Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
142,5 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI XEM CHI TIẾT TẠI: http://ketoancaugiay.com/ Đơn vị thực tập: Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Hòa Họ và tên sinh viên: Mã sinh viên : Lớp : NĂM 2011 MỤC LỤC Contents Contents 2 I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HÒA 4 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 4 1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 6 1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty 6 1.4 Khái quát về kết quả sản xuất sản xuất kinh doanh của Công ty CP Tập Đoàn Thái Hòa qua 2 năm 2009 và năm 2010 7 2.1 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 7 2.1.1 Tổ chức bộ máy và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty 7 2.2 Tổ chức công tác phân tích kinh tế 10 2.2.1 Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế 10 2.2.2 Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại Công ty 11 2.2.3 Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dựa trên số liệu của báo cáo kế toán 11 2.3 Tổ chức công tác tài chính 12 2.4 Đánh giá chung về Tổ chức công tác kế toán, tài chính, phân tích kinh tế tài chính công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Hòa 12 III.ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 13 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KD : Kinh doanh PTTT : Phát triển thị trường QLDA : Quản lý dự án XNK : Xuất nhập khẩu TSCĐ : Tài sản cố định DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng số 01: Các chỉ tiêu phân tích kinh tế của Công ty Thái Hòa Bảng số 02: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Bảng số 03: Bảng phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Phụ lục số 01: Sơ đồ tổ chức công ty CP Tập Đoàn Thái Hòa Phụ lục só 02: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Tập Đoàn Thái Hòa năm 2010 Phụ Lục số 03: Sơ đồ tổ chức Phòng Tài Chính – Kế Toán của Công ty CP Tập Đoàn Thái Hòa I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HÒA 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tên Công ty: Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hoà Tên tiếng anh: Thai Hoa Group Joint Stock Company Trụ sở chính: 352 đường Giải Phóng - Phường Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - Tp.Hà Nội. Mã số thuế: 0100367361 Vốn điều lệ: 550 tỷ đồng. Công ty Thái Hoà thuộc loại hình công ty cổ phần kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực: - Chế biến cà phê thóc ra cà phê nhân sau đó xuất khẩu. - Chế biến cà phê nhân, cà phê bột ra cà phê tan, cà phê phin, cà phê sữa. - Du lịch lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn lập dự án đến nhóm B. - Tư vấn lắp đặt thiết bị cho các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, bưu điện, thông tin liên lạc, khách sạn… Quá trình hình thành và phát triển: Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hoà được thành lập năm 1996 bởi Ông Nguyễn Văn An - Chủ tịch Tập đoàn hiện nay. Khởi đầu từ mô hình công ty TNHH với tên gọi Công ty TNHH SX & TM Thái Hoà hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó cà phê là chủ lực. Với tầm nhìn chiến lược ông đã phát triển công ty ngày càng lớn mạnh, các nhà máy sản xuất và chế biến cà phê đã được xây dựng ở nhiều vùng nguyên liệu trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của đất nước và phát triển ra cả nước ngoài như các nhà máy ở Sơn La, Điện Biên, Lâm Đồng, Quảng Trị, … Lào. Đến nay, sau hơn 13 năm hình thành và phát triển, Thái Hoà đã vươn lên thành một tập đoàn kinh tế năng động lấy tên Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hoà với 13 công ty thành viên, thiết lập được hệ thống chế biến lớn và hiện đại phủ khắp các vùng cà phê Việt Nam và Lào. Tính đến thời điểm hiện tại, Thái Hoà được biết đến là doanh nghiệp duy nhất Việt Nam hoạt động khép kín từ canh tác, sản xuất, chế biến, dịch vụ, xuất khẩu cà phê nhân và cà phê tiêu dùng. Ngoài ra, còn là nhà sản xuất, xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam và có thương hiệu mạnh trên thị trường thế giới, là nhà xuất khẩu cà phê Arabica lớn nhất Việt Nam, thương hiệu được khách hàng quốc tế đánh giá cao. Sản phẩm Thái Hoà xuất khẩu hơn 20 nước thuộc 5 châu lục, trong đó có các thị trường cao cấp Mỹ, Nhật, EU là chủ yếu. Thái Hoà đã thiết lập văn phòng đại diện nhiều nước. Đặc biệt là doanh nghiệp cà phê Việt Nam duy nhất mở văn phòng điều phối thương mại khu vực Châu Âu đặt tại Geveva (Thuỵ Sỹ). Định hướng phát triển của Tập Đoàn Thái Hoà là thiết lập nền tảng kinh doanh vững mạnh, hệ thống quản trị hiệu quả và minh bạch, với Phương châm của Thái Hoà là phát triển dựa trên quan điểm bền vững, thân thiện với môi trường. Theo chiến lược đó, Công ty đặt lộ trình trở thành Tập Đoàn Cà phê quốc tế vào năm 2015. 1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Tuy hoạt động đã đăng ký có 40 lĩnh vực kinh doanh nhưng mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là cà phê, chiếm tỷ trọng trong doanh thu lớn nhất trong báo cáo kết quả kinh doanh, chiếm 90% trong cơ cấu sản phẩm dịch vụ của Công ty. Mặt hàng cà phê bao gồm cà phê nhân, cà phê bột hoà tan. Trong đó xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân (chiếm 80% doanh thu) và tiêu thụ trong nước chủ yếu là cà phê bột hoà tan (chiếm 10%), phần còn lại là các sản phẩm dịch vụ khác. Điểm nổi bật về sản phẩm cà phê của Công ty là chế biến chất lượng cao, với công nghệ tiên tiến hiện đại và quy trình ISO đáp ứng đủ tiêu chuẩn của bất kỳ thị trường nào và của các nhà rang xay nào trên thế giới. Gần đây nhất là việc áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193-2005 đối với cà phê nhân xuất khẩu, là giải pháp hiệu quả để nâng cao uy tín của cà phê Việt Nam vốn đang chịu tiếng xấu bởi tỷ lệ cà phê thải loại cao nhất Năng lực chế biến luôn được xác định là chiến lược trung tâm của Công ty Thái Hoà. Công nghệ hiện đại là điểm nổi bật trong năng lực chế biến và được đánh giá ngang hàng với quốc gia hàng đầu cà phê Brazil. Thái Hoà hiện có 4 nhà máy chế biến cà phê quả tươi đặt tại Nghệ An, Quảng Trị, Lâm Đồng, Lào. Ngoài ra, còn có hệ thống chế biến cà phê nhân gồm có 8 nhà máy ở Đồng Nai, Buôn Ma Thuột, Quảng Trị, Nghệ An, Lào, Hà Nội, Sơn La. 1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Công ty Thái Hòa bao gồm trụ sở chính đặt tại Hà Nội và các công ty thành viên đặt tại các tỉnh trong cả nước và 08 nhà máy chế biến. Trong đó 13 Công ty thành viên là các đơn vị hạch toán độc lập, giữ vai trò thu mua cũng như chế biến ngay tại vùng nguyên liệu. Các nhà máy chế biến cà phê là đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc, giữ vai trò sản xuất các mặt hàng cà phê phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đứng đầu trong bộ máy quản lý Công ty là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, giúp việc cho tổng giám đốc là phó tổng giám đốc điều hành, tiếp đến là Giám đốc tài chính và các trưởng phòng ban chức năng (Phụ lục số 01) 1.4 Khái quát về kết quả sản xuất sản xuất kinh doanh của Công ty CP Tập Đoàn Thái Hòa qua 2 năm 2009 và năm 2010 Thông qua Phụ lục số 02: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 ta thấy được sự biến động kinh doanh của công ty trong hai năm trở lại đây: Doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp năm 2010 đã tăng 9,866,128,362 tương ứng 5,78% so với năm 2009, lợi nhuận thuần của công ty giảm 1,084,166,061 đ tương ứng giảm 5,29% lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 948,809,092 tương ứng giảm 6,15%. II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ, TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN THÁI HÒA 2.1 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 2.1.1 Tổ chức bộ máy và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Bộ máy Kế toán tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Hòa được tổ chức thành ban tài chính và ban Kế toán (Phụ lục số 03), người đứng đầu ban Tài chính là Giám đốc Tài chính và người đứng đầu ban Kế toán là kế toán trưởng. Bộ máy kế toán của Công ty được phân tách thành từng phần hành riêng biệt do các kế toán viên thực hiện. Giám đốc Tài chính: Tham mưu cho Tổng Giám đốc, vận dụng các công cụ tài chính nhằm thực hiện tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp; Phân tích cấu trúc và quản lý rủi ro tài chính; Theo dõi lợi nhuận và chi phí, điều phối củng cố đánh giá giữ liệu tài chính; dự báo những yêu cầu tài chính, chuẩn bị ngân sách hàng năm, lên kế hoạch chi tiêu, phân tích những sai biệt. Thiết lập tình hình tài chính bằng cách triển khai và áp dụng hệ thống thu thập, phân tích, xác minh và báo cáo thông tin tài chính. Kế toán trưởng: Có chức năng tổ chức, kiểm tra công tác kế toán của Công ty ,là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính cho Phó giám đốc Tài chính, Chịu trách nhiệm phân công, bố trí công việc cho các nhân viên kế toán, đồng thời làm việc với kế toán trưởng của các Công ty con, Chi nhánh và nhà máy. Kế toán tổng hợp: có chức năng tổng hợp các thông tin từ các nhân viên kế toán phần hành để lên bảng cân đối kế toán và lập báo cáo kết quả kinh doanh. Kế toán tổng hợp còn phải kê khai thuế hàng tháng cũng như quyết toán thuế cuối năm nộp lên Cục thuế thành phố Hà Nội. Ngoài ra còn tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm cũng như xác định kết quả kinh doanh trên các phần hành khác chuyển số liệu sang. Kế toán tài sản cố định: Phụ trách việc theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, việc tính và trích khấu hao TSCĐ. Đồng thời, có trách nhiệm tập hơp số liệu của phòng đưa lên máy vi tính để kiểm tra số liệu của các báo cáo kế toán và bảng tổng kết tài sản. Kế toán hàng tồn kho và tính giá thành sản phẩm: Theo dõi và hạch toán việc nhập kho vật tư sản phẩm cũng như xuất kho tiêu thụ hoặc phục vụ sản xuất. Từ đó theo dõi quá trình sản xuất tập hợp và tính giá thành sản phẩm. Kế toán ngân hàng: theo dõi và thực hiện các hoạt động liên quan đến ngân hàng: làm thủ tục vay vốn cũng như theo dõi lãi vay; theo dõi tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và các hoạt động có liên quan khác. Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi thanh toán các khoản thu chi hàng ngày , theo dõi các khoản tạm ứng thực hiện kế toán các hoạt động thanh toán với khách hàng và các nhà cung cấp, lập phiếu thu, phiếu chi. Kế toán công nợ: theo dõi và thực hiện kế toán các khoản nợ phải thu, phải trả để có biện pháp thu hồi cũng như thanh toán thích hợp. Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ tính và lập bảng lương, thưởng và các các chế đọ chính sách cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong công ty dựa trên các quy định của nhà nước và doanh nghiệp đồng thời lập bảng tổng hợp đưa lên máy vi tình để phân bổ và trích lương. Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý tiền mặt tại công ty, thực hiện các nghiệp vụ về thu, chi tiền mặt, bảo quản chừng từ trong tháng, ghi sổ quỹ và lập báo cáo theo quy định. Các nhân viên kế toán đơn vị trực thuộc: Đối với hai nhà máy sản xuất (Liên Ninh và Giáp Bát): kế toán có nhiệm vụ tập hợp chứng từ phát sinh hàng ngày chuyển lên phòng kế toán của Công ty để đưa lên máy vi tính. Đối với các Công ty con và các chi nhánh: kế toán lập các báo cáo về sản xuất và tiêu thụ cũng như kết quả kinh doanh hàng tháng được gửi lên phòng kế toán của công ty.Chịu trách nhiệm theo dõi các khoản chi phí phát sinh tại phân xưởng, tập hợp và gửi lên cho văn phòng Tổng của Công ty. Do khối lượng công việc tương đối lớn nên số lượng 12 nhân viên là còn thiếu, một người còn phải đảm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc rất vất vả. Nhưng nhìn chung với đội ngũ có trình độ, có tính chuyên môn hóa và sự phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm với công việc nên họ đều hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Công ty thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và các thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán của Bộ tài chính. Công ty thực hiện kỳ kế toán theo năm, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 của năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép là đồng Việt Nam (VND). Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chung, và được hỗ trợ bởi phần mềm kế toán MISA SME.NET 2010. Các chính sách kế toán về ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền, ghi nhận và phân bổ chi phí trả trước, ghi nhận hàng tồn kho, các khoản phải thu – phải trả, ghi nhận TSCĐ và khấu hao TSCĐ, ghi nhận vốn chủ sở hữu, ghi nhận doanh thu, chi phí được áp dụng đầy đủ theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC. 2.1.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, trình độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính của công ty, hệ thống tài khoản của công ty bao gồm hầu hết các tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và các tài khoản sửa đổi, bổ sung theo các thông tư hướng dẫn. Hệ thống sổ kế toán bao gồm sổ Nhật ký chung, sổ đặc biệt, sổ cái các tài khoản và sổ chi tiết, sổ tổng hợp liên quan. Tuy nhiên trong quá trình tính giá thành phẩm còn tồn tại một vấn đề sau: hiện nay công ty đang áp dụng tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ, đây là một phương pháp phổ biến tuy nhiên khi áp dụng vào hoạt động kinh doanh của công ty còn nhiều hạn chế, do đặc thu công ty kinh doanh mặt hàng nông sản nên việc áp dụng phương pháp này sẽ không cập nhật cho ban quản trị giá trị kịp thời của lô hàng nông sản và cũng không thuận tiện cho việc quản lý, đối chiếu giữa thủ kho và kế toán vật tư. Hệ thống Báo cáo tài chính của Công ty gồm bốn báo cáo sau: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo này được lập vào cuối niên độ kế toán do kế toán trưởng lập và gửi lên ban giám đốc, cơ quan thuế và các ngân hàng, các nhà đầu tư và các đối tượng khác có liên quan. Hệ thống báo cáo quản trị: Hàng tháng, các công ty con, các chi nhánh và kể cả Phòng kế toán - tài chính của Tập Đoàn Thái Hoà phải nộp báo cáo sơ bộ về Kết quả hoạt động kinh doanh trong tháng đó cho Phòng Tổng Giám Đốc. Hàng quý các công ty con, các chi nhánh và phòng kế toán- tài chính công ty lập báo cáo quản trị để phán ánh tình hình thu chi, công nợ và tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa nhằm tham mưu cho Ban Giám đốc về kế hoạch tài chính, các chính sách và chiến lược tài chính kế toán trong ngắn và dài hạn. Cuối năm, khi kết thúc niên độ kế toán – tài chính Tập đoàn Thái Hoà sẽ tổng hợp, quyết toán tất cả các Công ty con, chi nhánh để phân chia lợi nhuận. 2.2 Tổ chức công tác phân tích kinh tế 2.2.1 Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế Ban Tài Chính thuộc phòng Kế Toán – Tài Chính được phân công đảm nhiệm thực hiện phân tích kinh tế và trình bày các báo cáo phân tích cho Ban Quản Trị và gửi [...]... thứ 1: “Kế toán tính giá thành phẩm cà phê nhân của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Hoà” thuộc học phần kế toán Đề tài thứ 2: “Kiểm toán chi phí sản xuất thành phẩm cà phê nhân của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Hoà” thuộc học phần môn kiểm toán Đề tài thứ 3: “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Hoà’’ thuộc học phần môn phân tích Việc hoàn thiện quản lý và hạch... quả sử dụng vốn cố định Sử dụng hợp lý quỹ khấu hao cơ bản, quỹ này hình thành từ việc trích hao mòn TSCĐ Đây là nguồn tài trợ rất có ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh của công ty 2.4 Đánh giá chung về Tổ chức công tác kế toán, tài chính, phân tích kinh tế tài chính công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Hòa Nhìn chung mô hình tổ chức kế toán và phân tích tài chính của công ty được thực hiện đầy đủ, cập nhật...tới các Phòng có liên quan Công việc được tiến hành phân tích là cuối tháng, quý và phân tích tổng hợp trong năm 2.2.2 Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại Công ty Bảng số 01: Các chỉ tiêu phân tích kinh tế của Công ty Thái Hòa lần lần Năm 2010 1.379 0.0014 Năm 2009 0.970 0.0016 % % 10.693 8.020 12.054 9.040 % % % 0.953... kịp thời nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Theo dõi tình hình góp vốn liên doanh liên kết vào các doanh nghiệp khác Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp góp vào, Huy động vốn từ các cổ đông, Huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu Công tác quản lý và sử dụng vốn – tài sản: Báo cáo về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình... thuế trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu 2.2.3 Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dựa trên số liệu của báo cáo kế toán Có bảng số liệu sau của Công ty (Bảng số 02) Các chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010... (6,15) 28,23 - Hệ số lợi nhuận trên 0,0423 vốn 2.3 Tổ chức công tác tài chính 0,0310 (0,011) - Công tác kế hoạch hóa tài chính bao gồm: Lập kế hoạch và quản lý hoạt động tài chính toàn công ty theo quy chế quản lý tài chính, Kiểm soát và đánh giá hoạt động tài chính của công ty, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính Công tác huy động vốn: Tìm nguồn vốn và cung cấp đầy đủ, kịp... quản lý và vẫn còn sự chênh lệch giá trị của hàng tồn kho trên sổ sách và giá trị thực tại kho của công ty Đối với mặt hàng cà phê chủ lực của công ty là mặt hàng nông sản nên thời gian lưu kho đối với mặt hàng này cũng hạn chế hơn Việc tính giá thành cà phê theo phương pháp bình quân gia quyền dường như là không phù hợp Mặt khác các lô hàng nhập vào chất lượng khác nhau mà chỉ căn cứ vào kiểm tra chất... tính giá thành sản phẩm là biện pháp hữu hiệu Đi xa hơn là nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm Kế toán tính giá thành sản phẩm luôn cần được xem xét và hoàn thiện để phù hợp với điều kiện của Công ty Từ đó xây dựng được công cụ tính giá thành sản phẩm vừa đảm bảo mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Do đó tôi mạnh dạn đề xuất 03 đề tài trên Đăng ký viết luận văn hoặc chuyên đề tốt . Toán của Công ty CP Tập Đoàn Thái Hòa I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HÒA 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tên Công ty: Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hoà Tên tiếng. CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN THÁI HÒA 2.1 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 2.1.1 Tổ chức bộ máy và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Bộ máy Kế toán tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Hòa được tổ. chức công ty CP Tập Đoàn Thái Hòa Phụ lục só 02: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Tập Đoàn Thái Hòa năm 2010 Phụ Lục số 03: Sơ đồ tổ chức Phòng Tài Chính – Kế Toán của Công ty