Quy trình thiết kế MCQ dạy học nội dung chuyển hoá vật chất và năng

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạy học nội dung Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật Sinh học lớp 11 (Trang 34)

luợng ở động vật

2.1.3.1. Quy trình thiết kế CHTNKQ

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

Giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất là xác định các mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà HS đạt được hay thể hiện được vào cuối một bài, một chương hay một chương trình giảng dạy. Khi căn cứ vào mục tiêu dạy học đặt ra sẽ xác định được thang độ của các chỉ tiêu cần đạt được khi xây dựng. Đó là: độ khó, độ phân biệt bằng bao nhiêu thì đạt yêu cần sử dụng ...

Bước 2: Phân tích nội dung để xây dựng bảng trọng số - Phân tích nội dung

Phân tích nội dung môn học giúp định trước những việc cần phải làm và khi làm việc sẽ không bị lệch lạc sai hỏng. Phân tích nội dung môn học để xác định SL CH

36

phải tương xứng với nội dung kiến thức đồng thời phải tương xứng với thời lượng phân bố cho từng nội dung. Việc lập kế hoạch phân tích kĩ lưỡng sẽ tránh được việc xây dựng ra những CH có nội dung vụn vặt, đơn giản, chỉ đo được mức độ nhận thức thấp như: ghi nhớ, tái hiện ..

- Xây dựng bảng trọng số:

Bảng trọng số thể hiện mục tiêu của từng phần và toàn bài trắc nghiệm. Đối với bài trắc nghiệm sử dụng trong dạy học bài mới để phân bổ trọng số cần dựa vào mục tiêu của bài học và xác định rõ phần kiến thức nào là cốt lõi, phần nào bổ trợ còn phần nào chỉ là nhắc lại, phần kiến thức nào dùng để tiếp thu môn học sau, phần nào dùng để mở rộng ....

Bước 3: Soạn thảo các CH trắc nghiệm

Việc thiết kế các CH cần bám sát mục tiêu, dựa vào phần phân tích nội dung và bảng trọng số để soạn thảo các CH trắc nghiệm. Tuy nhiên để có lượng CH theo đúng kế hoạch đặt ra, khi soạn thảo cần xây dựng một lượng CH nhiều hơn thế, việc kiểm định CH qua TN sẽ giúp ta chọn được những câu hay nhất, đạt yêu cầu nhất, loại bỏ những câu không đạt yêu cầu mà vẫn đảm bảo được tính liên tục hệ thống của nội dung đánh giá.

Bước 4: TN kiểm định các CH - TN thử để chỉnh lí các câu dẫn và câu nhiễu

- TN chính thức để xác định các chỉ số đo

2.1.3.2. Quy trình thiết kế MCQ dạy học nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

- Nghiên cứu nội dung kiến thức chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật: + Phân tích nội dung chương chuyển hóa vật chất và năng lượng

Trước hết phải làm rõ khái niệm chuyển hóa. Chuyển hóa được hiểu là biến đổi sang dạng này hay hình thức khác. Như vậy, có thể hiểu chuyển hóa vật chất và năng lượng là biến đổi vật chất và năng lượng sang các dạng khác nhau. Kể từ dạng vật chất và năng lượng ban đầu được hấp thụ vào cơ thể, qua các cơ quan, hệ cơ quan, biến thành chất hữu cơ đặc trưng của cơ thể và lại được biến đổi tiếp để thải các chất cặn bã, chất độc hại cũng như năng lượng mà cơ thể không sử dụng được ra ngoài môi trường.

Như vậy, về quá trình chuyển hóa có 3 giai đoạn: Hấp thụ: từ ngoài môi trường vào cơ thể

37

Biến đổi: gồm dãy phản ứng sinh hóa để tổng hợp và phân giải Bài xuất: đào thải các chất từ cơ thể ra ngoài môi trường

Ở lớp 10 đã học về chuyển hóa vật chất và năng lượng nhưng ở cấp tế bào và cơ thể đơn bào, còn ở cấp cơ thể đa bào tuy bản chất cũng như trong tế bào nhưng xét mức độ biểu hiện lại khác nhau, nghĩa là xét sự hấp thụ, biến đổi, bài xuất ở cơ quan hay hệ cơ quan. Do vậy, ở lớp 11 tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau:

Quá trình thu nhận, biến đổi, hấp thụ các chất cần thiết từ môi trường vào cơ thể. Quá trình biến đổi từ các chất mới hấp thụ thành chất kiến tạo và hoạt động sống của cơ thể, cũng như các dạng năng lượng khác nhau.

Quá trình đào thải, bài xuất các chất và dạng năng lượng không cần cho cơ thể. + Phân tích nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật nằm trong chương chuyển hóa vật chất và năng lượng nên kiến thức phần này tuân theo mạch kiến thức của chương

Với các bài: tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và cân bằng nội môi. Kiến thức phần này làm rõ quá trình hấp thụ, biến đổi và đào thải các chất cặn bã trong cơ thể động vật. Cơ thể lấy vật chất và năng lượng ở dạng nào và bằng cơ quan nào? Vật chất và năng lượng được biến đổi như thế nào? Các chất cặn bã thải ra ngoài bằng cách nào? Cơ quan nào?

