Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 48 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
48
Dung lượng
540,1 KB
Nội dung
ĐẶT VẤN ĐỀ Sa trực tràng là tình trạng bệnh lý mạn tính tại trực tràng và ống hậu môn khi một hoặc nhiều lớp của trực tràng, ống hậu môn sa ra ngoài hậu môn [2]. Bệnh gặp ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi, nhưng phần nhiều thấy ở trẻ em và người già, phụ nữ sau khi chửa đẻ nhiều lần. Bệnh tiến triển mạn tính, không ảnh hưởng đến sinh mạng nhưng gây phiền phức trong cuộc sống sinh hoạt. Vì vậy điều trị Sa trực tràng để đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh là việc nên làm, đặc biệt với trẻ em. Theo y học hiện đại, nguyên nhân của sa trực tràng thường do các nguyên nhân gây nên tăng áp lực trong ổ bụng kết hợp với các bệnh lý tại chỗ, do đó sa trực tràng rất khó tự hồi phục [1], [2]. Các phương pháp điều trị của y học hiện đại ngày nay chủ yếu là phẫu thuật kết hợp với việc cải thiện tình trạng tăng áp lực trong ổ bụng, kết quả điều trị khá triệt để. Song phương pháp điều trị này cũng gây không ít khó khăn cho bệnh nhân, đặc biệt với các bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nhẹ. Với biểu hiện có khối sa ra ngoài liên tục hoặc sau khi gắng sức, sa trực tràng được miêu tả trong chứng “thoát giang” của y học cổ truyền [4]. Theo y lý phương Đông, các chứng sa là do tỳ khí hư hạ hãm, pháp điều trị là “bổ trung ích khí thăng đề”, phương thuốc cổ điển là “bổ trung ích khí thang”. Thực tế lâm sàng đã chứng minh y học cổ truyền có nhiều kinh nghiệm, điều trị có hiệu quả chứng bệnh này. Thuốc đắp MB được tạo thành từ việc phối ngũ của hai vị thuốc nam có tác dụng tại chỗ. Bài thuốc này đã được ứng dụng điều trị chứng sa trực tràng, bước đầu thu được kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, bài thuốc này cũng chỉ dùng lại ở tác dụng tại chỗ, trong khi chứng thoát giang có nguyên nhân 1 từ sự suy yếu của tỳ khí. Mặt khác, chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ về tác dụng của bài thuốc MP. Với mong muốn có cái nhìn đầy đủ và khách quan về phương pháp điều trị bảo tồn này, có thêm một lựa chọn cho các bệnh nhân khi muốn điều trị bệnh, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tác dụng điều trị sa trực tràng trẻ em bằng bài thuốc Bổ trung ích khí gia vị và thuốc đắp MP” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng điều trị sa trực tràng trẻ em của bài thuốc Bổ trung ích khí thang gia vị kết hợp thuốc đắp MP. 2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp kh sử dụng trên lâm sàng. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu và chức năng trực tràng [7] Trực tràng dài khoảng 12 cm, tính từ bờ trên ống hậu môn đến nơi giáp với đại tràng xích ma. Mặt sau trực tràng có lớp mỡ khá dày, được gọi là mạc treo trực tràng. Trực tràng được bao phủ bởi lá tạng của mạc nội chậu (mạc trực tràng). Phía trước, trực tràng liên quan với tiền liệt tuyến, túi tinh, bàng quang (ở nam giới) hay vách sau âm đạo (ở nữ giới). Có một lớp mạc (Denonvillier) ngăn cách giữa tiền liệt tuyến và túi tinh với trực tràng. Phía sau, trực tràng liên quan với xương cùng. Mặt trước xương cùng được phủ bởi lá thành của mạc nội chậu (mạc trước xương cùng). Mạc cùng chậu (mạc Waldeyer) nối mạc trước xương cùng với mạc trực tràng. Giữa mạc cùng chậu và mạc trước xương cùng có đám rối tĩnh mạch trước xương cùng và các nhánh thần kinh cùng. Phúc mạc chỉ phủ 2/3 trước và hai bên trực tràng. Nơi mà nếp phúc mạc từ mặt trước trực tràng lật lên để phủ mặt sau bàng quang được gọi là ngách trực tràng-bàng quang. Ngách trực tràng-bàng quang cách rìa hậu môn khoảng 7,5 cm (cách bờ trên ống hậu môn 3-4 cm), bằng chiều dài của một ngón tay. Khi thăm trực tràng, ngón tay chạm vào khối u có nghĩa là khối u ở 1/3 dưới trực tràng. Dẫn lưu bạch mạch của trực tràng đi theo các cuống mạch chính. Dẫn lưu bạch mạch ở đại tràng và 2/3 trên trực tràng chỉ đi theo một hướng. Dẫn lưu bạch mạch ở 1/3 dưới trực tràng có thể đi theo nhiều hướng: lên trên (vào nhóm hạch cạnh động mạch chủ), sang bên (vào nhóm hạch chậu trong) hay xuống dưới (vào nhóm hạch bẹn). Hệ mạch của ống hậu môn-trực tràng có hai nguồn gốc: Đoạn bên trong phía sau đường lược: Động và tĩnh mạch mạc 3 treo tràng dưới. Đoạn bên ngoài và phía ngoài đường lược: Động mạch và tĩnh mạch chậu trong. Các đám rối tĩnh mạch của đoạn trong và ngoài có thể thông với nhau tạo đám rối trực tràng trong và ngoài. Nếu đường tĩnh mạch bị nghẽn có thể gây ra trĩ. 4 5 Hình 1. Giải phẫu trực tràng Trực tràng là nơi chứa phân tạm thời. Khi vách trực tràng dãn ra do sự đổ đầy của phân đến từ đại tràng, các receptor cảm nhận về sức căng (stretch receptor) nằm trên vách trực tràng sẽ gửi thông tin về thần kinh trung ương và gây ra cảm giác muốn đi cầu. Nếu khoảng cách giữ 2 lần đi cầu quá lâu, phân sẽ được tống ngược lên đại tràng, tại đó nước sẽ tiếp tục được tái hấp thu, kết quả gây ra tình trạng táo bón và phân trở nên khô cứng. Khi phân trong bóng trực tràng đã đầy, trực tràng sẽ đẩy phân xuống ống hậu môn. Và nhờ vào các sóng nhu động của trực tràng mà sẽ đẩy hết phân thông qua hậu môn ra ngoài. 1.2. Sa trực tràng theo YHHĐ [1], [2], [3]. 1.2.1. Định nghĩa Sa trực tràng là tình trạng một phần (niêm mạc) hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. 1.2.2. Nguyên nhân Nguyên nhân của sa trực tràng có nhiều, thường bệnh phát sinh do một hay kết hợp nhiều yếu tố sau: Tăng áp lực trong ổ bụng đột ngột và kéo dài, hoặc phải rặn nhiều: Trẻ em: ỉa chảy, ho gà, fimossis Người lớn: táo bón, bí đái, lỵ, viêm đại tràng mãn, polip, sỏi bàng quang, fimossis. Người làm nghề khuân vác nặng Sự suy yếu của các phương tiện treo giữ hậu môn trực tràng như cơ thắt, cơ nâng hậu môn, các cân cơ đáy chậu, trùng nhão day chằng Parks, mất liên kết phần niêm mạc và hạ niêm mạc. Khuyết tật về giải phẫu bẩm sinh hoặc mắc phải: Mất độ cong sinh lý trực tràng, mất góc gấp giữa trục của ống hậu môn và trục trực tràng. 