) Đối với nhà đầu tư

Đối với các nhà đầu tư, sự quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như rủi

ro, thời gian hoàn vốn, mức tăng trưởng, khả năng thanh toán vốn… Vì vậy, họ

để ý đến báo cáo tài chính là để tìm hiểu những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời hiện tại và tương lai

Trang 16

c) Đối với nhà cung cấp

Đối với nhà cung cấp họ phải quyết định xem có cho phép doanh nghiệp sắp tới có được mua hàng chịu hay không Vì vậy, họ phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và thời gian sắp tới

d) Đối với các nhà tài trợ

Đối với các chủ ngân hàng, những người cho vay, mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền tạo ra và các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền Ngoài ra, họ còn quan tâm đến số lượng vốn của chủ sỡ hữu để đảm bảo chắc chắn rằng các khoản vay có thể và sẽ được thanh toán khi đến hạn

e) Đối với cơ quan chức năng

Đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước, các cổ đông, người lao động… mối quan tâm cũng giống như các đối tượng kể trên ở gốc độ này hay góc độ khác

2.1.4.2 Mục đích

Mục đích chính của phân tích báo cáo tài chính là giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà

họ quan tâm

2.1.4.3 Nội dung

Nội dung phân tích tài chính bao gồm:

- Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp qua bảng cân đối kế toán

- Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

- Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính

2.1.5 Phân tích chung tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

2.1.5.1 Phân tích tài sản của doanh nghiệp

a) Mục đích phân tích tài sản của doanh nghiệp

Là nhằm đánh giá tổng quát cơ sở vật chất kỹ thuật, tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp ở quá khứ, hiện tại và khả năng ở trong tương lai căn cứ chủ yếu là dựa vào bảng cân đối kế toán ở doanh nghiệp qua nhiều kỳ, cụ thể:

Trang 17

- Đánh giá năng lực kinh tế thực sự của tài sản doanh nghiệp hiện tại bằng cách tiến hành thẩm định giá trị kinh tế thực của khối tài sản của doanh nghiệp đang nắm giữ và khả năng chuyển đổi của nó Công tác này được tiến hành cụ thể cho từng loại tài sản ở doanh nghiệp

- Đánh giá tính hợp lý của sự biến động về giá trị và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp qua nhiều kỳ, những ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh, sự biến động đó có phù hợp với chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không tìm nguyên nhân để có giải pháp đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho sản xuất kinh doanh

b) Đánh giá sự biến động của tài sản

Để đánh giá sự biến động của tài sản chúng ta phân tích theo chiều ngang Trước tiên là phân tích sự biến động của tổng tài sản

Đánh giá sự biến động của tổng tài sản chúng ta so sánh số cuối kỳ với số đầu kỳ hay số của năm sau so với năm trước Giữa các số trên có 3 tương quan tỷ

lệ bằng nhau, lớn hơn hoặc nhỏ hơn

 Nếu số cuối kỳ > số đầu năm: phản ánh tài sản của doanh nghiệp được mở rộng (sau khi đã loại trừ yếu tố trượt giá) và do đó có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh

 Nếu số cuối kỳ < số đầu năm: phản ánh tài sản của doanh nghiệp bị thu hẹp do đó quy mô sản xuất kinh doanh có thể bị giảm sút nếu không sử dụng có hiệu quả hơn

c) Phân tích kết cấu tài sản của doanh nghiệp

Phân tích kết cấu tài sản của doanh nghiệp là đánh giá tương quan tỷ lệ giữa các loại tài sản thông qua tỷ trọng của từng loại trong tổng tài sản

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn gồm: tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác

Tài sản cố động và đầu tư dài hạn gồm: tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, chi phí trả trước dài hạn, chi phí xây dựng dỡ dang

Trang 18

2.1.5.2 Phân tích nguồn vốn doanh nghiệp

a) Phân tích sự biến động của tổng nguồn vốn

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, nếu tổng nguồn vốn tăng, tài sản của doanh nghiệp được

mở rộng và có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và ngược lại

 Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được hình thành từ khi thành

lập doanh nghiệp và được bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Nguồn vốn chủ sở hữu phản ánh sức mạnh về vốn về tài chính và sức mạnh chung của doanh nghiệp

 Nợ phải trả của doanh nghiệp phản ánh khả năng tận dụng nguồn vốn từ

bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh nghiệp cần phải càng mở rộng và phát triển để nâng cao vị trí của mình trên thị trường và nguồn vốn từ bên ngoài càng có ý nghĩa hơn Điều này cũng chứng tỏ doanh nghiệp có kinh nghiệm, nghệ thuật trong kinh doanh, biết sử dụng các cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh của mình

b) Phân tích kết cấu nguồn vốn doanh nghiệp

Kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là tương quan tỷ lệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với nợ phải trả ở doanh nghiệp Kết cấu này cũng được phản ánh qua

tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp

Tỷ suất tự tài trợ

Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn 2.1.6 Các tỷ suất chi phí

a) Tỷ suất chi phí giá vốn hàng bán trên doanh thu (%)

