1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI lợn

113 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN __________________ *** __________________ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN TẬP TRUNG XA KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGỌC LŨ HUYỆN BÌNH LỤC TỈNH HÀ NAM Tên sinh viên: Trần Đình Công Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế nông nghiệp Lớp: KTNN 55A Niên khóa: 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Mạnh Hải HÀ NỘI - 2014 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Tình hình phát triển chăn nuôi lợn tập trung xa khu dân cư trên địa bàn xã Ngọc Lũ huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam” là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Sinh viên Trần Đình Công i LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đặc biệt trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học đại học Nông nghiệp Hà Nôi, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, đặc biệt là Thầy giáo Th.S: Trần Mạnh Hải, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Xin trân thành cảm ơn các ông bà trong các phòng ban HĐND- UBNN xã Ngọc Lũ, và nhân dân địa phương đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập giúp tôi hoàn thiện khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn bố mẹ, anh chị em, bạn bè và những người thân đã hết sức giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần trong cả quá trình học tập, rèn luyện, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trình độ, năng lực bản thân còn hạn chế nên trong báo cáo của tôi chắc chắn không tránh khỏi sai sót, kính mong các thầy giáo, cô giáo, các bạn sinh viên góp ý để nội dung nghiên cứu này hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Ngọc Lũ, ngày… tháng … năm 2014 Sinh Viên Trần Đình Công ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN 1. Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu xây dựng một nền chăn nuôi an toàn sinh học, bền vững. Nhưng hiện nay chăn nuôi nước ta còn nhỏ lẻ, sản xuất thủ công chưa chú trọng tới vấn đề môi trường nên tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng tới cả vật nuôi và đời sống con người. Do đó, chăn nuôi trang trại, tập trung hiện nay được xem là con đường tất yếu của ngành chăn nuôi để có được sự phát triển bền vững. Xã Ngọc Lũ nằm phía bắc của tỉnh Hà Nam,cách trung tâm trung tâm Thành Phố Hà Nội 80km về có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp đặc biệt là chăn nuôi với tỉ trọng chăn nuôi chiếm hơn 60% tổng giá trị kinh tế. Năm 2013 UBND xã đã hoàn tất việc lập kế hoạch chuyển đổi 15 ha đất nông nghiệp sang phát triển CNTT xa khu dân cư. Để phát triển và nhân rộng mô hình, nghiên cứu đã trả trả lời những câu hỏi: Thực trạng hoạt động, tình hình phát triển, hiệu quả kinh tế - xã hội, những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của mô hình CNTT ở đây như thế nào? 2. Nghiên cứu đã tìm hiểu hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn tập trung xa khu dân cư; Đánh giá thực trạng tình hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn xã Ngọc Lũ thời gian qua; Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn xã; Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn của các hộ tại xã Ngọc Lũ huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam trong thời gian tới. 3. Chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu: Đề tài được tiến hành tại xã Ngọc Lũ nơi có ngành chăn nuôi rất phát triển, đã hình thành khu CNTT xa khu dân cư từ năm 2009. Tiến hành điều tra 30 mẫu gồm tất cả các hộ trong khu CNTT và 10 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ngẫu nhiên trong khu dân cư nhằm để so sánh đánh giá tình tình phát triển trong khu CNTT của xã. iii 4. Khu CNTT xa khu dân cư của xã có diện tích 15ha nằm Năm 2009 xã Ngọc Lũ huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đã xây dựng được vùng quy hoạch với diện tích 10ha từ đất nông nghiệp sang phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đến