Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 142 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
142
Dung lượng
1,78 MB
Nội dung
1 ĐẶT VẤN ĐỀ Giống vi khuẩn Haemophilus là một trong những loại vi khuẩn ký sinh ở đường hô hấp người và một số loài động vật. Loài H. influenzae (Hi) là căn nguyên của một số bệnh nhiễm trùng ở người (có thể từ viêm đường hô hấp cho đến viêm màng não). Hi typ b (Hib) đã được thế giới xác định là một trong những căn nguyên chớnh gõy viờm màng não (VMN) do vi khuẩn, đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi [13], [78]. Tại các nước phát triển như khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu, Châu Úc hầu hết những nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ mang Hib ở họng rất cao ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ được chăm sóc tại các trung tâm giữ trẻ ban ngày có thể mang Hib đến 15% [41], [58]. Bên cạnh đó, Hib cũng được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu gõy cỏc bệnh nhiễm trùng nguy hiểm cho trẻ nhỏ như viêm màng não (VMN), viêm phổi để lại di chứng và tỷ lệ tử vong cao (khoảng 10%). Gánh nặng bệnh tật do Hib đã giảm đáng kể nhờ có vacxin phòng bệnh tại các nước này [78]. Tuy nhiên, một số nước trên thế giới sau khi đánh giá quá trình thực hiện phòng bệnh do Hib bằng vacxin đã cho thấy tỷ lệ thất bại của vacxin cũng không nhỏ. Xuất phát từ vấn đề này, đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm học phân tử (phổ biến nhất là sử dụng kỹ thuật PFGE) của Hib được tiến hành để đỏnh giá dịch tễ học phân tử của vi khuẩn này [71], [90], [95], [101], [102]. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu đã đánh giá tỷ lệ trẻ khỏe mạnh mang vi khuẩn Hi nói chung [1], tỷ lệ mắc VMN do Hi (chưa có điều kiện xác định typ huyết thanh) ở trẻ dưới 5 tuổi [6]. Cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mang Hi chiếm 21,4-35,5% [4] và Hi là căn nguyên hàng đầu gây VMN (50-60% các trường hợp VMN xác định được vi khuẩn) ở trẻ nhỏ [6]. Từ năm 1999 đến 2004, một số nghiên cứu của Phan Lê Thanh Hương cùng cộng sự đã đưa ra tỷ lệ VMN do Hib ở trẻ dưới 5 tuổi tại Hà Nội và một số tỉnh phớa Bắc [6], 2 [87], cũng như tìm hiểu về sự phân bố theo biotype, genotype (phân loại bằng PFGE) và gen mã hóa tổng hợp enzym β−lactamase của Hib phân lập từ trẻ viêm màng não ở trẻ dưới 5 tuổi đã được thực hiện [6]. Tuy nhiên, số lượng chủng Hib sử dụng trong nghiên cứu vẫn còn hạn chế và chưa có những so sánh với những chủng Hib phõn lập được ở trẻ khỏe mạnh. Vì vậy, để góp phần tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm sinh học phân tử của những chủng Hib gõy viêm màng não cho trẻ dưới 5 tuổi và trẻ khỏe mạnh ở lứa tuổi mẫu giáo có mang Hib. Chúng tôi thực hiện đề tài: “Đặc điểm sinh học phân tử của Haemophilus influenzae typ b (Hib) phân lập từ bệnh nhi viêm màng não mủ dưới 5 tuổi và trẻ khỏe mạnh tại Nhà trẻ - Mẫu giáo”, nhằm thực hiện 3 mục tiêu: 1. Xác định biotype, genotype, khả năng sinh enzym β -lactamase của các chủng Hib phân lập được từ bệnh nhi viêm màng não mủ và trẻ khỏe mạnh dưới 5 tuổi. 2. Đỏnh giá mối liên quan về đặc điểm sinh học và ADN giữa Hib gõy viờm màng não mủ ở trẻ nhỏ với Hib được phân lập từ trẻ khỏe mạnh mang vi khuẩn. 