Bài 15: Tiêu hóa ở động vật: Ở những cơ thể động vật bậc thấp chúng phải hấp thụ các chất cần cho cơ thể qua tế bào ở bề mặt cơ thể hay ở những tế bào chuyên biệt, rồi chuyển đến từng tế bào bằng những con đường riêng. Còn ở những cơ thể động vật đa bào, vật chất được lấy vào cơ thể thường là hợp chất có cấu trúc phức tạp dưới dạng mẩu lớn, nếu không được cắt nhỏ thì không thể hập thụ được, nên thức ăn do cơ thể lấy vào phải qua giai đoạn cắt nhỏ bằng cơ học, hóa học trong cơ quan riêng biệt, những phần vật chất được phân giải thấm qua tế bào chuyên biệt để vận chuyển đến tế bào cơ thể.

Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo) Cấu tạo cơ quan tiêu hóa ở một số loại động vật phù hợp với chức năng tiêu hóa thức ăn. Quá trình tiêu hóa ở từng bộ phận trong ống tiêu hóa của động vật

Bài 17: Hô hấp ở động vật: Ở động vật cơ thể hấp thụ oxi qua toàn bộ cơ thể hoặc qua cơ quan riêng biệt. Oxi từ môi trường sau khi được hấp thụ sẽ vận chuyển đến từng tế bào của cơ thể, càng lên cao trong thang tiến hóa động vật càng có cơ quan vận chuyển khí hoàn thiện hơn. Trong bài này chủ yếu nghiên cứu con đường và

38

cơ chế lấy oxi từ môi trường vào cơ thể rồi đến từng tế bào. Đồng thời xác định được con đường và cơ chế mà cacbonic từ tế bào ra ngoài môi trường.

Bài 18: Tuần hoàn máu: Sau khi thức ăn được tiêu hóa sẽ được hấp thụ vào máu, oxi đến mang hay phổi cũng hấp thụ vào máu, những chất thải sau khi hoạt động ở tế bào cũng được hấp thụ vào máu. Vậy quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng tới tế bào và các chất thải từ tế bào ra sẽ được thực hiện như thế nào trong hệ tuần hoàn? Để hiểu được vấn đề này cần làm rõ đặc điểm cấu trúc của hệ tuần hoàn và đặc điểm hoạt động của hệ tuần hoàn.

Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo). Thực chất của bài này là hoạt động của các cơ quan tuần hoàn trong chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng vì vậy cần làm rõ:

Vì sao những chất cần thiết cho tế bào lại liên tục được mang đến và chất loại thải cũng liên tục được chuyển đi?

Vì sao tốc độ vận chuyển ở mao mạch là chậm nhất, còn ở động mạch và tĩnh mạch lại nhanh?

Vì sao chất cần thiết trong hệ mạch lại được vận chuyển đến nhiều ở nơi cần thiết và giảm thiểu ở nơi ít cần?

Bài 20: Cân bằng nội môi. Sau khi học xong nội dung chuyển hoá

vật chất và năng lượng ở động vật thì đây là bài cuối cùng và là bài mang tính tổng hợp vì vậy HS cần nhớ và hiểu rõ nội dung của các bài trước đó. Khi dạy bài này, mỗi nội dung liên quan đến kiến thức đã học GV cần nhắc lại để HS thấy được sự logic của kiến thức trong nội dung chuyển hoá vật chất và năng lượng.

Bài 21: Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người. Đây là bài thực hành, rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS. Là bài khẳng địng lại các bài lí thuyết HS đã học vì vậy GV cần nhắc lại lí thuyết, giúp HS gắn kết giữa lí thuyết và thực tế để HS hứng thú hơn trong học tập.

Bài 22: Bài tập: Giải bài tập tổng hợp liên quan đến nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể đa bào.

- Xác định mục tiêu

+ Mục tiêu của chương chuyển hóa vật chất và năng lượng và mục tiêu của chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

Chỉ ra được đặc điểm cơ bản của khái niệm trao đổi chất và năng lượng ở cơ thể đa bào và những điểm riêng biệt của chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể động vật thực vật

39

Phân biệt chuyển hóa vật chất và năng lượng ở mức cơ thể đa bào và tế bào Nêu được quá trình và giải thích được cơ chế chung của chuyển hóa vật chất và năng lượng ở mức cơ thể và những điểm riêng biệt ở thực vật và động vật.

Nêu và giải thích những nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể động vật cùng các ứng dụng của nó.

Giải thích được sự phù hợp qua cấu trúc của các cơ quan với chức năng của chúng trong việc thực hiện chuyển hóa vật chất và năng lượng.

+ Mục tiêu từng bài:

Bài 15: Tiêu hóa ở động vật 1. Kiến thức

- Phân biệt được trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường với chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.

