Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
275 KB
Nội dung
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ĐOÀN THỊ KIM QUÝ Mở đầu Ngày nay hội nhập toàn cầu là xu thế tất yếu, không chỉ là sự quan hệ về mặt chính trị giữa các Quốc Gia mà cả về mặt Khoa học công nghệ và đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Việc tồn tại của một doanh nghiệp hay một tổ chức nào đều phụ thuộc nhiều vào bản thân của mỗi tổ chức nhất định .Và nguồn lực mà mỗi tổ chức có được sẽ đóng vai trò quan trọng tạo nên bản lĩnh ,trong đó nhân tố nguồn nhân lực là nồng cốt. Nguồn nhân lực ngày càng được các nhà quản trị thừa nhận là năng lực cốt lõi để sáng tạo giá trị cho tổ chức, cho khách hàng và tạo lập vị thế cạnh tranh bền vững cho công ty. Để tạo được lợi thế cạnh tranh cho công ty thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang thực sự trở nên cực kì quan trọng. Công ty NETCO Đà Nẵng trong thời gian qua có bước phát triển khá năng động. Một doanh nghiệp muốn phát triển phải quan tâm đến nguồn nhân lực trình độ lành nghề của công nhân và trình độ quản lý của cấp cán bộ. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của công ty như vậy nên tôi quyết định chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty NETCO ĐÀ NĂNG”. Chuyên đề gồm mở đầu, 3 phần và kết luận: Mở đầu Phần I: Những vấn đề lí luận về nguồn nhân lực Phần II: Thực trạng về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty netco. Phần III: Giải pháp cho công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Kết luận Đề tài này được nghiên cứu dưới sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, cùng với những góp ý của tất cả các anh chị tại các phòng ban. Em xin chân thành cảm ơn cô KIM QUÝ và các anh chị các cô, các chú tại Công ty Netco Đà Nẵng đã giúp đỡ em trong thời gian qua. SVTH: NGUYỄN ĐỨC MẠNH- Lớp: 07Q Trang 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ĐOÀN THỊ KIM QUÝ Do kinh nghiệm thực tế em còn thiếu nên em xây dựng bài viết của mình trên những thông tin thu thập được tại công ty và trên những kiến thức đã được học trong nhà trường. Vì vậy, đề tài của em không thể tránh khỏi những thiếu sót mong thầy (cô) và các chú (các cô) trong công ty đóng góp ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, ngày tháng 05 năm 2010 Sinh viên thực hiện NGUYỄN ĐỨC MẠNH SVTH: NGUYỄN ĐỨC MẠNH- Lớp: 07Q Trang 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ĐOÀN THỊ KIM QUÝ PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC I. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC 1. Khái niệm nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng của con người trên một phạm vi lãnh thổ được chuẩn bị ở một mức độ nào đó có khả năng huy động vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở đó. Nguồn nhân lực được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau và nó khác với các nguồn lực khác ở chỗ là nó chịu sự tác động của tự nhiên và yếu tố xã hội. Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, bởi lẽ lao động tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm. Giá trị gia tăng của doanh nghiệp càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng lớn mà muốn có giá trị gia tăng lớn thì phải dựa vào chất lượng và kết quả nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty là điểm nổi bật cần quan tâm của các nhà quản trị. Các doanh nghiệp bên cạnh việc cạnh tranh nhau về thị phần thì họ còn cạnh tranh về đội ngũ lao động có chất lượng cao. Vì vậy, nhân tố lao động mang ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là nguồn nhân lực có hiểu biết, có trình độ Khoa học kỹ thuật cao. Trong cuộc cách mạng Khoa học kỹ thuật, lao động đóng vai trò quyết định và có