3. Xác định tỷ lệ mang Hib ở trẻ khỏe mạnh tại Nhà trẻ - Mẫu giáo được điều tra. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vi khuẩn Haemophilus influenzae typ b (Hib) 1.1.1. Haemophilus influenzae: lịch sử và tên gọi Haemophilus influenzae (Hi) được phân lập lần đầu bởi Richard Pfeiffer từ đờm của một bệnh nhân bị viêm phổi - cúm trong đại dịch cúm năm 1890. Lúc đó, vi khuẩn này được hiểu lầm là nguyên nhân gây ra bệnh cúm nên được gọi là trực khuẩn cúm (Influenzae bacteria). Mãi cho đến khi đại dịch cúm xảy ra trong những năm 1918-1919, người ta mới biết Hi chỉ là thành viên của hệ vi khuẩn ký sinh ở đường hô hấp trên và không phải lúc nào cũng gây bệnh. Đến năm 1933, khi phát hiện ra virus cúm là căn nguyên của bệnh cúm, vai trò của Hi mới được làm sáng tỏ: virus cúm gây ra bệnh cúm, còn Hi chỉ là vi khuẩn “ăn theo” (second invader) sau khi các tế bào đường hô hấp đã bị tổn thương nặng nề bởi virus cúm [11], [32], [78]. Vì vậy, vi khuẩn này có tên Haemophilus influenzae được xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi môi trường giàu chất dinh dưỡng, bao gồm các yếu tố phát triển có mặt ở máu (Haemophilus: ưa mỏu), đặc biệt là yếu tố X (hemin) và yếu tố V (NAD hoặc NADP). Thêm vào đó, vi khuẩn này lại có mối liên quan lịch sử với bệnh cúm (influenzae: bệnh cúm). Cho nên, vi khuẩn được gọi tên là như vậy [11], [78]. 1.1.2. Đặc điểm sinh học đặc trưng của Hib 1.1.2.1. Hình thể và cấu trúc [11], [78] Hi là một trong những loài vi khuẩn nhỏ nhất, còn được gọi là cầu trực khuẩn vì vi khuẩn này có dạng trực khuẩn ngắn (1,0–1,5µm) nhưng uốn cong ở hai đầu trông như hình cầu. Tuy nhiên khi chúng ở dịch não tuỷ, hình thể của Hi có thể kéo dài ra gấp vài lần so với chiều dài thông thường (Hình 1.1). Hi bắt màu Gram õm, khụng di động và không hình thành nha bào. Thành tế 4 bào của vi khuẩn này có cấu trúc bề mặt lipopolysaccharide–protein tương tự như thành của những vi khuẩn Gram õm khỏc. Tuy nhiên, Hi được phân loại thành 2 nhóm: loại không vỏ polysaccharide (non-typeable khụng xác định được typ huyết thanh) và loại có vỏ (typeable xác định được typ huyết thanh). Loài Hi (Hi) có vỏ bọc được phân loại tiếp tục theo các typ huyết thanh (serotype) từ a đến f tuỳ thuộc vào đặc tính kháng nguyên của vỏ polysaccharide do gen qui định [11], [32], [78]. Vỏ bọc typ b là một dạng trùng hợp của ribose, ribitol và phosphate, được gọi là polyribosyl - ribitol - phosphate (PRP). Những polysaccharide bề mặt này có liên quan mạnh mẽ đến tớnh gõy độc của vi khuẩn, đặc biệt là Hi typ b (Hib), nguyên nhân của nhiều trường hợp nhiễm trùng hệ thống nghiêm trọng bao gồm cả VMN (chiếm trên 90% các ca nhiễm khuẩn lan tràn do Hib). Hình 1.1 Hình thể của Hi trên tiêu bản nhuộm gram dịch não tuỷ dưới kính hiển vi quang học [89]. Trên thực tế lõm sàng, nếu nhuộm gram bệnh phẩm dịch nóo tủy từ bệnh nhõn mà trên vi trường cho thấy nhiều vi khuẩn gram (-) nhỏ, đa hình thái và nhiều bạch cầu đa nhõn thì đõy là dấu hiệu rất quan trọng gợi ý cho chẩn đoán sớm VMN do Hi [78]. Hi Bạch cầu đa nhân 