Thực trạng dạy và học môn sinh học

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạy học nội dung Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật Sinh học lớp 11 (Trang 27)

1.2.1.1. Việc học của HS

Để tìm hiểu thực trạng việc học môn SH và học nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật của HS tiến hành trao đổi với GV, dự giờ, sử dụng phiếu điều tra đối với 218 HS lớp 12 của các trường THPT Yên Thủy C thuộc huyện Yên Thủy, 2 lớp 12 cơ bản trường THPT Công Nghiệp thành phố Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình.

Tiến hành điều tra ở hai nội dung: Khảo sát tình hình, thái độ học tập môn SH của HS khi học nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật.

Sau khi trao đổi với giáo viên thì được biết: kết quả học tập của các em đa số không cao, cũng không thấp. Các GV đều cho rằng các em không thật sự học môn sinh nên không đạt được điểm cao nhưng môn sinh là môn cũng dễ để các em có thể đạt điểm trung bình khá vì kiến thức gần với thực. Đến lớp 12 gần như các em không còn học môn sinh nữa vì cho rằng kiến thức 12 khó và không nằm trong khối thi.

Khi dự giờ học của HS lớp 11, 12 trường THPTYên Thủy C, Công Nghiệp thì thấy rằng lớp 11 các em khá hứng thú khi học tiết sinh vì SGK lớp 11 có kênh hình rõ ràng, kiến thức khá thực tế với HS. Lớp 12 thì không khí học tập trầm hơn rất nhiều, chủ yếu là GV làm việc.

Bảng 1.1. Kết quả điều tra việc học môn SH của HS

Các chỉ tiêu SL % Tính hứng thú với môn học Yêu thích môn học 28 12,84 Bình thường 112 51,37 Không thích môn học 5 2,29

Tùy GV dạy, tùy bài, tùy nội dung ... 73 33,48 Kết quả

học tập

Giỏi 7 3,21

Khá 60 27,52

29 Yếu 1 0,45 Kém 0 0 Trước khi học bài mới em làm.

Học bài cũ và xem qua bài mới 68 31,19

Học bài cũ, xem bài mới, đọc cả tài liệu tham khảo 5 2,29

Cô dặn thì mới học 40 18,34

Chỉ học thuộc lòng bài cũ để kiểm tra miệng 90 41,28

Chẳng làm gì 15 6,88

Khi thầy cô kiểm tra bài cũ em làm.

Nghe bạn trả lời để nhận xét, đánh giá 92 42,2

Dự kiến câu trả lời của mình 66 30,27

Giở sách vở ra đọc lại bài phòng khi thầy cô gọi lên bảng 52 23,85 Không suy nghĩ gì cả 8 3,66 Trong giờ học khi thầy cô đặt CH em làm.

Tập trung suy nghĩ để tìm lời giải cho CH và xung phong trả lời

80 36,69

Tìm lời giải đáp cho CH nhưng không xung phong lên trả lời vì sợ sai

60 27,52

Chờ câu trả lời của các bạn và phần giải đáp của thầy cô

58 26,60

Chẳng làm gì 20 9,17

Như vậy: 51,83% các em cho rằng sự hứng thú với bài học môn sinh là bình thường. 33,48% các em có sự hứng thú là do GV do tùy từng loại kiến thức. Số ít thì không yêu thích môn học, một số thì thích môn học.

SL các em yêu thích môn sinh không nhiều vì vậy các em sẽ không có ý thức tự học cao. Đa số Các em bình thường với môn học điều đó chứng tỏ các em không có ý phấn đấu trong môn học và có lẽ các em sẽ không chọn môn học bình thường trong khối thi của mình.

Vai trò của người thầy trong dạy học rất quan trọng và trong dạy HS học lại càng quan trọng hơn. Việc lựa chọn kiến thức, lựa chọn phương pháp dạy học trở nên rất quan trọng để đem lại sự hứng thú trong học tập cho HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ bảng kết quả trên cũng cho thấy:

- 41,28% các em cho rằng việc chuẩn bị bài cũ ở nhà là việc học thuộc lòng bài cũ để kiểm tra miệng.

30

- 2,29% HS tự giác đọc hay làm thêm các bài tập trong sách tham khảo. Các em chỉ sử dụng SGK trong quá trình học tập mà không sử dụng thêm tài liệu nào khác.

- 31,19% HS học bài cũ và chỉ xem qua bài mới.