tính sáng tạo trong quá trình sản xuất. Vì vậy, vai trò của nguồn nhân lực ngày càng được đưa lên vị trí hàng đầu trong những yếu tố làm nên thành công của các doanh nghiệp Vì vậy, chúng ta có thể nói nguồn nhân lực có ý nghĩa to lớn đối với toàn bộ đời sống kinh tế xã hội và sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp không ngừng đào tạo và phát triển đội ngũ công nhân viên nhằm ngày càng nâng cao chất lượng lao động, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý của mình. 2. Phân loại nguồn nhân lực 2.1. Nhân lực văn phòng Nhân lực văn phòng là lực lượng công nhân viên làm việc tại các phòng ban của doanh nghiệp. SVTH: NGUYỄN ĐỨC MẠNH- Lớp: 07Q Trang 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ĐOÀN THỊ KIM QUÝ Doanh nghiệp Việt Nam nói chung đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh hơn bao giờ hết, nó đòi hỏi nhân lực của doanh nghiệp phải làm việc một cách chuyên nghiệp hơn với hiệu quả cao nhất. Doanh nghiệp cần phát triển những nhà quản lý, đào tạo các chuyên viên nắm chắc kiến thức và kỹ năng để tổ chức, quản trị văn phòng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất. 2.2. Nhân lực kỹ thuật Nhân lực kỹ thuật là lực lượng công nhân viên, chuyên viên phụ trách về kỹ thuật, máy móc của doanh nghiệp. Lực lượng này phải đảm bảo cho mọi hoạt động về máy móc thiết bị của doanh nghiệp luôn hoạt động tốt. Vấn đề nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao luôn là một trong những mục tiêu được đơn vị đặt ra trong quá trình phát triển. 2.3. Nhân lực bán hàng Nhân lực bán hàng là lực lượng nhân viên làm việc tại các cửa hàng của các doanh nghiệp. Một trong những nhân sự then chốt của một doanh nghiệp là người quản lý và phát triển nhãn hiệu là hạt nhân của phòng marketing, phòng bán hàng. Xuất phát từ công việc thú vị nhưng cũng đầy thử thách: nghiên cứu người tiêu dùng, phát triển ý tưởng sản phẩm, xây dựng định vị, phát triển ý tưởng quảng cáo và truyền thông, tổ chức khuyến mãi và kích hoạt cho nhãn hiệu, góp phần xác định mức giá và quản trị tài chính nhãn hiệu , người quản lý nhãn hiệu phải chăm lo và chịu trách nhiệm hoàn toàn cho đứa con tinh thần của mình. 3. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực Cuộc cách mạng Khoa học và công nghệ diễn ra như vũ bão đang tạo nên những biến đổi sâu sắc và làm thay đổi tận gốc các mặt của đời sống xã hội. Với cuộc cách mạng này nguồn lực con người trở thành nguồn lực chủ chốt nhất đóng vai trò quyết định thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, có thể nói nguồn lực con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, là vốn quý giá nhất trong mọi nguồn vốn, tạo tiềm lực phát triển của mỗi quốc gia vì chỉ có nguồn lực con người mới có khả năng tiếp thu và áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác trở thành lực lượng xung kích đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hội nhập. Doanh nghiệp phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa là một trong những giải pháp đột phá. Điều này nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển ở cấp cơ sở và cấp quốc gia về nhân lực, góp phần thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và tạo ra bước phát triển thần kỳ của Việt Nam trong thế kỷ 21. SVTH: NGUYỄN ĐỨC MẠNH- Lớp: 07Q Trang 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ĐOÀN THỊ KIM QUÝ II. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1. Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 1. 