5 1.1.2.2. Sức đề kháng [117] Hi là loại vi khuẩn chịu đựng rất kém với các yếu tố ngoại cảnh. Trong bệnh phẩm, chúng chết nhanh chóng nếu để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để khô hoặc lạnh giá. Các chất sát khuẩn thông thường tiêu diệt vi khuẩn này một cách dễ dàng. Vì vậy, bệnh phẩm để chẩn đoán vi khuẩn này nên được vận chuyển về phòng thí nghiệm trong vòng 1 giờ, hoặc không quá 6 giờ ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (24 - 28 o C). Nếu là tăm bông bệnh phẩm phải giữ trong môi trường vận chuyển (môi trường bảo quản), có thể giữ ở nhiệt độ 4 - 8 o C tối đa 24 giờ trong môi trường này. 1.1.2.3. Đặc điểm nuôi cấy [11] Điều kiện nuôi cấy: Hi là loại vi khuẩn khó nuôi cấy. Chỳng khụng mọc trờn cỏc mụi trường nuôi cấy thông thường, chỉ mọc khi trong môi trường đã có sẵn cả hai yếu tố X và V. Yếu tố X có lẽ không phải là một chất thuần tuý mà là hỗn hợp của các chất màu có chứa sắt (như hemin và hematin); nếu không có cả hai yếu tố này trong môi trường nuôi cấy, vi khuẩn Hi không phát triển được. Hi dùng yếu tố X để tổng hợp một số enzym như catalase, peroxidase và cytochrom của hệ thống vận chuyển điện tử. Máu và các sản phẩm của máu, kể cả hemin là nguồn nguyên liệu truyền thống được sử dụng để sản xuất yếu tố X. Thạch máu (5%) có khả năng cung cấp đủ lượng yếu tố X mà Hi cần thiết phát triển. Khi dùng hematin tinh chế thì nồng độ cần thiết là 0,1 – 1,0 µg/ml. Yếu tố V là NAD hoặc NADP mặc dù có mặt trong máu, nhưng một phần chúng nằm bên trong tế bào. Mặt khác, trong máu của nhiều loài động vật có enzym NADase, nên trong máu tươi không có NAD ở dạng tự do. Thạch chocolate, NAD được giải phóng ra khỏi tế bào và enzym NADase bị nhiệt phá huỷ. Khi dùng NAD tinh chế, nồng độ cần thiết là 0,2 - 1,0 µg/ml. 6 Hi hiếu khí, đòi hỏi môi trường nuôi cấy có CO 2 (2-5%) khi mới phân lập. Mọc tốt trờn mụi trường chocolate và Levinthal ở nhiệt độ khoảng 23- 39 0 C, tối ưu là 37 0 C. Không mọc được trên thạch máu cừu; nếu mọc trờn cỏc loại thạch mỏu khỏc (ví dụ máu thỏ) thỡ khụng gõy tan máu và khuẩn lạc nhỏ hơn nhiều so với trên chocolate trong cựng cỏc điều kiện nuôi cấy. Cũng trên thạch máu, người ta thấy khuẩn lạc Hi mọc xung quanh các khuẩn lạc Staphylococcus aureus bội nhiễm rất to, trong khi đó ở những vùng xa thì khuẩn lạc hoặc là không mọc, hoặc là rất bé. Hiện tượng này gọi là hiện tượng “vệ tinh” (satellitism), do khả năng tiết ra yếu tố V của vi khuẩn bội nhiễm đó giúp Hi phát triển được thạch mỏu thụng thường. Hình 1.2: Hiện tượng "vệ tinh", khuẩn lạc của vi khuẩn Hi mọc xung quanh khuẩn lạc của S. aureus trên môi trường thạch mỏu thỏ Môi trường nuôi cấy và đặc điểm khuẩn lạc: Để nuôi cấy Hi, có 3 loại môi trường có thể được được sử dụng [11], [32], [78], [117]: - Thạch chocolate có hoặc không có 300µg bacitracin/ml môi trường (có tác dụng ức chế các vi khuẩn khác, đặc biệt là liên cầu) để phõn lập Hi. S. aureus H. influenzae 7 Đõy là loại môi trường thường được sử dụng nhất trong nuôi cấy và phõn lập vi khuẩn này. - Thạch máu thỏ tươi 7% Sau khi nuôi cấy vi khuẩn vào môi trường phân lập, ủ ấm trong khí trường 5% CO 2 (nếu không có tủ ấm CO 2 , môi trường nuôi cấy được đặt trong một chuông thủy tinh và đốt 1 cây nến trong quả chuông này. Sau khi ngọn nến tắt, khí trường bên trong quả chuông có thể là 3 - 5% CO 2 ) ở 37 o C trong thời gian 18 – 24 giờ. Hình 1.3: Khuẩn lạc Hi mọc trờn mụi trường chocolate Sau 16 – 18 giờ nuôi cấy, Hi phát triển thành những khuẩn lạc bóng mờ, vồng nhẹ, đường kính từ 1- 2mm và khụng gõy tan huyết. Vi khuẩn Hib luôn vỏ, khuẩn lạc thường sáng bóng, nhày ướt, óng ánh khi ánh sáng chiếu vào và có đường kính lớn hơn. Ngoài ra, môi trường nuôi cấy vi khuẩn thuần nhất thường có mùi hăng đặc biệt (hăng indol). Sau 24 – 48 giờ, trạng thái mất vỏ xuất hiện, tính óng ánh biến mất, vi khuẩn tự ly giải và có thể tính chất bắt màu Gram thay đổi. Trờn môi trường lỏng, Hi thường phát triển làm đục môi trường. Tình trạng mất vỏ xảy ra sớm hơn trờn mụi trường thạch, vì vậy nếu muốn xác định vỏ cần chọn thời điểm nuôi cấy thích hợp (18 giờ). 8 Haemophilus influenzae được phân biệt với những loại Heamophilus khác ở các đặc điểm sau đây: Tính chất Loài Tan huyết Cần yếu tố X Cần yếu tố V Cần CO 2 Hi - + + + H. parainfluenzae - - + - H. hemolyticus + + + - H. parahemolyticus + - + ± H. aphrophilus - + - + H. paraphrophilus - - + + Bảng 1.1: Những đặc điểm sinh học đặc trưng để phân biệt Hi với các Haemophilus khác. Tính chất sinh hóa đặc trưng của Hi : Tớnh chất sinh hóa đặc trưng của Hi là nhu cầu đòi hỏi bắt buộc 2 yếu tố phát triển là X và V trong môi trường nuôi cấy. Tớnh chất này có thể được xác định bằng một trong các thử nghiệm sau [11], [32], [78], [117]: Hình 1.4: Thử nghiệm với bằng 3 khoanh giấy X, V và XV, cho thấy vi khuẩn đòi hỏi bắt buộc phải có cả 2 yếu tố X và V cho sự phát triển. 1.1.3. Đặc điểm phân loại theo typ huyết thanh (serotype) và biotype của Haemophilus influenzae 9 1.1.3.1. Đặc điểm phân loại Hi theo serotype (typ huyết thanh) [11], [32], [78] Năm 1930, Hi được xác định thành 2 nhúm chớnh, đó là loài không vỏ (khụng xỏc được typ huyết thanh - non typeable) và loài có vỏ (xác định được typ huyết thanh - typeable). Dựa trên tính đặc hiệu kháng nguyên của vỏ polysaccharide, vi khuẩn Hi có vỏ được chia ra thành 6 typ huyết thanh từ a đến f. Theo hầu hết các nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Hi gõy bệnh thuộc loại có vỏ, nhiều nhất là Hi typ b. 1.1.3.2. Đặc điểm phân loại Hi theo biotype (typ sinh học) Biotype Các tính chất hoá học Test Urease Test Indol Ornithin decarboxylase (ODC) I + + + II + + - III + - - IV + - + V - + + VI - - + VII - + - VIII - - - Bảng 1.2: Phân loại Haemophilus influenzae theo typ sinh học Kilian đã đưa ra phương pháp sử dụng một số thử nghiệm sinh hoá để xác định biotype và đặc điểm sinh học của các loài Haemophilus dựa trên kết quả của 3 thử nghiệm sinh hoá: tìm khả năng sinh Indol, hoạt động của hai enzym Urease và Decarboxylase của vi khuẩn. Trước đõy, Kilian nghiên cứu và chia Hi thành 4 biotype từ I đến IV. Những biotype này độc lập với typ huyết thanh của vi khuẩn đó, bởi vỡ các chủng Hi không có vỏ cũng cho kết quả tương tự với ba phản ứng sinh hoá ở trên. Sau này, cũng với những thử nghiệm tương tự, Kilian đã bổ sung thêm 4 biotype từ V đến VIII. Vì vậy, Hi được chia ra làm 8 typ như sau theo tiêu chuẩn của Killian (bảng 1.2) [32]. 