1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách

188 437 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 188
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Kim Anh Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguốn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền thân là Nhóm Công tác tài chính vi mô Việt Nam-VMFWG). Việc sao chép một phần hoặc tái bản Đề tài nghiên cứu này chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý chính thức bằng văn bản của Trung tâm Tư vấn Nguốn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (VMFWG) trước khi thực hiện sao chép hoặc tái bản. Đề tài nghiên cứu này được hoàn thành bởi sự hợp tác của Nhóm tác giả nghiên cứu gồm PGS.TS. Nguyễn Kim Anh, TS. Lê Thanh Tâm, CN. Nguyễn Mạnh Cường, ThS. Nguyễn Văn Thuyết và ThS. Nguyễn Thị Tuyết Maivới nguồn hỗ trợ tài chính của Quỹ Citi – Ngân hàng Citi, tổ chức ADA và tổ chức Cordaid. Các ý kiến trong Đề tài nghiên cứu mang tính chất độc lập, không phản ánh quan điểm của VMFWG. Quỹ Citi Quỹ Citi hỗ trợ trao quyền kinh tế và tài chính cho người nghèo, người có thu nhập thấp trong cộng đồng, nơi mà Citi đang hoạt động. Chúng tôi cộng tác với một số đối tác để thiết kế và thử nghiệm các sáng kiến dành cho người nghèo đạt được quy mô, hỗ trợ hoạt động xây dựng kiến thức và năng lực lãnh đạo. Thông qua phương pháp tiếp cận “Hơn cả nhân đạo”, chúng tôi đặt sức mạnh của các nguồn lực kinh doanh của Citi và mọi người cùng làm việc để tăng cường đầu tư nhân đạo và cải thiện cộng đồng. Để biết thêm thông tin xin truy cập trang web: http://www.citigroup.com/citi/foundation/index.htm Tổ chức quốc tế ADA ADA là một tổ chức phi chính phủ đến từ Luxembourg hoạt động để thúc đẩy tài chính cho người nghèo trên toàn thế giới. ADA tin rằng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người nghèo có thể mang lại một sự cải thiện lâu dài cho điều kiện sống của dân cư nghèo. Vì vậy, ADA hỗ trợ các chuyên gia về tài chính cho người nghèo nhằm giúp đỡ khoảng 2,5 triệu người trưởng thành không nằm trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng cho các nhu cầu cuộc sống của chính mình. Tổ chức đã và đang phát triển các dịch vụ và sản phẩm tài chính hiệu quả với mục tiêu chống lại đói nghèo suốt 20 năm qua. Trong đó nghiên cứu và cải tiến là các thành tố chính. ADA ưu tiên hỗ trợ và đào tạo các đơn vị tham gia lĩnh vực tài chính cho người nghèo ở các nước đang phát triển hơn là giúp đỡ. Điều này có ý nghĩa tôn trọng quyền tự chủ của họ và mang đến những công cụ cần thiết mà họ cần để xây dựng tương lai của chính họ. ADA nỗ lực tạo ra một ngành tài chính cho người nghèo hiệu quả, bền vững và mang tính xã hội cao. Tất cả các sáng kiến của tổ chức đều nhằm thúc đẩy tính minh bạch và sự chặt chẽ trong lĩnh vực này. ADA hỗ trợ việc thực hiện các công cụ/phương thức đo lường hiệu quả xã hội và tính minh bạch cũng như ngăn chặn việc quá nợ. ADA phấn đấu trở thành một đối tác đáng tin cậy để hỗ trợ sự phát triển mang tính tự chủ của những người bị loại trừ khỏi các dịch vụ tài chính thông thường.Thông tin chi tiết xin truy cập trang web: http://www.ada-micronance.org/ Tổ chức Cordaid Tổ chức Cordaid (Tổ chức Cứu trợ và Phát triển Quốc tế Công giáo) là một trong những tổ chức phát triển lớn nhất ở Hà Lan và có một mạng lưới của 634 tổ chức đối tác tại hơn 30 quốc gia ở châu Phi, châu Á, Trung Đông và Mỹ Latinh. Cordaid đã bảo vệ những người dễ bị tổn thương trong gần 100 năm qua, tại bất cứ nơi nào sự nghèo đói, bất công và bạo lực đã tấn