- Trình bày được mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất và quá trình chuyển hóa nội bào

- Nêu được quá trình tiêu hoá thức ăn ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá và trong ống tiêu hoá.

- Phân biệt được tiêu hoá nội bào với tiêu hoá ngoại bào. - Hệ thống được sự tiến hoá về hệ tiêu hóa ở động vật. 2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, ảnh phát hiện kiến thức về quá trình tiêu hóa. - Rèn luyện kĩ năng phân tích kiến thức về các quá trình tiêu hóa trong sách giáo khoa, tổng hợp chúng và hệ thống kiến thức.

- Thực hành được một số thí nghiệm đơn giản về tiêu hóa 3. Thái độ

- Hứng thú với kiến thức thực tế về quá trình tiêu hóa ở động vật đặc biệt là quá trình tiêu hóa ở người.

Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo) 1. Kiến thức

- HS phải mô tả được cấu tạo của ống tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.

- So sánh được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật từ đó rút ra các đặc điểm thích nghi.

- Giải thích những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau. 2. Kĩ năng

40

- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, ảnh phát hiện kiến thức liên quan đến tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.

- Phân tích các kiến thức về tiêu hóa ở động vật ăn thịt và ăn thực vật từ đó tổng hợp, khái quát thành kiến thức ghi nhớ.

- Thực hành được một số thí nghiệm đơn giản về tiêu hóa 3. Thái độ

- Hứng thú, giải thích các hiện tượng thực tế về tiêu hoá Bài 17: Hô hấp ở động vật

1. Kiến thức

- HS phải nêu được các đặc điểm chung của bề mặt hô hấp. - Nêu được các cơ quan hô hấp của động vật ở nước và ở cạn.

- Giải thích được tại sao các động vật sống ở dưới nước và ở trên cạn có khả năng trao đổi khí hiệu quả.

- Giải thích được những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau. 2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, ảnh phát hiện kiến thức liên quan đến các hình thức hô hấp ở động vật, phân tích và tổng hợp các kiến thức về hô hấp ở động vật. - Thực hành được một số thí nghiệm đơn giản về hô hấp

3. Thái độ

- Yêu thích, tìm hiểu kiến thức về các hình thức hô hấp ở động vật Bài 18: Tuần hoàn máu

1. Kiến thức

- HS phải nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu.

- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín. Hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép.

- Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.

- Giải thích được đặc điểm thích nghi của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật 2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, ảnh phát hiện kiến thức về tuần hoàn máu, phân tích, tổng hợp các kiến thức liên quan đến tuần hoàn máu.

- Thực hành được một số thí nghiệm về tuần hoàn máu. 3. Thái độ

41

- Hứng thú với với kiến thức tuần hoàn vì rất gần gũi với con người

- Yêu thích tìm hiểu các hiện tượng, biết một số bệnh liên quan đến tuần hoàn máu Bài 19: Tuần hoàn máu (Tiếp theo)

1. Kiến thức

- HS phải giải thích được tại sao tim có khả năng co bóp hoạt động tự động. - Nêu được trình tự và thời gian co giãn của tâm nhĩ và tâm thất.

- Giải thích được tại sao nhịp tim của các loài thú lại khác nhau.

- Nêu được định nghĩa huyết áp và giải thích được tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch.

- Mô tả được sự biến động của vận tốc máu trong hệ mạch và nêu được nguyên nhân của sự biến động đó.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, ảnh phát hiện kiến thức liên quan đến tuần hoàn máu.

- Phân tích, tổng hợp các kiến thức liên quan đến hoạt động của tim, huyết áp, vận tốc máu.

- Thực hành được một số thí nghiệm về tuần hoàn máu. 3. Thái độ

- Có ý thức bảo vệ sức khỏe: chú ý trong ăn uống để có một sức khỏe tốt Bài 20: Cân bằng nội môi

1. Kiến thức

- HS phải nêu được khái niệm cân bằng nội môi và ý nghĩa của cân bằng nội môi, hậu quả của mất cân bằng nội môi.

- Vẽ được sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi.

- Nêu được vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu. - Nêu được vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện khả năng đọc SGK từ đó biết phân tích, tổng hợp các kiến thức liên quan đến cân bằng nội môi.

3. Thái độ

- Có ý thức bảo vệ sức khỏe: Biết được tầm quan trọng của cơ chế duy trì cân bằng nội môi từ đó có hoạt động lao động, làm việc, ăn uống phù hợp.

Bài 21: Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người 1. Kiến thức

42

- HS phải đếm được nhịp tim, đo được huyết áp và thân nhiệt của người. 2. Kĩ năng

- Rèn luyện thao tác thực hành: chính xác, khoa học… 3. Thái độ

- Hứng thú và yêu thích môn học vì kiến thức sinh học được vận dụng nhiều trong thực tiễn, gần gũi với con người

Bài 22: Bài tập 1. Kiến thức

- Ôn tập kiến thức về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể đa bào

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạy học nội dung Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật Sinh học lớp 11 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)