3.2.2.1. Theo điều kiện tổ chức một doanh nghiệp lữ hành - Nhìn từ quan điểm vi mô
Doanh nghiệp lữ hành được hiểu như một đơn vị kinh tế thuộc hệ thống doanh nghiệp du lịch có cơ cấu quản trị bao gồm: văn phòng quản lý trung tâm gồm ban giám đốc, các phòng quản lý chức năng, các chi nhánh đại diện.
Cơ cấu tác nghiệp gồm có: các bộ phận phòng ban nghiệp vụ, hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm, các đại lý…
3.2.2.2. Phân theo hình thái kinh tế và hình thức sở hữu tài sản - Doanh nghiệp lữ hành thuộc sở hữu nhà nước
- Doanh nghiệp lữ hành tư nhân: do cá nhân làm chủ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về các khoản nợ của mình, chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Công ty cổ phần: vốn của công ty được chia đều thành những phần bằng nhau. Công ty lữ hành cổ phần có khả năng huy động vốn lớn thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Số thành viên không ít hơn 7
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: là công ty có ít nhất hai thành viên góp vốn thành lập và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị phần vốn mà họ sở hữu. Phần góp vốn của các thành viên dưới bất kỳ hình thức nào (hiện vật, sở hữu công nghiệp hoặc bằng tiền) đều phải đóng đầy đủ
khi thành lập công ty. Số vốn góp được ghi rõ trong điều lệ và một thành viên được cấp một bảng điều lệ.
3.2.2.3. Dựa vào nhiệm vụ đặc trưng
*Công ty lữ hành: chức năng là tổ chức – sản xuất là chủ yếu, có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện các tour du lịch (là sản phẩm riêng của hãng). Tour du lịch tổng hợp với giá trọn gói (Package tour).
* Công ty lữ hành môi giới – trung gian
- Có nhiệm vụ chủ yếu là làm môi giới, cung ứng các dịch vụ môi giới. Chỉ tổ chức sản xuất những dịch vụ đặc trưng như cung cấp thông tin, tư vấn cho du khách. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các công ty lữ hành.
Họ bán các sản phẩm du lịch cho du khách thông qua hệ thống đại lý, các công ty lữ hành trung gian.
*Công ty lữ hành bán lẻ
Chủ yếu bán sản phẩm của các công ty lữ hành hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch khác.
*Công ty lữ hành tổng hợp
Tổ chức sản xuất các tour du lịch, một phần được tiêu thụ qua hệ thống bán hàng của hãng, phần còn lại ủy thác cho các đại lý, hãng lữ hành môi giới. 3.2.2.5. Dựa vào qui mô hoạt động của doanh nghiệp lữ hành
* Công ty nhỏ: Phần lớn các hãng lữ hành môi giới hoặc các hãng lữ hành tổng hợp. Các công ty nhỏ có đội ngũ nhân viên ít, doanh số nhỏ. Các công ty nhỏ không có đại diện, chi nhánh ở trong và ngoài nước.
*Công ty trung bình
Thường là các công ty có hoạt động tổng hợp, sở hữu những cơ sở vật chất chuyên ngành du lịch như: phương tiện vận chuyển khách, nhà hàng du lịch hoặc cơ sở vui chơi giải trí có qui mô nhỏ, có đại diện chi nhánh ở trong và ngoài nước.
Là những công ty có số lượng nhân viên đông, có doanh thu cao, có thể là những công ty lữ hành trung gian.
Các công ty lữ hành lớn thường có sức mạnh về tài chính, có nhiều chi nhánh, đại diện trong và ngoài nước. Hàng năm họ tổ chức hàng triệu tour.
3.2.2.6. Dựa vào hệ thống cơ quan quản lý ngành dọc
- Công ty lữ hành chuyên ngành thuộc hệ thống chuyên ngành du lịch
- Công ty lữ hành không chuyên ngành là các công ty mà công ty mẹ hoặc cơ quan chủ quản của nó thuộc các ngành kinh tế khác.
3.2.2.7. Phân loại theo phạm vi hoạt động *Công ty du lịch quốc tế
- Là công ty chuyên kinh doanh các chương trình du lịch quốc tế
- Lữ hành quốc tế chủ động (Inbound tourism): chuyên kinh doanh các chương trình đón du khách quốc tế vào trong nước du lịch
- Lữ hành quốc tế bị động (Outbound tourism): chuyên kinh doanh các chương trình đưa khách từ trong nước đi du lịch sang nước khác.
*Công ty lữ hành nội địa
- Chuyên kinh doanh chương trình du lịch cho du khách đi du lịch trong nước. *Đại lý lữ hành
- Là những công ty kinh doanh theo phương thức làm đại lý cho các công ty du lịch quốc tế hoặc nội địa, chỉ thực hiện một công đoạn hoặc một số công đoạn do các công ty du lịch quốc tế hay nội địa ủy thác.