1. Khái niệm Đào tạo và phát triển là tiến trình nỗ lực cung cấp cho nhân viên những thông tin, kỹ năng và sự thấu hiểu về tổ chức công việc trong tổ chức cũng như mục tiêu. Thêm vào đó đào tạo và phát triển được thiết kế để giúp đỡ hỗ trợ nhân viên tiếp tục có những đóng góp tích cực cho tổ chức. Đào tạo: Giúp đỡ nhân viên hoàn thành công việc thực tại được tốt hơn, bao gồm các hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng của một cá nhân đối với công việc. Phát triển: Chuẩn bị nhân viên cho tương lai. Nó chú trọng vào việc học tập và phát triển các nhân. nhằm giúp cho công nhân viên theo kịp với cơ cấu tổ chức khi nó thay đổi và phát triển. 1.2. Mục đích Sử dụng tối đa nguồn lực hiện có và nâng cao hiệu quả của tổ chức thông qua việc cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên, giúp họ hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp và thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với công việc trong tương lai, đào tạo và phát triển giúp người lao động có thể áp dụng thành công các thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong doanh nghiệp. Bởi lẽ, không phải lúc nào, trong quá trình tuyển chọn nhân viên bao giờ chúng ta cũng có thể lựa chọn những nhân viên như mong muốn, có đủ tiêu chuẩn, trình độ. Do đó, chúng ta phải tiếp tục đào tạo và phát triển họ nhằm mục đích sử dụng lâu dài; Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt là khi nhân viên mới vào làm việc trong công ty hoặc khi nhân viên nhận công việc mới. Nhân viên mới thường gặp nhiều khó khăn trong những ngày đầu làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp; Giải quyết các vấn đề của tổ chức. Trong các tổ chức, doanh nghiệp thường xảy ra những mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân với nhau, giữa công đoàn với các nhà quản trị, Vì vậy, đào tạo và phát triển có thể mang lại hiệu quả trong việc giúp các nhà quản trị giải quyết các vấn đề của tổ chức và đề ra các chính sách quản lý nguồn nhân lực một cách phù hợp; SVTH: NGUYỄN ĐỨC MẠNH- Lớp: 07Q Trang 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ĐOÀN THỊ KIM QUÝ Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận. Trong quá trình hoạt động, do môi trường kinh doanh thay đổi đã làm cho mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải luôn thay đổi cho phù hợp, điều đó tạo ra các cơ hội về thăng tiến, địa vị, danh vọng, thu nhập đối với các nhân viên. Do đó, đào tạo và phát triển giúp cho nhân viên có được những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay thế cho các cán bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết; Thoả mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên. Con người thường mong muốn được thoả mãn rất nhiều nhu cầu cùng một lúc, mặc dù mức độ cấp bách đáp ứng các nhu cầu là không giống nhau. Nhu cầu được học tập được xem là một nhu cầu khách quan và không kém phần quan trọng góp phần thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân. Vì vậy, việc thoả mãn nhu cầu được học tập để nâng cao trình độ, kiến thức là một việc làm cần thiết để kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn và đạt được nhiều thành tích hơn. Mục đích chung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thong qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn với thái độ tốt hơn cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ đối với công việc trong tương lai. Những mục tiêu cơ bản của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: • Xây dựng và thực hiện một kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và toàn doanh nghiệp bằng nhũng hoạt động đào tạo có tổ chức của những nhóm khác nhau, thực hiện phân tích đánh giá nhu cầu đào tạo của người lao động ở mọi trình độ • Chuẩn bị chuyên gia để quản lý, điều khiển và đánh giá những chương trình đào tạo. • Xây dựng một phương án nghề nghiệp và một kế hoạch phát triển từng thời kỳ nhất định phù hợp với tiềm năng của công ty, sắp xếp