Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”.Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”.
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA
KHOA DU LỊCH
Bài giảng môn Tổng quan du lịch
TP TUY HÒA - 2010
Trang 2CHƯƠNG 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH
1.1 Khái niệm về du lịch
1.1.1 Theo liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International union of official travel oragnization)
“Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm
cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức khôngphải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”
1.1.2 Tại hội nghị liên hiệp quốc về du lịch họp tại Roma – Italia ( 21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch
“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tếbắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoàinơi ở thường xuyên của họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú khôngphải là nơi làm việc của họ”
1.1.3 Theo luật du lịch Việt Nam năm 2005
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoàinơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
1.2 Các khái niệm về khách du lịch
1.2.1 Khách thăm viếng (Visitor)
Khách thăm viếng là một người đi tới một nơi (khác với nơi họ thườngtrú) với một lý do nào đó (ngoại trừ lý do đến để hành nghề và lĩnh lương từ nơiđó) Định nghĩa này có thể được áp dụng cho khách quốc tế (Internationalvisitor) và khách trong nước (Domestic visior) Khách thăm viếng được phânchia làm hai loại: Khách du lịch (Tourist), Khách tham quan (Excursionist)
Trang 31.2.1.1 Khách du lịch (Tourist)
Là khách thăm viếng, lưu trú tại một quốc gia hoặc một vùng khác với nơi
ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với các mục đích như nghỉdưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội nghị, tôn giáo, thể thao.Như vậy, khách du lịch cũng được chia làm 2 loại:
*Khách du lịch thuần túy
Là khách thăm viếng mà chuyến đi của họ có mục đích chính là nghỉdưỡng, tham quan, nâng cao hiểu biết tại nơi đến thì được gọi là khách du lịchthuần túy
*Khách du lịch không thuần túy
Là khách thăm viếng mà chuyến đi của họ vì các mục đích chính như:công tác, tìm kiếm cơ hội làm ăn, hội họp ….kết hợp đi du lịch khi có thời gianrỗi thì gọi là khách du lịch không thuần túy
1.2.1.2 Khách tham quan (Excursionist)
Là khách thăm viếng, lưu lại một nơi nào đó khác với nơi ở thường xuyêndưới 24 giờ và không lưu trú qua đêm tại đó
1.2.2 Phân loại khách du lịch
1.2.2.1 Phân loại theo lãnh thổ
*Khách du lịch quốc tế (International Tourist)
Ở Việt Nam, theo điều 34, chương V, Luật du lịch Việt Nam 2005
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ởnước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thườngtrú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
*Khách du lịch nội địa (Domestic Tourist)
Ở Việt Nam, theo điều 34, chương V, Luật Du lịch Việt Nam 2005
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trútại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Trang 41.2.2.2 Phân theo loại hình du lịch
*Khách du lịch sinh thái
Được chia làm 3 loại cụ thể:
- Khách du lịch sinh thái cảm giác mạnh
Thành phần đa số là thanh niên đi du lịch cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, tổchức độc lập, ăn uống có tính địa phương, cơ sở lưu trú đơn giản, thích thể thao
và du lịch mạo hiểm
- Khách du lịch sinh thái an nhàn
Khách du lịch có lứa tuổi trung niên và cao niên, đi du lịch theo nhóm, ởkhách sạn hạng sang, ăn uống ở nhà hàng sang trọng, ưa thích du lịch thiênnhiên và săn bắn
- Khách du lịch sinh thái đặc biệt
Bao gồm những du khách có lứa tuổi từ trẻ đến già, đi du lịch cá nhân, đitour đặc biệt, thích di chuyển (lưu cư), thích tự nấu ăn và thu hoạch kiến thứckhoa học
*Khách du lịch văn hóa
- Khách du lịch văn hóa đại trà, thuộc mọi lứa tuổi, thuộc mọi thành phần dukhách
- Khách du lịch văn hóa chuyên đề
Bao gồm những du khách có trình độ hiểu biết về các vấn đề văn hóa, lịch
sử, mỹ thuật, nghệ thuật, đi du lịch nghiên cứu
1.3 Các khái niệm khác về du lịch
1.3.1 Tài nguyên du lịch
Theo điều 4, chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch
sử, văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân vănkhác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình
Trang 51.3.2 Sản phẩm du lịch
Theo điều 4, chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp các hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khaithác hợp lý tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách tronghoạt động du lịch”
1.3.3 Khu du lịch
Theo điều 4, chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005
Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên
du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đadạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.1.3.4 Điểm du lịch
Theo điều 4, chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu thamquan của khách du lịch
1.3.5 Tuyến du lịch
Theo điều 4, chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005
Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cungcấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đườngthuỷ, đường hàng không
1.3.6 Kinh doanh du lịch
Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các côngđoạn của hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằmmục đích sinh lợi
1.3.7 Đơn vị cung ứng du lịch (Tourism Supplier)
“Là cơ sở kinh doanh cung cấp cho du khách một phần hoặc toàn bộ sảnphẩm du lịch”
Đơn vị cung ứng du lịch bao gồm:
Trang 6+ Một điểm vui chơi giải trí, cung ứng các loại hình và dịch vụ vui chơigiải trí cho du khách.
+ Một khách sạn, cung ứng dịch vụ lưu trú và ăn uống
+ Một nhà hàng, chuyên cung ứng dịch vụ ăn uống cho du khách
+ Một công ty vận chuyển ( hàng không, hàng hải, đường sắt, đường bộ),cung ứng các dịch vụ vận chuyển du khách
1.3.8 Lữ hành
Theo điều 4, chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005
Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn
bộ chương trình du lịch cho khách du lịch
1.3.9 Cơ sở lưu trú
Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp cácdịch vụ khác phục vụ khách lưu trú Cở sở lưu trú bao gồm: khách sạn, làng dulịch, biệt thự, căn hộ, lều, bãi cắm trại cho thuê, trong đó khách sạn là cơ sở lưutrú du lịch chủ yếu
Trang 71.3.14 Dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưutrú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằmđáp ứng nhu cầu của khách du lịch
1.3.15 Chương trình du lịch
Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trìnhđược định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kếtthúc chuyến đi
1.3.16 Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch
Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch là phương tiện bảo đảm cácđiều kiện phục vụ khách du lịch, được sử dụng để vận chuyển khách du lịch theochương trình du lịch
1.3.17 Du lịch bền vững
Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiệntại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.1.3.18 Môi trường du lịch
Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân vănnơi diễn ra các hoạt động du lịch
*Câu hỏi ôn tập
1 Anh (chị) hãy nêu và phân tích các định nghĩa về du lịch?
2 Anh (chị) hãy nêu khái niệm về khách thăm viếng, khách du lịch và kháchthăm quan ?
3 Anh (chị) hãy phân loại khách du lịch ?
4 Anh (chị) hãy nêu định nghĩa về sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch, đơn vịcung ứng du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, du lịchbền vững, môi trường du lịch ?
Trang 8CHƯƠNG 2 CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH
2.1 Phân loại tổng quát
2.1.1 Du lịch sinh thái (Ecotourism)
Du lịch sinh thái là khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hútđược sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.Đây là khái niệm rộng, được hiểu theo những cách khác nhau từ những góc độtiếp cận khác nhau Đối với một số người, du lịch sinh thái chỉ đơn giản là sựghép nối ý nghĩa của hai khái niệm “du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc từlâu Tuy nhiên đứng ở góc độ rộng hơn, tổng quát hơn thì một số người quanniệm rằng du lịch sinh thái là một loại hình du lịch thiên nhiên Như vậy vớicách tiếp cận này, thì mọi hoạt động của du lịch có liên quan đến thiên nhiênnhư: tắm biển, nghỉ núi …đều được hiểu là du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái có thể được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau
- Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism)
- Du lịch môi trường (Environmental Tourism)
- Du lịch xanh (Green Tourism)
- Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism)
Sau đây là một số khái niệm về du lịch sinh thái
* Theo hiệp hội du lịch sinh thái Hoa Kì, 1998
“Du lịch sinh thái là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết vềlịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biết đổi tình trạngcủa hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tàinguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính của địa phương”
* Theo hiệp hội du lịch sinh thái Australia
Trang 9Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên và định hướngmôi trường tự nhiên và nhân văn, được quản lí một cách bền vững và có lợi chosinh thái.
Định nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bảnđịa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tốn và phát triểnbền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
2.1.2 Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn được thẩm nhận
bề dày văn hóa của một nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử, văn hóa,những phong tục tập quán còn hiện diện
Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch chữa bệnh,
du lịch mạo hiểm, gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thùcủa các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế
Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trênnhững đặc điểm của vùng miền
2.2 Phân loại cụ thể các loại hình du lịch
2.2.1 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ
2.2.1.1 Du lịch quốc tế (International Tourism)
Là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của du kháchnhằm ở lãnh thổ các quốc gia khác nhau, du khách phải đi qua biên giới và tiêuthụ ngoại tệ ở nơi đến du lịch
Du lịch quốc tế cũng chia thành 2 loại cụ thể:
*Du lịch quốc tế chủ động (Inbound Tourism)
Là hình thức của khách quốc tế đến một nước nào đó và tiêu thụ tiền tạinước đó
*Du lịch quốc tế bị động (Outbound Tourism)
Là hình thức du lịch của khách quốc tế từ nước lưu trú đi ra nước ngoài
du lịch
Trang 102.2.1.2 Du lịch nội địa ( Domestis Tourism)
Du lịch nội địa được hiểu là các hoạt động tổ chức, phục vụ người trongnước đi du lịch, nghỉ ngơi và tham quan các đối tượng du lịch trong lãnh thổquốc gia, về cơ bản không có sự giao dịch, thanh toán bằng ngoại tệ
2.2.2 Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách
2.2.2.1 Du lịch chữa bệnh
Mục đích chính của chuyến đi là để điều trị các loại bệnh tật về thể xác vàtinh thần nhằm phục hồi sức khỏe Điểm đến thường là các khu an dưỡng, khuchữa bệnh như: nhà nghỉ, điểm nước khoáng, nơi có không khí trong lành…
*Ví dụ:
- Chữa bệnh bằng khí hậu (thay đổi khí hậu)
- Chữa bệnh bằng phương pháp thủy lý như: tắm nước nóng, bùn khoáng,tắm biển
- Chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền như: châm cứu, bấmhuyệt…
2.2.2.2 Du lịch nghỉ ngơi, giải trí
Mục đích chuyến đi là thư giãn, xả hơi, bứt ra khỏi công việc thường nhậtcăng thẳng để phục hồi sức khỏe (vật chất cũng như tinh thần) Trong chuyến đi,nhu cầu giải trí là nhu cầu không thể thiếu được của du khách Do vậy, ngoàithời gian tham quan, nghỉ ngơi, cần thiết có các chương trình vui chơi, giải trítrong chuyến đi cho du khách Với sự phát triển của xã hội, mức sống gia tăng,
số người đi du lịch chỉ nhằm mục đích giải trí, tiêu khiển bằng các trò chơi cũnggia tăng đáng kể Để đáp ứng xu thế này cần quan tâm mở rộng các loại hình vàcác cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vui chơi giải trí như các khu du lịch, làng dulịch, công viên, khu vui chơi giải trí, sòng bạc…
Trang 11Ở trên thế giới, đã có các tổ hợp vui chơi, giải trí nổi tiếng như:Disneyland ở Hoa Kỳ, thế giới thu nhỏ ở Trung Hoa, các sòng bạc ở Macao…
Ở Việt Nam, cũng có các khu vui chơi giải trí đã thu hút được khá đôngkhách trong và ngoài nước, nhất là trong các dịp lễ tết Ví dụ: khu du lịch ĐầmSen, Suối Tiên ở Thành Phố Hồ Chí Minh, khu vui chơi giải trí Vinpearland ởKhánh Hòa
Du lịch công vụ được chia thành hai loại:
* Du lịch công vụ chính trị: là một phái đoàn hay một cá nhân đi dự các cuộcđàm phám, tham dự các ngày lễ, ngày kỉ niệm
Trang 12*Du lịch công vụ kinh tế: là một phái đoàn hay một cá nhân đi tham gia haytham quan các hội chợ, các cuộc triễn lãm kinh tế.
2.2.2.5 Du lịch tôn giáo
Loại hình này thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những ngườitheo các tôn giáo khác nhau (hiện nay, trên thế giới có các tôn giáo lớn như đạoHồi, đạo Phật, đạo Thiên Chúa,…) Đây là loại hình du lịch lâu đời rất phổ biếnhiện nay
Loại hình du lịch này được chia làm hai loại
Du khách đi thăm nhà thờ, đền, đình, chùa vào ngày lễ
Các cuộc hành hương của các tín đồ về đất đạo
2.2.2.6 Du lịch khám phá
Loại hình này phù hợp với du khách có nhu cầu khám phá thế giới xungquanh, khám phá về phong cách sinh hoạt, tâm lý, tính cách con người, các danhthắng tự nhiên, di tích lịch sử, môi trường hoang dã Khám phá trong du lịch,ngoài việc mở mang kiến thức, còn để lại cho du khách những cảm xúc thíchthú Mỗi loại hình du lịch đều mang ý nghĩa khám phá: đi du lịch để hiểu người,hiểu đất, phát hiện những điều kì thú của thiên nhiên, văn hóa, con người
2.2.2.7 Du lịch thăm hỏi (thăm viếng)
Nảy sinh do nhu cầu giao tiếp xã hội nhằm gặp mặt, thăm hỏi, trò chuyện,chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn cùng bà con, họ hàng, bạn bè thân quen…Hình thức du lịch này có ý nghĩa quan trọng đối với những nước có nhiều ngườisống ở nước ngoài Đối tượng của loại hình du lịch này thường đi trong thờigian dài ngày và thường đi vào dịp lễ, tết, Khách du lịch gần như chỉ muanhững dịch vụ không trọn gói của các công ty lữ hành Và mỗi lần trở về thămquê hương, khách du lịch thuộc loại hình này mang về một lượng ngoại tệ lớn,tạo điều kiện tích lũy ngoại tệ cho quốc gia
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có đối tượng Việt kiều rấtđông và hàng năm có tới vài trăm ngàn người về thăm quê hương, là một thị
Trang 13trường khách mà các nhà kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam đang hướngtới
2.2.3.2 Du lịch bằng tàu hỏa
Sự phát minh ra đầu máy hơi nước vào đầu thế kỷ 19 đã đánh dấu bướcbứt phá mạnh mẽ trong việc đi lại Sau bỡ ngỡ ban đầu thì xã hội đã dần coi tàuhỏa là một phương tiện đi lại ưa chuộng Đi du lịch bằng tàu hỏa đã trở thành
mơ ước, ham muốn và hứng thú của mỗi người
Ưu điểm cơ bản của loại hình du lịch này là vận chuyển được số lượnglớn du khách với chi phí tương đối rẻ, hành trình bằng tàu hỏa không làm haotổn nhiều sức khỏe du khách
Tuy nhiên, loại hình du lịch này cũng có nhiều nhược điểm như: tính cơđộng thấp vì tuyến đường không tiếp cận đến các điểm du lịch nên phải kết hợpvới phương tiện khác để trung chuyển khách, du khách cũng tốn nhiều thời gian
để di chuyển
2.2.3.3 Du lịch tàu biển
Trang 14Năm 1819 tàu savannah là chiếc tàu thủy hơi nước đầu tiên vượt đạidương với lộ trình Savannah (Georgia) đến Liverpool (Anh) chuyến hành trìnhdài 29 ngày Hiện nay có các công ty tàu biển lớn chở khách gồm có: P&OPrincess (vương quốc Anh), Star Cruise ( Malaysia), Costa Crociere (Italia)…
Ưu điểm của loại hình du lịch này là du khách có thể sống thỏa mái dàingày trên tàu, luôn được hưởng một bầu không khí trong lành và tươi mát từbiển và được thăm nhiều địa điểm trong một chuyến đi
Nhược điểm của loại hình du lịch này là chi phí cao, những người có sứckhỏe yếu thường không chịu được do dễ bị say sóng
2.2.3.4 Du lịch ôtô
Ô tô là phương tiện đi lại thông dụng, phổ biến và chiếm ưu thế so với cácphương tiện khác
Ưu điểm của loại hình du lịch này là giá rẻ, tính cơ động cao
Nhược điểm là có một số du khách thường bị dị ứng khi đi ô tô
2.2.3.5 Du lịch hàng không
Năm 1903 anh, em nhà Wright đã bay chuyến đầu tiên Lúc đầu, máy baychỉ được dùng cho mục đích quân sự Đến năm 1930 máy bay mới được dùngcho mục đích dân sự
Ngày nay đi du lịch bằng máy bay đã trở thành trào lưu phổ biến, là mộtloại hình du lịch có nhiều triển vọng trong tương lai
Ưu điểm: giảm thời gian di chuyển và làm tăng thời gian đi du lịch, phục
vụ du khách với tiện nghi hiện đại, sang trọng
Nhược điểm: giá vận chuyển cao
2.2.4 Căn cứ theo phương tiện lưu trú
2.2.4.1 Du lịch ở khách sạn
Khách sạn là cơ sở lưu trú có đầy đủ tiện nghi phục vụ việc qua đêm vàcác nhu cầu khác của du khách như: ăn, ngủ, vui chơi giải trí, …
Trang 15Tùy theo mức độ sang trọng của cơ sở vật chất, trang thiết bị và chế độphục vụ…mà khách sạn được phân hạng khác nhau Ỏ Việt Nam khách sạnđược phân hạng từ 1 đến 5 sao.
Đối tượng du khách cũng khá phong phú, từ khách có khả năng chi trảtrung bình đến khách thương gia
2.2.4.2 Du lịch ở Motel
Là một dạng cơ sở lưu trú được xây dựng gần đường giao thông, có kiếntrúc thấp tầng (thường chỉ là 1 tầng) dùng để phục vụ du khách đi bằng phươngtiện riêng (xe con) Tại cơ sở lưu trú này có bộ phận bảo dưỡng, kiểm tra, sửachữa xe cho khách Đối tượng phục vụ theo loại hình này thường là du khách cóthu nhập trung bình Ở Việt Nam loại hình du lịch này còn chưa phát triển
2.2.4.3 Du lịch ở nhà trọ
Đây là dạng cơ sở lưu trú phục vụ chủ yếu cho thanh niên, sinh viên vànhững người không có khả năng thanh toán cao Tiện nghi và các dịch vụ ở đâykhá khiêm tốn như phòng nhiều giường, khu vệ sinh chung…bù lại giá thấp.2.2.4.4 Du lịch Camping
Camping là một khu vực mà ở đó người ta phân lô theo một quy hoạchnhất định Tại các lô này, bằng các vật liệu khác nhau người ta tạo nên các nền(ví dụ bằng xi măng, bằng chất dẻo, bằng gỗ hoặc tre nứa …) Đoàn khách cóthể chọn một địa điểm để dựng liều trại đại đa số các cơ sở này đều có kho chothuê các trang thiết bị cần thiết để qua đêm như: lều bạt, chăn, màn Loại hình
du lịch này thường được thanh niên, sinh viên ưa chuộng
2.2.5 Căn cứ vào thời gian đi du lịch
2.2.5.1 Du lịch dài ngày
Du lịch dài ngày thường từ 1 tuần trở lên, nhiều chuyến du lịch kéo dàiđến cả năm Du lịch dài ngày thường là các chuyến đi thám hiểm của các nhànghiên cứu, chuyến đi nghỉ dưỡng, chữa bệnh, các chuyến du lịch bằng thuyền
Ở Việt Nam có các chuyến đi xuyên việt
2.2.5.2 Du lịch ngắn ngày
Trang 16Các chuyến du lịch được thực hiện trong thời gian dưới một tuần lễ đượccoi là du lịch ngắn ngày Như vậy các chuyến du lịch cuối tuần là một dạng của
Du lịch nghỉ núi thường gắn với hoạt động thể thao, chữa bệnh, hoà mìnhvào thiên nhiên để thư giãn, lấy lại sự thăng bằng về tâm lí
Các điểm nghỉ mát Tam Đảo, Sa Pa, Đà Lạt, Ba Vì… là những điểm nghỉdưỡng núi đã xuất hiện khá lâu ở nước ta Ngoài loại hình này, do tính độc đáo
và tương phản cao, miền núi còn rất thích hợp cho việc xây dựng và phát triểncác loại hình du lịch tham quan, cắm trại, mạo hiểm…đây là loại hình du lịch rấtđược các thanh thiếu niên ưa chuộng Nó đáp ứng nhu cầu tự thể hiện mình, tựhoàn thiện mình của giới trẻ
2.2.6.3 Du lịch đô thị
Các thành phố, trung tâm hành chính có sức hấp dẫn bởi các công trìnhkiến trúc lớn có tầm cỡ quốc gia và quốc tế Mặt khác đô thị cũng là đầu mốithương mại lớn của đất nước Vì vậy không chỉ người dân ở các vùng nông thôn
bị hấp dẫn bởi các công trình đương đại đồ sộ trong các đô thị mà du khách từcác miền khác nhau, từ các thành phố khác cũng có nhu cầu đến để chiêmngưỡng phố xá và mua sắm
2.2.6.4 Du lịch nông thôn
Đối với người dân các đô thị, làng quê là nơi có không khí trong lành,cảnh vật thanh bình và không gian thoáng đãng Tất cả các yếu tố đó lại hoàn
Trang 17toàn không tìm thấy ở thành thị Như vậy về nông thôn có thể giúp họ phục hồisức khỏe sau những chuỗi ngày làm việc căng thẳng
Về phương diện kinh tế, người dân đô thị nhận thấy giá cả nhiều mặt hàngnông sản thực phẩm ở nông thôn rẻ hơn, tươi hơn, an toàn hơn
Mặt khác, về mặt tình cảm, người dân đô thị tìm thấy ở nông thôn cuộinguồn của mình, tuổi thơ của mình
2.2.7 Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch
2.2.7.1 Du lịch theo đoàn
Du lịch theo đoàn được chia ra làm hai loại:
* Du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức du lịch: đoàn tự chọn chuyến hànhtrình, thời gian, điểm lưu trú, điểm tham quan, ăn uống
* Du lịch theo đoàn thông qua tổ chức du lịch: loại hình này thường gắn với việckinh doanh ỏ các công ty lữ hành Khách được tổ chức đi tập thể theo mộtchương trình định sẵn, cùng phương tiện vận chuyển, cùng một HDV và thườngtrả theo giá trọn gói
Ưu điểm: của du lịch theo đoàn là khách an tâm trong việc tham quan, mọi việc
đã có hướng dẫn viên và công ty lữ hành lo
Nhược điểm: là bị lệ thuộc vào thời gian chuyến đi, phụ thuộc vào chương trìnhcủa đoàn
2.2.7.2 Du lịch cá nhân
Loại này cũng được chia ra hai loại:
*Du lịch cá nhân không thông qua tổ chức du lịch: khách tự lên kế hoạch thamquan, lưu trú, ăn uống hoặc giải trí theo sở thích, thị hiếu riêng của mình
* Du lịch cá nhân có thông qua tổ chức du lịch (khách lẻ): cá nhân đi du lịchtheo kế hoạch định trước của các tổ chức du lịch Du khách đi du lịch cá nhânphải chi trả cao hơn từ 10 – 25% giá tour so với giá hợp đồng tập thể
2.2.8 Căn cứ vào thành phần của du khách
2.2.8.1 Du khách thượng lưu
Trang 18Là những du khách có khả năng thanh toán cao, sử dụng những dịch vụcao cấp Để phục vụ những du khách này đòi hỏi nhân viên trong ngành du lịchphải có trình độ chuyên môn cao.
2.2.8.2 Du khách bình dân
Là những du khách có khả năng thanh toán trung bình và thấp Nhữngdịch vụ cung cấp cho những du khách loại này thường ở mức trung bình, nhưngkhông được quá sơ sài, tránh làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty kinh doanh
du lịch
2.2.9 Căn cứ vào phương thức ký kết hợp đồng
2.2.9.1 Du lịch trọn gói (Package Tour)
Khách du lịch thường kí hợp đồng trọn gói với các công ty lữ hành khimuốn tham gia vào một tuyến du lịch với một số tiền nhất định Thường cácdịch vụ trọn gói mà công ty lữ hành liên kết với các đơn vị kinh doanh khácnhau cung cấp cho khách đó là:
Du khách chọn một hay vài dịch vụ của các công ty du lịch, có thể là dịch
vụ lưu trú, có thể là dịch vụ ăn uống, có thể là vận chuyển … Còn lại khách tự tổchức
*Câu hỏi ôn tập
1 Anh (chị) hãy trình bày cách phân loại tổng quát và phân loại cụ thể các loại
Trang 192 Theo anh (chị), ở Việt Nam hiện nay loại hình du lịch nào phát triển mạnh nhất ? Tại sao ?
CHƯƠNG 3 CÁC LOẠI HÌNH KINH DOANH DU LỊCH
3.1 Kinh doanh lưu trú và ăn uống
3.1.1 Kinh doanh lưu trú
3.1.1.1 Khách sạn du lịch (Hotel)
* Khái niệm
Khách sạn du lịch là cơ sở kinh doanh dịch vụ, phục vụ du khách về cácmặt như ăn, nghỉ, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác và là cơ sở vậtchất quan trọng để phát triển ngành du lịch
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam thì khách sạn là công trình kiến trúcđược xây dựng độc lập; có quy mô từ 10 buồng trở lên; đảm bảo chất lượng về
cơ sở vật chất; trang thiết bị; dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch
*Phân loại khách sạn
- Theo quy mô
+ khách sạn có quy mô nhỏ ( VN: dưới 50 buồng)
+ khách sạn có quy mô trung bình ( VN: 50 đến cận 100 buồng)
+ khách sạn có quy mô lớn ( VN: trên 100 buồng)
- Theo vị trí địa lý
+Khách sạn ở trung tâm thành phố (City Center Hotel)
+Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort Hotel)
+Khách sạn ngoại ô(Suburban Hotel)
+Khách sạn nằm dọc quốc lộ (Highway Hotel)
Trang 20+Khách sạn sân bay (Airport Hotel)
- Theo mức cung cấp dịch vụ
+Khách sạn sang trọng (Luxury Hotel)
+Khách sạn với dịch vụ đầy đủ (Full Service Hotel)
+Khách sạn cung cấp số lượng hạn chế dịch vụ(Limited – Service Hotel)
+Khách sạn thứ hạng thấp (bình dân – Economy Hotel)
- Theo mức giá bán
+Khách sạn có mức giá cao nhất (Luxury Hotel)l
+Khách sạn có mức giá cao (Up Scale Hotel)
+Khách sạn có mức giá trung bình (Mid – Price Hotel)
+Khách sạn có mức giá bình dân (Economy Hotel)
+Khách sạn có mức giá thấp (Budget Hotel)
- Theo hình thức sở hữu
+Khách sạn tư nhân
+Khách sạn nhà nước
+Khách sạn liên doanh
+Khách sạn 100% vốn đầu tư nước ngoài
3.1.1.2 Khách sạn ô tô (Motel – Hotel and Motor)
*Khái niệm
Theo thông tư 01/2001/TT - Tổng cục Du lịch Việt Nam thì Motel lànhững khách sạn thấp tầng và gần đường giao thông, gắn liền với dịch vụ bảodưỡng; sửa chữa phương tiện vận chuyển của khách
*Phân loại
- Theo vị trí phân bố
+ Motel quá cảnh
+ Motel ở ngoại vi thành phố
+Motel trong các khu du lịch
- Theo qui mô của motel
Trang 21+Motel loại lớn (100 – 150 giường, mật độ xây dựng cứ cách 150km xây dựngmột motel)
+Motel loại trung bình (80 giường, mật độ xây dựng cách 70 – 75 km xây mộtmotel)
+Motel loại nhỏ: loại này gồm nhiều nhà gỗ nằm liền kề nhau, có các dịch vụgọn nhẹ
Theo thông tư 01/2001/TT - Tổng cục Du lịch Việt Nam thì làng du lịch
là khu vực được quy hoạch, xây dựng gồm các biệt thự hoặc Bungalow đảm bảochất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt,giải trí, nghỉ dưỡng và các nhu cầu cần thiết khác của khách du lịch
*Phân loại
+Làng du lịch nghỉ trọ: tổ chức phục vụ du khách với giá trọn gói (lưu trú,
ăn uống, giải trí) được đăng ký và trả tiền trước
+Làng du lịch dành cho các gia đình: về ăn uống có thể được tổ chứcphục vụ theo yêu cầu của du khách, ăn chung hoặc nấu riêng cho từng gia đình(có bếp nhỏ với đủ trang bị cần thiết để du khách có thể tự nấu ăn)
3.1.1.4 Camping (khu cắm trại)
Trang 22khách cắm trại (bằng lều bạt) hoặc buồng ngủ lưu động do xe ô tô kéo theo(Caravan).
Theo thông tư 01/2001/TT - Tổng cục Du lịch Việt Nam thì Camping làkhu vực được quy hoạch, xây dựng gắn với cảnh quan thiên nhiên, có kết cấu hạtầng và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch
+ Camping trên những vùng đất được qui hoạch: được xây dựng và tổchức như một cơ sở lưu trú để kinh doanh Thường do các cơ quan du lịch, câulạc bộ quản lý hoặc sở hữu tư nhân
+ Camping tại nhà: là loại hình camping mới xuất hiện và phát triển trongnhững năm gần đây Khách du lịch cắm lều hoặc dùng toa xe của mình tại các lôđất của tư nhân cho thuê hoặc của riêng trong thời gian khá lâu Như vậy loạicamping này cần nhiều diện tích và hoàn toàn do gia đình tự phục vụ
du lịch nghỉ biển, núi, làng du lịch hoặc camping
*Đặc điểm
Phòng của Bungalow được trang bị như phòng khách sạn
Ví dụ: đối với phòng đôi diện tích tối thiểu trong thiết kế là từ 11.8 – 12.3
Trang 23Trang bị trong phòng ngủ gồm giường, đèn chiếu sáng, ghế ngồi và bàntrà, giá để hành lý, …
Phòng vệ sinh có vòi tắm hoa sen, gương soi, gía kính để đồ trang điểm, bàncầu bệt có nắm đậy, …
Biệt thự du lịch (Tourist Villa)
- Buồng ngủ và buồng vệ sinh đảm bảo các yêu cầu như ở khách sạn
- Bếp điện hoặc bếp ga, tủ lạnh, tủ ngăn chứa thực phẩm, bàn ăn và ghếngồi, dụng cụ nấu và đồ ăn đủ cho mọi người
Nhà trọ, nhà có phòng, căn hộ được trang bị cho khách du lịch thuê
Đây là loại hình cơ sở lưu trú rất phổ biến và được khách du lịch ưachuộng vì giá cả rẻ, không khí ấm cúng, khách cảm thấy tự do thoải mái như ởnhà Loại hình này, ngày nay rất phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới
Khách có thể tự nấu ăn hoặc thuê chủ nhà Một số nước đã tiến hành phânloại, xếp hạng đối với các cơ sở lưu trú loại này
3.1.2 Kinh doanh ăn uống (nằm ngoài khách sạn)
3.1.2.1 Nhà hàng (Restaurant)
*Khái niệm
Trang 24Là cơ sở ăn uống phổ cập nhất, đại diện nhất trong các loại hình cơ sở ănuống tạo điều kiện cho khách ăn uống, nghỉ ngơi( ở một số nước Đông Âu nhàhàng là nơi vui chơi giải trí) Nhiệm vụ của nhà hàng là:
- Sản xuất các món ăn, đồ uống có chất lượng, phong phú về chủng loại, đápứng nhu cầu của khách du lịch
- Tạo ra môi trường, khung cảnh thuận lợi cho khách được nghỉ ngơi và vui chơigiải trí
- Coffee shop: là một dạng nhà hàng có phương thức phục vụ hỗn hợp (tại bàn
và tại quầy) với đội ngũ nhân viên phục vụ thu gọn, thực đơn đơn giản, việc chếbiến và chuẩn bị món ăn, đồ uống được thực hiện ngay phía sau quầy
- Grill: là nhà hàng mang tính truyền thống trong phương thức phục vụ vì vậyphải rất chú ý đến việc bài trí nội thất Thực đơn chủ yếu là thịt hoặc cá và đượcnướng, chế biến trước mặt khách
- Nhà hàng đặc sản: chuyên sâu vào việc chế biến và phục vụ các đặc sản (đồ ăn
và thức uống) của một nước hoặc một vùng
3.1.2.2 Các loại hình kinh doanh ăn uống khác
Café teria
Phục vụ khách về ăn: các sản phẩm từ bột mì, đường, bánh kẹo, các mónđiểm tâm Về uống: café, cacao, chè, bia, nước ngọt