1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện đề tài nguyên lý vận hành trạm biến áp

74 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Việc thực hiện tiếp thao tác phải được tiếnhành theo một phiếu mớ - Khi có người bị tai nạn hoặc sự cố xét thấy có thể gây ra hu hại thiết bị, người công nhân vận hành được phép cắt các

Trang 1

Lời mở đầu Hòa chung với sự phát triển trên thế giới, ở nước ta hiện nay đang có những bước chuyển đổi mới ngày càng sâu sắc toàn diện trên mọi mặt, mọi lĩnh vực.Cùng với

sự đối mới đi lên đó, khoa học công nghệ đã có một sức mạnh to lớn đã tiến xa trong nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ và đời sống.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tạo ra bước ngoặt lịch sứ quan trọng, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, đồng thời phù hợp với đặc điểm , yêu cầu, trình độ quản lý cúa nước ta.

Công nghệ năng lượng trong đó không thể thiếu ngành năng lượng điện, nó đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của nền khoa học, kỹ thuật tiên tiến, và là ngành mũi nhọn để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.

Ngày nay, hầu hết các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, trường học, giao thông , cho đến các hộ gia đình đều cần đến năng lượng điện, vì thế điện năng trở nên rất quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.Chính vì sự quan trọng của

ngành điện nên em chọn đề tài “nguyên lý vận hành trạm biến áp “ làm báo cáo

thực tập của mình !

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2009

Sinh viên thực hiện

Trang 2

NHẬT KÝ THỰC TẬP

Từ ngày

đến ngày Địa diểm Vai trò Nội dung

Người hướng dẫn Sinh viên

Trang 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NƠI ĐẾN THỰC TẬP

I- Địa chỉ, sự hình thành và phát triển:

a) Công ty TNHH MTV Toàn Thịnh Automation

Địa chỉ:1081 Nguyễn Lương Bằng- quận Liên Chiểu- TP Đà Nẵng Điện thoại: 0511.3.772.055 Fax : 0511.3.772.555

b) Sự hình thành và phát triển:

- Do chủ trương ngành điện và việc cần thiết của nhu cầu điện ở nước ta,

để đáp ứng kế hoạch đưa điện tự động hóa đến với các khu công nghiệp nặngcủa thành phố Theo chủ trương đó CÔNG TY TNHH MTV Toàn ThịnhAutomation đã thành lập vào ngày 17 tháng 02 năm 2009 theo quyết định số

072596 của SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

- CÔNG TY TNHH MTV Toàn Thịnh Automation đã mở rộng lĩnh vựckinh doanh của mình mình khá rộng Trong đó có các ngành như: cung cấp cácthiết bị tự động hóa, đường dây tải điện, mua bán sản phẩm cơ khí, xây dựngdân dụng và công nghiệp Khảo sát thiết kế, lắp đặt các tủ điện điều khiển, các tủđiện phân phối, và trạm biến áp có cấp điện áp từ 22kV trở xuống,

- Ngay từ khi mới thành lập ,công ty CÔNG TY TNHH MTV Toàn ThịnhAutomation đã từng bước khẳng định mình bằng các dự án, công trình có chấtlượng.Trong suốt gần hơn 04 tháng qua công ty đã thực hiện các dự án kinhdoanh ,xây dựng các công trình, mạng lưới điện trong sản xuất công nghiệp vàsinh hoạt đạt hiệu quả cao

- Công ty cũng đã không ngừng nâng cao trình độ tay nghề cho nhiềucông nhân viên, với tinh thần ham học hỏi và trí sáng tạo nên công ty đã nhậnđược sự tín nhiệm của nhiều quí khách hàng lớn Chính vì vậy trong thời gianngắn công ty đã nhận được nhiều hợp đồng thiết kế, xây dựng và lắp đặt điệnvới qui mô lớn, với sự vượt bậc như vậy công ty đã dần phát triển đi lên hòanhập với nền phát triển chung của thị trường

Trang 4

KHO, BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ XUẤT THIẾT BỊ

PHÒNG TIẾP KHÁCH PHÒNG KINH DOANH

Đường nguyễn Lương Bằng

Công ty TTA 1081 Nguyễn Lương Bằng

Sông CUĐÊ

Trang 5

b S ơ đồ tổ chức nhân lực:

- Công ty TNHH MTV Toàn Thịnh Automation là công ty thành lập với sốvốn qui mô còn nhỏ nên việc tổ chức bộ máy quản lý cũng được tổ chức gọn nhẹphù hợp với điều kiện và qui mô của công ty Sơ đồ tổ chức nhân sự gồm cácphòng ban sau:

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

KẾ TOÁN

XUỞNG SẢN XUẤT

CƠ KHÍ

PHÒNG KINH DOANH

Trang 6

III- Nhiệm vụ của mỗi phòng ban:

a ) Ban giám đốc:

- Giám đốc: là đại diện pháp nhân trong mọi hoạt động của đơn vị ,

chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật và trước tập thể đơn vị Giám đốc làngười chỉ đạo chung, kiểm soát các hoạt động của các thành viên và các bộ phậntrong công ty

- Phó giám đốc: là người phụ trách cho giám đốc, tham mưu cho giám đốc

trong công tác quản lý công ty về mọi mặt, giúp giám đốc theo dõi mọi hoạtđộng kinh doanh của công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và được sư

ủy quyền tiến hành mọi công việc khi giám đốc vắng mặt

b ) Phòng kỹ thuật và quản lý lắp đặt:

- Nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm ngoài việc phục vụ cho sản xuất và lắpđặt của công ty, mặt khác còn nhằm đáp ứng đúng theo yêu cầu sản phẩm củakhách hàng có nhu cầu

- Khai thác có hiệu quả năng lực thiết bị được giao, và nguồn nhân lực

có sẵn, nhằm chỉ đạo và hướng dẫn lắp đặt các công trình mà công ty đảm nhận

- Chủ động đề xuất chương trình sửa chữa lớn và cải tạo các công trìnhlắp đặt, xây dựng đạt được chất lượng cao nhất

- Họp báo cáo những khó khăn, và phương hướng khắc phục trong thiết kế

và trong quá trình thi công lắp đặt

c ) Phòng kinh doanh:

- Có nhiệm tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực kinh doanh và nghiên cứuthị trường, xây dựng kế hoạch hoạt động cho toàn công ty, giám sát theo dõitình hình thực hiện kế hoạch của công ty , phát hiện nhưng sai lệch ,sai sót trongquá trình thực hiện nhằm điều chỉnh kịp thời

- Ngoài còn có nhiệm vụ tìm kiếm và ký kết các hợp đồng hợp tác vớicác yêu cầu khách hàng như:

- Lắp đặt công trình điện, hoăc thi công công trình xây dựng

Trang 7

- Phân tích nợ, đối chiếu, quyết toán với tài vụ, chuyển thông báo hoáđơn thanh toán đến khách hàng

- Cập nhật sổ sách, lập bảng kê, lập chứng từ của khách hàng ủy nhiệmthu và sét chuyển Ngân hàng lấy xác nhận, lấy phiếu thu

cần được nâng cao khả năng tay nghề và trình độ hiểu biết để đáp ứng đượcchiến lược phát triển ngành điện mà Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm lànhững ngành đi đầu của chiến lược phát triển kinh tế đất nước Vì em đã quyếtđinh chọn đề tài trên

Trang 8

Chương 2 NHỮNG NGUYÊN TẮC, NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CHO NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC VE À ĐIỆN

I Phạm vi ừng dụng quy trình:

Điều 1: Quy trình này được áp dụng cho tất cả cán bộ, công nhân viên

trực tiếp quản lý vận hành, sửa chữa, thí nghiệm và xây dựng đường dây, trạmđiện của Tổng công ty Điện lực Việt Nam Quy trình này được áp dụng đối vớinhân viên của các tổ chức khác đến làm việc ở công trình và thiết bị điện doTổng công ty điện lực Việt Nam quản lý

