- TN sử dụng MCQ xây dựng được trong dạy học kiến thức mới nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật.
Bài Tiết theo phân phối chương trình
Tên bài
Bài 15 14 Tiêu hoá động vật
Bài 16 15 Tiêu hoá động vật (tiếp theo)
Bài 17 16 Hô hấp ở động vật
Bài 18 17 Tuần hoàn máu
Bài 19 18 Tuần hoàn máu (tiếp theo)
Bài 20 19 Cân bằng nội môi
- Kiểm tra kết quả nhận thức của HS sau khi học bài mới bằng MCQ.
3.3. Một số chuẩn bị trƣớc khi dạy TN với các lớp học
Qua điều tra thực trạng dạy và học ở các trường THPT cho thấy, hầu như GV đã sử dụng CHTNKQ ở bước củng cố của bài dạy nhưng còn hạn chế sử dụng khi dạy bài mới. Khi GV TN bằng phương pháp này thì đây là lần đầu tiên HS làm quen với phương pháp, vì vậy để HS không bỡ ngỡ thì GV nên có một số nhắc nhở với HS như sau:
91
Ngay sau khi GV viết tên bài học, đề mục thì GV hướng dẫn HS nguồn cung cấp kiến thức đó là kênh hình và kênh chữ vì vậy yêu cầu HS phải quan sát thật kĩ tranh, hình, đọc toàn bộ nôi dung của phần kiến thức liên quan trong SGK.
Khi GV phát đến mỗi HS một phiếu học tập, trong đó bao gồm các CH TNKQ dạng MCQ, các CH được sắp xếp theo cấu trúc nội dung bài học nên HS quan sát hình và rà soát kiến thức theo đúng trình tự từ trên xuống dưới.
Với mỗi nội dung chính GV yêu cầu HS đọc câu dẫn trong CHTNKQ, coi như đó là một CH tự luận, sau đó tự lực nghiên cứu phần nội dung tương ứng của bài học trong SGK để trả lời các CH tự luận đó. Đọc các đáp án chọn của câu TNKQ để chọn ra đáp án đúng nhất, giải thích cho tất cả các phương án chọn của CH trắc nghiệm tại sao chọn phương án này mà không chọn phương án kia.
Với các CH dễ tự HS có thể làm luôn, với CH khó có thể thảo luận trong nhóm để thống nhất trong nhóm.
Khi dạy bài mới bằng CHTNKQ vấn đề thời gian cho một tiết học là rất quan trọng. Thông thường, chỉ có 45 phút GV phải cân đối rất cẩn thận để sao cho đủ thời gian nhắc đến tất các các mục của kiến thức, còn việc nghiên cứu sâu GV có thể giao thành nhiệm vụ học tập cho HS. GV có thể lựa chọn kiến thức hay, kiến thức khó để hướng dẫn HS tìm hiểu trên lớp. Những kiến thức đơn giản hơn thì GV giao CHTNKQ để các em có thể hoàn thành và lí giải ở nhà rồi nộp lại kết quả hệ thống kiến thức cho GV. Để đảm bảo hiệu quả của việc học của HS ở nhà GV có thể cho mẫu hệ thống để các em hoàn thiện kiến thức, GV có thể chấm bài lấy vào điểm kiểm tra thường xuyên.
Khi dạy bài mới bằng CHTNKQ nhất thiết GV phải có các thiết bị hỗ trợ như máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập để hạn chế việc ghi chép trên lớp để không mất nhiều thời gian cho các hoạt động nghiên cứu kiến thức khác. Khi hệ thống kiến thức GV chỉ đưa ra sơ đồ khái quát để HS tự hoàn thiện nội dung kiến thức có thể là ở lớp hay ở nhà.
Vì nhà trường chưa có phòng học chuyên môn riêng nên trước mỗi giờ học GV cùng một số đồng nghiệp phải chuẩn bị trước máy chiếu, màn hình ...
Do điều kiện lớp học thông thường có nhiều hạn chế cho GV trong việc tổ chức hoạt động nhóm nên GV thống nhất cách hoạt động nhóm là hai bàn một nhóm, bàn trên sẽ quay mặt xuống bàn dưới, khi thảo luận nhóm thì các em có thể ngồi nghiêng người để vừa thảo luận nhóm vừa theo dõi trên bảng.