công nặng nề, kể cả ngay trong gia đình hay những nơi xa xôi. Cordaid có một Quỹ đầu tư vào các tổ chức TCVM, cung cấp các khoản vay, bảo lãnh,vốn cổ phần cho người dân và các doanh nghiệp bị giới hạn các sự lựa chọn. Cordaid cũng làm như vậy với những khu vực có rủi ro cao. Cordaid hiện đang đầu tư vào kinh doanh hiệu quả hơn 16 năm qua với khối lượng vốn lên tới 70 triệu EUR và đã được đầu tư trên 100 tổ chức tài chính vi mô tại 12 nước. Thông tin chi tiết xin truy cập trang web www.cordaid.org Trung tâm Tư vấn Nguốn lực Tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Trung tâm Tư vấn Nguốn lực TCVM Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa là một tổ chức dành cho các nhà thực hành TCVM để có diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết các vấn đề khó khăn và đưa tiếng nói của ngành TCVM đến với các nhà hoạch định chính sách. Để biết thêm thông tin xin truy cập trang web: www.micronance.vn NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Kim Anh Các thành viên tham gia: TS. Lê Thanh Tâm CN. Nguyễn Mạnh Cường ThS. Nguyễn Văn Thuyết ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai HÀ NỘI, 2014 NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 1 LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tinh thần hợp tác, sự hỗ trợ chia sẻ thông tin và thời gian quý báu của các tổ chức và cá nhân đã dành cho chúng tôi trong quá trình thực hiện Đề tài nghiên cứu. Chúng tôi kỳ vọng những thông tin, phân tích, đánh giá và những kiến nghị đề xuất của Đề tài nghiên cứu có thể tạo ra một bức tranh tổng thể, phản ánh thực trạng môi trường hoạt động, hệ thống cơ chế chính sách hiện nay đối với các tổ chức tài chính vi mô, từ đó gợi mở những bước đi, những đề xuất phù hợp nhằm cải thiện các cơ chế chính sách và dành được sự quan tâm thích đáng của Chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị xã hội và các bên liên quan để hỗ trợ hệ thống các tổ chức tài chính vi mô hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững với mục tiêu hướng tới người nghèo/người thu nhập thấp – là những đối tượng hưởng lợi sau cùng từ kết quả cải thiện môi trường hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam. Chúng tôi trân trọng gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Thị Thanh Hương - Vụ Tài chính - Kế toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Kim Thúy - Phó Chủ tịch, Trung ương Hội LHPN Việt Nam; Bà Nguyễn Hồng Hạnh - Cán bộ chương trình Thị trường tài chính, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) đã tham gia góp ý trong quá trình hoàn thiện Đề tài nghiên cứu. Những gợi ý, nội dung phản biện hữu ích đã được Nhóm nghiên cứu sử dụng để nâng cao chất lượng Đề tài và những kiến nghị trở nên thiết thực hơn. Chúng tôi xin gửi lởi cảm ơn đặc biệt tới TS. Phí Trọng Hiển – Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hỗ trợ chúng tôi trong suốt quá trình hoàn thiện Đề tài nghiên cứu. Những thông tin góp ý và ý kiến phản biện của TS. Phí Trọng Hiển đã thực sự tạo ra cái nhìn tổng thể, khách quan và phù hợp với thực tiễn của hoạt động TCVM, làm sáng tỏ hơn những thông tin hữu ích mà Đề tài mong muốn gửi tới Cơ quan quản lý nhà nước và các nhà thực hành TCVM. Cuối cùng, chúng tôi bày tỏ sự cảm ơn tới các đơn vị tài trợ, gồm: Quỹ Citi - Ngân hàng Citibank - Việt Nam; tổ chức ADA; tổ chức Cordaid - Hà Lan đã khuyến khích, hỗ trợ tài chính để Nhóm nghiên cứu khởi động ý tưởng và hoàn thiện Đề tài nghiên cứu. Thay mặt Nhóm nghiên cứu Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Kim