1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo tổng hợp nghiên cứu đề tài “nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch nga đến khánh hòa”

98 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 743,59 KB

Nội dung

Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 1 BÁO CÁO TỔNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU THỊ HIẾU CỦA KHÁCH DU LỊCH NGA ĐẾN KHÁNH HÒA” 1. Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa 2. Cơ quan thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa 3. Chủ nhiệm đề tài: Ông Trần Ngọc Quyền – Cử nhân, Chuyên viên Phòng Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa. 4. Thư ký đề tài: Ông: Nguyễn Văn Ty - Cử nhân, Chuyên viên Phòng Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa. 5. Các thành viên tham gia phối hợp: - Ông: Lê Chí Công – Thạc sỹ, Trưởng bộ môn Du lịch, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang - Bà: Lê Thị Mỹ Bình – Tiến sỹ, Trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Nha Trang. - Ông: Võ Ngọc Dũng – Cử nhân, Trưởng phòng Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa. - Bà: Võ Nguyễn Như Hà – Thạc sỹ, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa. - Bà: Trương Thị Thanh Xuân – Cử nhân, Chuyên viên Phòng Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa. Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, thị trường khách du lịch Nga được xác định là thị truyền thống và cũng là một trong những thị trường trọng điểm của du lịch Khánh Hòa. Vì vậy trong những năm qua, ngành du lịch Khánh Hòa luôn quan tâm đến công tác đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng phục vụ du lịch (đầu tư xây dựng các khu Resort nghỉ dưỡng biển, mở các đường bay thẳng từ sân bay Quốc tế Cam Ranh đến Liên bang Nga,…), đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh phục vụ khách Nga, Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch đến thị trường Liên bang Nga thông qua các hội chợ du lịch, các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các sự kiện văn hóa đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư xây dựng các dự án vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch Nga. Đồng thời, đã và đang tạo nên một diện mạo mới cho du lịch Khánh Hòa và khẳng định rằng Khánh Hòa là một trong những điểm đến hấp dẫn và an toàn nhất đối với khách du lịch Nga. Trong những năm qua, lượng khách Nga đến Khánh Hòa tăng đột biến, năm 2012 tăng hơn 120% so với cùng kỳ năm 2011 (78.000 lượt khách so với 34.317 lượt khách), dự kiến năm 2013 khách du lịch Nga đến Khánh Hòa đạt 130.000 lượt khách, tăng 160%. Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, sự phát triển của ngành du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của địa phương, còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian đến như: - Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế quá chậm, lượng khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, bình quân 7,45% (năm 2011: Việt Nam 6.014.032 lượt khách trong khi Khánh Hòa là 440.390 lượt khách (7,32%), năm 2010: Việt Nam 5.049.855lượt – Khánh Hòa là 384.979 lượt khách (7,62%), năm 2009: Việt Nam 3.772.359 lượt – Khánh Hòa 279.981lượt (7,42%). Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 3 - Tỷ lệ khách du lịch quốc tế quay lại Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng còn quá thấp khoản 15%, trong khi đó ở khu vực là hơn 30%. - Tỷ lệ khách du lịch Nga đến Khánh Hòa ngày càng tăng nhưng việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu của đối tượng khách này còn hạn chế, vẫn chưa nắm bắt đầy đủ thị hiếu của khách du lịch này để có những chiến lược kinh doanh phù hợp ở cấp doanh nghiệp và ngành du lịch. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trên nhưng một thực tế là trong suốt thời gian dài, du lịch Khánh Hòa vẫn chỉ mới khai thác những gì thiên nhiên ban tặng, chưa đầu tư, tôn tạo cho những danh lam thắng cảnh, di tích được đẹp hơn, sản phẩm du lịch được phong phú, hấp dẫn hơn. Sản phẩm thiếu sự phong phú, đa dạng, chất lượng dịch vụ du lịch chưa cao; khả năng đáp ứng và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng còn hạn chế. Đặc biệt, sức cạnh tranh với các trung tâm du lịch biển trong nước, và quốc tế còn thấp. Trong khi đó, theo Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, thị trường khách du lịch Nga là thị trường khách trọng điểm của ngành Du lịch Khánh Hòa. Ngoài ra, trước sự tăng đột biến của khách Nga đến Khánh Hòa, ngành du lịch Khánh Hòa đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ hơn nữa, để giúp cho các doanh nghiệp du lịch, ngành du lịch khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch Nga. Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài “Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa” để hiểu biết sâu hơn đối với khách Nga từ đó có sự định hướng nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách du lịch Nga là rất cần thiết đáp ứng nhu cầu thực tiễn quản lý kinh doanh du lịch hiện nay. 2. Mục tiêu của đề tài: - Điều tra, nghiên cứu thị hiếu khách du lịch Nga đến Khánh Hòa - Đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng thị hiếu của khách và thu hút khách du lịch thị trường Nga đến Khánh Hòa trong thời gian tới. Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 4 3. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung Chương 2: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Chương 3: Giải pháp thu hút và khai thác bền vững thị trường khách du lịch Nga 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp mà đề tài đã áp dụng bao gồm: - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu: Sử dụng phương pháp này, đề tài đã kế thừa, sử dụng các số liệu, thông tin, tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các chuyên gia và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài như các vấn lý luận về marketing du lịch; nghiên cứu thị trường khách du lịch, nghiên cứu xây dựng chiến lược… - Phương pháp điều tra xã hội học: với các đối tượng điều tra là khách du lịch tại các điểm đầu mối phân phối khách và địa bàn trọng điểm đón khách Nga hiện tại ở Khánh Hòa nhằm tạo cơ sở tham khảo và phân tích thực trạng khách du lịch Nga đến Khánh Hòa, thực trạng cung ứng và nhu cầu sản phẩm, dịch vụ du lịch của du khách Nga và đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm du lịch đáp ứng thị hiếu của khách và thu hút khách du lịch thị trường Nga đến Khánh Hòa trong thời gian đến. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: qua tra đổi quan điểm, ý kiến một số nhà khoa học, nhà quản lý du lịch, chuyên gia về thị trường Nga, các nhà quản lý doanh nghiệp lữ hành đón khách Nga chủ chốt hiện nay ở Khánh Hòa đã giúp cho đề tài củng cố nội dung các nhận định và đề xuất trong đề tài. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu và áp dụng đề tài nghiên cứu là khách du lịch Nga đến Khánh Hòa. Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 5 - Phạm vi không gian: trong phạm vi tỉnh Khánh Hòa, mà trọng tâm là thành phố Nha Trang. - Phạm vi thời gian: (1) Các nghiên cứu hiện trạng du lịch Khánh Hòa từ 2006-2011; (2) Các đề xuất định hướng và giải pháp thực hiện cho giai đoạn 2012-2020 6. Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ 01/01/2013 đến 30/12/2013 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan Nghiên cứu ở nước ngoài: Tổ chức Du lịch Thế giới và một số tổ chức du lịch khác như PATA, WTTC… hàng năm đều có các số liệu về tình hình du lịch trên thế giới cũng như đã có một số nghiên cứu liên quan đến thị trường outbound của một số nước trên thế giới như Tây Ban Nha, Bỉ, các nước bán đảo Scandinaver, Nga, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc…và một số nước khu vực như châu Á-Thái Bình Dương… cũng như nghiên cứu xu hướng thị trường du lịch của nhiều nước và khu vực trên thế giới. Riêng đối với thị trường khách du lịch Nga, đã có một số nghiên cứu nhất định như các nghiên cứu của Công ty tư vấn TMI, Tập đoàn Mintel, Tổng cục Thống kê Nga… nghiên cứu và thống kê số liệu thị trường khách Nga đi du lịch nước ngoài (outbound), đặc điểm khách du lịch Nga. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, một số quốc gia như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập với định hướng thị trường mục tiêu là khách Nga đã có một số nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm, nhu cầu của thị trường và đưa ra một số định hướng chiến lược nhằm thu hút thị trường khách này. Trên bình diện khoa học, trong những năm qua có khá nhiều công trình nghiên cứu xem xét đến thị hiếu (động cơ) thúc đẩy du lịch của du khách và chỉ ra rằng việc phân tích về động cơ thường được dựa trên hai yếu tố của nó là động cơ đẩy và động cơ kéo (Yuan & McDonald, 1990; Uysal & Hagan, 1993). Cụ thể, khái niệm liên quan đến động cơ kéo và đẩy trong du lịch được thể hiện thông qua việc du khách có thị hiếu đi du lịch thông qua nhu cầu của bản thân họ là khám phá, nghỉ ngơi và trãi nghiệm…Trong khi đó, nhiều du Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 6 khách có động cơ đi du lịch bởi vì họ nhận thức được sự hấp dẫn của các động cơ từ bên ngoài (sự hấp dẫn của điểm đến, chất lượng dịch vụ du lịch tốt, bãi biển đẹp,…) làm cho du khách cảm nhận được. Nghiên cứu của Baloglu & Uysal (1996) về động cơ đi du lịch của khách quốc tế được đăng trên Tạp chí quản lý du lịch quốc tế chỉ ra rằng hầu hết những yếu tố đẩy ở bên trong du khách đi du lịch chính là động cơ liên quan đến nguồn gốc và những ham muốn vô hình hoặc nội tại của cá nhân du khách. Ngược lại, động cơ kéo chính là sự hấp dẫn của một điểm đến khi du khách cảm nhận. Nghiên cứu của Yoon và Uysal (2005) đề cập đến thị hiếu của khách quốc tế khi đến du lịch tại một điểm đến và đưa ra hai câu hỏi cần phải trả lời đó là: (1) Tại sao mọi người đi du lịch? (2) Và đâu là những thứ họ muốn thưởng thức trong chuyến đi? Trong các nghiên cứu trước đây, các tác giả đề xuất thị hiếu của du khách xuất phát từ lực kéo và lực đẩy quyết định đến hành vi du lịch. Những kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản lý hiểu rỏ thị hiếu của khách du lịch quốc tế từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hành vi du lịch của khách du lịch. Tuy nhiên Yoon và Uysal (2005) lập luận rằng các kết quả và hiệu quả của các nghiên cứu thị hiếu của hành vi du lịch đòi hỏi nhiều hơn sự hiểu biết về nhu cầu của họ và sự hiểu biết. Nghiên cứu ở trong nước: Hiện nay, ở Việt Nam việc nghiên cứu thị trường khách du lịch quốc tế nói chung và thị trường khách du lịch Nga nói riêng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở thống kê lượng khách du lịch đến Việt Nam. Ngoài ra cũng có một số nghiên cứu sâu hơn như những định hướng thị trường trong các chiến lược, quy hoạch du lịch hay các nghiên cứu một số thị trường cụ thể trong các công trình nghiên cứu khoa học như nghiên cứu đặc điểm thị trường khách du lịch ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc,…Đối với thị trường khách du lịch Nga, ngoài thống kê về lượng khách, các nghiên cứu vẫn dưới dạng Công ty nào hướng tới thị trường này có nghiên cứu đặc điểm thị trường. Gần đây với mục đích tìm hiểu nhu cầu sử dụng tiếng Nga trong du lịch, trường Đại học Quốc Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 7 gia có một công trình nghiên cứu về “Du lịch Việt Nam và thị trường khách du lịch Nga”, tuy nhiên do mục đích nghiên cứu nên kết quả nghiên cứu mới chỉ đưa ra một vài nhận định về đặc điểm thị trường. Thực tế cho thấy, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể, quy