Những quy định trong quy trình này chủ yếu nhằm đảm bảo phòngtrách các tai nạn do điện gây ra đối với con người

Điều 2: Trong quy trình, thiết bị điện chia làm hai loại:

Điện cao áp quy ước từ 1000 V trở lên và điện hạ áp quy ước dưới 1000V

Trong điều kiện bình thường con người tiếp xúc trực tiếp với thiết bị cóđiện áp xoay chiều từ 50 V trở lên nguy hiểm cho tính mạng

Điều 3: Nghiêm cấm việc chỉ thị hoặc ra mệnh lệnh cho những người

chưa được học tập, sát hạch quy trình và chưa hiểu rõ những việc sẽ phải thừahành

Điều 4: Những mệnh lệnh trái với quy trình này có quyền không chấp

hành Người thực hiện phải đưa ra những lý do kkông chấp hành được vớingừơi ra lệnh, đồng thời báo cáo với cấp trên

Điều 5: Khi phát hiện cán bộ, công nhân vi phạm quy trình hoặc có

hiện tượng đe dọa đến tính mạng con người và thiết bị phải lập tức ngăn chặnđồng thời báo cáo với cấp trên

Điều 6: Đơn vị trưởng, tổ trưởng, cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra

và đề ra các biện pháp an toàn lao động trong đơn vị của mình Cán bộ antoàn của đơn vị có trách nhiệm và quyền kiểm tra, lập biên bản hoặc ghiphiếu an toàn để nhắc nhở Trường hợp vi phạm các biện pháp an toàn có thểdẫn đến tai nạn thì đình chỉ công việc cho đến khi thực hiện đầy đủ các biện

Trang 9

Điều 7: Dụng cụ an toàn cần dùng phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ

thuật do Nhà nước ban hành

Thứ

tự

Hạng mục thí nghiệm Tiêu chuẩn thí nghiệm

1 Đo độ dài

1 Sào cách điện Thiết bị trong nhà đường dây trên khôngThiết bị ngoài trời vàĐiện áp định mức

của thiết bị điện

(KV)

Độ dài bộ phận cách điện (KV )

Độ dài bộ phân tay nắm (m)

Độ dài bộ phận cách điện (m)

Độ dài bộ phận tay nắm(m)

3.Cái thử điện áp

(Bút thử điện) bộ mứcĐiện áp

của thiết

bị đo (KV)

Độ dàibộ phậncáchđiện(mm)

Độ dàibộ phậntay nắm(mm)

Độ dàitoànbộ(mm)

Tên dụng cụ Điện áp

đường dây sửdụng(kv)

Điện áp thử(KV)Dụng cụ

mới Thử địnhkỳ

1 Sào cách

điện 35 trở xuống 3 lần Giống 5

Trang 10

110 trởlên

3 lầnđiện áppha

Giống như

2 Kìm cách điện

35 trởxuống

3 lần điện áp nhưng không đựơc bé hơn 40

Giống như

3.Giang cách điện

Các loại

4.Giày cách điện

Các loạiđiện áp 20 KV( mới ) 15 KV( cũ ) Mới: 2Cũ : 1

( Phút )

6 tháng

5.Uûng cách điện

1 và

Mới: 2Cũ : 2( Phút ) 6 tháng

6.Đệm và thảm cao su

1 trở lên

1 trở xuống 7,520 3,515 -- 2 năm2 năm

7.Ghế cách điện

Các loạiđiện áp( KV )

40 Giống nhưdụng cụ

mới

II Những điều kiện được làm công tác vận hành:

Điều 8:Những người trực tiếp làm công việc quản lý vận hành, thí

nghiệm, sửa chữa, xây dựng điện có sức khoẻ tốt và có giấy chứng nhận thểlực của cơ quan y tế

Điều 9 : Hàng năm các đơn vị phải tổ chức khám sức khoẻ cho cán bộ,

công nhân:

- Một lần đối với công nhân quản lý vận hành, sửa chữa

Trang 11

Hai lần đối với cán bộ, công nhân viên làm thí nghiệm, công nhânchuyên môn làm việc trên đường dây.

- Đối với những người làm việc ở đường dây cao trên 50m, trước khilàm việc phải khám hai lần sức khoẻ

Điều 10: Khi phát hiện thấy công nhân có bệnh thuộc loại thần kinh,

tim ,mạch, thấp khớp, lao phổi, thì tổ chức phải điều động công tác thích hợp

Điều 11 : Nhân viên mới phải trải qua thời gian kèm cập của nhân viên

có kinh nghiệm để có trình độ kỹ thuật cần thiết, sau đó phải được sát hạchvấn đáp trực tiếp, đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ

Điều 12: Công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất phải được

kiểm tra kiến thức về quy trình kỹ thuật an toàn mỗi năm 1 lần Giám đốc uỷnhiệm cho đơn vị tổ trưởng tổ chức việc huấn luyện và sát hạch trong đơn vịmình

Kết quả lần sát hạch phải có hồ sơ đầy đủ quyết định công nhận đượcphép làm việc với thiết bị và có xếp bậc an toàn

Điều 13: Các trưởng, phó đội sản xuất, chi nhánh điện ( hoặc các cấp

tương đương ), kỹ thuật viên, hai năm được sát hạch kiến thức quy trình antoàn một lần do hội đồng kiểm tra kiến thức của xí nghiệp tổ chức và có xếpbậc an toàn

Cấp

bậc

Chức vụ công tác Thâm niên công tác

ở thiết bị điện

Tuổi khôngdưới

- Hàng năm cần phải nhắc lại

17

Trang 12

Đặc điểm: Bậc I thuộc về những người có liên quan đến việc điều khiển

máy móc, nhưng không có trình độ hiểu biết về kỹ thuật điện, chưa hiểu rõđược sự nguy hiểm về điện và những biện pháp an toàn khi làm việc ở nhữngthiết bị điện

Chú thích: Đối với những công nhân làm việc ở những thiết bị điện trên

1000 V chỉ được kể thâm niên khi làm việc tại bộ phận máy móc thiết bị ấy

II

- Người làm việc vệ sinh ở những

thiết bị trên 1000 V

- Thợ nguội, thông tin viên, lái xe

- Công nhân lái xe cần trực

- Công nhân vận hành, sửa chữa, xây

dựng, thí nghiệm điện, có cấp bậc

chuyên môn từ bậc I đến bậc II

- Sinh viên thực tập, học sinh các

trường trung cấp kỹ thuật và công

nhân học nghề thực tập

- Ít nhất phải qua 1 tháng làm việc ở máy móc thiết bị điện đó

- Từ 1 đến 2 năm công tác đang làm

- Không quy định về thâm niên

17

Đặc điểm:

Những người thuộc bậc II cần phải:

- Có những hiểu biết sơ bộ về thiết bị điện trạm và đường dây

- Thấy được đầy đủ những nguy hiểm của điện và nguy hiểm khi đếngần những thiết bị dẫn điện

- Có trình độ hiểu biết về phương pháp cơ bản để phòng nguy hiểm khi làmviệc ở những thiết bị điện

- Biết nguyên tắc và thực hành việc cấp cứu người bị điện giât

III

- Công nhân làm công tác

quản lý vận hành, sửa chữa,

thí nghiệm, kiểm tra, xây

dựng

- Trực ca, công nhân thao

tác, vận hành trạm biến áp,

nhà máy điện, thông tin

viên

- Kỹ thuật viên và sinh viên

- Không được dưới 6 thángtrong nghề hiện tại

- Đối với những người cótrình độ lớp 9 trở lên đãqua khoá học chuyên môn

- Người đã tốt nghiệptrường chuyên nghiệpkhông dưới 3 tháng thâmniên chung

17

Trang 13

Đặc điểm: Những người thuộc bậc III cần phải:

- Hiểu biết sơ bộ kỹ thuật để làm quen và điều khiển các thiết bị điệnvà đường dây nối trên 1000 V