theo thứ tự của nghề chủ yếu. • Nghiên cứu về nhân lực, chuẩn bị những số liệu về cơ cấu lao động và các lĩnh vực có liên quan. • Tạo thuận tiện cho thông tin nội bộ giữa các bộ phận quản lý và người lao động, thông tin ngược chiều liên quan đến bộ phận, đến động cơ của người lao động Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận. Trong quá trình hoạt động, do môi trường kinh doanh thay đổi đã làm cho mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải luôn thay đổi cho phù hợp, điều đó tạo ra các cơ hội về thăng tiến, địa vị, danh vọng, thu nhập đối với các nhân viên. Do đó, đào tạo và phát triển giúp cho nhân viên có được những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay thế cho các cán bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết; SVTH: NGUYỄN ĐỨC MẠNH- Lớp: 07Q Trang 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ĐOÀN THỊ KIM QUÝ Thoả mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên. Con người thường mong muốn được thoả mãn rất nhiều nhu cầu cùng một lúc, mặc dù mức độ cấp bách đáp ứng các nhu cầu là không giống nhau. Nhu cầu được học tập được xem là một nhu cầu khách quan và không kém phần quan trọng góp phần thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân. Vì vậy, việc thoả mãn nhu cầu được học tập để nâng cao trình độ, kiến thức là một việc làm cần thiết để kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn và đạt được nhiều thành tích hơn. 1.3. Vai trò Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm: • Về mặt xã hội: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề sống còn của một đất nước, nó quyết định sự phát triển của một xã hội, là một trong những giải pháp để chống lại thất nghiệp. Đầu tư cho đào tạo và giáo dục là những khoản đầu tư chiến lược, chủ chốt cho sự phồn vinh của đất nước. • Về phía doanh nghiệp: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là để đáp ứng được yêu cầu công việc của tổ chức, nghĩa là đáp ứng được nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đó là một hoạt động sinh lợi đáng kể. • Về phía người lao động: đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động, là một trong những yếu tố tạo nên động cơ lao động tốt. 1.4. Ý nghĩa Nếu làm tốt công tác đào tạo và phát triển thì: • Trình độ tay nghề người thợ nâng lên, từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả công việc. • Nâng cao chất lượng thực hiện công việc. • Giảm tai nạn lao động do người lao động nắm nghề nghiệp tốt hơn và có thái độ tốt hơn. • Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khả năng tự giám sát công việc nhiều hơn do hiểu rõ quy trình, hiểu rõ công việc. • Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức. 1.5. Nguyên tắc Đáo tạo và phát triển nguồn nhân lực dựa trên 4 nguyên tắc sau: • Con người hoàn toàn có năng lực phát triển. Mọi người trong một tổ chức đều có khả năng phát triển và sẽ cố gắng để thường xuyên phát triển, để giữ vững sự tăng trưởng của doanh nghiệp cũng như cá nhân họ. SVTH: NGUYỄN ĐỨC MẠNH- Lớp: 07Q Trang 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ĐOÀN THỊ KIM QUÝ • Mỗi người đều có giá trị riêng, do đó họ đều có khả năng đóng góp những sáng kiến. • Lợi ích của người lao động và những mục tiêu của tổ chức có thể kết hợp được với nhau. Sự phát triển của một tổ chức phụ thuộc vào nguồn lực của tổ chức đó. Khi nhu cầu của người lao động được thừa nhận và đảm bảo thì họ sẽ phấn khởi trong công việc. • Đào tạo nguồn nhân lực là nguồn đầu tư sinh lời đáng kể vì đó là những phương tiện để đạt được sự phát triển của tổ chức một cách có hiệu quả nhất. 2. Qúa trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2.1. Lập kế hoạch đào tạo và phát triển Trong hoạt động quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp đào tạo và phát triển nhân viên là một trong những nhiệm vụ cơ bản của quá trình quản lý nguồn nhân lực. Nhưng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ không thể hoàn thành một cách độc lập mà phải được phối hợp cùng với những công việc khác trong quản lý nguồn nhân lực mới có thể thực hiện một cách thuận lợi và đạt được hiệu quả như mong đợi. Vì vậy việc đào tạo có quan hệ mật thiết với nhiều khâu khác trong quản lý nguồn nhân lực. Quan hệ giữa đào tạo và tìm kiếm nhân viên: việc đào tạo, một mặt được coi là tiêu chuẩn cơ bản trong việc tìm kiếm nhân viên; mặt khác, bất kỳ nhân viên nào khi đã được tuyển vào doanh nghiệp đều cần được phân cấp, phân loại đào tạo cho phù hợp với cương vị trước mắt để từ đó xây dựng được một quan niệm nghề nghiệp, nguyên tắc nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp tương ứng. Quan hệ giữa đào tạo với sắp xếp công việc: điều quan trọng mà công ty cần quan tâm là làm sao sắp xếp công việc cho phù hợp với từng người. Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa tố chất , năng lực công tác, đặc điểm hành vi của nhân viên với tính chất của công việc. Trong khi đó đào tạo chính là phương pháp phối hợp giữa nhân viên và đào tạo. Thông qua đào tạo nhân viên có điều kiện đáp ứng được hầu hết yêu cầu của công việc đồng thời là cơ hội để phát huy được năng lực của mình. Quan hệ giữa đào tạo với lựa chọn, tin dùng: việc lựa chọn và tin dùng của doanh nghiệp nghĩa là giúp cho một số nhân viên ưu tú tiến thêm một bước trên cương vị công tác. Để những nhân viên này có thể thích hợp hơn, đáp ứng tốt hơn và phát huy đầy đủ hơn năng lực công tác của họ trước yêu cầu của công việc mới. SVTH: NGUYỄN ĐỨC MẠNH- Lớp: 07Q Trang 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ĐOÀN THỊ KIM QUÝ Quan hệ giữa đào tạo với đánh giá hiệu quả thành tích công tác: khi kết quả đánh giá hiệu quả thành tích công tác không thể đáp ứng được yêu cầu của công việc thì phải tiến hành việc đào tạo nhân viên, sau đó lấy chính hiệu quả thành tích công tác của nhân viên được đào tạo để kiểm nghiệm hiệu quả đào tạo. Quan hệ giữa tiền lương, tiền thưởng: khi thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng phải chú trọng vào kết quả trực tiếp từ thành tích công tác của nhân viên, đào tạo có quan hệ gián tiếp với tiền lương và tiền thưởng. Bởi vì chỉ có thông qua việc không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp của nhân viên thì thành tích công tác mới được cải thiện, từ đó mới có thể nâng cao tiền lương, tiền thưởng. 2.2. Triển khai kế hoạch: • Lập kế hoạch thực thi đào tạo: Xác định mục tiêu đào tạo: Công ty làm rõ cho nhân viên thấy được hiệu quả và mục tiêu của khóa đào tạo, trong đó mỗi mục tiêu phải rõ ràng để nhân viên dễ dàng nhận thấy. Soạn thời khóa biểu đào tạo: Công ty cần sắp xếp lịch trình cụ thể cho từng nhân viên đào tạo, sắp xếp thời gian cụ thể để thực hiện như số tuần, số ngày, số giờ… Tạo ra phương thức đào tạo để lựa chọn: Trong lúc đào tạo công ty cần xem xét những điều kiện cần thiết và cho phép để lựa chọn một trong những phương thức sau: phương pháp giảng dạy , truyền đạt, tổ chức cuộc họp nghiên cứu thảo luận, nghiên cứu ví dụ, làm mẫu hành vi, diễn vai, mượn cương vë khác để rèn luyện, trò chơi quản lý, đào tạo tại hiện trường… để cho hiệu quả đào tạo đạt được mục đích mong muốn. Đưa ra biện pháp khống chế: Lựa chọn các biện pháp khống chế như: điểm danh, tổng kết tài liệu báo cáo về kết quả thu được từ buổi dự thính, kiểm tra lưu động… đồng thời triển khai việc đôn đốc, giám sát công tác đào tạo. • Phương pháp đánh giá quyết định: Đánh giá chung về hiệu quả đào tạo của nhân viên được đào tạo thông qua các phương