Anh 2 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT WB Ngân hàng Thế giới ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á IFC Công ty Tài chính Quốc tế HLHPN Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam HPN Hội Phụ nữ NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam TCTD Tổ chức tín dụng NHTM Ngân hàng thương mại NHNN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam NHHTX Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam QTDNDTW Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương QTDND Quỹ tín dụng nhân dân TCTCVM Tổ chức TCVM (chính thức và bán chính thức) TCVM TCVM FSS Mức độ bền vững tài chính OSS Mức độ bền vững hoạt động ISS Mức độ bền vững thể chế ROA Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản bình quân ROE Tỷ lệ thu nhập trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân VMFWG Nhóm Công tác TCVM Việt Nam NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 3 DANH MỤC BẢNG Các mốc son phát triển TCVM tại Việt Nam 20 Các tỉnh, huyện có tổ chức đang hoạt động TCVM 28 Bức tranh tín dụng vi mô Việt Nam (giai đoạn 2005 - 2013) 30 Xếp hạng 15 TCTCVM bán chính thức có OSS lớn nhất năm 2012 33 Các mô hình hoạt động của TCTCVM bán chính thức 41 Kết quả các dịch vụ phi tài chính của TYM 47 Bảng 01 Bảng 02 Bảng 03 Bảng 04 Bảng 05 Bảng 06 DANH MỤC HÌNH Tỷ lệ khách hàng có tài khoản tại một định chế tài chính chính thức theo khu vực thành thị/nông thôn (%) 22 Mức độ bền vững thể chế của các TCTCVM Việt Nam 36 Mô hình tổ chức của TYM 38 Mô hình tổ chức của M7-MFI 39 Hình 01 Hình 02 Hình 03 Hình 04 LỜI NÓI ĐẦU 4 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hoạt động TCVM (TCVM) tại Việt Nam đã hình thành từ lâu, đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính (tín dụng, tiết kiệm, tư vấn, đào tạo…) của người nghèo/người thu nhập thấp, giúp họ có được nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống, qua đó thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hạn chế nạn cho vay nặng lãi đặc biệt tại khu vực nông thôn. Phát triển TCVM bền vững là mục tiêu quan trọng của ngành TCVM Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế. Với khung pháp lý ngày càng hoàn thiện, các quy định liên quan tới các tổ chức TCVM (TCTCVM) chính thức là “tiêu chuẩn” để các tổ chức có hoạt động TCVM hướng tới mục tiêu bền vững thể chế. Mặc dù đã trải qua gần 3 thập kỷ hình thành và phát triển, hoạt động TCVM tại Việt Nam còn chậm phát triển, chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước, Chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể, các nhà đầu tư, nhà tài trợ và các bên liên quan. Điều này đã hạn chế đáng kể đến môi trường phát triển của ngành TCVM Việt Nam. Đáng chú ý là hành lang pháp lý cho hoạt động TCVM đã được tạo dựng nhưng còn những “khoảng trống” hoặc chưa thực sự có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn. Điều này dẫn đến số lượng TCTCVM được cấp Giấy phép hoạt động theo khuôn khổ pháp lý còn hạn chế (03 TCTCVM). Một số quy định về hoạt động TCVM chưa thực sự phù hợp (như về quản trị điều hành, lãi suất, tỷ lệ đảm bảo an toàn, bảo hiểm vi mô…) đã phần nào cản trở khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực TCVM, kéo dài thời gian tiến tới bền vững hoạt động, bền vững tài chính và bền vững thể chế của các TCTCVM, hạn chế khả năng mở rộng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng – vốn là các đối tượng rất cần sự tiếp cận dịch vụ TCVM. Bên cạnh đó, các chính sách cụ thể để khuyến khích các chương trình, dự án TCVM chuyển đổi thành TCTCVM được cấp Giấy phép thiếu đồng bộ đã khiến cho người nghèo/người thu nhập thấp bị hạn chế cơ hội tiếp cận với dịch vụ TCVM chuyên nghiệp, từ đó phần nào hạn chế khả năng mở rộng hoạt động của các TCTCVM và làm suy giảm những đóng góp hữu hiệu của ngành TCVM vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Một vấn đề rất đáng lưu ý, ngày 06/12/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2195/QĐ-TTg về việc Phê duyệt “Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020” , tuy nhiên việc thực hiện Đề án trên thực tế còn chậm, nhiều giải pháp cụ thể chưa được triển khai đã ảnh hưởng đến sự quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước, sự am hiểu, đồng thuận của NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 5 Chính quyền địa phương các cấp đến hoạt động TCVM, do đó chưa thực sự tạo cú huých cho việc phát triển hoạt động TCVM thời gian qua. Ngoài ra, nhiều vấn đề có tính nội tại trong hệ thống các tổ chức có hoạt động TCVM chưa được nhận diện, cải thiện trong suốt thời gian qua, đặc biệt là tính liên kết nội bộ giữa các TCTCVM, giữa các TCTCVM với các TCTD khác còn lỏng lẻo, thiếu các cơ chế phối hợp hiệu quả trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ, trao đổi thông tin, đào tạo… dẫn đến việc phát triển hoạt động TCVM còn nhỏ lẻ, manh mún và có phần tự phát. Từ những bất cập trên, Đề tài lựa chọn nội dung tập trung nghiên cứu vào hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của lĩnh vực TCVM, những bất cập có tính nội tại của hệ thống các tổ chức có hoạt động TCVM, qua đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cụ thể, thiết thực với hy vọng tạo được “cú huých” cho ra sự phát triển an toàn, bền vững đối với các TCTCVM trong thời gian tới. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu không đề cập nhiều vấn đề lý luận mà tập trung phân tích, đánh giá tổng thể thực trạng hoạt động TCVM của các tổ chức hoạt động TCVM đã được cấp phép chính thức và các chương trình/dự án đang cung cấp dịch vụ TCVM tại Việt Nam (gọi chung là TCTCVM). Trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất, kiến nghị có tính hành động cụ thể, thiết thực nhằm tháo gỡ những nút thắt hiện nay, với hy vọng tạo nên sự đổi mới căn bản, tác động hữu hiệu đến môi trường hoạt động TCVM trong thời gian tới. Cụ thể: - Kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động TCVM của các TCTCVM cung cấp dịch vụ TCVM tại Việt Nam; - Đề xuất chương trình hành động cụ thể cần triển khai để tăng cường khả năng thực hiện “Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 2195/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; - Nâng cao nhận thức đối với các cơ quan hoạch định chính sách, Chính quyền địa phương các cấp, các nhà đầu tư, nhà tài trợ, khách hàng, các nhà cung cấp dịch vụ TCVM để hướng tới phát triển hoạt động TCVM an toàn, bền vững, minh bạch; - Tăng cường tính liên kết giữa các thành viên trong nội bộ từng tổ chức, giữa các TCVM, giữa các TCTCVM với các TCTD, qua đó tạo nên sức mạnh của từng tổ chức nói riêng và của hệ thống nói chung. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào hoạt động TCVM của các TCTCVM chính thức và bán chính thức (các TCTCVM, các Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện/ chương trình/dự án đang cung cấp dịch vụ TCVM) tại Việt Nam, có xem xét liên hệ với các TCTD khác có hoạt động TCVM, như Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (NHCSXH), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNN&PTNT), Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (NHHTX), Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), …. Đối tượng nghiên cứu - Các Cơ quan quản lý nhà nước/các nhà hoạch định chính sách (bao gồm Chính phủ, các Bộ, ngành, Chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức đoàn thể), các TCTCVM (các tổ chức chính thức được NHNN cấp Giấy phép và các tổ chức bán chính thức gồm Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện/chương trình/dự án đang cung cấp dịch vụ TCVM) tại Việt Nam. - Các cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động TCVM (Luật; các Nghị định của Chính phủ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư của các Bộ, ngành; các văn bản hành chính của các Chính quyền địa phương các cấp). Tóm tắt Đề tài nghiên cứu Với mục tiêu tạo nên những chuyển biến mới, tích cực cho các TCTCVM chính thức và bán chính thức phát triển an toàn, ổn định và bền vững trong giai đoạn tới, Đề tài nghiên cứu TCVM 2014 tập trung vào 04 nội dung sau: (1) Phân tích, đánh giá tổng quan về thực trạng hoạt động của các TCTCVM Việt Nam, qua đó làm sáng tỏ những thành tựu đạt được và tồn tại, hạn chế trong hoạt động của các TCTCVM thời gian qua; (2) Phân tích, đánh giá những bất cập về cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý, tiến độ triển khai “Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 2195/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; (3) Đánh giá mức độ liên kết của các TCTCVM Việt Nam hiện nay; từ đó (4) Đưa ra những đề xuất, kiến nghị quan trọng sau: a) Đề xuất, kiến nghị đối với Chính phủ: – Sớm ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của Chính phủ; chỉ đạo các Bộ/Ngành hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc thù của hoạt động TCVM, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn: (i) Hoạt động [...]... phát triển hoạt động TCVM tại Vi t Nam NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VI T NAM - 9 PHẦN I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TCTCVM TẠI VI T NAM Phần I Thực trạng hoạt động của các TCTCVM tại Vi t Nam 1 Khái quát quá trình hình thành, phát triển hoạt động TCVM tại Vi t Nam 1.1 Lịch sử phát triển Để giúp người nghèo có cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính, trên thế giới và tại Vi t Nam đã phát triển các hoạt... trợ Thủ tướng Chính Phủ trong hình thành chính sách và chiến lược phát triển ngành TCVM hoạt động định hướng thị trường NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VI T NAM - 11 Phần I Thực trạng hoạt động của các TCTCVM tại Vi t Nam Năm Phần I Thực trạng hoạt động của các TCTCVM tại Vi t Nam Năm 2013 Sự kiện TYM chính thức đổi tên thành “Tổ chức tài chính vi mô TNHH một thành vi n Tình Thương”, hoạt động theo Luật... hạng 15 TCTCVM bán chính thức có OSS lớn nhất năm 2012 9.52% 27.11% 9.48% 11.92% 6.88% 9.21% 11.65% ROA 21.89% 43.89% 21.49% 14.59% 46.79% 12.35% ROE Đơn vị: USD, % Phần I Thực trạng hoạt động của các TCTCVM tại Vi t Nam NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VI T NAM - 23 24 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VI T NAM 1,140,647 1,053,663 478,788 NMA - Phái đoàn Liên Minh Na uy tại Vi t 3,715,417 Nam 2,660,550 305,899... 