92
3.4. Quy trình TN
3.4.1. Đối tượng TN
- Thời gian TN: Chúng tôi tiến hành TN vào năm học 2012 - 2013 - Chọn trường, chọn lớp thực nghiêm:
+ Trường TN: THPT Công nghiệp và THPT Yên Thủy C
Trường THPT Công Nghiệp là trường nằm ở thành phố Hòa Bình, nơi có điều kiện kinh tế phát triển hơn và cũng có nhiều điều kiện phục vụ cho quá trình học tập hơn. Trường THPTYên Thủy C là trường nằm ở huyện Yên Thủy, HS thuộc các xã chủ yếu là Ngọc Lương, Yên Trị ... là những xã có mức kinh tế bình thường, lao động chủ yếu là nông nghiệp.
+ TN sử dụng CHTNKQ dạy bài mới và kiểm tra nhận thức của HS sau khi học bài mới bằng CHTNKQ ở 4 lớp 11 trường THPT Công Nghiệp và THPT Yên Thủy C. Dựa vào kết quả khảo sát đầu năm và sự đánh giá của các GV giảng dạy các lớp trong năm học trước chúng tôi chọn ra những lớp có sức học ngang nhau để làm TN. - Chọn GV TN
+ TN sử dụng CH, kiểm tra HS sau khi học xong bài mới bằng CH trắc nghiệm là cô giáo Phí Thị Minh Thanh (tác giả luận văn) GV trường THPT Yên Thủy C và thầy giáo Nguyễn Mạnh Hùng GV trường THPT Công Nghiệp.
3.4.2. Các bước TN
- Dạy bài mới:
Chúng tôi sử dụng tất cả là 6 giáo án: Tiêu hóa ở động vật, tiêu hóa ở động vật (tiếp theo), tuần hòa máu và tuần hoàn máu (tiếp theo), hô hấp và cân bằng nội môi.
Trường THPT Công Nghiệp lớp 11 cơ bản 1 là lớp ĐC, lớp 11 cơ bản 2 là lớp TN. Trường THPT Yên Thủy C lớp 11A1 là lớp TN, lớp 11A2 là lớp ĐC.
- Kiểm tra sau khi HS học bài mới xong: Chúng tôi sử dụng tất cả 3 bài kiểm tra. Học xong bài tiêu hóa và bài tuần hoàn chúng tôi kiểm tra nhanh vào 15 phút đầu giờ ngày hôm sau (không nhắc trước HS). Sau khi học xong toàn bộ nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật chúng tôi kiểm tra 1 bài, bài làm 45 phút vào giờ sinh hoạt (có nhắc trước HS)
Đề kiểm tra được xây dựng bằng CH tự luận kết hợp CHTNKQ. CH tự luận và CH trắc nghiệm sẽ được lựa chọn trong bộ CH tự luận và CH trắc nghiệm đã thiết kế đảm bảo có các CH ở các mức độ nhận thức là biết, hiểu và vận dụng
3.5. Kết quả TN
93
Qua sự phân tích sự tích cực của HS tham gia các hoạt động học tập do GV tổ chức và kết quả làm việc khi tham gia các hoạt động học tập của HS chúng tôi thấy rằng:
So với lớp ĐC, ở lớp TN các em tích cực tham gia các hoạt động học tập hơn vì các em phải có hoạt động mới có kiến thức. HS được trao đổi với nhau, được trình bày ý kiến của mình, đươc trao đổi với GV thậm chí được tranh luận với nhau được bảo về ý kiến của mình trước lớp nên các em trở nên chủ động hơn đặc biệt là chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức. Như vậy HS vừa phát triển được kĩ năng giao tiếp, năng lực diễn đạt vừa tăng thêm sự gắn bó giữa HS với HS, giữa GV với HS.
Không khí học tập trong lớp TN lúc nào cũng sôi nổi hơn ở lớp ĐC. HS phát biểu, tranh luận ... tạo được một môi trường học tập rất hứng thú với HS.
HS biết lắng nghe, biết làm việc hợp tác, biết cách nhận xét, đánh giá lẫn nhau và cả tự đánh giá.
HS bị thu hút bởi các bài giảng điện tử với các đoạn phim plash và nhiều hình ảnh sinh động, bị lôi cuốn bởi các nhiệm vụ khám phá. Không khí học tập lan tràn khắp cả lớp, em nào cũng chăm chú, lắng nghe, tìm hiểu kiến thức, tuyệt đối không có hiện tượng lơ đãng trong học tập.
Sau mỗi tiết học các em đều hứng thú chờ đợi tiết học sau. Tiết đầu khi các em còn chưa quen cách học thì chúng tôi thấy còn mất khá nhiều thời gian để hỗ trợ nhưng ở những tiết học sau khi các em đã quen thì chúng tôi thấy không khí học tập sôi nổi mà hiệu quả.