- Thấy được đầy đủ những nguy hiểm khi làm việc ở những thiết bịđiện đang mang điện ( đường dây và trạm biến áp có điện áp trên 1000 V )

- Có trình độ hiểu biết kỹ thuật an toàn và nhất là nguyên tắc đượcphép làm việc ở những máy móc thiết bị điện

- Hiểu biết những nguyên tắc an toàn về phần mình đảm nhiệm

- Biết cách kiểm tra, giám sát công nhân làm việc ở những thiết bịđiện, máy móc điện

- Biết cấp cứu người bị điện giật

IV

- Công nhân điện, tổ

trưởng sản xuất, đội

trưởng, đội phó

- Nhân viên vận hành

trạm biến áp

- Kỹ sư, Kỹ thuật viên

chính thức đã làm việc

- Nhân viên không dưới mộtnăm

- Đối với những người có trìnhđộ lớp 9 trở lên đã qua khoáhọc chuyên môn

- Người đã tốt nghiệp kỹ thuậthoặc chuyên nghiệp thâm niênkhông dưới 6 tháng

17

Đặc điểm: Những người thuộc bậc IV cần phải:

- Có những hiểu biết cơ bản về kỹ thuật điện cơ sở

- Thấy được những nguy hiểm khi công tác trên thiết bị điện

- Hiểu biết toàn bộ trình này, phần chung và cả những phần riêng vềnghiệp vụ của mình, nguyên tắc sử dụng và thí nghiệm những dụng cụ antoàn áp dụng ở các máy móc thiết bị điện

- Hiểu biết máy móc đến trình độ có thể biết cắt điện ở bộ phận nào đểtiến hành công tác sửa chữa Có thể tìm bộ phận ấy trên thực tế và kiểm trađược việc chấp hành các biện pháp an toàn

- Biết tổ chức giám sát, theo dõi công nhân làm việc

Trang 14

( 1 ) ( 2 ) ( 3 ) ( 4 )

V

- Tổ trưởng tổ điện, đốc

công, đội trưởng, đội phó

- Kỹ thuật viên và kỹ sư đã

được chính thức

- Đốc công, kỹ thuật viên,

kỹ sư đã công tác lâu năm

trong ngành điện

- Nhân viên ít nhất 5 năm

Đối với người có trình độ lớp

9 trở lên đã qua khoá họcchuyên môn

- Đối với những người đã tốtnghiệp trường chuyên nghiệp,thâm niên ít nhất 3 năm

- Thâm niên không dưới 6tháng trong công tác hiện tại

17

Đặc điểm: Những người thuộc bậc V cần phải:

- Hiểu biết chắc chắn quy trình này phần chung cũng như phần riêngvà quy tắc vận dụng các phượng tiện bảo đảm an toàn dùng ở các máy mócthiết bị điện

- Hiểu biết đầy đủ ý nghĩa và yêu cầu các mục trong quy trình này

- Biết tổ chức tiến hành các biện pháp cấp cứu người bị điện giật

- Hiểu biết sơ đồ và thiết bị của bộ phận mình phụ trách

Điều 14 : Trong khi làm việc với đồng đội hoặc khi không làm nhiệm vụ,

nếu thấy người bị tai nạn điện giật thì bất cứ người nào cũng phải tìm biệnpháp để cấp cứu nạn nhân ra khỏi mạch điện và tiếp tục cứu chữa

III Xử lý khi vi phạm quy trình:

Điều 15: Đối với người vi phạm quy trình, tuỳ theo lỗi nặng, nhẹ mà thi

hành các biện pháp sau:

- Cắt, giảm thưởng vận hành an toàn hàng tháng

- Phê bình, khiển trách ( có văn bản )

- Hạ tầng công tác, hạ bậc lương

- Không cho làm việc về điện, chuyển công tác

- Những người bị phê bình, khiển trách ( có văn bản ), hạ tầng côngtác đều phải học tập và sát hạch lại đạt yêu cầu mới được tiếp tục công việc

IV Chế độ phiếu công tác và cách thi hành:

Điều 16: Tất cả các thao tác trên thiết bị có điện áp từ 1000V trở lên

đều phải chấp hành phiếu thao tác theo mẫu thống nhất trong quy trình.Phiếu phải do cán bộ phương thức, trưởng ca, cán bộ kỹ thuật, trưởng kíphoặc trực chính viết Phải được người duyệt phiếu kiểm tra, ký duyệt mới có

Trang 15

Điều 17: Người ra lệnh đóng, cắt điện ở hệ thống phân phối điện cao áp

đều phải có hai người thực hiện Hai người đều phải hiểu rõ sơ đồ lưới điện,một người trực tiếp thao tác, một người thao tác và một người giám sát

Người thao tác phải có trình độ an toàn từ bậc II Người giám sát phải cótrình độ an toàn từ bậc IV trở lên Trong mọi trường hợp, cả hai người đềuphải chịu trách nhiệm như nhau về việc thao tác của mình

Điều 18: Người ra lệnh đóng, cắt điện phải kiểm tra lại lần cuối cùng

trình tự thao tác, sơ đồ lưới điện và kí vào phiếu thao tác trước khi ra lệnh,giao phiếu cho người đi thao tác, dặn dò những điều cần biết Chỉ khi ngườithực hiện báo cáo đã thao tác xong mới được coi là hoàn thành nhiệm vụ

Điều 19: Trong điều kiện vận hành bình thường, người thao tác và người

giám sát phải tuân theo những quy định sau:

Khi nhận được phiếu thao tác phải đọc kĩ và kiểm tra lại nội dung thaotác theo sơ đồ Nếu chưa rõ phải hỏi lại người ra lệnh Nếu nhận diện bằngđiện thoại thì phải ghi đầy đủ lệnh đó vào nhật ký vận hành Người nhậnlệnh phải nhắc lại từng động tác trong điện thoại rồi việt tên người ra lệnh,nhận lệnh, ngày, giờ chuyển lệnh vào sổ nhật ký

Người thao tác và người giám sát sau khi xem sét không còn vấn đề thắcmắc, thì cùng ký vào phiếu rồi đem phiếu đến địa điểm thao tác

- Tại vị trí thao tác phải kiểm tra lại một lần nữa theo sơ đồ (nếu có ởđó ) và đối chiếu vị trí thiết bị trên thực tế đúng với nội dung ghi trên phiếu,đồng thời kiểm tra xung quanh hay trên thiết bị còn vấn đề trở ngại khôngsau đó mới được phép thao tác

- Người giám sát đọc to từng động tác theo thứ tự đã ghi trong phiếu.Người thao tác phải nhắc lại, người giám sát ra lệnh” đóng” hoặc “ cắt” …….Người thao tác mới được phép làm động tác Mỗi động tác đã thực hiện song,người giám sát đều phải đánh dấu vào mục tương ứng trong phiếu

- Trong khi thao tác, nếu thấy nghi ngờ gì về động tác vừa làm thì phảingừng ngay công việc để kiểm tra lại toàn bộ rồi mới tiếp tục tiến hành.Nếu thao tác sai hoặc gây sự cố thì phải ngừng ngay phiếu thao tác vàbáo cáo cho người ra lệnh biết Việc thực hiện tiếp thao tác phải được tiếnhành theo một phiếu mớ

- Khi có người bị tai nạn hoặc sự cố xét thấy có thể gây ra hu hại thiết

bị, người công nhân vận hành được phép cắt các máy ngắt hoặc cầu dao cách

ly không cần lệnh hoặc phiếu, nhưng sau đó phải báo cáo cho nhân viên vận

Trang 16

hành cấp trên và người phụ trách đơn vị biết nội dung những công việc đãlàm và phải ghi vào sổ vận hành.