năm 2013 thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa và chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, xã đã xây dựng được vùng quy hoạch với diện tích 15ha từ đất nông nghiệp sang phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại 2 địa điểm là khu Trại Màu thuộc thôn đội 11 có tổng diện tích là 6,5 ha và khu là Giáo Điền có diện tích là 8.5ha thuộc giáp ranh giữa thôn đội 1 và thôn đội 12. Hai khu vục này tập trung một lượng lớn vật nuôi của xã: đàn lợn của khu CNTT đạt 3652 con chiếm khoảng 7% tổng số lợn toàn xã. 5. Trong khu CNTT thì sản lượng lợn hơi xuất chuồng BQ/ hộ/năm là 180,4 con, tổng giá trị sản xuất là 926,688 tr.đ/hộ/năm và thu nhập BQ/hộ, trang trại/năm là 198,076 tr.đ. Tổng giá trị sản xuất của toàn khu CNTT là hơn 27 tỷ đồng/năm và tổng giá trị thu nhập mà các hộ chăn nuôi lợn trong khu mang lại rất lớn gần 6 tỷ đồng/ năm. Qua đó cũng sẽ góp phần tăng đóng góp của các hộ vào ngân sách nhà nước từ các khoản tiền thuê đất, khoản thuế thu nhập HQKT các hộ trang trại chăn nuôi lợn cho thấy loại hình chăn nuôi trong khu CNTT thì mang lại HQKT đều cao hơn so với loại hình chăn nuôi trong KDC, cụ thể là GO/IC, VA/IC và Thu nhập/IC của loại hình hộ, trang trại này là 1,354; 0,354 và 0,289 có nghĩa là trong loại hình hộ, trang trại chăn nuôi lợn trong khu CNTT này thì bình quân một đồng IC tạo ra 1,354 đồng GO; 0,354 đồng VA và 0,289 đồng thu nhập. Trong khi đó hiệu quả của của một đồng IC việc chăn nuôi xen kẽ trong KDC sẽ tọa ra 1,285 đồng GO; 0,285 đồng VA và 0,140 đồng thu nhập, thấp hơn đáng kể so với chăn nuôi trong khu CNTT. iv Tính trên lao động gia đình thì hiệu quả kinh tế mang lại của các hộ trang trại trong khu CNTT cũng cao hơn các hộ chăn nuôi xen kẽ trong khu dân cư, bình quân 1 lao động gia đình tạo ra 1248,625 ngìn đồng GO, 326 nghìn đồng VA và 266,9 nghìn đồng thu nhập. Như vậy ta có thể thấy được khu CNTT mang lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn nhiều so chăn nuôi nhỏ lẻ trong KDC cũng như là so với với trồng lúa và hoa màu các loại. Ngoài ra, khu CNTT còn góp phần lớn trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo thêm việc làm cho người dân địa phương. 6. Khó khăn lớn nhất trong phát triển CNTT ở đây là nguồn vốn. Nhiều hộ, trang trại trong khu đều thiếu vốn để đầu tư sản xuất, tiếp cận nguồn vốn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất trong khu còn thấp kém, chưa phục vụ tốt nhu cầu sản xuất. Thông qua việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng, thuận lợi, khó khăn của khu CNTT đưa ra được những giải pháp với chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan cũng như với từng hộ trang trại trong khu CNTT để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững khu CNTT xa khu dân cư tại Xã. v MỤC LỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 1 KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1 TÌNH HÌNH PHÁT TRI N CH N NUÔI L NỂ Ă Ợ 1 T P TRUNG XA KHU DÂN C TRÊN A BÀNẬ Ư ĐỊ 1 XÃ NG C L HUY N BÌNH L C T NH HÀ NAMỌ Ũ Ệ Ụ Ỉ 1 DANH MỤC BẢNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 1 KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1 TÌNH HÌNH PHÁT TRI N CH N NUÔI L NỂ Ă Ợ 1 T P TRUNG XA KHU DÂN C TRÊN A BÀNẬ Ư ĐỊ 1 XÃ NG C L HUY N BÌNH L C T NH HÀ NAMỌ Ũ Ệ Ụ Ỉ 1 DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 1 KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1 TÌNH HÌNH PHÁT TRI N CH N NUÔI L NỂ Ă Ợ 1 T P TRUNG XA KHU DÂN C TRÊN A BÀNẬ Ư ĐỊ 1 XÃ NG C L HUY N BÌNH L C T NH HÀ NAMỌ Ũ Ệ Ụ Ỉ 1 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Ý nghĩa BQ Bình quân CN Chăn nuôi CNTT Chăn nuôi tập trung CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ĐVT Đơn vị tính GO Giá trị sản xuất GTCLĐ Giá trị công lao động HQKT Hiệu quả kinh tế IC Chi phí trung gian KT - XH Kinh tế - xã hội LĐ Lao động LĐGĐ Lao động gia đình PTDB Phòng trừ dịch bệnh SXNN Sản xuất nông nghiệp TA Thức ăn TC Tổng chi phí vii TTCN-XD Tiểu thủ công nghiêp – xây dựng Tr.