Tỷ suất giá vốn hàng

bán / doanh thu (%) =

Giá vốn hàng bán Doanh thu

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thu được trị giá giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu phần trăm

b) Tỷ suất chi phí tài chí trên doanh thu (%)

Tỷ suất chi phí tài

chinh/ doanh thu

(%)

=

Chi phí tài chính

Doanh thu

Trang 19

Tỷ suất này cho biết trong tổng doanh thu thu được thì chi phí tài chính chiếm bao nhiêu phần trăm

c) Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu (%)

Tỷ suất Chi phí quản lý / Doanh thu

Chi phí quản lý Doanh thu

Tỷ suất này cho biết trong tổng doanh thu thu được thì chi phí tài chính chiếm bao nhiêu phần trăm

2.1.7 Các chỉ số được sử dụng trong phân tích tình hình tài chính

2.1.6.1 Nhóm chỉ tiêu thanh toán

Liên quan đến nhóm chỉ tiêu thanh toán bao gồm các chỉ tiêu về tình hình công nợ: các khoản phải thu và tình hình thu nợ, các khoản phải trả và khả năng chi trả Đây là nhóm chỉ tiêu được sự quan tâm của nhà quản trị, chủ sở hữu và đặc biệt đối với các nhà cho vay

a) Hệ số khái quát (%)

Hệ số khái quát = Tổng các khoản phải thu

Tổng các khoản phải trả

Để có tình hình chung về công nợ, ta dùng hệ số khái quát để xem xét sự

tượng quan giữa các khoản chiếm dụng lẫn nhau trước khi đi vào phân tích chi tiết Cần lưu ý rằng công nợ là những phát sinh tất yếu trong quá trình kinh doanh

và vì thế vấn đề quan trọng không phải là số nợ hay tỷ lệ nợ mà là bản chất các khoản nợ và tùy thuộc vào đặc điểm, chiến lược kinh doanh của ngành, mỗi đơn

vị khác nhau và mỗi thời điểm khác nhau Duy trì và điều khiển công nợ một cách có kế hoạch và trôi chảy cũng là một nghệ thuật trong kinh doanh

b) Vốn luân chuyển (ngàn đồng)

Vốn luân chuyển = (TSLĐ & ĐTNH ) – Nợ ngắn hạn

Vốn luân chuyển là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động (TSLĐ) và đầu

tư tài chính ngắn hạn (ĐTNH) so với nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh phần tài sản được tài trợ từ nguồn vốn cơ bản lâu dài mà không đòi hỏi chi trả trong thời gian ngắn Vốn luân chuyển càng lớn phản ánh khả năng chi trả càng cao đối với

nợ ngắn hạn chưa đến hạn

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng vốn luân chuyển càng cao cùng chưa đảm bảo cho nợ được trả khi đến hạn bởi vì sự gia tăng của vốn luân chuyển đối

Trang 20

với tài sản dự trữ tăng do nguyên vật liệu đầu tư quá mức, thành phẩm hàng hóa mất phẩm chất không tiêu thụ được hoặc các khoản phải thu chậm thu hồi, do đó trong trường hợp này vốn luân chuyển cao nhưng chưa đảm bảo trả nợ đến hạn

Do đó, để phân tích khả năng thanh toán đầy đủ phải kết hợp thêm các chỉ tiêu khác như khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành…

c) Khả năng thanh toán vốn lưu động (lần)

d) Khả năng thanh toán hiện hành (lần)

Hệ số thanh toán hiện hành = TSLĐ & ĐTNH

Nợ ngắn hạn

Hệ số này biểu hiện sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn hay nói cách khác là hiện trạng tài sản lưu động trong kỳ kinh doanh hiện tại (thường là một niên độ); ý nghĩa của hệ số là mức độ trang trãi của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm

Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1, chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp

e) Khả năng thanh toán nhanh (lần)

Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động – hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Hệ số này đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn Khoản có thể dùng để trả ngay các khoản nợ đến hạn là tiền, chứng khoán ngắn hạn và các khoản phải thu Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao

Tuy nhiên, hệ số này quá lớn gây mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá nhiều vào vốn bằng tiền, chứng khoán ngắn hạn và nợ phải thu có thể không hiệu quả Thông thường tỷ lệ này >= 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan, doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán Nếu

Trang 21

tỷ lệ này < 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp gặp khó khăn Tuy nhiên, nếu hệ số này cao do khoản phải thu khó đòi cao thì doanh nghiệp được đánh giá

không cao

2.1.6.2 Nhóm chỉ tiêu hoạt động ( hiệu quả sử dụng vốn)

Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu được sự quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp Trong nền kinh tế hiện đại mà các nguồn lực mỗi ngày hạn hẹp và chi phí cho việc sử dụng chúng ngày càng cao, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn lực càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết

c) Số vòng quay vốn lưu động (vòng)

Trang 22

Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, việc tăng vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với doanh nghiệp, có thể giúp doanh nghiệp giảm một lượng vốn lưu động cần thiết trong kinh doanh trên cơ sở vốn hiện có

