Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 57 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
57
Dung lượng
420,34 KB
Nội dung
ĐẶT VẤN ĐỀ Chăm sóc sức khoẻ sinh sản là lĩnh vực y tế luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và giành nhiều ưu tiên trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân [3]. Trong giai đoạn hiện nay, công tác này được tiếp cận một cách bao quát, rộng lớn hơn thể hiện bằng các chiến lược, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, cụ thể như “Chiến lược Quốc gia về CSSKSS giai đoạn 2001 - 2010”; “Hướng dẫn Chuẩn Quốc gia về các dịch vụ CSSKSS” . . . Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có hơn 585.000 phụ nữ tử vong do các nguyên nhân sản khoa, 640 triệu phụ nữ ốm yếu do liên quan đến thai nghén, 64 triệu phụ nữ phải chịu đựng những biến chứng khi sinh, 500 triệu phụ nữ phải chịu đựng sự thiếu hụt dinh dưỡng. Trong đó 90% trường hợp tử vong mẹ xảy ra ở Châu Á và Châu Phi, 25-30% số tử vong ở vào độ tuổi sinh sản ở các nước đang phát triển [1],[22],[41]. Tại các nước đang phát triển, mang thai và sinh đẻ là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong, bệnh tật và tàn phế cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chiếm ít nhất 18% gánh nặng bệnh tật ở nhóm tuổi này - nhiều hơn bất kỳ một vấn đề sức khoẻ nào khác [34]. Hàng năm có 8 triệu thai nhi và trẻ sơ sinh chết vào cuối thời kỳ thai nghén, vào lúc lọt lòng và ngay sau khi sinh ít lâu, nguyên nhân chủ yếu là do sức khỏe của bà mẹ kém hay biến chứng sau sinh. Tử vong sơ sinh chủ yếu xảy ở các nước đang phát triển, chiếm 96% trẻ sơ sinh chết hàng năm trên thế giới [22]. Tại Việt Nam tỷ lệ tử vong mẹ toàn quốc là 80/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2005[5]. Tỷ lệ tử vong mẹ khác nhau ở từng khu vực, ở miền núi và vựng sõu, vựng xa tỷ lệ tử vong mẹ cao hơn khu vực đồng bằng. Năm 2002, Vụ Bảo vệ bà mẹ trẻ em ước tính tử vong mẹ ở miền núi và trung du là 269/100.000 và ở đồng bằng là 81/100.000. Về nguyên nhân, 75 - 80% trường 1 hợp tử vong mẹ là do các biến chứng và bệnh nhiễm trùng xảy ra trong quá trình mang thai [34]. Nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế sinh sản là rất khác nhau ở cỏc nhúm đối tượng; đặc biệt các bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi thì nhu cầu này là rất cao, bởi lẽ sự thay đổi về tâm sinh lý và những thách thức mà họ phải đối mặt sau khi vượt cạn: chăm sóc bé sơ sinh như thế nào? Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân và quan hệ tình dục sau sinh . .ra sao để đảm bảo cho mẹ khỏe, con khỏe và gia đình hạnh phúc? Mối quan tâm này không chỉ gặp ở phụ nữ miền xuôi mà còn cả miền ngược. Vì rất nhiều lý do nên việc đáp ứng nhu cầu cho các bà mẹ có con nhỏ dưới 2 tuổi vẫn chưa được cải thiện như mong muốn. Trên phạm vi cả nước đó cú khá nhiều nghiên cứu về kiến thức và thực hành CSSKSS của bà mẹ giai đoạn trước sinh tuy nhiên nghiên cứu giai đoạn trong sinh và sau sinh vẫn còn rất ít [25]. Cho đến nay tại Bình Định nghiên cứu dành cho các bà mẹ có con nhỏ dưới 2 tuổi là rất hạn chế, mặc khác cũng chưa có nghiên cứu nào tập trung sâu về thực trạng kiến thức, thực hành và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ trên. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi tại Bình Định năm 2008- 2009 ” với các mục tiêu: 1. Mô tả việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi tại tỉnh Bình Định, năm 2008-2009. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ nêu trên. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, “Sức khoẻ sinh sản là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản. Điều này cũng hàm ý là mọi người, kể cả nam và nữ, đều có quyền được nhận thông tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các biện pháp kế hoạch hoá gia đình an toàn, có hiệu quả và chấp nhận được theo sự lựa chọn của mình, bảo đảm cho người phụ nữ trải qua quá trình thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp vợ chồng cơ may tốt nhất để sinh được đứa con lành mạnh” [3]. Thai nghén và sinh đẻ là quá trình sinh lý tự nhiên, đồng thời có nhiều thay đổi về giải phẫu, tâm sinh lý của người mẹ. Những thay đổi này có thể xảy ra rất sớm và diễn ra liên tục trong suốt thời kỳ thai nghén để đáp ứng với nhu cầu sinh lý của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Trong mỗi lần mang thai và sinh nở, người phụ nữ phải đối mặt với nhiều nguy cơ liên quan tới những tai biến đột ngột và khó lường trước. Những tai biến này có thể dẫn tới thương tật thậm chí tử vong cho bà mẹ và thai nhi. 1.1. Chăm sóc trước sinh: 1.1.1. Khái niệm: Chăm sóc bà mẹ khi có thai còn được gọi là chăm sóc trước sinh. Chăm sóc trước sinh là những chăm sóc sản khoa cho người phụ nữ tính từ thời điểm có thai cho đến trước khi đẻ nhằm đảm bảo cho quá trình mang thai được an toàn, sinh con khỏe mạnh. Chăm sóc bà mẹ khi có thai có tầm quan trọng to lớn, vì nếu khám thai đầy đủ sẽ giảm được tử vong và bệnh tật cho cả mẹ lẫn con [11]. Chǎm sóc chu đáo trong thời kỳ mang thai là đǎng ký quản lý thai và theo dõi thai từ khi mang thai cho đến khi chuyển dạ và phải khám thai ít nhất là 3 lần để xác định những nguy cơ, biến chứng của thai nghén; Giáo dục vệ sinh và hiểu biết về thai nghén [11]. 3 Diễn biến sức khỏe của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của thai nhi, của em bé trong giai đoạn sơ sinh. Ví dụ: tình trạng thiếu máu nặng ở mẹ sẽ dẫn đến trẻ có thể bị ngạt, bị chết lưu hoặc nhẹ cân; hay điều kiện thiếu vệ sinh khi đẻ rất có thể dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị uốn ván, bị nhiễm khuẩn v.v 1.1.2. Một số nội dung trong chăm sóc trước sinh: Nội dung chǎm sóc trước sinh bao gồm: giáo dục, điều trị những tình trạng bệnh lý hoặc biến chứng xảy ra trong thời kỳ có thai, sàng lọc những nguy cơ, hướng dẫn và xác định nơi thai phụ sinh để đảm bảo an toàn. Giải thích những biến chứng có thể xảy ra và sẽ thường xảy ra khi nào và nếu xảy ra thỡ nờn đến khám và xử trí ở đâu để đảm bảo độ an toàn, sinh phải được thực hiện một cách toàn diện và có hệ thống [11]. Chăm sóc trước sinh còn bao gồm chế độ ăn, chế độ làm việc, khám thai, tiêm phòng uốn ván và uống viên sắt/folic. 