tiện như đánh giá biểu hiện công tác, cho làm bài tập mệnh đề, trắc nghiệm giấy hay thu thập báo cáo đào tạo của nhân viên. Đồng thời phải xác định rõ cần lựa chọn phương pháp nào để giúp cho nhân viên ứng dụng được những kỹ năng đã học vào trong công việc thực tế. SVTH: NGUYỄN ĐỨC MẠNH- Lớp: 07Q Trang 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ĐOÀN THỊ KIM QUÝ • Thực thi công tác đào tạo: Lựa chọn thời gian và địa điểm đào tạo: Việc lựa chọn thời gian đào tạo công ty phải xem xét kỹ lưỡng đến khả năng nhân viên có thể tham dự đáưy đủ các buổi học hay không, cơ sở hạ tầng và các thiết bị đào tạo có được sử dụng triệt để hay không, có đảm bảo được thời gian của giáo viên đào tạo hay không. Ngoài ra việc lựa chọn địa điểm đào tạo công ty phải chụ trọng đến việc lựa chọn những nơi có điều kiện tương đối lý tưởng như giao thông thuận tiện, môi trường trong lành, yên tĩnh, đủ gió và ánh sáng. • Chuẩn bị tư liệu liên quan dùng cho việc đào tạo: Bao gồm sơ đồ, địa điểm tập trung và địa điểm lớp học đào tạo, bàn ghế và sổ điểm danh học viên phải được sắp xếp theo yêu cầu của khóa trình, chuẩn bị dụng cụ dạy học nghề máy chiếu hình, máy ghi âm, băng video, phông vải, đạo cụ, bảng trắng, bút dạ màu…cùng giáo trình đào tạo và các tài liệu liên quan như thời khóa biểu, bảng đăng ký độ chuyên cần, bằng khen, phần thưởng, bảng sát hạch đánh giá thành tích đào tạo, bảng đánh giá của học viên đối với giáo viên. Lựa chọn phương tiện và biện pháp đào tạo: Trong khi đào tạo nhất định phải lựa chọn được phương tiện truyền thông và biện pháp đào tạo tiên tiến. Những thiết bị dạy học nghe nhìn như máy ghi hình, máy chiếu hình, máy chiếu phim đèn chiếu, vô tuyến, máy vi tính và những mô hình khác làm công cụ häù trợ sẽ đưa lại cho học viên cảm giác nghe nhìn mạnh, kích thích hứng thú học tập của họ, khắc sâu ấn tượng, tăng nhanh tốc độ học tập. Cùng với việc phổ cập và ứng dụng rộng rãi những thiết bị nghe nhìn. Lựa chọn giáo viên đào tạo: Bộ phận đào tạo của công ty phải xây dựng một đội ngũ cán bộ giảng dạy chất lượng cao để đảm bảo cho việc đào tạo được thành công như: giáo viên giảng dạy chuyên ngành, chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành, chuyên gia tư vấn công tác ở mọi phương tiện…vì những người này có năng lực, kiến thức, kỹ năng và sở trường ở những phương diện khác nhau, có thể hoàn thành được nhiệm vụ đào tạo. 2.3. Phương pháp đào tạo và phát triển: Doanh nghiệp muốn nhằm vào đụng đối tượng và nhiệm vụ đào tạo khác nhau phải lựa chọn được một phương pháp đào tạo thích đáng, như vậy mới đảm bảo được chất lượng đào tạo. Một số phương pháp chủ yếu: SVTH: NGUYỄN ĐỨC MẠNH- Lớp: 07Q Trang 10 [...]... dù điều kiện về cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nguồn cán bộ thiếu nhất là đứng trớc cơ chế mới, đó là cơ chế thị trờng Công ty đứng trớc sự khó khăn tởng không qua nổi Nhng cùng với thời gian ( từ năm 2003 đến nay công ty đã ngày càng một lớn mạnh cả về vật chất và nguồn lực, đội ngũ cán bộ ngày càng có khả năng và trình độ chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của công ty đã đứng vững đợc vào đầu... thị phần của công ty chiếm lĩnh cao trên thị trờng còn thị trờng Hà Nội phải từng bớc phát triển hơn nữa bằng phơng tiện thông tin đại chúng, quảng cáo trên các báo của ngành (đó là tờ báo có mặt trên các chuyến bay) -Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công nhân viên, đầu t vào lĩnh vực đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trờng Đồng thời hỗ trợ cho công tác kiểm... đến nay công ty đã ngày càng phát triển mạnh với những thành tích vợt bậc lợi nhuận ngày một tăng, đời sống cán bộ công nhân viên của ngời lao động và quỹ phúc lợi của công ty Với xu