Số vòng quay hàng tồn kho càng cao (số ngày cho một vòng quay càng ngắn) càng tốt; tuy nhiên, với số vòng quá cao sẽ thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không cung ứng kịp thời cho khách hàng, gây mất uy tín doanh nghiệp

e) Kỳ thu tiền bình quân (ngày)

Kỳ thu tiền bình quân =

Các khoản phải thu bình quân Doanh thu bình quân ngày

Trong đó:

Doanh thu bình quân ngày = Tổng doanh thu thuần

360

Kỳ thu tiền bình quân nhỏ hơn hoặc bằng 30 là tốt

2.1.6.3 Nhóm chỉ tiêu quản trị nợ (cơ cấu tài chính)

Cơ cấu tài chính là khái niệm dùng để chỉ tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu và tỷ trọng của nguồn vốn đi vay chiếm trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp Cơ cấu tài chính là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng, là đòn bẩy đầy sức mạnh đối với chỉ tiêu lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường luôn mang đầy tính rủi ro

a) Hệ số nợ so với tài sản (%)

Hệ số nợ hay tỷ số nợ là phần nợ vay chiếm trong tổng nguồn vốn

Trang 23

Hệ số nợ = Tổng số nợ

Tổng tài sản

b) Hệ số nợ so với vốn (%)

Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu – một cách viết tắc về đòn cân tài chính,

là loại hệ số cân bằng dùng so sánh giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu, cho biết cơ cấu tài chính của doanh nghiệp rõ ràng nhất

c) Khả năng thanh toán lãi vay (lần)

Khả năng thanh toán lãi

đi vay đủ để bù đắp các khoản chi phí về tiền lãi vay hay không

2.1.6.4 Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận là mức chỉ tiêu cuối cùng của doanh nghiệp Lợi nhuận được mọi người quan tâm và cố gắng tìm hiểu, mỗi gốc độ nhìn đều cung cấp cho nhà phân tích một ý nghĩa cụ thể để phục vụ các quyết định quản trị

a) Hệ số lãi gộp (%)

Hệ số lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn Không tính đến chi phí kinh doanh, hệ số lãi gộp biến động là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận Hệ số lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí đặc biệt là chi phí bất biến, để đạt lợi nhuận

Hệ số lãi gộp = Lãi gộp

Doanh thu

Tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tỉ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp có một hệ số lãi gộp thích hợp

Trang 24

b) Hệ số lãi ròng (%)

Lãi ròng được hiểu ở đây là lợi nhuận sau thuế Hệ số lãi ròng hay còn gọi

là suất sinh lời doanh thu ( ROS), thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

Người ta cũng thường sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận – là tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế so với doanh thu để phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Ở Việt Nam, tỷ suất lợi nhuận còn là chỉ tiêu để căn cứ mức trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước

Hệ số lãi ròng = Lãi ròng

Doanh thu

Đối với báo cáo thu nhập của một số nước có sử dụng khái niệm “lợi nhuận trước thuế và lãi vay”( EBIT: earning before interest anh tax), một số chỉ tiêu về lợi nhuận khác được xem xét:

Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với lãi vay (%)

= Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Lãi vay

Hệ số EBIT nói lên khả năng thanh toán của lợi nhuận đối với khoản trả lãi vay Ý nghĩa cụ thể và đơn giản là: lợi nhuận của doanh nghiệp (hay của một

dự án) trước hết phải cao hơn số tiền lãi vay

c) Suất sinh lời của tài sản (%)

Hệ số suất sinh lời của tài sản – ROA: Return on asset, mang ý nghĩa : một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Hệ số càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả

Suất sinh lời của tài sản

Lãi ròng Tổng tài sản bình quân

Trang 25

d) Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (%)

Hệ số suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ( hay vốn cổ đông) – ROE ( return

on equity) mang ý nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận

ròng cho chủ sở hữu

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

Lãi ròng Vốn chủ sở hữu bình quân

Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn, hình thành lên tài sản Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ( ROE) vì vậy sẽ lệ thuộc vào suất sinh lời của

tài sản (ROA) Ý tưởng đó được thể hiện theo phương trình Dupont

e) Phương trình Duphont

Phương trình phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lập phương trình phân tích, lần đầu tiên được công ty Dupont áp dụng nên thường gọi là phương trình Dupont, cụ thể:

ROE = ROA X Đòn bẩy tài chính

Trong đó: đòn bẩy tài chính hay đòn cân tài chính hay đòn cân nợ FL (finanacial leverage) là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính ( financial structure) của doanh nghiệp

Đòn bầy tài chính = Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu

Như vậy, phương trìng Dupont sẽ được viết lại như sau:

Tác dụng của phương trình Dupont:

 Cho thấy mối quan hệ và tác động của nhân tố là các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản (vốn)

 Cho phép phân tích lượng hóa những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bằng các phương trình loại trừ (thay thế liên hoàn hoặc số chênh lệch)

 Đề ra các quyết sách phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lời

Tỉ như căn cứ vào phương trình trên, biện pháp tăng ROE là:

Trang 26

 Tăng doanh thu và giảm tương đối chi phí

 Tăng số vòng quay tài sản;