Điều 21: Trường hợp vị trí thao tác ở khu dân cư, không có phương tiện

thông tin liên lạc thì tam thời cho phép đóng, cắt điện theo giờ đã hẹn trướcnhưng phải so và chỉnh lại giờ cho thống nhất, lấy đồng hồ của người ra lệnhlàm chuẩn, có quy ước thử đèn trước khi thao tác ( Thử cả 3 pha ) Nếu vì lý

do nào đó mà sai hẹn thì cấm thao tác

Điều 22: Cấm đóng, cắt điện, thay cầu chì đối với thiết bị ngoài trời

trong lúc có mưa to nước chảy thành dòng trên thiết bị và dụng cụ an toànhoặc đang có dông sét

Chỉ cho phép cắt cầu dao cách ly ở các nhánh rẽ mà đường dây đã đượccắt điện cho phép thay cầu chì vào lúc khí hậu ẩm, ướt sau khi đã cắt cầu daocách ly cả phía điện áp thấp và phía điện áp cao

Điều 23: Để tránh trường hợp đóng điện nhầm vào thiết bị có người đang

làm việc, các bộ phận truyền thông của cầu dao cách ly trong trạm phải khoálại và treo biển báo an toàn, chìa khoá do người cắt điện và người trực ca vậnhành giữ

Điều 24: Đóng và cắt máy ngắt, cầu dao cách ly truyền động bằng tay

dều phải mang găng tay cách điện, đi ủng hoặc đứng trên ghế cách điện Chophép tiến hành đóng, cắt trên cột với điều kiện khoảng cách từ phần dẫnđiện thấp nhất đến người thao tác không nhỏ hơn 3 m

Điều 25: Tất cả những phiếu thao tác khi thực hiện xong phải trả lại đơn

vị quản lý lưới điện ( phòng điều độ hoặc chi nhánh ) để lưu lại ít nhất 3 tháng,sau đó mới được huỷ bỏ Những phiếu thao tác có liên quan đến sự cố, tai nạnlao động phải được lưu giữ vào hồ sơ sự cố tai nạn lao động của đơn vị

Trang 17

 Mẫu các loại phiếu:

Tên đơn vị Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SỔ THEO DÕI SỨC KHỎE

ĐỢT: NĂM 200:

Stt Họ và tên

Ngàykhámsứckhỏe

Nơikhám

Phân loạisức khỏe

Đủ sứckhỏetrèo cao

Khôngđủ sứckhỏe làmviệc trêncao

Nguyênnhân Ghichú

i iiI1

Ngày tháng năm 2008

Trang 18

ĐƠN VỊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

, ngày tháng năm 2008.

PHIẾU BÀN GIAO THIẾT BỊ

Vào lúc giờ phút, ngày tháng năm 2008

 Tình trạng thiết bị như sau:

 Lưu ý :

Người, phương tiện, dụng cụ đã rút khỏi vị trí công tác, các thiết bị sẵn sàng mang điện

NGƯỜI GIAO KÝ

Trang 19

ĐƠN VỊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

, ngày tháng năm 2008

BÁO CÁO NHANH

I THIẾT BỊ:

II THỜI ĐIỂM XẢY RA HƯ HỎNG:

III TÌNH HÌNH VẬN HÀNH TRƯỚC KHI XẢY RA (HAY PHÁT HIỆN) HƯ HỎNG: 1 Phương thức vận hành của hệ thống:

2 Các thông số vận hành:

3 Đặc điểm vận hành của thiết bị:

IV TÓM TẮT DIỄN BIẾN:

V XỬ LÝ:

……, ngày tháng năm 200

Trang 20

ĐƠN VỊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

., ngày tháng năm 2008

BẢNG ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG NĂM 2008

Kính gửi:

1 Đặc điểm của đơn vị:

2/ Thực hiện những tồn tại của năm trước:

3/ Những công việc thực hiện trong năm:

Trang 22

4 Điểm đăng ký thực hiện các nội dung:

chuẩn

Điểmđăng kýI

NỘI DUNG 1: CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC

PHONG TRÀO ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH

LAO ĐỘNG

20

01

Có đăng ký tham gia phong trào “Xanh – sạch

- đẹp” và đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

ngay từ đầu năm, có định kỳ kiểm điểm thực

hiện

3

02

Có đầy đủ, có phổ biến tuyên truyền, hướng

dẫn kip thời các văn bản pháp luật về bảo hộ

lao động

403

Có bản phân công trách nhiệm về công tác

BHLĐ giữa Đơn vị Trưởøng, Công đoàn và các

bộ phận liên quan trong đơn vị

2

04

Có tổ chức bộ máy làm công tác BHLĐ và

mạng lưới an toàn vệ sinh viên, các bộ phận

này hoạt động có hiệu qủa

505

Hàng năm xây dựng kế hoạch BHLĐ cùng kế

hoạch sản xuất với nội dung thực hiện và báo

cáo kịp thời

6II

NỘI DUNG 2: THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP

VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ PHÒNG CHỐNG

CHÁY NỔ

5001

Có đầy đủ hồ sơ, sổ sách, qui phạm qui trình,

nội qui, biểu mẫu quản lý công tác kỹ thuật an

toàn, thống kê cập nhật kịp thời

5

02 Tổ chức học tập, huấn luyện sát hạch qui trình

và các văn bản pháp luật về BHLĐ 5

03 Cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động, sử

04

Thực hiện tốt chế độ kiểm tra ở các cấp ( kiểm

tra chấm điểm, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra

định kỳ và đột xuất )

7

Trang 23

và quản lý đúng qui định, lực lượng PCCN

được bồi dưỡng định kỳ hàng năm Quản lý các

thiết bị, có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao

động hoặc các dụng cụ thi công đúng qui định

06

Có ghi: số kiến nghị và số biên bản về kiểm

tra BHLĐ Thực hiện tốt các kiến nghị của

người lao động, của đoàn kiểm tra các cấp 5

07

Kiểm tra hiện trường sản xuất, không có hiện

tượng vi phạm kỹ thuật an toàn và phòng

08 Thực hiện chế độ báo cáo công tác HBLĐ, báocáo thống kêï tai nạn lao động, sự cố đúng qui

III

NỘI DUNG 3: THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP

CHĂM SÓC SỨC KHỎE, VỆ SINH LAO ĐỘNG,

CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC VÀ BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG.

20

01

Tổ chức khám, chữa bệnh cho CBCNV hàng

năm theo qui định, phân loại sức khỏe, theo

dõi và quản lý bệnh kinh niên, mãn tính và

bệnh nghề nghiệp

5

02 Có sáng kiến, biện pháp chăm sóc sức khỏevà cải thiện điều kiện làm việc cho CBCNV. 3

03 Thực hiện tốt chế độ bồi dưỡng bằng hiện vậtđúng qui định 3

04 Mặt bằng cơ quan, nơi làm việc sạch, sáng,xanh , thoáng mát. 6

05 Có hồ sơ, số liệu về môi trường lao động, theodõi và bổ sung hàng năm. 3

IV NỘI DUNG 4: HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁCBHLĐ 10

Tổng số điểm đăng ký: điểm

Trang 24

Điện lực PHIẾU THAO TÁC

Chi nhánh điện

Số Phiếu: / /

Trang số: /

Mục đích thao tác: Người viết phiếu: Chức vụ: Người duyệt phiêu: Chức vụ: Người ra lệnh: Chức vụ: Người nhận lệnh: Chức vụ: Người giám sát: Chứcvụ: Người thao tác: Chức vụ: Thời gian bắt đầu thao tác: giờ phút Ngày tháng Lưu ý: Trình tự thao tác:

Số

thứ tự Trình tự động tác

Đánh dấu đãthực hiên Ghi chú

Ngày tháng năm 2008 Ngày tháng năm 2008

Ngày tháng năm 2008

Người viết phiếu Người duyệt phiếu Người ra lệnh( Ký tên) ( Ký tên) ( Ký tên)

Người nhận lệnh Người giám sát Người thao tác ( Ký tên) ( Ký tên) ( Ký tên)

Thao tác xong lúc: giờ phút Ngày .tháng năm Đã báo cho người ra lệnh: lúc giờ phút

Ngày:

Người báo:

Trang 25

PHIẾU CÔNG TÁC

Số : / /

1 Cấp cho:

1.1 Người lãnh đạo công việc ( nếu có): Bậc an toàn AT: /5

1.2 Người chỉ huy trực tiếp: Bậc an toàn AT: /5

Nhân viên đơn vị công tác gồm:

1.4 Địa điểm công tác: 1.5 Nội dung công tác: 1.6 Thời gian:

- Bắt đầu công việc: giờ phút, ngày tháng

năm

- Kết thúc công việc: giờ phút, ngày tháng năm 1.7 Điều kiện tiến hành công việc: ( Ghi rõ cắt điện một phần hay hoàntoàn thiết bị, đường dây, đoạn đường dây):

Phiếu công tác cấp ngày: tháng năm

.Người cấp phiếu(Ký và ghi rõtên):

2 Thủ tục cho phép công tác:

2.1 Những thiết bị đường dây, đoạn đường dây đã cắt điện:

2.2 Đã tiếp đất tại các vị trí: 2.3 Đã làm rào chắn và treo biển báo tại:

2.4 Phạm vi được phép làm việc:

2.5 Cảnh báo chỉ dẫn cần thiết:

Trang 27

Chương 3 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN

KHI TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC

I Biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn khi làm việc:

Điều 26: Để chuẩn bị nơi làm việc khi cắt điện hay cắt điện hoàn toàn

phải thực hiện lần lượt các biện pháp kỹ thuật sau đây:

- Cắt điện và thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa việc đóng điệnnhầm đến nơi làm việc:Dùng khoá để khoá bộ truyền động dao cách ly, tháocầu chảy mạch điện thao tác, khoá van khí ném…

- Treo biển “ Cấm đóng điện ! Có người đang làm việc “ ở bộ truyền động dao cách ly Biển “ Cấm mở van ! Có người đang làm việc “ ở van khí

nén và nếu cần thì đặt rào chắn

- Đấu sẵn dây tiếp đất lưu động xuống đất Kiểm tra không còn điện ởphần thiết bị sẽ tiến hành công việcvà tiến hành làm tiếp đất

- Đặt rào chắn cách nơi làm việc và treo biển báo an toàn về điện theoTCVN hiện hành Nếu cắt điện hoàn toàn thì không phải đặt rào chắn

II Cắt điện:

Điều 27 : Tại nơi làm việc phải cắt điện những phần sau:

- Những phần có điện, trên đó sẽ tiến hành công việc

- Những phần có điện mà trong khi làm việc không thể trách được vachạm hoặc đến gần với khoảng cách sau đây:

+ 0,7 m đối với điện áp đến 15 KV+ 1,0 m đối với điện áp đến 35 KV+ 1,5 m đối với điện áp đến 110 KV+ 2,5 m đối với điện áp đến 220 KV+ 4,5 m đối với điện áp đến 500 KV

- Khi không thể cắt điện được mà người làm việc có khả năng vi phạmkhoảng cách quy định trên thì phải làm rào chắn Khoảng cách từ rào chắnđến phần có điện là:

+ 0,37 m đối với điện áp đến 15 KV+ 0,60 m đối với điện áp đến 35 KV+ 1,50 m đối với điện áp đến 110 KV+ 2,50 m đối với điện áp đến 220 KV+ 4,50 m đối với điện áp đến 500 KV

- Yêu cầu đặt rào chắn, cách thức đặt rào chắn được xác định tuỳ theođiều kiện cụ thể vào tính chất công việc do người chuẩn bị nơi làm việc và

Trang 28

Điều 28: Cắt điện để làm việc phải thực hiện sao cho nhìn thấy rõ là

phần thiết bị dự định tiến hành công việc đã được cách ly, tháo cầu chạy,tháo đầu cáp, tháo thanh cái

Cấm cắt điện chỉ bằng máy ngắt, dao cách ly tự động, cầu dao, phụ tảicó bộ truyền thông tự động

Điều 29: Cắt điện để làm việc cần ngăn ngừa những nguồn điện hạ áp

qua các thiết bị như: Máy biến áp lực, máy biến áp đo lường, máy phát diezelcó điện bất ngờ gây nguy hiểm cho người làm việc

Điều 30: Sau khi cắt điện ở máy ngắt, cầu dao cách ly cần phải khoá

mạch điều khiển lại như: Cắt áptomat, gỡ cầu chảy, khoá van khí nén đếnmáy ngắt…

Đối với cầu dao cách ly điều khiển trực tiếp, sau khi cắt điện phải khoátay điều khiển và kiểm tra đã ở vị trí cắt

Điều 31: Cắt điện do nhân viên vận hành đảm nhiệm Cấm uỷ nhiệm

việc thao tác cho công nhân sửa chữa tiến hành, trừ trường hợp công nhânsửa chữa đã được huấn luyện thao tác

Điều 32: Cắt điện từng phần để làm việc phải giao cho công nhân vận

hành có kinh nghiệm và nắm vững sơ đồ lưới điện nhằm ngăn ngừa khả năngnhầm lẫn gây nguy hiểm cho công nhân sửa chữa

Điều 33: Trường hợp cắt điện do điều độ Quốc gia, điều độ Miền hoặc

điều độ Điện lực ra lệnh bằng điện thoại thì đơn vị quản lý vận hành phảiđảm nhiệm việc bàn giao đường dây cho đơn vị sửa chữa tại hiện trường ( kểcả việc đặt tiếp đất )

III Treo biển biển báo và rào chắn:

Điều 34 : Người tiến hành cắt điện phải treo biển báo: “ Cấm đóng điện

! Có người đang làm việc” ở các bộ phận truyền động của các máy ngắt, daocách ly mà từ đó có thể đóng điện đến nơi làm việc Với các dao cách ly mộtpha, biển báo treo từng pha, việc treo này cho nhân viên thao tác thực hiện.Chỉ có người trao biển hoặc người được chỉ định thay thế mới được tháo cácbiển báo này Khi làm việc trên đường dây thì ở dao cách ly đường dây treo

biển: “ Cấm đóng điện! Có người làm việc trên đường dây”.

Điều 35 : Rào chắn tạm thời có thể làm bằng gỗ, tấm vật liệu cách

điện….rào chắn phải khô và chắc chắn

Trang 29

Trên rào chắn tạm thời phải treo biển: “ Dừng lại ! Có điện nguy hiểmchết người “.

Điều 36: Ở thiết bị điện áp đến 15 KV, trong các trường hợp đặc biệt

tuỳ theo điều kiện làm việc rào chắn có thể chạm vào phần có điện

Rào chắn này ( tấm chắn, mũ chụp ) phải đáp ứng các yêu cầu của quyphạm sử dụng và thử nghiệm các dụng cụ kỹ thuật an toàn dùng ở thiết bịđiện Khi rào chắn phải hết sức thận trọng, phải đeo găng tay cách điện, điủng cách điện hoặc đứng trên tấm thảm cách điện và phải có hai người Nếucần, phải dùng kìm hoặc sào cách điện, trước khi đặt phải dùng dẻ lau khôsạch bụi của rào chắn

Điều 37 : Ở thiết bị phân phối điện trong nhà, trên rào lưới hoặc cửa sắt

của các ngăn bên cạnh và đối chiếu với chỗ làm việc phải treo biển

Điều 38 : Rào chắn tạm thời phải đặt sao cho khi có nguy hiểm người

làm việc có thể thoát ra khỏi vùng nguy hiểm dễ dàng

IV Kiểm tra không còn điện:

Sau khi cắt điện, nhân viên thao tác phải xác minh không còn điện ởcác thiết bị đã được cắt điện

Kiểm tra còn điện hay không, phải dùng bút thử điện phù hợp với điệnáp cần thử, phải thử cả 3 pha vào và ra của thiết bị

Không được căn cứ vào thiết bị đèn, rơle, đồng hồ để xác minh thiết bịcòn điện hay không, nhưng nếu đồng hồ, rơ le… Báo tín hiệu có điện thì coinhư thiết bị vẫn còn điện