thế phát triển đi lên nh hiện nay, công ty sẽ luôn đáp ứng tốt nhiệm vụ mà trên giao cho và đạt đợc hiệu quả mong muốn IV.BI HC KINH NGHIM CHO BN THN: Tuy nhiên để quá trình hoạt động kinh doanh và dịch vụ của công ty ngày... dng Phờ duyt OK No Dng Ký hp ng/ Lu h s (Ngun s liu: t Cụng ty NETCO Nng) SVTH: NGUYN C MNH- Lp: 07Q Trang 25 Bỏo cỏo thc tp tt nghip GVHD: ON TH KIM QUí PHN III: GII PHP NNG CAO CHT LNG NGUN NHN LC TI CễNG TY NETCO NNG I NH HNG CHO CễNG TC NNG CAO CHT LNG NGUN NHN LC 1 Cỏc nhõn t nh hng n cụng tỏc nõng cao cht lng ngun nhõn lc ti cụng ty 1.1 Th trng lao ng Vi hng lot cỏc c s o to t cp cụng nhõn... cao của thị trờng Đồng thời hỗ trợ cho công tác kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ trong và ngoài công ty -Công ty phải có những chiến lợc mang tính cụ thể, hiện thực trên cơ sở định hớng phát triển của ngành theo các hớng đa dạng và hiện đại hoá -Đẩy mạnh hơn nữa việc cung cấp hàng cho các cửa hàng miễn thuế khi công ty đã có chức năng xuất nhập khẩu hàng hoá để giải quyết đợc tình trạng khó khăn do... TNG QUAN V CễNG TY NETCO NNG 1 Lch s hỡnh thnh v phỏt trin TY C PHN THNG MI V CHUYN PHT NHANH NI BI ( NETCO EXPRESS ) Tr s chớnh: Netco H Ni S 23 Lụ 1B ng Trung Yờn 11 - Khu ụ Th Mi Trung Yờn - Trung Hũa Cu Giy - H Ni Tel 04.38 356 356 * Fax 04.37 764 594 Chi nhỏnh Netco H Chớ Minh S 61 Ph Quang - Phng 2 Qun Tõn Bỡnh - Tp H Chớ Minh Tel 08.39 970 970 * Fax 08.38 456 779 Chi nhỏnh Netco Nng S 366... Cụng ty NETCO mong mun tr thnh mt trong nhng hóng Chuyn Phỏt Nhanh cú cht lng v uy tớn hng u vit nam, mang li nhiu giỏ tr gia tng cho khỏch hng, gúp phn hng thnh t Nc em li cho mi thnh viờn Cụng ty cuc sng y v vt cht, phong phỳ v tinh thn To mụi trng lm vic tt nht mi thnh viờn phỏt trin ti nng Gn kt cỏn b, Nhõn viờn cựng xõy dng Cụng ty NETCO vng mnh Phc v Khỏch hng l mc tiờu duy nht ca ton Cụng ty. .. dng v trin khai cỏc k hoch o to cho cỏn b cụng nhõn viờn ti Cụng ty nhm ỏp ng yờu cu cụng vic v nõng cao trỡnh qun lý, chuyờn mụn nghip v T chc thc hin vic phõn phi tin lng, tin thng v gii quyt ch chớnh sỏch cho ngi lao ng ti Cụng ty theo quy nh ca Nh nc v Cụng ty Thc hin cỏc ch chớnh sỏch cho ngi lao ng ti Cng ty theo quy nh ca Cụng ty, ca Nh nc Phũng Ti Chớnh K Toỏn Phũng k toỏn ti chớnh cú trng... hiệu quả cao hơn đáp ứng tốt kịp thời nhu cầu của thị trờng trong khu vực Cảng hàng không và cả bên ngoài, trong thời gian tới công ty cần phải tiến hành ngay một số biện pháp khắc phục khó khăn nhợc điểm đã biểu hiện trong thời gian qua nh:thơng mại: SVTH: NGUYN C MNH- Lp: 07Q Trang 34 Bỏo cỏo thc tp tt nghip GVHD: ON TH KIM QUí -Cụ thể hoá qui chế hoạt động cho một số bộ phận, đơn vị trong công ty (đảm... cu o to v phỏt trin nhõn s nhm ỏp ng s thay i trong cụng ty Do ú cụng tỏc o to v hun luyn phi giỳp ớch cho vic thc hin mc tiờu ca cụng ty Núi cỏch khỏc, mc tiờu SVTH: NGUYN C MNH- Lp: 07Q Trang 20 Bỏo cỏo thc tp tt nghip GVHD: ON TH KIM QUí ca o to l nhm mc tiờu ca cụng ty V do ú cụng ty NETCO Nng cng khụng phi l mt ngoi l Ni dung o to ca cụng ty ch yu hng vo ni dung o to trong lỳc ang lm vic, nhng . tay nghề hay kỹ năng của một cá nhân đối với công việc. Phát triển: Chuẩn bị nhân viên cho tương lai. Nó chú trọng vào việc học tập và phát triển các nhân. nhằm giúp cho công nhân viên theo kịp. mình một cách tự giác hơn cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với công việc trong tương lai, đào tạo và phát triển giúp người lao động có thể áp dụng thành công các thay đổi công nghệ,. với thái độ tốt hơn cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ đối với công việc trong tương lai. Những mục tiêu cơ bản của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: • Xây dựng và thực hiện một