95
Qua 3 lần kiểm tra chúng tôi nhận thấy lớp ĐC và lớp TN đều không có điểm 0, 1, 2. Lớp TN có tần số, tấn xuất điểm 7, 8, 9 cao hơn lớp ĐC. Tần số, tần xuất các điểm 3, 4, 5 lớp TN có xu hướng thấp hơn lớp ĐC.
Để thấy rõ hơn sự chênh lệch về số lần xuất hiện và tỉ lệ phần trăm của các điểm số chúng tôi tiến hành vẽ đồ thị dựa trên bảng tần số và tần suất của lớp ĐC và lớp TN trong lần kiểm tra thứ 3 – lần kiểm tra cho toàn bộ nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật. 0 5 10 15 20 25 30 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN Điểm Biểu đồ 3.1. So sánh tần số của lớp ĐC và TN
trong bài kiểm tra số 3
Biểu đổ 3.2. So sánh tần suất của lớp ĐC và lớp TN trong bài kiểm tra số 3
Điểm Tần suất
96
Biểu đồ 3.1 cho thấy cột thể hiện điểm 3, 4, 5, 6 của lớp ĐC luôn cao hơn lớp TN, cột điểm 7, 8, 9, 10 thì lớp ĐC lại thấp hơn lớp TN điều đó chứng tỏ lớp TN có số lần xuất hiện các điểm 7, 8, 9, 10 nhiều hơn lớp ĐC.
Qua biểu đồ so sánh tần suất cho thấy từ điểm 6 trở về bên trái đồ thị của lớp TN luôn ở dưới lớp ĐC nhưng từ điểm 6 trở về bên phải thì đồ thị của lớp TN luôn ở bên trên lớp ĐC. Điều này chứng tỏ số HS đạt điểm kém của lớp TN luôn thấp hơn lớp ĐC nhưng số HS đạt điểm khá, giỏi của lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC.
Biểu đồ 3.3. So sánh tần suất tích lũy của lớp ĐC và lớp TN trong bài kiểm tra số 3
Từ biểu đồ 3.3 cho thấy đường tần suất hội tụ tiến của lớp TN luôn nằm bên phải và thấp hơn so với lớp ĐC, chứng tỏ số điểm thấp của lớp TN luôn thấp hơn hẳn so với lớp ĐC.
Để khẳng định thêm về kết quả so sánh giữa lớp TN và lớp ĐC chúng tôi tính thêm các giá trị: điểm trung bình, số trung vị, số yếu vị, khoảng biến thiên, phương sai, độ lệch chuẩn, sai số trung bình cộng, hệ số biến thiên, hiệu trung bình, giá trị kiểm định độ tin cậy.
Điểm Tần suất tích lũy
98 Qua số liệu thống kê trong bảng 3.2 cho thấy:
Điểm trung bình của lớp TN qua 3 lần kiểm tra đều lớn hơn lớp ĐC nên chứng tỏ phương pháp dạy học kiến thức mới bằng CHTNKQ có hiệu quả.
Số trung vị, số yếu vị, khoảng biến thiên trong mỗi lần kiểm tra giữa lớp ĐC và lớp TN đều có sự chênh lệch tuy nhiên sự chênh lệch này không lớn.
Hệ số biến thiên ở lớp TN luôn thấp hơn lớp ĐC trong 3 lần kiểm tra điều này cho thấy hiệu quả của việc dạy học bằng CHTNKQ.
Hiệu số điểm trung bình cộng giữa lớp ĐC và lớp TN tăng dần qua các bài kiểm tra chứng tỏ sự lĩnh hội kiến thức của HS lớp TN nhanh hơn so với lớp ĐC.
Đại lượng kiểm định td qua 3 bài kiểm tra lần lượt là: 2,1; 4,05; 5,3 đều lớn hơn tα bằng 1,96 (ứng với α = 0,5) vì vậy sự khác nhau giữa điểm trung bình cộng của lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa.
Chúng tôi tiến hành vẽ đồ thị so sánh giá trị điểm trung bình của lớp TN và ĐC qua 3 lần kiểm tra.
0 1 2 3 4 5 6 7 lần 1 lần 2 lần 3 ĐC TN Điểm
Biểu đồ 3.4. So sánh điểm trung bình cộng của lớp ĐC và TN trong 3 lần kiểm tra
Qua đồ thị trên cho thấy điểm trung bình của lớp TN lúc nào cũng cao hơn so với lớp ĐC chứng tỏ phương án dạy học bằng CHTNKQ MCQ có hiệu quả.