 Thay đổi cơ cấu tài chính: tỉ lệ nợ vay và tỉ lệ vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ đông)

Lưu ý rằng: khi doanh thu tăng lên và doanh nghiệp đang có lãi, một sự

tăng nợ vay sẽ làm cho ROE tăng cao Ngược lại, khi khối lượng hoạt động giảm

và thua lỗ, tăng nợ vay sẽ làm ROE giảm đi nghiêm trọng; nghĩa là khi ấy, ROE

sẽ lệ thuộc vào đòn bẩy tài chính- FL

Đòn bẩy tài chính càng lớn càng có sức mạnh làm cho suất sinh lời của

vốn chủ sở hữu tăng cao khi hoạt động hiệu quả; ngược lại chính đòn bẩy tài chính lớn sẽ là động lực làm giảm mạnh suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi khối lượng hoạt động giảm và chính nó – với chính sức mạnh đó, sẽ đẩy nhanh tình trạng tài chính của doanh nghiệp vào kết cục bi thảm

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

ROE

Suất sinh lời của tài sản

Tổng tài sản Chia Vốn CSH

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu

Hình 1: SƠ ĐỒ DUPONT TRONG MỐI QUAN HỆ HÀM

Trang 27

SỐ GIỮA CÁC TỈ SUẤT 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu trong đề tài được thu thập từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2006, 2007, 2008

2.2.2 Phương pháp phân tích

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một tỉ tiêu cơ sở ( chỉ tiêu gốc) Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô

Nguyên tắc so sánh:

Tiêu chuẩn so sánh:

 Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh

 Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua

 Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành

 Chỉ tiêu bình quân của nội ngành

Phương pháp so sánh:

Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích

và chỉ tiêu cơ sở Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa

thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước

Phương pháp số tương đối: là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích

so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch

tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng

Trang 28

2.2.2.2 Phương pháp sử dụng các chỉ tiêu tài chính

Là phương pháp dựa trên ý nghĩa chuẩn mực của các tỷ số về các đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính Các tỷ số tài chính được nhóm thành các nhóm tỷ số đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghệp như: tỷ số về khả năng thanh toán, tỷ số hoạt động, tỷ

số lợi nhuận…Sau đó thực hiện so sánh tỷ số của năm sau so với năm trước đó Khi so sánh các tỷ số tài chính doanh nghiệp sẽ biết được xu hướng biến động của các tỷ số và kết hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ đánh giá được tình hình tài chính tại đơn vị

Trang 29

CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

Năm 2004, Công ty Dược & Vật tư Y tế - Bepharco chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần theo quyết định số 1541/QĐ-UB ngày 06/05/2004 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre về việc chuyển Công ty Dược & Vật tư y tế Bến Tre thành Công ty cổ phần Dược phẩm Bến Tre Vốn điều lệ của Công ty lúc cổ phần hoá là 20 tỷ đồng theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

số 5503000017 đăng ký lần đầu ngày 05/07/2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre cấp Tính đến thời điểm 31/12/2006 vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến tre vẫn là 20 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ cổ phần của cổ đông Nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ Đến tháng 11 năm 2007 Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre phát hành thêm 1.000.000 cổ phần để tăng số vốn điều lệ của Công ty lên 30 tỷ đồng

Trải qua thời gian dài hoạt động với sự đóng góp của tập thể cán bộ công nhân viên và lãnh đạo Công ty, Bepharco đã từng bước phát triển đi lên và đạt được những kết quả đáng ghi nhận như:

- Năm 1987 Công ty được Chính phủ tặng Huân chương Lao động hạng 3

- Năm 1992 Công ty được Chính phủ tặng Huân chương Lao động hạng 2

- Năm 1997 Công ty được Chính phủ tặng Huân chương lao động hạng 1

Trang 30

- Năm 2004 Giám đốc Công ty được Chính phủ tặng Huân chương Lao động hạng Năm 2005 Công ty được nhận bằng khen thủ tướng chính phủ vì đạt thành tích tốt trong sản xuất kinh doanh

- Cũng trong năm 2005, Công ty đã vinh dự được Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam trao tặng “Giải thưởng Chất lượng Việt Nam năm 2005”

- Năm 2006 Công ty được nhận cờ luân lưu của Chính phủ trong khối các công ty cổ phần trong tỉnh

- Năm 2006, Công ty được trao “Cúp vàng Top ten sản phẩm thương hiệu Việt uy tín, chất lượng năm 2006” do người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn qua mạng Thương hiệu Việt

- Năm 2006, Công ty được Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng “Cúp vàng sản phẩm Việt uy tín chất lượng

- Năm 2006, Công ty được báo Thông Tin Thương Mại – Bộ Thương Mại trao tặng chứng nhận “Doanh nghiệp Việt Nam uy tín chất lượng năm 2006” do người tiêu dùng bình chọn qua sự bình chọn trên mạng Doanh nghiệp Việt Nam

- Năm 2007 nhận được 2 giải thưởng của WTO : Cúp vàng chất lượng hội nhập WTO thương hiệu Việt và giải chất lượng WTO hàng đầu Top ten

