Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 45 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
45
Dung lượng
513,76 KB
Nội dung
ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthrite Rhumatoide) là một bệnh đặc trưng bởi viêm nhiều khớp có đối xứng, thường kèm theo cứng khớp buổi sáng và sự có mặt của yếu tố dạng thấp trong huyết thanh. VKDT là một bệnh mang tính xã hội vì sự phổ biến và chiếm tỷ lệ khá cao trong các bệnh nội khoa nói riêng và các bệnh về khớp nói chung. Bệnh gặp khoảng 0,5 – 1% dân số ở một số nước châu Âu và khoảng 0,17 – 0,3% ở các nước Châu Á [10 ]. Tỉ lệ này tại miền bắc Việt Nam theo thống kê 2000 là 0,28%. Bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới tuổi trung niên. Bệnh diễn biễn kéo dài xen kẽ là các đợt cấp tính, hậu quả dẫn đến tàn phế,ảnh hưởng lớn đến lao động, sản xuất, sinh hoạt. Mục đích điều trị là nhằm khống chế quá trình viêm khớp, hạn chế sự hủy hoại khớp để bệnh nhân trở về với cuộc sống bình thường. Điều trị VKDT phải phối kết hợp nhiều phương pháp: nội khoa, (YHHĐ, YHCT), vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, ngoại khoa. Trong các đợt viêm cấp tính thường phải dựng cỏc thuốc chống viêm giảm đau như: mobic, diclofenac, aspirin, hoặc prednisolon…dựng kéo dài thường gây tác dụng phụ như viêm loét dạ dày hành tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương chức năng gan thận. Y học cổ truyền qui Viêm khớp dạng thấp là thuộc chứng tý, “tý là đóng lại có nghĩa là bế tắc”[20] (Trương Cảnh Nhạc). Nguyên nhân của chứng này là do ngoại tà phong, hàn, thấp nhân khi vệ khí suy yếu xâm nhập vào cõn, gân, cơ nhục, kinh lạc làm cản trở sự lưu thông của khí huyết kinh lạc gây ra các chứng sưng nóng, đau tại các khớp và vùng quanh khớp. Trong YHCT đã dùng nhiều bài thuốc cổ phương để điều trị như Quế chi thược dược tri mẫu thang, Quyên tý thang, Độc hoạt ký sinh thang. Bài thuốc Dưỡng huyết khứ phong phương( Y lược giải õm_Tạ Đỡnh Hải) gồm các vị thuộc nhóm thanh nhiệt giải độc, hành huyết, bổ thận đã được dùng từ rất lâu đời và cho hiệu quả giảm sưng giảm đau, bổ thận mạnh gân cốt rất tốt nhưng chưa có nghiên cứu đánh giá có hệ thống kết quả mà nó đem lại. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá tác dụng của bài thuốc Dưỡng huyết khứ phong phương điều trị bệnh viêm khớp giai đoạn I và II” Với mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng giảm đau chống viêm trong điều trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn 1 và 2 của bài thuốc Dưỡng huyết khứ phong phương. 2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của bài thuốc. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP 1.1.1. Theo YHHD 1.1.1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu VKDT là một bệnh khớp đã được biết từ lâu, theo nghiên cứu đặc điểm một số bộ xương của người cổ, các nhà khoa học trên thế giới cho rằng nó có thể tồn tại ở Bắc Mỹ cách đây khoảng 3000 năm. Năm 1819 Brondie đã mô tả bệnh VKDT có điểm tiến triển chậm, ảnh hưởng đến nhiều khớp, gân, và dây chằng [12]. Năm 1940, Waaler và 1947 Rose đã phát hiện ra yếu tố dạng thấp bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu cừu. Đến 1949 Steinbroker lần đầu tiên đưa ra tiêu chuẩn đánh giá tổn thương VKDT trên XQ . Năm 