đ Triệu đồng UBND Ủy ban nhân dân VAC Vườn ao chuồng viii [...]... Thanh Cúc và cộng sự, 2005) Trong đó phát triển trong chăn nuôi là một quá trình của sự thay đổi của con giống, vật nuôi, việc khai thác và sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ và kỹ thuật trong quá trình sản suất chăn nuôi Chăn nuôi bao gồm chăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc, chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản Phát triển chăn nuôi lợn là sự tăng lên về mặt số lượng... SXKD khá đầy đủ Phát triển chăn nuôi lợn là sự tăng lên về mặt số lượng với cơ cấu tiến bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội nói chung và phát triển nông 12 nghiệp nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội Khi nói tới phát triển chăn nuôi, người ta thường quan tâm đến các khía cạnh: số lượng, chất lượng, hình thức tổ chức chăn nuôi và phương thức chăn nuôi Phát triển về mặt số... triển chăn nuôi gắn với giết mổ và chế bến Hà Thị Mai Hương nghiên cứu về Chăn nuôi lợn của các trang trại ở tỉnh Nam Định – Thục trạng và giải pháp” nghiên cứu về hiện trạng chăn nuôi lợn của các trang trại ở Nam Định, bài đã chỉ ra rằng: (1) Chăn nuôi lợn ở các trang trại của tỉnh Nam Định đã có bước phát triển vững chắc cả về số lượng và chất lượng, quy mô và hình thức chăn nuôi; (2) Chăn nuôi lợn. .. lượng hay quy mô vật nuôi phụ thuộc vào mục tiêu chăn nuôi hay nhu cầu tiêu dung sản phẩm chăn nuôi Với mục tiêu chăn nuôi để giải quyết vấn đề thực phẩm gia đình, tận dụng thức ăn thừa thì số lượng chăn nuôi không lớn Với mục tiêu hàng hóa thì số lượng vật nuôi đưa vào chăn nuôi là lớn Chăn nuôi là nghành có lợi thế kinh tế nhờ quy mô Phát triển về mặt chất lượng: chất lượng chăn nuôi có thể được đánh... của mình thì thị trường đầu sẽ ổn định và đảm bảo mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi 2.1.6.6 Các nguồn lực cho phát triển chăn nuôi Đất đai: Đất đai là điều kiện cần cho phát triển chăn nuôi tập trung, có một quỹ đất tốt, hợp lý, phù hợp với điều kiện phát triển chăn nuôi thì sẽ thúc đẩy được tình hình sản xuất chăn nuôi thuận lợi hơn bên cạnh đó cũng thúc đẩy được người dân đầu tư tham gia vào... phát triển chăn nuôi lợn tập trung tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên” đã phản ánh hiện trạng chăn nuôi tập trung tại huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên, qua nghiên cứu tác giả đã chỉ ra được rằng lợi thế của phát triển chăn nuôi tai hưng yên là rất lớn, có diện tích đất đai rộng, khí hậu thì phù hợp với mô hình phát triển chăn nuôi, lao động dồi dào, chủ hộ các trang trại ham học hỏi làm giàu Hiệu quả chăn nuôi. .. lợn là tốt hơn so với trồng trọt và chăn nuôi gia cầm, và so với các mô hình chuyên thỷ sản, trồng trọt + chăn nuôi và VAC thì hiệu quả chủ hộ chăn nuôi lợn không bằng Để phát triển và nâng cao kết quả và hiệu quả cho chăn nuôi tập trung thì chủ hộ chăn nuôi cần áp dụng đồng bộ các giải pháp như quy hoạch đất đai cho chủ hộ, giải phát về vốn, thị trường, tổ chức, khoa học kỹ thuật công nghệ, phát triển. .. thuê lao động là chủ yếu 2.1.3 Đặc điểm của phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư Chăn nuôi lợn tập trung xa khu dân cư là một loại hình chăn nuôi riêng, Bên cạnh các đặc điểm của nghành chăn nuôi lợn vốn có thì CNTT còn được phân biệt với các hình thức sản xuất khác ở các đặc điểm đặc trưng sau: Một là: Bản chất của kinh tế chăn nuôi lợn tập trung là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong... phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội ( Võ Trọng Hốt và cộng sự, 2000) Khi nói tới phát triển chăn nuôi, người ta thường quan tâm đến các khía cạnh: số lượng, chất lượng, hình thức tổ chức chăn nuôi và phương thức chăn nuôi Hiện nay có nhiều quan điểm về khu chăn nuôi tập trung và chăn nuôi tập trung xa khu... là chủ chăn nuôi có ý chí làm giàu, có phương pháp và nghệ thuật làm giàu và có những điều kiện nhất định để tạo lập các hộ chăn nuôi tập trung 2.1.4 Vai trò của phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư Với mục tiêu hướng tới xây dựng nền chăn nuôi an toàn sinh học, bền vững của ngành chăn nuôi thì xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư là hướng đi tất yếu Từng bước chuyển chăn nuôi quy . yếu. 2.1.3 Đặc điểm của phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư Chăn nuôi lợn tập trung xa khu dân cư là một loại hình chăn nuôi riêng, Bên cạnh các đặc điểm của nghành chăn nuôi lợn vốn có thì. tới phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn xã; - Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn của. 3 hình chăn nuôi lợn khu tập trung chăn nuôi trên địa bàn xã Ngọc Lũ - Bình Lục - Hà Nam. Từ đó chỉ ra các thuận lợi, khó khăn, các yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến tình hình phát triển chăn nuôi

Ngày đăng: 22/01/2015, 22:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Kim Chung ( 2000) “Thị trường đất đai trong nông nghiệp Việt Nam: Thực trạng và các định hướng chính sách” Tạp chí nghiên cứu kinh tế (số 260) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường đất đai trong nông nghiệp Việt Nam: Thực trạng và các định hướng chính sách”
2. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyễn Trọng Đắc (2005), Giáo trình phát tiển nông thôn, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phát tiển nông thôn
Tác giả: Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyễn Trọng Đắc
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2005
3. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế nông nghiệp
Tác giả: Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1997
4. Công Quang Huy (2011). “ Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình kinh tế mô hình tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định”, luận văn tốt nghiệp ĐH Quang Trung Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình kinh tế mô hình tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
Tác giả: Công Quang Huy
Năm: 2011
5. Phạm Văn Hùng. “Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
6. Nguyễn Khắc Hoàn (2006). ‘Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở Thừa Thiên Huế‘, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở Thừa Thiên Huế
Tác giả: Nguyễn Khắc Hoàn
Năm: 2006
7. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Võ Đình Tôn, Nguyễn Khắc Tích, Đinh Thị Nông (2000), Giáo trình chăn nuôi lợn, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi lợn
Tác giả: Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Võ Đình Tôn, Nguyễn Khắc Tích, Đinh Thị Nông
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2000
8. Nguyễn Văn Kha (2009). “ Nghiên cứu giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tập trung tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên”, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường ĐHNN Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tập trung tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
Tác giả: Nguyễn Văn Kha
Năm: 2009
10. Ban thống kê xã Ngọc Lũ “ Định hướng chung về phát triển chăn nuôi lợn thịt của xã Ngọc Lũ giai đoạn 2010 - 2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Định hướng chung về phát triển chăn nuôi lợn thịt của xã Ngọc Lũ giai đoạn 2010 - 2015
14. Các trang web cung cấp thông tin về chăn nuôi và tình hình chăn nuôi http://agriviet.com ; www.cucchannuoi.gov.vn Link
9. Ban thống kê xã Ngọc Lũ, báo cáo kết quả kinh tế - xã hội hàng năm từ 2011 - 2013 Khác
11. Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 Khác
12. Quyết định số 1772/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 cuả UBND tỉnh Hà Nam V/v phê duyệt các địa điểm quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung giai đoạn 2008- 2015 Khác
13. Quyết định số 1149/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2011 của UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt đề án Xây dựng khu chăn nuôi tập trung giai đoạn 2011-2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w