99
Trong quá trình phân loại điểm của HS chúng tôi cũng lập kết quả phân loại trình độ HS như sau.
Bảng 3.3. Phân loại trình độ HS qua các lần kiểm tra
Lần kiểm tra Lớp Tổng số bài Yếu Kém 3, 4 Trung bình 5, 6 Khá 7 Giỏi 8, 9, 10 SL % SL % SL % SL % SL % 1 ĐC 84 0 13 15,47 43 51,19 17 20,23 11 13,09 TN 87 0 13 14,94 28 32,18 27 31,03 19 21,83 2 ĐC 84 0 15 17,85 42 50 18 21,42 9 10,71 TN 87 0 9 10,34 25 28,73 29 33,33 24 27,58 3 ĐC 84 0 23 27,38 36 42,85 15 17,85 10 11,76 TN 87 0 9 10,34 21 24,13 27 31,03 30 34,48
Như vậy bảng 3.3 cho thấy sau mỗi bài kiểm tra SL HS khá, giỏi ở lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC. SL HS kém ở lớp TN kém hơn lớp ĐC.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 Yếu Kém TB Khá Giỏi ĐC TN Điểm Biểu đồ 3.5. So sánh phân loại HS sau bài kiểm tra số 3
giữa lớp ĐC và lớp TN
Như vậy việc thiết kế và sử dụng MCQ trong dạy học nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật mang lại hiệu quả cao hơn phương pháp dạy học thông thường.
100
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kêt luận
Sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu, chúng tôi có một số kết luận sau:
1.1. Khái quát được cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng MCQ trong dạy học nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - SH lớp 11 – THPT, cung cấp thêm tư liệu cho giáo viên phổ thông nghiên cứu góp phần nâng cao trình độ lí luận về thiết kế và sử dụng MCQ trong dạy học.
1.2. Xác định được thực trạng việc học Sinh học ở một số trường THPT tại Hòa Bình cho thấy: có khoảng 51,37% HS bình thường đối với môn học, khoảng 33,48% HS cho rằng có hứng thú học Sinh học và mức độ chủ động học tập... phụ thuộc nhiều vào phương pháp dạy học của giáo viên.
1.3. Tìm hiểu được thực trạng việc dạy Sinh học của giáo viên: Giáo viên đã sử dụng các phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp dùng lời kết hợp hỏi đáp chiếm 50%, phương pháp trực quan bằng chiếu phim là 18,91%. Tuy nhiên để áp dụng rộng MCQ vào dạy kiến thức mới thì giáo viên còn gặp khó khăn về thời gian cho mỗi tiết học chiếm 36,48%, khả năng của HS chiếm 47,29%.
1.4. Xây dựng được quy trình thiết kế MCQ trong dạy học nội dung CHVCVNLỞĐV. Từ quy trình đã xây dựng được 161 CHTLN, 159 MCQ có độ khó 20 ≤ FV và độ phận biệt nằm trong khoảng 0,2 ≤ DI để dạy học kiến thức mới nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật.
1.5. Đề xuất được quy trình sử dụng MCQ trong dạy học kiến thức mới nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11.
1.6. Soạn được 6 giáo án TN sử dụng MCQ vào dạy kiến thức mới nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật. Kèm theo 6 giáo án là 3 đề kiểm tra: 2 đề dùng trong khi thực nghiệm và 1 đề dùng để kiểm tra sau thực nghiệm. 6 giáo án này bước đầu đưa vào dạy ở một số lớp và cho kết quả khả thi.
1.7. Kết quả sau thực nghiệm cho thấy, khi học kiến thức mới bằng MCQ thì lớp TN luôn có điểm số trung bình cộng cao hơn lớp ĐC. Cụ thể như sau: lớp TN lần lượt là: 6,4; 6,65; 6,81 lớp ĐC lần lượt là: 5,94; 5,84; 5,59. Các giá trị của điểm số trung bình cộng đã được kiểm định là đáng tin cậy. Phân loại trình độ HS sau 3 lần kiểm tra: lớp
101
TN luôn có tỉ lệ HS yếu, kém thấp hơn so với lớp ĐC nhưng điểm khá, giỏi lại có tỉ lệ cao hơn lớp ĐC.
2. Khuyến nghị
Để đạt được hiệu quả cao hơn trong việc dạy học bằng MCQ chúng tôi có một số khuyến nghị như sau:
2.1. Rèn luyện khả năng tự đọc sách, tự lực giải quyết vấn đề cho HS: trong quá trình