mô và đưa ra những định hướng marketing thị trường khách du lịch Nga. Trong lĩnh vực marketing, Tổng cục Du lịch đã có một số công trình nghiên cứu như đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm”; “Nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động xúc tiến du lịch của nước ngoài, vận dụng, đề xuất giải pháp tăng cường các hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam”. Vừa qua, được sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Phát triển Tây Ban Nha, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã xây dựng bản kế hoạch marketing du lịch Việt Nam 2008 - 2015, bản kế hoạch đưa ra một số đề xuất tổng quát cho phát triển du lịch Việt Nam. Trong khi dự thảo “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã có những nghiên cứu, định hướng vĩ mô và xác định Nga là một trong những thị trường truyền thống quan trọng, có tiềm năng và cần được tăng cường khai thác phát triển trong thời gian tới. Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 8 PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG I. Đặt vấn đề Thị hiếu và và sự hài lòng là hai khái niệm được nghiên cứu phổ biến trong lĩnh vực du lịch, mối liên hệ giữa 02 khái niệm này được bắt nguồn từ tác động của hành vi cá nhân trong lĩnh vực du lịch. Nghiên cứu của Devesa và cộng sự (2010) chỉ ra rằng thị hiếu/ động cơ du lịch là một yếu tố quyết định trong các tiêu chí đánh giá hành vi du lịch và là hệ quả trực tiếp của sự hài lòng của du khách khi tham quan một điểm đến. Thị hiếu du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hành vi của du khách, thực tế chỉ ra rằng khách du lịch không bao giờ hành động một cách vô cớ, mỗi hành động đều có những nguyên nhân của nó, có những yếu tố thúc đẩy họ hành động. Do đó, khi xem xét hành vi của bất cứ cá nhân nào, người ta đều quan tâm đến động cơ của hành động. Thị hiếu tiêu dùng được xem là hệ thống động lực điều khiển bên trong cá nhân thúc đẩy cá nhân hành động để đạt được những mục đích nào đó. Đối với hoạt động du lịch, thị hiếu đi du lịch là lý do của hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách du lịch. Động cơ du lịch là nhân tố chủ quan khuyến khích mọi người hành động. Động cơ du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý khuyến khích người ta thực hiện du lịch, đi du lịch tới nơi nào và thực hiện loại du lịch nào. Như vậy, thị hiếu của du khách đã trở thành một tiền tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch và xác định các khía cạnh khác nhau của hoạt động du lịch hoặc lý do để đi du lịch cũng như việc lựa chọn điểm đến cụ thể của du khách. Nhằm mục tiêu hệ thống lại cơ sở lý luận chung về thị hiếu của khách du lịch, trong phần đầu của nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu thế nào là thị hiếu du lịch? Các nhân tố ảnh hưởng đến thị hiếu du lịch. Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 9 II. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến thị hiếu, hành vi, điểm đến 1. Thị hiếu/sở thích của du khách Giáo trình Kinh tế học (2000) định nghĩa thị hiếu/sở thích như sau: “Sở thích của người tiêu dùng là mức độ ưu tiên lựa chọn rổ hàng hóa này so với rổ hàng hóa khác của người tiêu dùng khi mua hàng”. Trong kinh doanh du lịch, thị hiếu/sở thích của du khách là một khái niệm mang tính chủ quan của cá nhân, được đo bằng các tiện ích của các gói dịch vụ khác nhau mà họ lựa chọn. Thị hiếu/sở thích du lịch của du khách cho phép họ lựa chọn các gói dịch vụ khác nhau theo mức độ tiện ích mà nó mang lại. Bên cạnh đó, thị hiếu/sở thích du lịch còn được hiểu là một trạng thái tâm lý đặc biệt trong quá trình nhận thức của du khách và là mối quan tâm đặc biệt đối với sản phẩm/dịch vụ du lịch. Nghiên cứu về thị hiếu/sở thích tiêu dùng của du khách cho biết được du khách thích gì? Mong muốn điều gì để từ đó doanh nghiệp/đơn vị kinh