1.1.4. Miễn dịch [17], [78] Kháng thể (Kháng nguyên thân) Kháng nguyên thân (LPS và protein màng ngoài) Vỏ (Polyribosyl-ribitol phosphate) Kháng thể (Kháng nguyên vỏ) Đại thực bào Hình 1.5 : Đại thực bào nuốt vi khuẩn Hib bị opsonin hóa bởi kháng thể đặc hiệu của kháng nguyên vỏ và kháng nguyên thân [78]. 10 Miễn dịch tự nhiên đối với Hib rất đa dạng, bao gồm một sự hợp nhất phức tạp của nhiều thành phần trong hệ thống miễn dịch: 1) Các yếu tố miễn dịch niêm mạc, 2) Kháng thể dịch thể, 3) Sự opsonin hóa và quá trình hoạt hóa các phản ứng viêm qua trung gian bổ thể, 4) Khả năng thực bào, diệt vi khuẩn bởi những đại thực bào và tế bào đa nhân, 5) Chức năng miễn dịch qua trung gian tế bào lympho T. Trong đó khó có thể đánh giá rạch ròi cơ chế miễn dịch nào là quan trong nhất trong những cơ chế bảo vệ cơ thể vật chủ. Tuy nhiên, hầu hết các cá thể có được khả năng miễn dịch bảo vệ trong những năm đầu của cuộc đời mà không mắc bệnh nhiễm khuẩn Hib lan tràn. Khả năng miễn dịch thu được một cách tự nhiên này, đó là kết quả của đáp ứng với sự xâm nhiễm họng - mũi của Hib cũng như sự xâm nhiễm không triệu chứng ở ruột của hệ vi khuẩn đường ruột bình thường, dẫn đến có phản ứng chéo với kháng nguyên Hib. Mối liên quan tỷ lệ nghịch giữa nguy cơ mắc [...]... dương tính + Tiến hành định typ < /b> huyết thanh để xác định Hib b ng kháng huyết thanh mẫu [32], [78] + Tiến hành xác định biotype (typ < /b> sinh < /b> học)< /b> các chủng Hib phân < /b> lập được b ng thanh xác định tớnh chất sinh < /b> vật hóa học < /b> Api 10s (bioMộrieux) [8] Chẩn đoán vi khuẩn Hib từ b nh phẩm máu 16 Trong chẩn đoán VMN, ngoài b nh phẩm dịch não tủy thường được sử dụng trong chẩn đoán thì b nh phẩm máu cũng được sử... 1.2.2.1 Đặc điểm < /b> sinh < /b> b nh học < /b> của < /b> Hib trong b nh VMN Hib lây truyền qua tiếp xúc hoặc hít phải các chất b i tiết b nhi m khuẩn của < /b> đường hô hấp Sau khi định cư ở vùng mũi họng, vi khuẩn Hib có thể gõy nhi m khuẩn đường hô hấp, lan ra tổ chức lân cận hoặc xâm nhập vào dòng máu Người ta cho rằng vi khuẩn từ mũi họng vào dòng máu do kết quả của < /b> sự vận chuyển trong những thực b o từ niêm mạc vào các mạch b ch... nhận biết b i đại thực b o và tế b o lympho T nhưng lại kích thích cỏc dũng tế b o lympho B đặc < /b> hiệu, do đó được gọi là kháng nguyên độc lập với tế b o T Vì vậy, kháng nguyên vỏ của < /b> Hib sẽ b hạn chế về khả năng đáp ứng miễn dịch, không hoạt hóa được các tế b o lympho T hỗ trợ đặc < /b> hiệu Tế b o T hỗ trợ tác động đến sự chín muồi, biệt hóa và tăng sinh < /b> các tế b o B để những tế b o này trở thành tương b o... nhanh Hib gây b nh, nhưng lại gặp hạn chế là không xác định được mức độ nhạy cảm với kháng sinh < /b> Vì vậy, phương pháp nuôi cấy phân < /b> lập truyền thống vẫn song hành cùng những phương pháp chẩn đoán hiện đại 1.1.6.1 Phương pháp nuôi cấy phân < /b> lập và xác định vi khuẩn Hib 14 Chẩn đoán vi khuẩn Hib từ b nh phẩm dịch não tủy [117] - B nh phẩm: lấy b nh phẩm dịch não tủy (DNT) phải được thực hiện b i b c sĩ chuyên... nhất gây các b nh nhi m khuẩn ở trẻ em VMN chiếm hơn 50% các b nh nhi m trùng xâm hại do Hib, tiếp theo là viêm phổi (12 – 17%), viờm mụ tế b o (6 – 15%) và nhi m trùng huyết (2 – 11%) Ngoài ra, các nhi m trùng riêng lẻ như: viờm xương tủy, viêm khớp, viêm màng ngoài tim xảy ra ít phổ biến Người lớn khỏe mạnh ít mắc b nh xâm hại do Hib [13] Hầu hết tỷ lệ mắc b nh và tỷ lệ chết cao do Hib trên toàn thế... mang Hib ở trẻ [40], [66] 1.2.1.4 Trẻ khỏe mạnh mang Hib và sự lan truyền b nh tật Hầu hết b nh nhân mắc b nh do Hib đều không tiếp xúc với những người đang mắc các b nh nhi m trùng xâm hại do Hib, b i vì vi khuẩn này không có ổ chứa ở ngoài cơ thể Do đó, những người mang Hib không có triệu chứng được xác định nguồn lây nhi m chính Mối liên quan giữa tỷ lệ người khỏe mạnh mang Hib với nguy cơ mắc b nh... sót của < /b> vi khuẩn này giữa các cơ thể là bao lõu? Giới hạn vị trí quần thể vi khuẩn định cư là ở chỗ nào và liều lượng vi khuẩn là bao nhi u để đảm b o cho quá trình lây truyền thành công? Có hay không b t cứ mối liên quan nào giữa mức độ liều nhi m trùng hoặc số lượng vi khuẩn cơ thể mang với khả năng xảy ra b nh nhi m trùng xõm nhập? [17] 1.2.1.5 Người lành mang Hib và sinh < /b> b nh học < /b> Sinh < /b> b nh học.< /b> ..11 b nh nhi m khuẩn do Hib đặc < /b> thù đối với tuổi và nồng độ kháng thể tự nhi n kháng Hib có được trong những năm tháng đầu của < /b> cuộc đời Đặc điểm < /b> này cũng đã nêu lên được tầm quan trọng của < /b> kháng thể trong việc b o vệ cơ thể khỏi b nh nhi m khuẩn lan tràn do Hib Hiện tượng trên được mô tả đầu tiên b i Fothergill và Wright năm 1933 [36], người ta biết trẻ sơ sinh < /b> đã có được kháng thể... khuẩn Hib có vỏ PRP kháng lại hiện tượng đại thực b o và hoạt tính b thể Ở trạng thái nhi m khuẩn huyết, vi khuẩn có thể lan tràn và vượt qua hàng rào mỏu – não Vị trí mà vi khuẩn từ máu vào dịch não tủy là đám rối màng mạch, nơi có sự phân < /b> b mạch cao Viờm màng não xảy ra thường có tương quan trực tiếp tới thời gian và tính chất nghiêm trọng của < /b> nhi m trùng [13] 36 1.2.2.2 Đặc điểm < /b> lâm sàng của < /b> b nh... haptennhư độc tố uốn ván hoặc b ch hầu) đã tăng cường đáp ứng của < /b> tế b o T, nhờ đó làm tăng tối đa đáp ứng miễn dịch với PRP khi cộng hợp với chất mang 1.1.5 Khả năng gõy b nh VMN của < /b> vi khuẩn Hib 1.1.5.1 Đặc điểm < /b> sinh < /b> b nh học < /b> [13] Hib lây truyền qua tiếp xúc hoặc hít phải các chất b i tiết b nhi m khuẩn của < /b> đường hô hấp Sau khi định cư ở vùng mũi họng, vi khuẩn có thể gõy nhi m khuẩn đường hô hấp, lan . Hib phân lập được từ b nh nhi viêm màng não mủ và trẻ khỏe mạnh dưới 5 tuổi. 2. Đỏnh giá mối liên quan về đặc điểm sinh học và ADN giữa Hib gõy viờm màng não mủ ở trẻ nhỏ với Hib được phân lập. Hib gõy viêm màng não cho trẻ dưới 5 tuổi và trẻ khỏe mạnh ở lứa tuổi mẫu giáo có mang Hib. Chúng tôi thực hiện đề tài: Đặc điểm sinh học phân tử của Haemophilus influenzae typ b (Hib) phân. khuẩn Hi gõy b nh thuộc loại có vỏ, nhi u nhất là Hi typ b. 1.1.3.2. Đặc điểm phân loại Hi theo biotype (typ sinh học) Biotype Các tính chất hoá học Test Urease Test Indol Ornithin decarboxylase