2.1.2 Giới thiệu về công ty

 Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE

 Tên tiếng Anh: BEN TRE PHARMACEUTICAL JOINT-STOCK

COMPANY

 Tên viết tắt: BEPHARCO

 Logo:

 Vốn điều lệ: 20.000.000.000 VNĐ (Hai mươi tỷ đồng Việt Nam)

 Trụ sở chính: Số 6 A3 - Quốc lộ 60 - Phường Phú Khương - Thị xã

Bến Tre - Tỉnh Bến Tre

 Điện thoại: (84-075) 3 813 447 – 3 829 528

 Fax: (84-075) 3 824 248

 Email: bepharco@vnn.vn

Trang 31

 Website: www.bepharco.com

 Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 5503000017 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bến Tre cấp lần đầu ngày 05/07/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 2

ngày 10/04/2007

3.2 CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC

Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty đã được Đại hội cổ đông nhất trí thông qua Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty như sau:

Hình 2: SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC

Chi nhánh Tp.HCM

o Địa chỉ: 436 B/76 đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh

o Hiện tại chi nhánh có tổng số nhân viên là: 31 người

o Chi nhánh có chức năng quản lý và tiếp thị bán hàng cho các đơn vị từ Ninh Thuận đến Tiền Giang Chi nhánh phụ trách trực tiếp nhập khẩu và ký hợp đồng mua bán với các Công ty, Bệnh viện theo sự uỷ quyền của Giám đốc Công

Trang 32

Chi nhánh Hà Nội

o Địa chỉ: Số 9 ngách 12/2 Nguyễn Phúc Lai, P Ô Chợ Dừa, Q Đống Đa,

Hà Nội

o Tổng số nhân viên chi nhánh Hà Nội là : 18 người

o Chi nhánh có chức năng quản lý và tiếp thị bán hàng cho các đơn vị thuộc các tỉnh phía Bắc từ Nghệ An trở ra theo uỷ quyền của Giám đốc Công ty, đồng thời có nhiệm vụ giao dịch với Cục Quản lý Dược xin cấp số đăng ký nhập khẩu thuốc

Trang 33

3.3 CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ

Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre có bộ máy quản lý tổ chức theo mô

hình Công ty cổ phần như sơ đồ sau:

Hình 3: CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ

 Đại hội đồng cổ đông: Đại hội cổ đông cơ quan có quyền lực cao nhất

của Công ty và tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu đều được tham dự Đại hội đồng cổ đông có các nhiệm vụ chính sau:

- Thông qua sửa đổi bổ sung điều lệ

- Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát và của các kiểm toán viên

- Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng Quản trị

- Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát và phê chuẩn việc Hội đồng Quản trị bổ nhiệm Giám đốc

PHÒNG

KẾ TOÁN

PHÒNG KIỂM TOÁN

P.ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

PHÒNG TIẾP THỊ

BAN KIỂM SOÁT

ĐẠI DIỆN LIÊN DOANH BAN GIÁM ĐỐC

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ

ĐÔNG

Trang 34

 Hội đồng Quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị

Công ty giữa hai kỳ Đại hội Các thành viên Hội đồng Quản trị được cổ đông bầu Hội đồng Quản trị đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công

ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Số thành viên của Hội đồng quản trị hiện tại là 5 thành viên

 Ban Kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội

đồng cổ đông bầu ra Hiện tại Ban kiểm soát Công ty gồm 3 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 3 năm Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

 Ban Giám đốc: có nhiệm vụ điều hành và ra các quyết định cao nhất về

tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao

 Đại diện Liên doanh: có chức năng tham gia quản lý tại Công ty liên

doanh với nhiệm vụ cụ thể là quản lý phần vốn góp và tham gia xây dựng phương án kinh doanh của Công ty Liên doanh Meyer-BPC

 Phòng Tổ chức Hành chính: có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc

về bộ máy sản xuất kinh doanh, và bố trí nhân sự cho phù hợp với nhu cầu phát triển của Công ty, quản lý hồ sơ lý lịch của công nhân viên, quản lý lao động tiền lương, xây dựng kế hoạch đào tạo nghiệp vụ, đồng thời thực hiện công tác hành chính như công tác an ninh quốc phòng, bảo vệ cơ quan, môi trường, phòng cháy chữa cháy

 Phòng Kinh doanh: có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc trong

công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc ký kết hợp đồng mua bán giữa các khách hàng và Công ty, kiểm soát và quản lý quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế đã được Ban Giám đốc phê duyệt, và xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh

Trang 35

 Phòng Kế toán: có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng kế

hoạch tài chính hàng năm, tổ chức bộ máy kế toán, thực hiện quản lý nguồn vốn

và tài sản, thực hiện các nhiệm vụ về kế toán và thủ quỹ, thống kê, nghiệp vụ Ngân hàng, lập các báo cáo quyết toán quý, năm và quyết toán đầu tư

 Phòng Kiểm toán: có nhiệm vụ kiểm tra tài chính của các đơn vị trực

thuộc theo đề nghị của Ban Giám đốc

 Phòng Đảm bảo chất lượng: có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc

trong công tác quản lý mạng lưới của các đại lý với Công ty và kiểm tra việc thực hiện chính sách chất lượng theo quy chế dược chính, theo dõi kiểm tra các dược phẩm nhập kho theo đúng quy chế dược chính