doanh có những chiến lược phù hợp nhằm đáp ứng tốt nhất thị hiếu/sở thích của họ. 2. Hành vi du lịch của du khách Hành vi du lịch của du khách được hiểu là khách du lịch sử dụng sản phẩm/dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn cá nhân. Khách du lịch là người cuối cùng tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ du lịch. Du khách có thể là một cá nhân, hộ gia đình hoặc một nhóm người (tập thể). Hành vi du lịch của họ có thể xem là toàn bộ hành động mà du khách thể hiện trong quá trình tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm/dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu khi thực hiện chuyến đi của họ. Đặc trưng cơ bản của hành vi tiêu dùng trong du lịch là nhu cầu du lịch phong phú, đa dạng cũng như liên tục thay đổi thị hiếu trong tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ do tác động của môi trường và điều kiện sống. 3. Điểm đến du lịch Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005 - Chương IV Điều 24: điều kiện để được công nhận là điểm du lịch quốc gia: (1) Có tài nguyên du lịch đặc biệt Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 10 hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch; (2) Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm. Trong khi đó, điểm du lịch có đủ điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch địa phương: (1) Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch; (2) Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm. Tác giả Nguyễn Văn Mạnh (2008) đưa ra lý thuyết về phân loại điểm đến du lịch như sau: (1) Megadestination: Các điểm đến có quy mô lớn, là điểm đến của một vùng lãnh thổ hay ở cấp độ châu lục: khu vực Đông Nam Á, Châu Mỹ,…; (2) Macrodestination: điểm đến vĩ mô, là những điểm đến ở cấp độ quốc gia: Việt Nam, Mỹ, Pháp,…(3) Microdestination: điểm đến vi mô, bao gồm các vùng, tỉnh, thành phố, quận, huyện, thậm chí một thị xã, thị trấn trong lãnh thổ quốc gia. Nghiên cứu này tiếp cận khái niệm điểm đến du lịch dựa theo các nghiên cứu trên nhưng tập trung hơn ở khía cạnh điểm đến vi mô. Cụ thể, tác giả tiếp cận điểm đến tại tỉnh Khánh Hòa. Cho đến nay cũng chưa có một khái niệm nhất quán trên toàn cầu về điểm đến du lịch. Theo Philip Kotler, một điểm điểm đến là một khu vực có địa giới hành chính được luật pháp công nhận hay có đường biên nằm trong nhận thức của mọi người. Mở rộng khái niệm này có thể đưa ra quan niệm : Điểm đến du lịch là nơi có nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên hoặc nhân văn, hoặc kết hợp cả hai) được tổ chức khai thác đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách). Quy mô của điểm đến du lịch có thể rất khác nhau, ở quy mô lớn có thể là một khu vực gồm nhiều quốc gia (Khu vực Bắc Âu, các nước Đông Dương ), thấp hơn có thể là một quốc gia (Việt Nam, Thái Lan, ), một vùng trong một quốc gia (vùng núi Tây Bắc – Việt Nam, vùng Tây Nguyên, ), hay một tỉnh/thành phố (Khánh Hòa, Hà Nội, Đà Nẵng, ) và ở quy mô nhỏ hơn nữa có thể là một địa điểm cụ thể (Vườn quốc gia Cúc [...]... xét cơ sở lý luận về thị hiếu du lịch của du khách Nga, nghiên cứu này sẽ thực hiện việc phân tích thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Mẫu nghiên cứu trong chuyên đề này là 150 du khách Nga Kết quả của nghiên cứu cho phép các nhà quản lý và doanh nghiệp du lịch hiểu Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 30 hơn về thị hiếu của du khách Nga từ đó gợi ý các... bá, định vị hình ảnh du lịch tới thị trường Nga là một việc làm quan trọng số 1 Trong đó cần định vị với những khẩu hiệu ấn tượng, đặc trưng cho sản phẩm du lịch mà thị trường Nga có nhu cầu cao Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 29 PHẦN II NGHIÊN CỨU THỊ HIẾU CỦA KHÁCH DU LỊCH NGA ĐẾN KHÁNH HÒA I Đặt vấn đề Khánh Hòa với tiềm năng và lợi thế của mình đã đầu tư... những biện pháp nhằm khai thác và phục vụ tốt hơn Theo các nghiên cứu Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 12 trên thế giới về thị hiếu trong du lịch, người ta chia thị hiếu du lịch của du khách bao gồm từ nội tại du khách 2.1 Tài nguyên du lịch điểm đến Thông thường chúng ta thường quan niệm rằng: du lịch là đồng nghĩa với việc tham quan, thưởng thức những danh... III Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Hiểu biết được đặc điểm, tâm lý, nhu cầu và thị hiếu đi du lịch của khách du lịch Nga được xem là những yếu tố quyết định đến sự thành công trong kinh doanh của các tổ chức du lịch trong và ngoài địa bàn Khánh Hòa 1 Về cơ cấu khách du lịch Nga trong mẫu nghiên cứu Nghiên cứu này xây dựng bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu của. .. thúc đẩy du khách Nga đến với Thái Lan Hiện nay một số sản phẩm du lịch khác như mua sắm, giải trí đêm của Thái Lan cũng rất hấp dẫn du khách Nga Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trong việc thu hút và phục vụ khách Nga, có thể rút ra một số bài học du lịch Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung như sau: Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa... thao và Du lịch Khánh Hòa, 2013 Nhìn chung, cơ cấu khách du lịch Nga so với khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa ngày một tăng trong những năm gần đây Mặc dù Nga chưa nằm trong tốp 10 nước có lượng khách đến Việt Nam nhiều nhất, nhưng các doanh Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 35 nghiệp lữ hành cũng như khách sạn, khu nghỉ ven biển đang xem đây là lượng khách. .. Thông qua các công ty du lịch, lượng khách Nga đến với Nha Trang – Khánh Hòa ngày một tăng Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 33 Biểu đồ 2.1 Số lượt khách du lịch Nga đến Khánh Hòa (Lượt khách) 160000 148.932 140000 120000 100000 82.992 80000 60000 29.963 40000 20000 0 34.317 2010 2011 19.958 2009 2012 2013 Nguồn: Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa, 2013 Kết... và Du lịch Khánh Hòa, lượng khách quốc tế ngày càng tăng, trong đó, lượng khách Nga đặc biệt tăng mạnh Vào năm 2009, khách Nga chiếm 7,13% so với khách quốc tế nhưng đến năm Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 34 2012, tỷ lệ này tăng 15,6%, tăng hơn 2 lần Theo đó, lượng khách Nga đã vươn lên vị trí dẫn đầu trong bảng thống kê số lượng du khách nước ngoài đến Khánh. .. năm 2007 Thổ Nhĩ Kỳ vẫn được coi là điểm đến của khách du lịch Nga trong những năm tới, và việc giảm giá của hàng loạt khách sạn ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đáp ứng nhu cầu nghỉ lễ của du khách Nga cũng như số tiền họ sẵn sàng chi trả để có kỳ nghỉ hoàn hảo Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 22 Các hãng lữ hành Thổ Nhĩ Kỳ tại Nga dự báo rằng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sẽ tiếp tục giữ... bình của các du khách nước ngoài khác Theo đó, Nga là một thị trường Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 31 có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ du lịch Khách Nga quan tâm nhiều tới tiện nghi cơ sở lưu trú, vệ sinh môi trường, thái độ phục vụ của nhân viên du lịch, sự đa dạng của các loại hình tour, tuyến, điểm vui chơi giải trí Họ cũng quan tâm rất nhiều đến phong . Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 1 BÁO CÁO TỔNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU THỊ HIẾU CỦA KHÁCH DU LỊCH NGA ĐẾN KHÁNH HÒA” 1 ứng thị hiếu của khách và thu hút khách du lịch thị trường Nga đến Khánh Hòa trong thời gian tới. Đề tài NCKH: Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa Trang 4 3. Nội dung. nghiệp du lịch, ngành du lịch khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch Nga. Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa” để hiểu biết sâu hơn đối với khách

Ngày đăng: 21/01/2015, 21:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w