6 Đại tràng sigma dài quá mức. Túi cùng Douglas quá sâu và rộng, khi áp lực bụng tăng, túi cùng Douglas đè vào thành trước trực tràng, dần dần đẩy trực tràng ra ngoài hậu môn là thoát vị trượt( Moschcowitz- 1912). Không đầy đủ các cấu trúc giải phẫu cố định trực tràng nhất là phía sau, không dính vào xương cùng nên di động dễ dàng, trượt xuống và sa ra. Doãng rộng hậu môn. Khuyết tật hoặc đứt rách do chấn thương hệ thống cân cơ đáy chậu, cơ nâng, cơ thắt hậu môn và hoành chậu hông. Van trực tràng kém phát triển,giảm độ cản làm trực tràng dễ sa xuống. Hình thành mạc treo trực tràng (Ripstein và Lanter- 1963). Dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng và thiếu cân nặng do ăn uống không đầy đủ. Thiếu vitamin nhóm B. 1.2.3. Lâm sàng Đã từ lâu bệnh nhân thấy ở hậu môn lòi ra một cục, thường kèm theo rớm máu, chảy nhầy hoặc són phân liên tục. Hoặc trước đây có trĩ, nhưng đến nay thấy sau khi đi ngoài ở hậu môn lòi ra một cục to đau. Sa niêm mạc Hậu môn có khối lồi lên như quả cà chua màu đỏ tươi, có xuất tiết dịch, các nếp niêm mạc xếp theo hình nan hoa từ trong lỗ hậu môn mở ra ( như núm quả cà chua), không có rãnh ngăn cách giữa khối lồi với rìa hậu môn. Đó là do các múi niêm mạc bị sa lòi ra khỏi lỗ hậu môn như kiểu lớp 7 lót ống tay áo lòi ra khỏi đầu ống tay áo. Nếu sa niêm mạc kèm theo trĩ thì có các búi trĩ mầu tím tạo thành một vòng niêm mạc trĩ. Sa trực tràng Bóng trực tràng lộn ra như hình ống hay hình chóp, đáy ở hậu môn và đỉnh hướng ra sau (thành trước dài hơn thành sau, giống như cái đuôi). Có nhiều vòng nếp niêm mạc đồng tâm hình vành khăn, hồng bóng ướt, có thể có loét. Nếu sa trực tràng đơn thuần thì ống hậu môn ở vị trí bình thường, niêm mạc trực tràng sa tiếp giáp với niêm mạc ống hậu môn, ở đây có 3 ống: ống hậu môn ngoài cùng, 2 ống thành trực tràng lồng vào nhau. Sờ thấy rãnh giữa khối sa với rìa hậu môn, có thể luồn ngón tay vòng quanh rãnh phân chia này. Nếu sa hậu môn trực tràng: cả trực tràng và ống hậu môn đều lộn ra, ống hậu môn lòi ra tiếp liền với da mép hậu môn, không có rãnh phân chia, chỉ có 2 ống làm thành đoạn sa. Nếu sa trực tràng kèm theo thoát vị: Thấy khối phồng phía trước khối sa, xác định bằng cách kẹp khối phồng vào 2 ngón tay sẽ thấy căng lên khi gắng sức ( ho hoặc rặn), có tiếng óc ách của quai ruột. Đánh giá tình trạng tầng sinh môn. Xác định độ dày và trương lực cơ thắt, cơ nâng hậu môn Phát hiện các bệnh lý kết hợp: Xem có các thoát vị khác phối hợp không Khám thần kinh: xem có tổn thương tuỷ sống, dây, rễ thần kinh. 8 Hình 2. Hình ảnh sa trực tràng 1.2.4. Phân loại Sa niêm mạc Là chỉ sa phần niêm mạc, lớp cơ không bị sa. Bình thường niêm mạc hậu môn phồng và lộn khi đại tiện để tống phân, sau đó tự co lên, khi bệnh lý không co lên được. Theo mức độ sa chia làm 4 độ: Độ 1: Sa khi rặn đại tiện, tự co lên. 9 Độ 2: Sa khi rặn đại tiện không tự co, phải đẩy lên. Độ 3: Sa dễ dàng khi gắng sức nhẹ như đi bộ, ngồi xổm, ho, hắt hơi. Độ 4: Sa thường xuyên liên tục ở ngoài hậu môn. Theo chu vi vòng hậu môn: Sa cả vòng chu vi Sa một phần chu vi: 1/2; 2/3 vòng. Theo lứa tuổi: Sa niêm mạc ở trẻ em: thường là sa niêm mạc đơn thuần do sự liên kết giữa lớp niêm mạc và cơ chưa được phát triển hoàn chỉnh. Sa niêm mạc ở người lớn: thường kèm theo trĩ hỗn hợp, các búi trĩ liên kết với nhau tạo thành vòng trĩ kéo theo niêm mạc trực tràng sa ra gọi là trĩ vòng. ( Cricular hemorrhoids). Sa niêm mạc ở người già: có thể gặp sa niêm mạc kèm theo trĩ hỗn hợp hoặc sa niêm mạc đơn thuần do rối loạn mối tương quan liên kết giữa lớp niêm mạc và lớp cơ bị lão hoá ở người già. Sa toàn bộ: Cả 3 lớp của thành trực tràng sa ra ngoài qua lỗ hậu môn. Theo giải phẫu: Sa trực tràng đơn thuần: các lớp của thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua ống hậu môn, hậu môn ở vị trí bình thường. Sa hậu môn trực tràng: toàn bộ thành trực tràng và thành ống hậu môn- trực tràng lộn lại và chui ra ngoài. Theo mức độ: chia làm 4 độ: Độ 1: trực tràng chỉ sa khi gắng sức mạnh, khi rặn đại tiện sau đó tự co lại nhanh chóng. Chiều dài của đoạn sa 3 - 5 cm, toàn thân 10 [...]... Bệnh nhân sau khi được lựa chọn, được khám và làm bệnh án theo dõi (theo mẫu của đề tài), ngẫu nhiên chia thành 2 nhóm Nhóm 1: Bệnh nhân được điều trị theo phương pháp bảo tồn của YHHĐ Nhóm 2: Bệnh nhân được uống thuốc sắc Bổ trung ích khí thang và đắp thuốc MB Uống thuốc sắc Bổ trung ích khí thang gia vị : ngày 1 thang chia 2 lần sáng và chiều Đắp thuốc MB, ngày 2 lần trước khi ngủ trưa và tối Bệnh... lý Cứu Quan nguyên, Khí hải Một số tác giả còn chia bệnh theo từng mức độ: Giai đoạn đầu (độ 1) Chứng trạng: Trực tràng sa xuống khỏi vị trí ra khỏi hậu môn sau mỗi lần đại tiện, tự co lên được, hoặc lên xuống thất thường, khi thấy người mệt mỏi thì trực tràng sa xuống, khi cơ thể bình thường thì không thấy trực tràng sa ra ngoài hậu môn Pháp điều trị: Bổ trung ích khí thăng đề Bài thuốc: Hoàng kỳ 24g... Sa trực tràng được mô tả trong chứng Thoát giang, nguyên nhân chính là do tỳ khí hư hạ hãm Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn bài thuốc Bổ trung ích khí thang“ với mục ích: Đảng sâm, Bạch truật, Chích thảo ích khí bổ tỳ kiện vị Trần bì lý khí hóa trệ Thăng ma, Sài hồ hợp với Sâm Kỳ để ích khí thăng đề Đương qui bổ huyết hòa vinh Chỉ xác để hành khí tiêu trệ; Sơn dược để tăng tác dụng kiện... cơ tầng sinh môn và phương pháp tiện treo giữ trực tràng, do vậy ở trẻ em khi bị sa trực tràng chỉ việc đẩy lên là được (kể cả người lớn và trẻ em) ta có thể dùng gạc tẩm Adrenalin đắp vào khối trực tràng sa sau đó đẩy lên Thường chỉ đặt vấn đề điều trị ngoại khoa cho người lớn (người già) Có nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa, nhưng việc lựa chọn phươnmg pháp nào là tuỳ thuộc vào tính chất tổn... (Trung Dược Học) o Tác dụng dược lý: giải độc, Chất Glyxyridin có tác dụng chống các hóa chất gây ung thư gan, có tác dụng bảo vệ gan chống các loại thuốc hại gan như Carbon tetra chloride Tác dụng chỉ khái, hóa đàm Tác dụng chống loét đường tiêu hóa o Tính vị: Sống: vị ngọt, tính bình; Chích: vị ngọt, tính ôn o Quy kinh: Vào kinh thủ Thái âm Phế, túc Thái âm Tỳ (Bản Thảo Kinh Giải) o Tác dụng: Bổ trung, ... khó đẩy vào nên bị loét Thắt nghẹt: do co cứng cơ thắt dẫn đến nghẹt Tắc ruột: nếu có ruột non sa theo trực tràng khi bị thắt nghẹt Vỡ trực tràng: Sau một gắng sức mạnh hoặc thắt nghẹt, cố đẩy lên Sa trực tràng kèm theo sa sinh dục ở phụ nữ: thường kèm theo sa âm đạo hoặc tử cung - âm đạo Sa trực tràng kèm theo thoát vị đáy chậu: Khi trực tràng sa kéo theo túi cùng Douglas và ruột non gây thoát vị hậu... Đánh giá mức độ giảm khối sa: Theo 4 mức độ: 1 Ia: Đoạn trực tràng chỉ sa khi gắng sức, chiều dài đoạn sa < 3 cm, tự co lên được, trung tiện bình thường 2 Ib: Đoạn trực tràng chỉ sa khi gắng sức, chiều dài đoạn sa 3-5 cm, tự co lên được, trung tiện bình thường 3 IIa: Đoạn trực tràng sa khi gắng sức, co lên chậm và không hết, chiều dài đoạn sa 6-8 cm, trung tiện bình thường 36 4 IIb: Đoạn trực tràng. .. gấp tăng cường cơ thắt và túi cùng Douglas Các phẫu thuật cố định trực tràng: Là những phẫu thuật hợp lý và thường dùng nhất, có thể cố định trực tràng vào nhiều chỗ khác nhau Verneuil là người đầu tiên cố định trực tràng vào tổ chức phần mềm xung quanh (1881) Sau này nhiều tác giả khác đã áp dụng và cải tiến Treo trực tràng vào ụ nhô (phẫu thuật Orr - Loygue) Cố định trực tràng vào thành bụng trước... 1.5 Một số nghiên cứu về thuốc YHCT điều trị Sa trực tràng Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu nghiên cứu 2.1.1 Bài thuốc Bổ trung ích khí thang gia vị Công thức bài thuốc: STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tên vị thuốc Đảng sâm Hoàng kỳ Đương quy Bạch truật Thăng ma Sài hồ Trần bì Cam thảo Đại hoàng Chỉ xác Tên khoa học Codonopsis pilosula Franch Astragalus membranaceus Bge Angelica... nhục mềm nhẽo Pháp điều trị: ích khí thang đề Phương thuốc: Trích hoàng kỳ Thăng ma Bổ trung ích khí thang gia giảm (Tỳ vị luận) 30g 10g Đẳng sâm Hoài sơn 30g 30g 15 Sài hồ Chích cam thảo Trần bì Phân tích bài thuốc: 06g 10g 06g Bạch truật Tiên hạc thảo 10g 30g Hoàng kỳ ích khí; Bạch truật, Hoài sơn, Chích cam thảo kiện tỳ; Sài hồ, Trần bì, Thăng ma thăng đề: Tiên hạc thảo dưỡng huyết Thuốc dùng ngoài: . trung ích khí gia vị và thuốc đắp MP” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng điều trị sa trực tràng trẻ em của bài thuốc Bổ trung ích khí thang gia vị kết hợp thuốc đắp MP. 2. Đánh giá tác dụng không. pháp điều trị bảo tồn này, có thêm một lựa chọn cho các bệnh nhân khi muốn điều trị bệnh, chúng tôi thực hiện đề tài Đánh giá tác dụng điều trị sa trực tràng trẻ em bằng bài thuốc Bổ trung ích. hai vị thuốc nam có tác dụng tại chỗ. Bài thuốc này đã được ứng dụng điều trị chứng sa trực tràng, bước đầu thu được kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, bài thuốc này cũng chỉ dùng lại ở tác dụng