1.1.2.1. Sơ đồ chăm sóc trước sinh [4] 4 1.1.2.2. Tiêm phòng uốn ván Bệnh uốn ván là một trong năm tai biến sản khoa thường gặp, đây là một bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao cho mẹ và trẻ sơ sinh [4]. Để dự phòng tai biến này, khi có thai các thai phụ cần đi khám thai sớm và khám thai định kỳ đủ 3 lần, qua khám thai cán bộ y tế sẽ giúp thai phụ tiêm phòng uốn ván, đồng thời kiểm tra xem việc tiêm phòng uốn ván có được thực hiện đầy đủ không. 1.1.2.3. Khám thai Thai nghén là giai đoạn nhiều nguy cơ tiềm ẩn, có thể dẫn dến những vấn đề sức khoẻ trầm trọng như bệnh tật và tử vong mà bất cứ một phụ nữ nào cũng có thể mắc phải trong thời kỳ mang thai. Để hạn chế những vấn đề sức khỏe đó, khám thai là một biện pháp hết sức quan trọng. Ở Việt Nam, theo qui định của Bộ Y tế, trong một kỳ thai nghén người phụ nữ cần được khám thai định kỳ ít nhất 3 lần [4],[11]. Người mẹ đi khám thai sớm và đầy đủ cho đến khi sinh là yếu tố quan trọng để tránh rủi ro cho bà mẹ và thai nhi. Khám thai mỗi tháng 1 lần cho đến khi được 28 tuần tuổi, sau đó cứ hai tuần một lần cho đến khi được 36 tuần, và sau đó nờn khỏm hàng tuần cho đến tuần thứ 40. Chất lượng bảo vệ thai tăng lên theo số lần khám thai [4]. Bảng 1.1. Số lần khám thai và chất lượng bảo vệ thai [2] Số lần Quí 1 Quí 2 Quí 3 Nhận xét Khám thai T 2 T 3 T 4 T 5 T 6 T 7 T 8 T 9 0 lần Thai hoàn toàn không được bảo vệ 1 lần x Tác dụng bảo vệ rất kém 2 lần x x Tác dụng bảo vệ kém 3 lần x x x Chỉ thích hợp với thai thường 5 lần x x x x x Chất lượng bảo vệ thai tăng dần theo số lần khám thai 10 lần x x x x x x xx xx 12- 13 lần xx x x x xx xx xx xx 5 1.1.2.4.Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ • Giải thích lợi ích của bú mẹ. • Hỏi kinh nghiệm nuôi con của bà mẹ. • Giải thích tầm quan trọng của việc chăm sóc vú và núm vú, xin phép khám. • Tạo niềm tin là tất cả bà mẹ đều có thể nuôi con bằng sữa mẹ. 1.1.3. Tình hình chăm sóc trước sinh trên thế giới: Tỷ lệ phụ nữ có thai khám thai ít nhất 1 lần trên toàn thế giới là 68%, thấp nhất là ở Châu Phi 63%, Châu Á 65%, châu Mỹ La Tinh 73%, cao nhất là Bắc Mỹ và Châu Âu 97%. Ở cấp độ quốc gia việc sử dụng dịch vụ này còn thấp hơn nhiều như ở Nepal 15%. Độ bao phủ của các dịch vụ chăm sóc trước sinh ở các nước cũng khác nhau, tại Srilanka là 97%, Mexico 91%, Pakistan 26% [24]. Một cuộc điều tra ở Ấn độ cho thấy khoảng 60% phụ nữ cảm thấy chăm sóc thai nghén là không cần thiết [34]. Ndyomugyenyi và cộng sự (1998) thấy rằng rất nhiều phụ nữ trong nghiên cứu của họ tại vùng nông thôn Uganda không biết rằng chăm sóc thai nghén là để theo dõi sự phát triển của thai nhi và tình trạng sức khoẻ của bà mẹ. Theo WHO, có khoảng 550.000 trẻ sơ sinh chết vì uốn ván rốn mỗi năm, trong đó có 220.000 trường hợp ở khu vực Đông Nam Á, chiếm 37% uốn ván rốn trên thế giới .Theo Caro Bellamy, giám đốc điều hành UNICEF, một trong những nguyên nhân làm cho phụ nữ mang thai ít nhận được các dịch vụ chăm sóc trước sinh là do những ưu điểm của nó chưa được nhấn mạnh và chịu ảnh hưởng của trình độ văn hoá cũng như điều kiện kinh tế của bà mẹ [30]. 6 1.1.4. Tình hình chăm sóc trước sinh ở Việt Nam: 1.1.4.1. Khám thai. Bên cạnh với việc đi khám thai sớm, khám thai định kỳ đủ 3 lần là hết sức cần thiết. Theo báo cáo tổng kết của Vụ Sức khỏe sinh sản năm 2003 có 83,79% thai phụ khám thai từ 3 lần trở lên, trong đó cao nhất là vùng đồng bằng Sông Hồng (96,28%), thấp nhất là vùng Tây Bắc (74,57%) [9]. Một số nghiên cứu trong các năm gần đây cho thấy các bà mẹ đi khám thai từ 3 lần trở lên như sau: Tại Hương Long - Huế 60,6% (2002) [15], tại Chí Linh - Hải Dương 70,2% (2002) [29], tại Hà Tây 71,3% [14], tại Tiên Du - Bắc Ninh 70,7% (2003) [21]. Báo cáo điều tra ban đầu về thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2003 tại Bình Định của Quỹ dân số Liên Hiệp quốc thì 2,9% phụ nữ không khám thai lần nào trước khi sinh; 21,4% khám thai chưa đủ 3 lần; Theo nghiên cứu của Hà Anh Thạch tại Bình Định năm 2004 có 96,47% phụ nữ có thai được khám thai; 74,87% số phụ nữ có thai được cán bộ trạm y tế khám thai; tỷ lệ bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi đi khám thai là 97,67%; tỷ lệ khám thai đủ 3 lần là 81,83%; tỷ lệ khám thai tại trạm y tế là 74% [19]. 1.1.4.2. Tiêm phòng uốn ván: Uốn ván sơ sinh là một trong 5 tai biến sản khoa mà chúng ta có thể phòng chống được nếu trong thời gian mang thai người phụ nữ được tiêm đủ 2 mũi uốn ván (nếu người phụ nữ đã được tiêm phòng uốn ván trong lần mang thai trước, thì lần mang thai này chỉ cần tiêm một mũi). Đây là một cấu thành quan trọng của việc chăm sóc thai sản. Dưới đây là số liệu về tình hình tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai qua 2 lần điều tra nhân khẩu học. 7 Bảng 1.2. Tình hình tiêm phòng uốn ván [18],[19]. Tiêm phòng uốn ván Nội dung điều tra Không tiêm Tiêm 1 mũi Tiêm 2 mũi Kết quả điều tra nhân khẩu học năm 1997 (n = 1818) 28,3% 16,8% 54,6% Kết quả điều tra nhân khẩu học năm 2002 (n = 1321) 14,9% 14,37% 70,5% Theo báo cáo tổng kết của Vụ Sức khỏe sính sản năm 2003 có 88,45% thai phụ tiêm phong uốn ván đủ 2 mũi [8]. Một số nghiên cứu trong những năm gần đây tại các địa phương cho kết quả như sau: Tại Hương Long - Huế 83,3% (2002) [12], tại Chí Linh - Hải Dương 85,4% (2002) [23], tại Tiên Du - Bắc Ninh 90,5% (2003) [20]. 1.2. Chăm sóc bà mẹ trong khi sinh: Chuyển dạ là một quá trình quan trọng nhất, dễ xảy ra tai biến nhất cho cả mẹ và đứa trẻ vì vậy cần phải chuẩn bị tâm lý tốt cho sản phụ và được người có chuyên môn giúp đỡ trong qỳa trỡnh này. 1.2.1. Tư vấn cho sản phụ: Nguyên tắc chung về tư vấn trong chuyển dạ là động viên để sản phụ bớt lo âu, lắng nghe những điều khiến bản thân gia đình và sản phụ lo lắng, thông cảm và tôn trọng những truyền thống văn hoá và tôn giáo của sản phụ. Nói cho sản phụ và gia đình họ biết những điều có thể xảy ra và làm cho sản phụ hiểu về tình trạng của sản phụ và cách xử trí để làm giảm sự lo âu và giúp họ chuẩn bị trước cho những tình huống có thể xảy ra. Thông báo cho sản phụ và gia đình về những tai biến thường gặp khi chuyển dạ. 8 1.2.2. Các nguyên tắc theo dừi khi chuyển dạ thường: Tốt nhất bà mẹ phải được theo dõi chuyển dạ tại cơ sở y tế. Người nữ hộ sinh phải giải thích những lợi ích của việc đẻ tại cơ sở y tế để được chăm sóc chu đáo. Trong trường hợp không thể đến được cơ sở y tế, nên mời cán bộ y tế cú chuyờn môn đỡ. Phải theo dừi chuyển dạ bằng biểu đồ chuyển dạ một cách toàn diện, có hệ thống, phải thành thạo các thao tác chuyên môn, phải biết ghi và phân tích được một biểu đồ chuyển dạ để phát hiện các yếu tố bất thường trong theo dõi chuyển dạ, kịp thời gửi đi bệnh viện tuyến trên để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và con. Nếu sản phụ được quyết định đẻ tại cơ sở y tế, người nữ hộ sinh cần chuẩn bị những dụng cụ tối thiểu, cần thiết và đảm bảo vô khuẩn cùng với những dụng cụ để chăm sóc sơ sinh ngay sau đẻ. Nếu sản phụ đẻ tại nhà phải sử dụng gói đẻ sạch. Khi đỡ đẻ, đỡ rau, kiểm tra rau, làm rốn sơ sinh phải thao tác đúng qui trình. Một số trường hợp phải bóc rau nhân tạo, kiểm soát tử cung, khâu tầng sinh môn cũng phải thao tác đúng qui trình và đảm bảo vô khuẩn mới hy vọng góp phần hạ bớt tỷ lệ 5 tai biến sản khoa. Tận tình, kiên nhẫn và tỷ mỷ là những đức tính cần thiết của người chăm sóc chuyển dạ. Trong quá trình theo dõi chuyển dạ cán bộ y tế cần động viên, hỗ trợ về tinh thần để giúp cho sản phụ giảm bớt sự lo âu. 1.2.3.Theo dõi - chăm sóc bà mẹ trong 2 giờ đầu sau đẻ • Sản phụ vẫn nằm ở phòng đẻ. • Theo dõi mẹ: theo dõi thể trạng, mạch, huyết áp, co hồi tử cung, ra máu tại các thời điểm 15 phút, 30 phút, 45 phút, 60 phút, 90 phút và 120 phút. 9 1.2.4.Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ ngay sau đẻ 1.2.4.1.Tư vấn về con nằm chung với mẹ • Mẹ sẽ chăm sóc con kịp thời hơn. • Trẻ ớt khúc hơn. • Thời gian bú mẹ sẽ được lâu hơn. 1.2.4.2.Tư vấn về bú sớm • Lợi ích của sữa non. • Không vắt bỏ sữa non, cần cho bú cả sữa non. • Sữa về sớm hơn. • Trẻ tăng cân tốt hơn. • Ít bị cương vú tắc sữa. 1.2.4.3.Cách cho con bú • Cho con bú ngay sau đẻ, càng sớm càng tốt, muộn nhất không quá 30 phút đầu sau đẻ. • Cho trẻ nằm thoải mải trên ngực người mẹ, da áp da. • Cho trẻ bắt vú (dấu hiệu trẻ sẵn sàng là mở miệng, quay về phía vú, nhìn quanh). 1.2.4.4.Tư thế bỳ đỳng • Giữ cho đầu và thõn bộ thẳng. • Mặt bé hướng về phía vú, mũi ứng với núm vú. • Áp thõn bộ vào thân người mẹ. • Nâng toàn bộ thõn bộ, không chỉ nâng cổ và vai. • Bà mẹ cho núm vú chạm vào mụi bộ. 10 [...]... áp dụng BPTT nào Theo nghiên cứu của Hà Anh Thạch tỷ lệ bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi được cán bộ trạm y tế thăm khám tại nhà sau khi sinh là 75,33% 1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh: Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ là dịch vụ chăm sóc đảm bảo nhu cầu cho những người cần thiết: họ có thể dễ dàng và không có sự cản trở nào trong việc sử dụng. .. thiểu số, và thu nhập thấp của bà mẹ có tác động rõ rệt đến các thực hành sau sinh [29], [31], [33], [35] Các yếu tố khác được coi là cản trở cho phụ nữ có thể tiếp cận chăm sóc trước sinh và chăm sóc sau sinh như hiểu biết kém, khoảng cách sinh, xấu hổ khi tiếp cận dịch vụ và yếu tố về di cư [36] Chất lượng dịch vụ thấp cũng là rào cản đối với tiếp cận của thai phụ [29], [38] Trong giai đoạn sau khi sinh, ... khi sinh, phụ nữ có chăm sóc trước sinh tốt sẽ có thực hành tốt hơn khi sinh, và phụ nữ có chăm sóc trước sinh và khi sinh tốt có hành vi chăm sóc sau sinh tốt hơn [35] Với các tập quán chăm sóc sau sinh truyền thống, các thực hành này được tạo ra do văn hóa và các yếu tố xã hội Niềm tin tại địa phương, tập quán, phụ nữ có quan hệ thân thuộc có ảnh hưởng 22 quyết định việc các bà mẹ tuân thủ những hành... và được Friedler sửa đổi năm 1981 Có 3 nhóm yếu tố: 18 • Các yếu tố về đặc trưng cá nhân và các yếu tố về lịch sử sinh sản • Các yếu tố khả năng kinh tế, khả năng tiếp cận • Các yếu tố về dịch vụ y tế 19 1.4.1 Ảnh hưởng nhóm yếu tố về đặc trưng cá nhân và yếu tố về lịch sử sinh sản Thực tế cho thấy phụ nữ tuổi càng cao thì càng ít tiếp cận với dịch vụ y tế; những người dân tộc thiểu số thì khả năng... dài và tăng lên ) thực hành của hiện các dấu hiệu nguy -Tỷ lệ % theo cách xử trí (để tự khỏi, tự điều bà mẹ) hiểm là gì? trị, đến phòng khám tư, cúng, thầy lang ) (Nhóm biến số -Bà mẹ có được khám trong -Tỷ lệ % bà mẹ trả lời (có/không) phụ thuộc) vòng 42 ngày sau sinh ? 3 Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh Mối liên quan -Có liên... qua Mọi bà mẹ đồng ý và tự nguyên tham gia vào nghiên cứu và mọi thông tin về bà mẹ sẽ được đảm bảo giữ bí mật Giải thích rõ lý do và mục đích của điều tra cho bà mẹ hiểu và đồng ý tham gia vào nghiên cứu Các số liệu được mã hóa nhằm đảm bảo tính bí mật của thông tin 31 Chương 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ 3.1 .Một số đặc trưng cá nhân và lịch sử sinh sản của bà mẹ Bảng 3.1: Đặc trưng cá nhân của các bà mẹ nuôi... mẹ theo danh sách đã được lập, tùy thuộc vào số lượng các bà mẹ trong thôn 2.2.3.2 Nghiên cứu định tính: Chọn 15 bà mẹ không thực hành tốt chăm sóc trước, trong, sau sinh từ 300 bà mẹ ở vùng nỳi đó tham gia vào nghiên cứu định lượng 26 2.2.3.3 Nghiên cứu định tính Phỏng vấn sâu các bà mẹ không đi khám thai, khụng tiờm uốn ván, sinh con tại nhà ( dự kiến 5 bà mẹ/ xã/ huyện tại cả 3 huyện miền núi )... chưa, dân tộc và trình độ văn hoá của bà mẹ 23 Kết quả nghiên cứu “Đỏnh giỏ hành vi tìm kiếm và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số của cho thấy kiến thức, hiểu biết của phụ nữ dân tộc thiểu số Tõy Nguyờn về chăm sóc sức khoẻ trước, trong và sau sinh còn rất hạn chế, mơ hồ thậm chí còn hiểu sai Mô hình hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ còn mang tính bị động... sinh: 1.3.1 Khái niệm: Chăm sóc sau sinh là những chăm sóc cho bà mẹ bao gồm chăm sóc giai đoạn sau sinh, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống nhiễm trùng, vệ sinh, dinh dưỡng và cho con bú Về mặt lý thuyết, phụ nữ sau sinh cần phải được thăm khám 2 lần: một lần trong ngày đầu tiên và một lần trong vòng 42 ngày sau sinh 1.3.2 Theo dõi - chăm sóc bà mẹ từ giờ thứ ba đến hết ngày đầu • Sau khi theo dõi tích... nhà Đến cơ sở y tế nhà nước Đến cơ sở y tế tư nhân Đến thầy lang Cúng Không biết Trả lời có Trả lời không Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ bà mẹ được khám lại ≥ 1 lần trong vòng 42 ngày sau sinh 36 3.3 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh Bảng 3.8: Mô tả mối liên quan giữa 1 số đặc trưng cá nhân của bà mẹ và việc đi khám thai từ 3 lần trở lên Khám thai ≥ 3 . khám tại nhà sau khi sinh là 75,33%. 1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh: Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ là dịch vụ chăm sóc đảm bảo. việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi tại tỉnh Bình Định, năm 2008-2009. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ chăm. hành đề tài: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi tại Bình Định năm 2008- 2009 ” với các mục tiêu: 1.