1958 Hội Thấp khớp học Mỹ (American College of Rheumatology – ACR) đưa ra 11 tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào lâm sàng, XQ và mô bệnh học màng hoạt dịch và huyờt thanh [13]. Năm 1987 ACR đã thống nhất đưa đến 7 tiêu chuẩn chẩn đoán (ACR 1987) về VKDT mà cho tới nay vẫn đang được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới và cả Việt Nam. 1.1.1.2 Dịch tễ học Bệnh VKDT gặp ở mọi nơi trên toàn thế giới, chiếm vào khoảng 1% dân số Tại Việt Nam tỉ lệ này tại miền bắc theo thống kê 2000 là 0,28%. Bệnh thường gặp ở nữ giới tuổi trung niên với tỷ lệ nữ/nam từ 2,5 đến 1. Theo nghiên cứu mô hình bệnh tật tại khoa Cơ Xương Khớp của bệnh viện Bạch Mai từ 1991- 2000 thì bệnh này chiếm tỷ lệ 21,94% trong đó nữa chiếm tới 92,3%, tuổi chiếm đa số là từ 36-65 chiếm 72,6% [12]. Và một số trường hợp bệnh mang tính chất gia đình. 1.1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh * Nguyên nhân Trước đây nguyên nhân của VKDT chưa được biết rõ, gần đây người ta coi VKDT là một bệnh tự miễn dịch với sự tham gia của nhiều yếu tố. Có giả thuyết cho rằng: tên một cơ địa đang suy yếu, mệt mỏi, chấn thương, phẫu thuật… có một số virus hay vi khuẩn phổ biến hoặc yếu tố môi trường như lạnh ẩm kéo dài đã làm khởi phát VKDT [10], [11], [12]. Yếu tố di truyền: Bệnh VKDT có tính chất gia đình, có mối liên quan giữa bệnh này với yếu tố kháng nguyên phù hợp tổ chức HLA DR4. Theo thống kê thì khoảng 60-70% bệnh nhân VKDT mang yếu tố này [1] [2]. * Cơ chế bệnh sinh Biểu hiện sớm nhất, cơ bản nhất của bệnh VKDT là tình trạng viờm khụng đặc hiệu mạn tính của màng hoạt dịch khớp. Dưới tác động của một tác nhân gây bệnh, đối với một thể địa dễ phát sinh bệnh. Từ đó sinh ra một kháng thể tự sinh ( yếu tố dạng thấp). Kháng thể kết hợp kháng nguyên tạo phức hợp miễn dịch. Và phức hợp miễn dịch sẽ kích thích cỏc mụ ở khớp sinh ra các yếu tố gõy viờm và hấp dẫn sự tập trung bạch cầu đa nhân, đại thực bào. Khi thực bào các phức hợp miễn dịch giải phóng ra men tiêu thể, phá hủy cỏc mụ và gõy viờm. Cỏc lympho bào T ở màng hoạt dịch khớp tạo ra một lượng lớn Lymphokin góp phần phá hủy mô và gõy viờm. Tình trạng viờm khụng đặc hiệu của màng hoạt dịch khớp lúc đầu chỉ là phù nề, xung huyết, thâm nhập nhiều tế bào viêm. Sau một thời gian thì xảy ra quá trình tăng sinh, phì đại của cỏc hỡnh lụng và lớp liên bào phủ, chúng càng ngày càng lan rộng lan đến phần đầu xương dưới sụn khớp gây nên các thương tổn tại đây. Sau một thời gian, tổ chức xơ phát triển thay thế tổ chức viờm, gõy dớnh và biến dạng khớp [11], [12] Các biểu hiện ngoài khớp, cơ chế cũng là viêm và miễn dịch: các nghiên cứu xác nhận có sự tồn tại của các u hạt tại tổ chức có biểu hiện triệu chứng cũng như sự xuất hiện của các dấu ấn sinh học trong huyết thanh [12], [13]. 