8/3/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Vi t Nam được ban hành - là mốc pháp lý quan trọng tạo ra khung chính sách cho vi c chính thức hóa hoạt động TCVM tại Vi t Nam 2007 Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 của Chính phủ về vi c sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định 28/2005/NĐ-CP 2009 Ban Công tác tài chính quy mô nhỏ được thành lập theo Quyết... TÀI CHÍNH VI MÔ VI T NAM Tuy vậy, về tổng thể thì quy mô hoạt động TCVM của Vi t Nam từ năm 2005 đến nay vẫn có xu hướng gia tăng Nếu xét riêng tín dụng vi mô, số lượng khách hàng và giá trị dư nợ (từ 30 triệu đồng trở xuống) vẫn duy trì đà tăng trưởng qua các năm (Xem thêm Bảng 03) Bảng 03 Bức tranh tín dụng vi mô Vi t Nam (giai đoạn 2005-2013) Số lượng khách hàng (triệu người) Dư nợ tín dụng vi mô. .. TÀI CHÍNH VI MÔ VI T NAM - 13 Phần I Thực trạng hoạt động của các TCTCVM tại Vi t Nam cũng đã được khẳng định trong thực tế thông qua vi c Liên hiệp quốc chọn năm 2005 là năm quốc tế về TCVM, giải thưởng Nobel hòa bình năm 2006 đã được trao cho Mohamet Yunus - người sáng lập ra Grameen Bank – ngân hàng vi mô dành cho người nghèo nổi tiếng tại Bangladesh Phần I Thực trạng hoạt động của các TCTCVM tại. .. vụ tài NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VI T NAM - 15 Phần I Thực trạng hoạt động của các TCTCVM tại Vi t Nam Theo điều tra sơ cấp năm 2014, trong số 143 khách hàng TCVM được phỏng vấn với câu hỏi “Vay vốn TCVM giúp họ thoát nghèo, ổn định ở mức nào?”, 22,6% chọn “rất tốt”, 39,6% chọn “tốt”, 25,8% chọn “vừa”, 1,3% chọn “thấp” và 10,7% “không có ý kiến” Phần I Thực trạng hoạt động của các TCTCVM tại Vi t... theo Nghị định 30/2012/NĐ-CP mà hoạt động như một chương trình cho vay với chủ sở hữu vốn là Ủy ban Nhân dân thành phố 10 Chỉ tính tới các tổ chức có tham gia VMFWG và nộp báo cáo cho VMFWG 11 Như các chương trình huy động tiết kiệm và cho vay trong các cấp Hội LHPN Vi t Nam hiện đang thực hiện ở các cấp hội NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VI T NAM - 17 Phần I Thực trạng hoạt động của các TCTCVM tại Vi t... thành vi n Ban Kiểm soát Ban điều hành (TGĐ & các Phó TGĐ) Bộ phận kiểm toán nội bộ Tổ chức - H .chính Vận hành – Đào tạo Kế toán Các phòng, ban Chi nhánh Chi nhánh Chi nhánh P.Giao dịch P.Giao dịch P.Giao dịch NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VI T NAM - 27 Phần I Thực trạng hoạt động của các TCTCVM tại Vi t Nam Có thể đánh giá chung là khả năng tiến tới bền vững thể chế của các TCTCVM bán chính thức Vi t Nam. .. Châu, Nam Đàn, Quỳnh Lưu 7 20 Hà Tĩnh Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, Kỳ Anh, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh 9 21 Quảng Bình Đà Bắc, Bố Trạch, Lệ Thủy 3 22 Quảng Nam Hiệp Đức, Tiên Phước 2 23 Quảng Trị Triệu Phong, Vĩnh Linh, Hải Lăng 3 NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VI T NAM - 19 Phần I Thực trạng hoạt động của các TCTCVM tại Vi t Nam STT Phần I Thực trạng hoạt động của các TCTCVM tại . I. Thực trạng hoạt động của các TCTCVM tại Vi t Nam NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VI T NAM - 11 Phần I. Thực trạng hoạt động của các TCTCVM tại Vi t Nam 1 Chỉ tính tới các TCTCVM chính thức và. tại Vi t Nam. PHẦN I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TCTCVM TẠI VI T NAM 10 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VI T NAM 1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển hoạt động TCVM tại Vi t Nam 1.1 TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VI T NAM: THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Kim Anh Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguốn lực tài chính vi mô Doanh

Ngày đăng: 21/01/2015, 21:24

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN