Thực trạng về các yếu tố nguồn lực cấu thành năng lực cạnh tranh của

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập (Trang 34 - 39)

II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

2. Thực trạng về các yếu tố nguồn lực cấu thành năng lực cạnh tranh của

tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ :

2.1. Khoa học và công nghệ:

Khoa học và công nghệ luôn là vấn đề cốt lõi của một doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều kiện thiết bị công nghệ sẽ quyết định tới năng suất, chất lợng sản phẩm, giúp cho các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trờng.

Trong những năm vừa qua do sức ép của thị trờng hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nớc ta đã có sự đổi mới công nghệ ở mức nhất định. Đó là việc dùng điện vào sản xuất, cơ khí hóa từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất.

Song tình trạng phổ biến là công nghệ còn thấp kém, lạc hậu 30-50 năm. Công nghệ thấp và lỗi thời chiếm 60-70%, công nghệ hiện đại chỉ chiếm 30-40%. Theo số liệu thống kê của riêng trong ngành công nghiệp có 26% thiết bị do Liên Xô cung cấp, 24% là do các nớc Đông Âu cung cấp, gần 20% là thiết bị của các nớc ASEAN và Bắc Âu, trên 18% thiết bị của các nớc khác và còn lại là tự chế tạo trong nớc. Ngoài ra còn có sự khác biệt về trình độ kỹ thuật giữa các khu vực kinh tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp nhà nớc, doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài Khả năng…

đổi mới công nghệ lại rất hạn chế. Thời kỳ 1991-2000 các doanh nghiệp chỉ trang bị lại 14% thiết bị (bằng 10% giá trị thiết bị của các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài đợc xây dựng trong cùng một thời kỳ). Trình độ cơ khí hóa, tự động hóa dới 10%, hao mòn hữu hình từ 30-50% và đáng ngạc nhiên là 38% ở dạng thanh lý vẫn đợc sử dụng, các công nghệ lạc hậu, trung bình, tiên tiến đan xen nhau trong một dây chuyền sản xuất.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do chúng ta thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh, chất lợng và hiệu quả của chuyển giao công nghệ còn hạn chế do thiếu lựa chọn kỹ thuật tối u và công nghệ nguồn, đặc biệt là giá trị phần mềm và giá trị chuyển giao bí quyết công nghệ còn thấp (tỷ lệ 17% tổng đầu t,

trong khi cho biết là 83%). So với Trung Quốc, hàng hóa Trung Quốc tràn vào Việt Nam rất nhiều với giá cả thấp, chất lợng hàng hóa ở mức có thể chấp nhận đợc. Đó là do công nghệ của họ cao hơn hẳn chúng ta, chủ yếu là nhập khẩu từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản nơi đợc coi là có công nghệ thiết bị nguồn, còn chúng ta chủ yếu nhập từ châu á.

Nhìn chung, theo kết quả điều tra của 24 công ty Nhật Bản tại 10 nớc ASEAN cho thấy nếu đánh giá theo thang điểm 10 thì trình độ khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chỉ đặt 3,5 điểm đứng trên ba nớc là Myanma (3,4 điểm), Lào (3,0 điểm), Campuchia (2,6 điểm). Điều đó thể hiện trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam ở mức thấp trong tơng quan so sánh với các nớc khác.

2.2. Vốn:

2.2.1. Nguồn hình thành vốn:

Không nằm ngoài khó khăn chung của đất nớc, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần phải giải quyết một vấn đề nan giải đó là thiếu vốn. Hiện nay có đến 55% doanh nghiệp thiếu vốn, việc huy động vốn tồn tại dới nhiều hình thức khác nhau vốn tự có, vốn vay bạn bè, ngời thân, vay ngân hàng, và các nguồn vốn khác.

Các doanh nghiệp có thể tự tài trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Trên thự tế, khả năng tự tài trợ là kém vì đa số nhân dân Việt Nam là nghèo, ít có khả năng tự tích luỹ để bắt đầu một doanh nghiệp nhỏ. Một minh chứng cho rằng vốn chung bình của doanh nghiệp sau 10 năm luật doanh nghiệp ra đời là 1.2 tỷ đồng năm 2001 và 1.5 tỷ đồng năm 2002. Khả năng tự tài trợ của ngân quỹ còn bắt nguồn từ lợi nhuận thu đợc, trên thực tế doanh nghiệp ít có khả năng khai thác nguồn này một cách triệt để do lợi nhuận không nhiều và trình độ văn hoá thấp, thiếu kỹ năng quản lý hành chính doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể vay nợ từ bên ngoài để tăng tỷ lệ sinh lời với các hình thức nh vay nợ ngân hàng, mua trả góp hay tín dụng thuê mua của các

công ty cho thuê tài chính Nh… ng mức rủi ro cao, tỷ lệ thuận với khối lợng vay nợ, trong nhiều trờng hợp rủi ro không trả đợc nợ đã dẫn tới phá sản. Tuy nhiên rất ít doanh nghiệp doanh nghiệp đợc vay vốn từ ngân hàng. Theo thống kê năm 2001 tỷ lệ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay trên tổng tín dụng ngân hàng là 29%. Lý do cơ bản nhất là do các doanh nghiệp này không đủ tài sản để thế chấp.

Nhìn chung có khả năng tự tài trợ và khả năng vay vốn ngân hàng đều thấp nhng cơ cấu tự tài trợ còn ở mức cao.

Biểu đồ: Cơ cấu nguồn vốn của DNVVN.

tu tai tro 67.5% vay ngan han 42.5% cac nguon khac 20%

2.2.2. Tình trạng sử dụng vốn:

Trớc đây, do rào cản tâm lý và do cha có kinh nghiệm quản lý nên đầu t vốn vào doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mức thấp. Năm 1992 vốn đăng ký kinh doanh bình quân là 0.8 tỷ đồng, trong những năm tiếp theo liên tục giảm, nhng đến năm 1999 là 1.012 tỷ đồng, năm 2002 là 1,74 tỷ đồng và năm tháng đầu năm 2003 là 2.6 tỷ đồng, cụ thể nh sau:

Bảng 9: Vốn đăng ký kinh doanh bình quân của các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ năm 1992-2002.

Năm Vốn đăng ký kinh doanh 1992 1993 1994 1995 819.3 510.3 353.9 365.4

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 529.4 520.8 645.3 1012.8 1061 1374.3 1742 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu t.

Tổng vốn sử dụng cho khu vực này năm 2000 là 173862 tỷ đồng, tăng 38.46% so với năm 1999. trong đó vốn huy động đầu t vào công nghệ chiếm 28.77%, thơng mại 35.84%, còn lại thuộc các ngành khác. Vốn đầu t phát triển trong năm 2000 là 35894tỷ đồng tăng 13.8% so với năm 1999, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu t toàn xã hội (năm 1999 là 24.05%, năm 2000 là 24.31%). Trên thực tế đến năm 2002 vốn vẫn là vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn lu động chỉ đáp ứng 60% nhu cầu. Mức độ trang bị vốn / một lao động của các doanh nghiệp này nhìn chung còn quá nhỏ, đối với các doanh nghiệp đầu t khoảng 63.2 triệu đồng / một lao động.

2.3. Nguồn nhân lực :

Ai cũng cho rằng nguồn nhân lực là nhân tố mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ, song hiện nay nhân tố con ngời của nớc ta vẫn chỉ dạng tiềm năng hoặc chỉ có lợi thế về số lợng do lao động phần lớn là lao động phổ thông. Số lợng lao động lớn nhng chất lợng lao động thấp.

2.3.1. Số lợng lao động :

Từ năm 1996 đến nay, số lợng lao động làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ giảm trong năm 1997, còn lại đều tăng. So sánh với tổng lao động toàn xã hội các doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ khoảng 12% qua các năm, riêng năm 2002 là 14%.

Năm 2002, số lợng lao động làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 4543944 ngời so với năm 1996 tăng đợc 778781 ngời tăng 20.15% từ năm 1996 đến năm 2002, tốc độ tăng lao động ở các doanh nghiệp này bình quân là 24.35%/năm.

Phân bố lao động giữa các ngành không đồng đều, lao động trong công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 2.119.228 ngời, chiếm 45.63% lao động trong ngành thợng mại dịch vụ là 1.737.824 ngời chiếm tỷ trọng 37.42%, lao động trong các ngành khác là 786.792 ngời chiếm 16.94%.

2.3.2. Chất lợng lao động:

- Sự cạnh tranh khốc liệt của quá trình hội nhập đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải có kiến thức cao, năng lực quản lý giỏi mới có thể thành đạt trong kinh doanh. Mỗi một chủ doanh nghiệp phải biết thu thập, đánh giá các loại thông tin kinh tế, kỹ thuật, biết đề ra những quyết định sáng suốt, kịp thời, đúng đắn. Đồng thời chủ doanh nghiệp phải biết quản lý, giám sát, điều khiển công việc của những ngời lao động làm việc cho mình một cách hợp lý…

Trên thực tế đội ngũ chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam cho thấy họ có rất nhiều bất cập so với đòi hỏi của quá trình hội nhập. Một số các chủ doanh nghiệp chỉ có trình độ học vấn trung học cơ sở (40- 45%), một số có trình độ trung học phổ thông, cao đẳng và đại học (35- 40%), còn một bộ phận đáng kể có trình độ tiểu học (10- 15%) thậm chí cá biệt có ngời cha đọc thông viết thạo. Chỉ rất ít chủ doanh nghiệp (2- 3%) của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đợc đào tạo kiến thức quản lý chính quy, một số (20- 30%) đợc tập huấn ngắn hạn (dới 6 tháng), còn đại bộ phận chỉ quản lý doanh nghiệp của mình bằng kinh nghiệm. Đây là một điểm yếu rất lớn và là một khó khăn giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Tri thức và trình độ tay nghề của ngời lao động đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Những ngời có tri thức, tay nghề cao, kỹ năng thành thạo, lao động lành nghề sẽ sử dụng tốt các

loại thiết bị công nghệ tiên tiến, làm ra những sản phẩm đẹp, có chất lợng với năng suất và hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w