Khi thử phải kiểm tra trước bút thử điện ở nơi có điện rồi mới thử ở nơicần bàn giao, nếu ở nơi công tác không có điện thì cho phép đem thử ở nơikhác trước lúc thử ở nơi công tác và phải bảo quản tốt bút thử điện khi chuyênchở

Cấm áp dụng phương pháp dùng sào thao tác gõ nhẹ vào đường dâyxem còn điện hay không để làm cơ sở bàn giao đường dây cho đội công tác

V Biện pháp tổ chức để đảm bảo an toàn khi làm việc:

Điều 39 : Những công việc sửa chữa và những công việc không thuộc

về vận hành ở các thiết bị điện, theo nguyên tắc chỉ được thực hiện theophiếu công tác hoặc lệnh công tác

Điều 40: Những việc làm cần có phiếu công tác:

-Sửa chữa và tăng cường đường cáp ngầm cao áp, đường dây nối hoặcđấu chuyển từ nhánh dây mới xây dựng và đường trục của lưới

- Sửa chữa, di chuyển, tăng cường, hiệu chỉnh, thử nghiệm các thiết bịđiện trên lưới như: Máy phát điện, động cơ, MBA, máy ngắt, cầu dao, thiết bị

Trang 30

chống sét, tụ điện, các máy chỉnh lưu, các thanh cái, role bảo vệ… trừ môivtrường có quy định riêng.

- Làm việc trực tiếp với thiết bị đang mang điện hạ áp hoâc làm việcgần các thiết bị đang mang điện cao áp với khoảng cách cho phép

Điều 41: Những công việc sau đây được phép thực hiện theo lệnh thao tác:

- Những thao tác đóng, cắt, sự lý sự cố do trưởng ca điều độ Quốc gia,điều độ Miền, điều độ Điện lực hoặc trưởng ca nhà máy ra lệnh

- Những công việc làm ở xa các thiết bị có điện

- Những công việc đơn giản, có khối lượng ít, thời gian ngắn do nhânviên vận hành trực tiếp làm việc hoặc nhân viên khác làm dưới sựv giám sátcủa nhân viên vận hành

Điều 42 : Phiếu công tác phải có hai bản, một bản giao cho người chỉ

huy trực tiếp đơn vị hoặc người giám sát, một bản cho phép đơn vị công tácvào làm việc giữ Phiếu phải viết rõ ràng, dễ hiểu, không được tẩy xoá,không được viết bằng bút chì và phải theo mẫu Thời gian có hiệu lực khôngquá 15 ngày tính từ ngày cấp phiếu

Điều 43 : Mỗi người chỉ huy trực tiếp hoặc người giám sát chỉ được cấp

một phiếu thao tác Người chỉ huy trực tiếp hoặc người giám sát phải giữ phiếutrong suốt thời gian làm việc tại vị trí công tác Phiếu phải đảm bảo khôngđược rách nát nhoè chữ Khi làm xong nhiệm vụ thì tiến hnàh làm các thủ tụcđể khoá phiếu Phiếu thao tác cấp cho người chỉ huy trực tiếp hoặc người giámsát sau khi thực hiện xong phải trả lại người cấp phiếu để kiểm tra và ký tên,lưu giữ ít nhất một tháng Những phiếu trong khi tiến hành công việc để xảy rasự cố hoặc tai nạn lao động thì phải cất hồ sơ lưu giữ của đơn vị

Điều 44 : Khi có nhiều tổ hoặc nhiều đơn vị cùng công tác trên cùng một

hệ thống cùng đường dây, một trạm biến áp hay một công trường mà có ngườichỉ huy riêng biệt thì mỗi đơn vị sẽ được cấp phiếu riêng, làm biện pháp antoàn riêng để khi rút khỏi địa điểm công tác không ảnh hưởng gì đến đơn vịkhác

Việc thay đổi nhân viên công tác có thể do người cấp phiếu thao táchoặc người lãnh đạo công việc quyết định Những người này vắng mặt thì dongười cấp phiếu công tác quyết định

Mở rộng phạm vi làm việc phải cấp phiếu công tác mới

VI Người chịu trách nhiệm về an toàn:

Điều 45: Những người chịu trách nhiệm về phiếu công tác gồm:

- Người cấp phiếu (hoặc người ra lệnh công tác) :

- Cán bộ kỹ thuật (trưởng hoặc phó chi nhánh, phân xưởng, trạm,

Trang 31

- Điều độ viên lưới điện (trong trường hợp cần thiết ), trưởng ca nhà máy.Những người này phải có trình độ an toàn bậcV người cấp phiếu phảihiểu rõ nội dung công việc, phạm vi và khối lượng công việc đề ra nhữngbiện pháp an toàn cần thiết và phân công người lãnh đạo công việc, ngườichỉ huy trực tiếp cũng như nhân viên của đơn vị công tác đủ khả năng thựchiện nhiệm vụ một cách an toàn.

* Người lãnh đạo công việc:

- Những người được giao trách nhiệm lãnh đạo công việc theo phiếulà: Cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên, công nhân lành nghề Họ phải có năng lựcđể đảm bảo nhiệm vụ, có trình độ an toàn bậc V

- Người lãnh đạo công việc chịu trách nhiệm về số lượng, trình độnhân viên trong đơn vị công tác, sao cho người chỉ huy trực tiếp đảm bảo khảnăng giám sát an toàn trong khi làm việc

- Khi tiếp nhận nơi làm việc hoặc khi trực tiếp làm thủ tục cho phépđơn vị công tác vào làm việc người lãnh đạo công việc phải chịu trách nhiệmngang với người cho phép vào làm việc về chuẩn bị nơi làm việc, về các biệnpháp an toàn cũng như các điều kiện ghi trong phiếu

* Người chỉ huy trực tiếp:

- Người chỉ huy trực tiếp phải có trình độ bậc IV trở lên Khi tiếp nhậnnơi làm việc phải chịu trách nhiệm kiểm tra lại và thực hiện đầy đủ các biệnpháp an toàn cần thiết Phải bố trí, phân công và giám sát sao cho mọi ngườitrong đơn vị tiến hành công việc một cách an toàn

- Người chỉ huy trực tiếp phải chịu trách nhiệm về chất lượng của cácdụng cụ, trang bị an toàn sử dụng khi làm việc Phải có mặt liên tục tại nơilàm việc Trường hợp cần vắng mặt mà có chức năng được phép thay thế thìphải bàn giao nơi làm việc và phiếu thao công tác cho người đó Nếu khôngcó người thay thế thì phải rút toàn bộ đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc

- Trường hợp đơn vị công tác do nơi khác cử đến, cán bộ phụ tráchkhông đủ trình độ giám sát an toàn điện, hoặc đơn vị công tác là người làmnhững công việc như: Nề, mộc, cơ khí ….thì bnê quản lý thiết bị phải cử ngườicó đủ tiêu chuẩn để làm giám sát Người giám sát tiếp nhận nơi làm việc dongười cho phép giao, phải có mặt liên tục tại nơi làm việc để giám sát vàkhông được làm bất cứ việc gì thêm Phải theo dõi không để di chuyển hoặctháo dỡ các biển rào, rào chắn Chịu trách nhiệm không để xảy ra tai nạn vềđiện, còn trách nhiệm an toàn của nhân viên trong công việc do người chỉhuy trực tiếp đơn vị công tác đảm nhiệm

- Trình độ an toàn của người giám sát là bậc IV trở lên khi đơn vị côngtác làm việc có cắt điện một phần hoặc nơi có điện Là bậc III trở lên nếulàm việc có cắt điện hoàn toàn hoặc xa nơi có điện

Trang 32

- Người cho phép vào làm việc phải có trình độ an toàn bậc IV trở lên, chịutrách nhiệm về việc thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cần thiết thích hợpvới đặc điểm công việc và nơi làm việc cũng như thực hiện đầy đủ các thủ tụccho phép vào nơi làm việc, tiếp nhận nơi làm việc khi kết thúc, ghi vào phiếucông tác những mục theo yêu cầu và vào sổ vận hành Sau khi bàn giao nơi làm

việc thì lưu giữ phiếu vào cặp “ phiếu đang làm việc “ để theo dõi.

* Nhân viên đơn vị công tác:

- Là công nhân đã được đào tạo, huấn luyện để làm việc của xí nghiệp

- Khi làm việc có cắt điện một phần hoặc gần nơi có điện, trong mỗi đơn

vị công tác có thể có một người có trình độ an toàn bậc I với điều kiện ngoàingười chỉ huy trực tiếp ra, trong đơn vị công tác có ít nhất một người có trìnhđộ an toàn bậc II Khi làm việc có cắt điện hoàn toàn hoâc xa nơi có điện thìsố nhân viên có trình độ an toàn bậc I do người cấp phiếuhoặc người ra lệnhcông tác quy định

Điều 46: Danh sách những người được giao nhiệm cấp phiếu, lãnh đạo

công việc, chỉ huy trực tiếp do phó giám đốc kỹ thuất phê duyệt

Điều 47: Đối với phiếu công tác làm việc trên thiết bị điện áp đến 1000

V thì trong phiếu công tác có thể chỉ cần các chức danh sau:

- Người cấp phiếu công tác: Phải có trình độ an toàn ít nhát bậc IV, đãlàm việc ở thiết điện trên 3 năm , có quyết định quyền được cấp phiếu công tác

- Người cho phép vào làm việc: Nhân viên vận hành trực ca Người chophép có thể giao cho người chỉ huy trực tiếp cắt, đóng điện theo phiếu côngtác khi cần thiết Phải ghi vào sổ vận hành số phiếu công tác, thời gian cắtđiện, thời gian kết thúc công việc và thời gian đóng điện cho thiết bị

- Người chỉ huy trực tiếp: Cùng với người cho phép chuẩn bị nơi làmviệc, bố trí nhân viên đơn vị vào vị trí để tiến hành công tác Trình độ antoàn người chỉ huy trực tiếp ít nhất bậc III Trường hợp có thao tác trên thiết

bị có cấp điện áp từ 1000V trở lên thì người thao tác phải có trình độ an toànbậc IV trở lên

- Nhân viên đơn vị công tác: Do người cấp phiếu quyết định và ghivào trong phiếu

Điều 48 : Cho phép một người kiêm nhiệm 2 đến 3 chức danh trong

các chức danh của phiếu công tác, trong đó người kiêm nghiệm phải có trìnhđộ an toàn đáp ứng chức danh mà mình đảm nhiệm

VII Thủ tục thi hành phiếu công tác:

Trang 33

- Người lãnh đạo công việc.

- Người chỉ huy công việc

- Địa điểm công tác

- Nội dung công việc

- Thời giam bắt đầu và kết thúc kế hoạch

- Các biện pháp an toàn cần thực hiện

- Các điều kiện đặc biệt cần lưu ý thêm

- Danh sách nhân viên đơn vị công tác ( mục này có thể giao cho ngườilãnh đạo đơn vị công tác ghi Nếu người cấp phiếu ghi thì phải chịu tráchnhiệm về số lượng và trình độ nhân viên đơn vị công tác

- Kí tên, ghi rõ họ tên, thời gian cấp trước khi giao phiếu cho người thực hiện

- Nhận lại phiếu khi đã hoàn chỉnh, kiểm tra lại toàn bộ quá trình thựchiện và kí tên vào cuối phiếu, lưu lại phiếu theo quy định, những sai sót thìphải tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm Trường hợp có sai phạm nghiêmtrọng phải có hình thức xử lý thích đáng để ngăn ngừa trước khi tai nạn cóthể xảy ra

Điều 50: Người lãnh đạo công việc sau khi nhận phiếu, ghi số người làm

việc của đơn vị Giao một phiếu cho người chỉ huy trực tiếp một tờ phiếu chongười cho phép, cùng làm thủ tục khi giao nhận nơi làm việc Kiểm tra tìnhhình thực hiện công việc khi thấy cần thiết

VIII Thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc:

Điều 51: Khi đã thực hiện xong các biện pháp an toàn và trước khi cho

phép đơn vị công tác vào làm việc, người cho phép phải thực hiện những việcsau:

- Chỉ cho toàn đơn vị thấy nơi làm việc, dùng bút thử điện có cấp điện áptương ứng chứng minh là không còn điện ở các phần đã được cắt điện và nối đất

- Kiểm tra số lượng và bậc an toàn của nhân viên đơn vị công tác cóđúng như đã ghi trong phiếu không

- Chỉ dẫn cho toàn đơn vị biết những phần còn mang điện ở xungquanh nơi làm việc

- Người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp kí vào phiếu côngtác, sau đó trao cho người cho phép kí vào phiếu có ghi họ tên

Điều 52 : Sau khi kí phiếu cho phép vào làm việc, người chỉ huy trực

tiếp giữ một bản, còn một bản người cho phép để vào tập “ phiếu đang làm

Trang 34

IX Giám sát trong khi làm việc:

Điều 53: Kể từ khi cho phép đơn vị công tác vào làm việc, người chỉ huy

trực tiếp chịu trách nhiệm giám sát mọi người làm việc theo các quy định về

an toàn

Điều 54 : Để làm nhiệm vụ giám sát, người chỉ huy trực tiếp phải luôn có

mặt tại nơi làm việc Khi người chỉ huy trực tiếp cần vắng mặt mà không cóngười thay thế thì phải rút toàn bộ đơn vị ra khỏi nơi làm việc

Điều 55: Người lãnh đạo công việc phải đến kỳ đi kiểm tra việc chấp

hành quy trình kỹ thuật an toàn cho mọi người trong đơn vị công tác Khi pháthiện thấy có vi phạm kỹ thuật an toàn hoặc hiện tượng khác nguy hiểm chongười làm việc thì phải thu phiếu công tác và rút đơn vị công tác ra khỏi nơilàm việc Chỉ sau khi đã khắc phục các thiếu sót mới được làm thủ tục chophép đơn vị trở lại làm việc và ghi phiếu váo phiếu công tác

IX Thủ tục nghỉ giải lao:

Khi tạm ngừng công việc trong ngày làm việc ( ví dụ: Để ăn trưa), đốivới các công việc có cắt điện từng phần hoặc không cắt điện , phải rút đơn vị

ra khỏi nơi làm việc Các biện pháp an toàn vẫn để nguyên Sau khi nghỉxong, không được ai vào nơi làm việc nếu chưa có mặt người chỉ huy trựctiếp ( hoặc người giám sát ) để cho phép đơn vị trở lại nơi làm việc Ngườichỉ huy trực tiếp ( hoặc người giám sát ) chỉ được cho nhân viên vào làm việckhi đã kiểm tra đầy đủ các biện pháp an toàn

Khi người chỉ huy trực tiếp chưa giao phiếu lại và ghi rõ là đã kết thúccông việc thì nhân viên vận hành không được đóng, cắt trên thiết bị, thay đổi

sơ đồ làm ảnh hưởng đến điều kiện làm việc Trong trường hợp xảy ra sự cốthì nhân viên vận hành có thể đóng điện nếu biết chắc chắn trên thiết bịkhông có người làm việc, không cần chờ khoá phiếu, nhưng phải tiến hànhcác biện pháp sau đây:

1 Tháo gỡ các biển báo, nối đất, rào chắn tạm thời Đặt lại rào chắn cốđịnh và treo biển: “ Đừng lại !có điện nguy hiểm chết người “, thay biển “Làm việc tại đây !”

2 Trước khi người chỉ huy trực tiếp trở lại và trao trả phiếu, phải cửngười thường trực tại chỗ để báo cho người chỉ huy trực tiếp và cho nhân viêntrong đơn vị công tác biết là thiết bị đã được đóng điện và không cho phéplàm việc trên đó nữa

Trang 35

- Nếu công việc phải kéo dài nhiều ngày thì sau mỗi ngày làm việcphải thu dọn nơi làm việc, các lối đi, còn biển báo, rào chắn, tiếp đất đểnguyên tại chỗ Phiếu công tác và chìa khoá giao lại cho nhân viên vận hànhvà hai bên phải ký vào phiếu.

- Để bắt đầu công việc ngày tiếp theo, người cho phép và người chỉhuy trực tiếp Phải kiểm tra lại các biện pháp an toàn và ký váo phiếu chophép đơn vị công tác vào làm việc Khi đó không nhất thiết phải có mặtngươì lãnh đạo công việc

XI Kết thúc công việc khoá phiếu trao trả nơi làm việc và đóng điện:

- Khi kết thúc toàn bộ công việc phải thu dọn, vệ sinh chỗ làm việc vàngười lãnh đạo công việc phải xem xét lại Sau khi rút hết người ra khỏi nơilàm việc, tháo hết tiếp đất và các biện pháp an toàn do đơn vị công tác làmthêm mới được khoá phiếu công tác

- Nếu trong quá trình kiểm tra chất lượng, phát hiện thấy thiếu sót cầnsửa chữa lại ngay thì người lãnh đạo công việc phải thực hiện theo quy định

- “ Thủ tục cho phép vào làm việc” như đối với một công việc mới.Việc làm bổ sung này không cần phải thêm phiếu công tác mới nhưng phảighi vào phiếu công tác thời gian bắt đầu, kết thúc việc làm thêm

- Khi đã có lệnh tháo tiếp đất di động thì mọi người phải hiểu rằng côngviệc đã làm xong, cấm tự ý vào và tiếp xúc với các thiết bị để làm bất cứ việcgì

- Bàn giao phải tiến hành trực tiếp giữa đơn vị công tác và đơn vị quảnlý thiết bị Người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp (hoặc ngườigiám sát ) và cho phép ký vào phần kết thúc công tác và khoá phiếu Chỉ chophép bàn giao bằng điện thoại khi có sự thống nhất giữa hai bên từ lúc cấpphiếu, đồng thời phải có mật hiệu quy định trước

- Việc thao tác đóng điện vào thếit bị được thực hiện sau khi đã khoáphiếu, cần biển báo, cất biển báo, rào chắn tạm thời, đặt lại rào chắn cốđịnh

- Nếu trên thiết bị đóng điện có nhiều đơn vi công tác thì chỉ sau khi đãkhoá tất cả các phiếu công tác mới được đóng điện

XII Những biện pháp an toàn khi làm việc trên cao.

1 Biện pháp tổ chức:

-Tất cả cán bộ, công nhân hợp đồng, tạm tuyển, học sinh khi làm việctrên cao đều phải triệt để tuân theo những điều quy định trong phần này

Trang 36

- Những người làm việc trên cao từ 3m trở lên phải cò đầy đủ sức khoẻ,không bị các bệnh yếu tim, đau thần kinh, động kinh…có giấy chứng nhận sứckhoẻ của cơ quan y tế, đã được học tập kiểm tra quy trình đạt yêu cầu.

- Nhóm trưỡng, tổ trưởng, đội trưởng, chi nhánh trưởng chịu trách nhiệmkiểm tra kỹ thuật an toàn thì người có trách nhiệm về an toàn có quyền tiếnhành khi xét thấy vấn đề quan trọng, đe doạ tai nạn, nhưng phải báp cáongay với cấp trên của mình

-Khi có hai người làm việc trở lên, nhất thiết phải cử nhóm trưởng Khicông việc ở những chỗ có đông người và xe cộ, tàu, thuyền qua lại thì phảocó biện pháp rào chắn hoâc đặt biển báo “ Chú ý ! Công trường “, đặt ba-ri-e…để ngăn người, xe cộ và tàu, thuyền không vào khu vực đang làm việc

- Tất cả công nhân từ bậc I nghề nghiệp trở lên đều được làm việc ở trêncao nơi có điện gần hoặc xa nơi có điện nhưng phải được học tập tạm tuyển,hợp đồng theo thời vụ và học sinh thì chỉ được làm việc trên cao trong trườnghợp không có điện và cũng phải được huấn luyện, sát hạch đạt yêu cầu quytrình kỹ thuật an toàn

- Những người làm việc trên cao phải tuân các mệnh lệnh và các biệnpháp an toàn mà người phụ trách hoặc cán bộ kỹ thuật chỉ dẫn

- Nghiêm cấm những người uống rượu, bia, ốm, đau, không đạt tiêuchuẩn sức khoẻ làm việc trên cao

- Khi thấy các biện pháp kỹ thuật an toàn chưa được đề ra cụ thể hoặcchưa đúng với quy trình kỹ thuật an toàn thì người thực hiện có quyền đề đạt

ý kiến với người ra lệnh Nếu chưa được giải quyết thì báo cáo lên cấp trênmột cấp, và có quyền không thực hiện

- Nếu người phụ trách ra lệnh cho công nhân làm một việc vi phạmquy trình kỹ thuật an toàn thì người nhận lệnh phải báo cáo cho người ra lệnhbiết Khi đó, công nhân có quyền không thực hiện và báo cáo với cấp trên

2 Biện pháp kỹ thuật:

- Khi làm việc trên cao, quần áo phải gọn gàng, tay áo phải buông vàphải cài cúc, đội mũ, đi giày an toàn, đeo dây an toàn Không được phép đidép không có quai hậu, giầy đinh, quốc….Mùa rét phải mặc đủ ấm

- Làm việc trên cao từ 3m trở lên bắt buộc phải đeo dây an toàn, dù thờigian làm việc rất ngắn ( trừ trường hợp làm việc trên sàn thao tác có lan canbảo vệ chắc chắn ) Dây đeo an toàn không được mắc vào những bộ phận diđộng hoặc những vật không chắc chắn, dể gẫy, dễ tuột, phải mắc vào nhữngvật cố định chắc chắn

Trang 37

- Khi có gió tới cấp 6 ( 60 – 70 km/ giờ ) hay trời mưa to nặng hạt hoặccó giông sét thì cấm làm việc trên cao.

- Những cột đang dựng dở hoặc dựng xong chưa đạt 24 giờ thì khôngđược trèo lên bắt xà, xứ Chỉ được trèo lên tháo dây chằng khi đã đổ móngđược 24 giờ và phải có đeo dây an toàn Khi trèo lên cột, lên thang phải từtừ, chắc chắn, tập trung tư tưởng, cấm vừa trèo vừa nói chuyện, nhìn đi chỗkhác Khi làm việc trên cao cấm nói chuyện, đùa nghịch

- Không được mang vác dụng cụ, vật kiện nặng lên cao cùng với người.Chỉ được phép mang theo người những dụng cụ nhẹ như kìm, tuốc-nơ-vít, cờlê, búa con…nhưng phải đựng trong bao đựng chuyên dùng Cấm đút các dụngcụ vào túi quần, áo, đề phòng rơi xuống đầu người khác

- Dụng cụ làm việc trên cao phải để vào những chỗ chắc chắn hoặc mócđể treo vào cột sao cho khi va đập mạnh không rơi xuống đất

- Cấm đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao xuống bằng cáchtung, ném, mà phải dùng dây buộc để kéo lên hoặc hạ xuống từ từ qua buly,người đứng xa chân cột và giữ một đầu dây lưới

- Cấm hút thuốc khi làm việc trên cao

- Làm việc trên những mái nhà trơn, dốc cần có biện pháp an toàn cụthể ở những vị trí đó Người phụ trách, cán bộ kỹ thuật phải hết sức chú ýtheo dõi, nhắc nhở

- Trèo lên cột ly tâm không có bấc trèo nhất thiết phải dùng thang mộtdóng, hai dóng hoặc guốc chuyên dùng Cấm tuyệt đối trèo cột bằng đường “dây néo cột “ Khi dùng thang một dóng hoặc guốc trèo chuyên dùng cần cóquy trình sử dụng riêng cho loại thang, guốc này

Ngày đăng: 21/01/2015, 14:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w