Phòng Tiếp thị: có chức năng xây dựng kế hoạch, tổ chức và thực hiện

các mục tiêu chiến lược marketing, phân tích và xử lý thông tin thị trường đề xuất lên Ban Giám đốc nội dung các chiến lược phát triển, xây dựng chính sách bán hàng, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động marketing của toàn công ty và báo cáo kết quả định kỳ cho Ban Giám đốc

3.4 CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

 Sản xuất thuốc trị bệnh cho người

 Xuất nhập khẩu các mặt hàng: thuốc thành phẩm, bao bì, nguyên phụ liệu, hương liệu phục vụ sản xuất, hóa chất xét nghiệm, sản phẩm sinh học

 Kinh doanh thuốc trị bệnh cho người

 Kinh doanh các loại máy móc, trang thiết bị y tế

3.5 KHÁT QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG

TY QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng thuốc trị bệnh cho người Các sản phẩm rất đa dạng về mặt hàng bao gồm thuốc thông thường và thuốc đặc trị với nhiều chủng loại và cấp độ khác nhau Các sản phẩm này được cung ứng từ hai nguồn chính là nhập khẩu trực tiếp các loại thuốc đặc trị từ nước ngoài và nguồn cung ứng thuốc trong nước

Trong những năm gần đầy, sự phát triển của nền kinh tế cùng với nhu cầu chăm lo đến sức khỏe của người dân ngày càng cao đã tác động tốt đến sự phát triển của ngành công nghiệp dược cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre Qua bảng 1 cho ta thấy khát quát về kết

Trang 36

quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 tương đối ổn định, cụ thể như sau:

Tổng doanh thu qua 3 năm liên tục tăng: năm 2007 tăng 15,39 % tương đương 41.358.210 ngàn đồng so với năm 2006 Tổng doanh thu năm 2008 tăng 19,45 % tương đương 60.317.508 ngàn đồng so với năm 2007 Trong tổng doanh thu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất , trong

đó doanh thu bán hàng tăng là do ảnh hưởng của giá bán tăng, trong những năm gần đầy tình hình lạm phát ngày càng tăng làm cho giá cả nguyên vật liệu đầu vào liên tục tăng theo do đó đã làm cho giá bán sản phẩm tăng lên qua các năm

Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2007 tăng 56,11 % tương đương 3.228.448 ngàn đồng so với năm 2006 Tuy nhiên đến năm 2008 tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế giảm xuống còn 4,32 % tương đương 387.802 ngàn đồng so với năm 2007 Là do tổng chi phí cũng liên tục tăng qua 3 năm, năm 2007 tăng 14% tương đương 36.677.477 ngàn đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng 20% t ương đương 60.010.465 ngàn đồng so với năm 2007 Mặt khác là do ảnh hưởng bởi thuế thu nhập doanh nghiệp: theo công văn số 592/CT/TH- DT ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Tổng cục thuế - Cục thuế Tỉnh Bến tre đơn vị được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế do chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thanh Công ty cổ phần mang lại và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho 3 năm tiếp theo Thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tính từ năm 2005 cho đến hết thời gian miễn giảm Do vậy, năm 2006 công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, năm 2007 thuế thu nhập doanh nghiệp công ty phải nộp là 1.452.285 ngàn đồng, năm 2008 là 1.371.526 ngàn đồng

Tóm lại, qua 3 năm sản xuất kinh doanh công ty hoạt động có hiệu quả,

lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước

Trang 37

0 50.000.000 100.000.000 150.000.000 200.000.000 250.000.000 300.000.000 350.000.000 400.000.000

5 Lợi nhuận sau thuế

HÌNH 4: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA

3 NĂM

Trang 38

Bảng 1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

2 Tổng chi phí 262.990.728 299.668.205 359.678.670 36.677.477 13,95 60.010.465 20,03 3.Lợi nhuận trước thuế 5.754.053 10.434.786 10.741.829 4.680.733 81,35 307.043 2,94

(Nguồn: phòng kế toán )

Trang 39

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY

Khi phân tích tình hình tài chính trước hết phải đánh giá khát quát về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty, xem xét sự biến động của chúng Trên cơ

sở đó nhận xét về tình hình tài chính của công ty

Thông qua bảng 2 ta có những nhận định về sự biến động của tổng tài sản

và nguồn vốn của công ty qua 3 năm như sau:

4.1.1 Tình hình tài sản

Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm biến động theo chiều hướng tăng dần qua các năm Tổng tài sản năm 2007 tăng 18,66 % tương đương 26.617.677 ngàn đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng 20,88 % tương đương 35.351.595 ngàn đồng so với năm 2007 Nguyên nhân làm tăng giá trị tổng tài sản của công

ty chủ yếu là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản nên sự gia tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cũng kéo theo sự gia tăng của tổng tài sản Cụ thể, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2007 tăng 23,04% tương đương 25.808.474 ngàn đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng 21,16 % tương đương 29.161.197 ngàn đồng so với năm 2007 Nguyên nhân tài sản lưu động của công ty tăng là công ty muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, sản phẩm của công ty được cung cấp từ hai kênh chính là nhập khẩu từ nước ngoài và được cấp từ trực tiếp từ công ty Meyer-BPC Nhưng

do có một số sản phẩm mà công ty Meyer- BPC không thể trực tiếp sản xuất được nên công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài Để giảm bớt chi phí trong quá trình nhập khẩu và rủi ro chênh lệch tỷ giá nên mỗi lần nhập khẩu khối lượng hàng hóa nhập kho rất lớn Và nhu cầu cung cấp hàng hóa ngày càng tăng do tâm

lý ưa chuộng hàng ngoại của người dân nên công ty phải luôn dự trữ hàng hóa để

có thể cung cấp hàng hóa đầy đủ cho khách hàng

Như vậy, trong 3 năm qua tổng tài sản của công ty năm sau luôn cao hơn

năm trước chứng tỏ tài sản của công ty được mở rộng, do đó công ty có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh

Ngày đăng: 29/03/2013, 22:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tấn Bình ( 2004), phân tích hoạt động kinh doanh, nhà Xuất Bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: phân tích hoạt động kinh doanh
Nhà XB: nhà Xuất Bản Thống Kê
2. Võ Thành Danh, La Xuân Đào, Bùi Văn Trịnh (2000), Giáo trình kế toán phân tích, nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán phân tích
Tác giả: Võ Thành Danh, La Xuân Đào, Bùi Văn Trịnh
Nhà XB: nhà xuất bản thống kê
Năm: 2000
3. Phan Đức Dũng, Nguyễn Thị Mỵ ( 2006) Phân tích hoạt động kinh doanh, nhà Xuất Bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Nhà XB: nhà Xuất Bản Thống Kê
4. Trương Đông Lộc, Trần Bá Trí, Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Thị Lương, Trương Thị Bích Liên (2008), Quản trị tài chính, Tủ sách Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính
Tác giả: Trương Đông Lộc, Trần Bá Trí, Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Thị Lương, Trương Thị Bích Liên
Năm: 2008
5. Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết ( 1997),Quản trị tài chính, tủ sách Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM (Trang 1)
Hình 1: SƠ ĐỒ DUPONT TRONG MỐI QUAN HỆ HÀM - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Hình 1 SƠ ĐỒ DUPONT TRONG MỐI QUAN HỆ HÀM (Trang 26)
Hình 1: SƠ ĐỒ DUPONT TRONG MỐI QUAN HỆ HÀM - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Hình 1 SƠ ĐỒ DUPONT TRONG MỐI QUAN HỆ HÀM (Trang 26)
Hình 2: SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Hình 2 SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC (Trang 31)
Hình 2: SƠ ĐỒ CƠ CẤU  BỘ MÁY TỔ CHỨC - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Hình 2 SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC (Trang 31)
Hình 3: CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Hình 3 CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ (Trang 33)
Hình 3: CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Hình 3 CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ (Trang 33)
HÌNH 4: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM  - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
HÌNH 4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (Trang 37)
HÌNH 4: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA  3 NĂM - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
HÌNH 4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (Trang 37)
Bảng 1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QU A3 NĂM - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QU A3 NĂM (Trang 38)
Bảng 1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (Trang 38)
Bảng 2: TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QU A3 NĂM - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 2 TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QU A3 NĂM (Trang 40)
Bảng 2: TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 2 TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (Trang 40)
Bảng 3: TÌNH HÌNH TÀI SẢN QU A3 NĂM - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 3 TÌNH HÌNH TÀI SẢN QU A3 NĂM (Trang 42)
Bảng 3: TÌNH HÌNH TÀI SẢN QUA 3 NĂM - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 3 TÌNH HÌNH TÀI SẢN QUA 3 NĂM (Trang 42)
Bảng 4: CƠ CẤU VỐN BẰNG TIỀN QU A3 NĂM - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 4 CƠ CẤU VỐN BẰNG TIỀN QU A3 NĂM (Trang 44)
Bảng 4: CƠ CẤU VỐN BẰNG TIỀN QUA 3 NĂM - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 4 CƠ CẤU VỐN BẰNG TIỀN QUA 3 NĂM (Trang 44)
Bảng 5: CƠ CẤU CÁC KHOẢN PHẢI THU QU A3 NĂM - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 5 CƠ CẤU CÁC KHOẢN PHẢI THU QU A3 NĂM (Trang 46)
Bảng 5: CƠ CẤU CÁC KHOẢN PHẢI THU QUA 3 NĂM - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 5 CƠ CẤU CÁC KHOẢN PHẢI THU QUA 3 NĂM (Trang 46)
Bảng 6: CƠ CẤU HÀNG TỒN KHO QU A3 NĂM - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 6 CƠ CẤU HÀNG TỒN KHO QU A3 NĂM (Trang 48)
Bảng 6: CƠ CẤU HÀNG TỒN KHO QUA 3 NĂM - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 6 CƠ CẤU HÀNG TỒN KHO QUA 3 NĂM (Trang 48)
Bảng 7: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN QU A3 NĂM - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 7 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN QU A3 NĂM (Trang 50)
Bảng 7: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 7 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM (Trang 50)
Bảng 8: TỶ SUẤT TỰ TÀI TRỢ - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 8 TỶ SUẤT TỰ TÀI TRỢ (Trang 51)
Bảng 8 : TỶ SUẤT TỰ TÀI TRỢ - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 8 TỶ SUẤT TỰ TÀI TRỢ (Trang 51)
Bảng 9: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QU A3 NĂM - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 9 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QU A3 NĂM (Trang 54)
Bảng 9: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 9 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (Trang 54)
Bảng 10: CÁC CHỈ TIÊU CHI PHÍ - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 10 CÁC CHỈ TIÊU CHI PHÍ (Trang 57)
Bảng 10: CÁC CHỈ TIÊU CHI PHÍ - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 10 CÁC CHỈ TIÊU CHI PHÍ (Trang 57)
Để có thể hiểu rõ hơn tình hình thanh toán, cần phải so sánh giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả biến động qua các năm như thế nào thông qua hệ  số  khái  quát,  từ  đó  đưa  ra  những  nhận  xét  chính  xác  hơn  về  tình  hình  con  nợ  phải thu,  - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
c ó thể hiểu rõ hơn tình hình thanh toán, cần phải so sánh giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả biến động qua các năm như thế nào thông qua hệ số khái quát, từ đó đưa ra những nhận xét chính xác hơn về tình hình con nợ phải thu, (Trang 58)
Bảng 11: HỆ SỐ KHÁI QUÁT QUA 3 NĂM - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 11 HỆ SỐ KHÁI QUÁT QUA 3 NĂM (Trang 58)
Bảng 12: TÌNH HÌNH VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 12 TÌNH HÌNH VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN (Trang 61)
Bảng 12: TÌNH HÌNH VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 12 TÌNH HÌNH VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN (Trang 61)
Hình 5: HỆ SỐ NỢ SO VỚI TÀI SẢN - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Hình 5 HỆ SỐ NỢ SO VỚI TÀI SẢN (Trang 63)
Hình 5: HỆ SỐ NỢ SO VỚI TÀI SẢN - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Hình 5 HỆ SỐ NỢ SO VỚI TÀI SẢN (Trang 63)
Bảng 13: CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 13 CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG (Trang 65)
Bảng 14: KHẢ NĂNG THANH TOÁN LÃI VAY - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 14 KHẢ NĂNG THANH TOÁN LÃI VAY (Trang 66)
Bảng 14 : KHẢ NĂNG THANH TOÁN LÃI VAY - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 14 KHẢ NĂNG THANH TOÁN LÃI VAY (Trang 66)
Bảng 15: CÁC CHỈ TIÊU QUẢN TRỊ NỢ - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 15 CÁC CHỈ TIÊU QUẢN TRỊ NỢ (Trang 67)
Bảng 15: CÁC CHỈ TIÊU QUẢN TRỊ NỢ - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 15 CÁC CHỈ TIÊU QUẢN TRỊ NỢ (Trang 67)
Hình 7: HỆ SỐ LÃI RÒNG - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Hình 7 HỆ SỐ LÃI RÒNG (Trang 68)
Hình 6: HỆ SỐ LÃI GỘP 4.4.4.2. Hệ số lãi ròng  - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Hình 6 HỆ SỐ LÃI GỘP 4.4.4.2. Hệ số lãi ròng (Trang 68)
Hình 6: HỆ SỐ LÃI GỘP  4.4.4.2. Hệ số lãi ròng - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Hình 6 HỆ SỐ LÃI GỘP 4.4.4.2. Hệ số lãi ròng (Trang 68)
Hỡnh 7: HỆ SỐ LÃI RềNG - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
nh 7: HỆ SỐ LÃI RềNG (Trang 68)
Bảng 16: KHẢ NĂNG SINH LỜI - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 16 KHẢ NĂNG SINH LỜI (Trang 69)
Bảng 16: KHẢ NĂNG SINH LỜI - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Bảng 16 KHẢ NĂNG SINH LỜI (Trang 69)
Hình 8: SUẤT SINH LỜI CỦA TÀI SẢN - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Hình 8 SUẤT SINH LỜI CỦA TÀI SẢN (Trang 70)
Hình 9: SUẤT SINH LỜI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Hình 9 SUẤT SINH LỜI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU (Trang 70)
Hình 9: SUẤT SINH LỜI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Hình 9 SUẤT SINH LỜI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU (Trang 70)
Hình 8: SUẤT SINH LỜI CỦA TÀI SẢN - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Hình 8 SUẤT SINH LỜI CỦA TÀI SẢN (Trang 70)
Hình 10: SƠ ĐỒ DUPONT - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Hình 10 SƠ ĐỒ DUPONT (Trang 73)
Hình 10: SƠ ĐỒ DUPONT - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM  BẾN TRE
Hình 10 SƠ ĐỒ DUPONT (Trang 73)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w