Nếu thầy cô không hướng dẫn trước hoặc giao CH bài tập định hướng cho HS đọc SGK trước khi đến lớp thì HS sẽ chuẩn bị bài trước kém. Nếu thầy cô giao nhiệm vụ cụ thể trên lớp, định hướng HS nghiên cứu trước SGK thì HS sẽ có ý thức chuẩn bị bài tốt hơn.

- Khi cô giáo kiểm tra bài cũ thì có 42,2% HS nghe bạn để xung phong nhận xét đánh giá. Như vậy còn tới gần 60% các bạn chọn 3 phương án còn lại. 60% các bạn HS này đều có sự chuẩn bị bài cũ chưa tốt, vẫn mang nặng tâm lí lo về điểm số nên mới học, tính tự giác học tập chưa có hoặc có nhưng các bạn còn nhút nhát.

- Trong giờ học bài mới cũng chỉ có khoảng 36,39% HS tập trung suy nghĩ để tìm lời giải cho câu hỏi và xung phong trả lời.

Công việc các em thường làm mỗi khi đến lớp là học thuộc những gì thầy cô cho ghi trong vở để hôm sau lên kiểm tra miệng. Trong suốt 1 học kì trung bình mỗi HS chỉ được kiểm tra miệng 1 lần do sự co hẹp về thời gian. Chính vì vậy các em đã sinh ra kiểu học đối phó đó là tập trung học một bài rồi hôm sau xung phong lên bảng lấy điểm miệng và từ đó trở đi sẽ không học môn đó nữa. Có những em nhút nhát hơn thì phải học vài lần để lên bảng khi có điểm miệng là các em cũng yên tâm không học nữa.

Trong giờ học bài mới, SL HS tích cực học tập chưa cao nên khó khăn cho GV trong việc áp dụng các phương pháp học tập mới.

Như vậy với cách học đối phó này của HS sẽ không đem lại hiệu quả tốt được, vì vậy điểm số cũng không phản ánh thực chất kết quả học tập của HS. Hệ quả của việc này là làm cho những học đó ngày càng không chịu học, thiếu tự tin, ngại giao tiếp.

1.2.1.2. Việc dạy của GV

Để điều tra việc dạy của GV chúng tôi đã tiến hành trao đổi với 74 GV dạy học môn sinh thuộc tỉnh Hòa Bình và sử dụng phiếu điều tra.

Khi trao đổi, giáo viên cho biết: các tiết học hàng ngày giáo viên đã cố gắng để dạy học đảm bảo phát huy tính tích cực của HS như sử dụng nhiều tranh, ảnh, máy chiếu trong tiết học nhưng do nhiều yếu tố như thời gian nghỉ giải lao giữa tiết ít nên chủ yếu là sử dụng câu hỏi gợi mởi để học sinh tự trả lời câu hỏi.

31

Bảng 1.2. Kết quả điều tra việc sử dụng các phƣơng pháp dạy học SH của GV

Phương pháp SL % Dùng lời Diễn giảng 8 10,81 Trần thuật 5 6,75 Hỏi đáp 37 50 Trực quan

Biểu diễn mẫu vật thật 0 0

Biểu diễn vật tượng hình 10 13,51

Biểu diễn thí nghiệm 0 0

Chiếu phim 14 18,91 Thực hành Xác định mẫu vật 0 0 Thực hành quan sát mẫu vật 0 0 Thực hành thí nghiệm 0 0 Thực hành sưu tầm mẫu vật 0 0

Qua kết quả trong bảng trên chúng tôi thấy đa số GV đã chú ý đến chiến lược dạy học mới: HS là chủ thể của quá trình nhận thức vì vậy đã áp dụng những phương pháp nhằm phát huy được tính tích cực của HS.

Phương pháp được sử dụng nhiều nhất vẫn là dùng lời – hỏi đáp. Đây là phương pháp phù hợp với nhiều loại học lực của HS. Để phát huy tốt phương pháp này thì GV phải biết lựa chọn loại CH phù hợp, biết cách xây dựng CH. Tuy nhiên khi trao đổi với GV thì chúng tôi được biết GV sử dụng CH không mang tính bài bản theo nguyên tắc mà chủ yếu là dựa vào nội dung SGK rồi viết CH sao cho HS trả lời được là được.

Hiểu được điều này chúng tôi cho rằng phải đổi mới phương pháp dạy học bằng cách chọn loại CH và xây dựng CH cho phù hợp, vừa phù hợp với phương pháp GV vẫn dạy vừa phát huy được tính tích cực của HS, đó là CHTNKQ.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dạy học nội dung Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật Sinh học lớp 11 (Trang 27)