1.1.1.4 Các dấu hiệu lâm sàng * Triệu chứng tại khớp Vị trí thường gặp theo thứ tự giảm dần: khớp cổ tay (90%), đốt ngón gần (80%), bàn ngón tay (70%), gối (90%), cổ chân (70%), khuỷu (60%), bàn ngón chân (60%). Các khớp khác hiếm gặp và thường xuất hiện muộn [12]. Viêm khớp mang tính đối xứng, với tính chất của viêm: sưng đau, ít nóng đỏ, đau kiểu viêm (tăng lên về đêm và gần sáng). Thường kèm theo dấu hiệu cứng khớp buổi sáng. Diễn biến: Viêm khớp dạng thấp diễn biến từ từ tăng dần, sau nhiều đợt viêm cấp tính và diễn biến mạn tính, các khớp nhanh chóng bị dính và gây biến dạng, các di chứng thường gặp là bàn tay gió thổi, cổ tay hình lưng lạc đà, ngón tay hình thoi, ngón tay người thợ thùa khuyết, biến dạng ngón chân hình vuốt thú. * Triệu chứng ngoài khớp Toàn thân: gầy sút, mệt mỏi, da xanh, ăn ngủ kộm…rối loạn thần kin thực vật… Hạt dưới da: 10-20% ( ở Việt Nam thường khoảng 5%) các trường hợp Cơ: Teo cơ quanh khớp do thiếu vận động Gõn: Viờm gõn thường gặp gân Achille Dây chằng: Viêm co kéo Bao khớp: Có thể bị kén màng hoạt dịch Nội tạng: ít gặp, ảnh hưởng đến tim, phổi, hạch, lách to…. Có một số triệu chứng khác có thể kèm theo như Viêm mống mắt, rối loạn thần kinh thực vật, thiếu máu nhược sắc, chèn ép thần kinh do viêm xơ dính phần mềm quanh khớp. 1.1.1.5 Các dấu hiệu cận lâm sàng và Xquang - Xét nghiệm biểu hiện phản ứng viêm: + Tốc độ máu lắng tăng + Protein C phản ứng tăng + Điện di Protein: Albumin giảm, gama globulin tăng - Xét nghiệm miễn dịch + Yếu tố dạng thấp (RF- Rheumatoi Factor) huyết thanh bằng phản ứng Waaler-Rose và hoặc latex dương tính. + Kháng thể anti-CCP (Cyclic Cirullinated Peptid) trong huyết thanh. Gần đấy kháng thể này được sử dụng nhiều trong chẩn đoán sớm bệnh VKDT, có độ nhậy thấp hơn RF nhưng có độ đặc hiệu cao hơn [14], [15]. - Xét nghiệm dịch khớp + Biểu hiện viêm: mất độ trong, độ nhớt giảm, màu vàng nhạt, test mucin dương tính, bạch cầu tăng, chủ yếu đa nhân trung tính. + Biểu hiện tính chất miễn dịch: Phản ứng Waaler Rose dương tính, bổ thể giảm, tế bào chùm nho trên 10% số tế bào dịch khớp. - Sinh thiết màng hoạt dịch: Thường chỉ định với khớp gối thể một khớp. Trong VKDT thường chỉ thấy các tổn thương như: Tăng sinh hỡnh lụng và các tế bào phủ hỡnh lụng của màng hoạt dịch, cũng như nhiều tổ chức tân tạo ở phần tổ chức đệm xuất hiện những đám hoại tử giống tơ huyết, cùng với sự xâm nhập của nhiều tế bào viêm quanh mạch máu mà chủ yếu là lypho bào và tương bào. 1.1.1.6 Triệu chứng Xquang - Hình ảnh Xquang qui ước: + Giai đoạn sớm: hình ảnh mất chất khoáng đầu xương cạnh khớp, có thể thấy hốc trong xương, hình bào mòn xương ( hình khuyết nhỏ) ở rìa xương, khe khớp hẹp. Ngoài ra có thể thấy hình ảnh sưng phần mềm. + Giai đoạn muộn: hủy đầu xương dưới sụn, dính khớp, bán trật khớp, lệch trục khớp [1], [2], [3]. - Hình ảnh cộng hưởng từ khớp cổ tay: + Từ năm 1996 người ta đã tiến hành chụp cộng hưởng từ khớp cổ tay ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp để đánh giá tình trạng viêm màng hoạt dịch, phù xương do hiện tượng viêm màng hoạt dịch gây sung huyết vùng xương và sự xâm nhập của dịch rỉ viêm [3], [4]. 1.1.1.7 Chẩn đoán xác định bệnh VKDT Tiêu chuẩn ACR 1987[1], [6]. 1. Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên một giờ. 2. Sưng đau (viêm) ít nhất 3 trong số 14 vị trí khớp: ngón gần, bàn ngón, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân 2 bên. 3. Sưng đau (viêm) ít nhất 1 trong 3 vị trí khớp: ngón gần, bàn ngón, cổ tay. 4. Có tính chất đối xứng 5. Có hạt dưới da 6. Yếu tố dạng thấp huyết thanh dương tính 7. XQ điển hình Thời gian diễn biến của bệnh từ 6 tuần trở lên Chẩn đoán xác định VKDT khi có ít nhất 4/7 yếu tố 1.1.1.8 Chẩn đoán giai đoạn bệnh VKDT Dựa vào chức năng vận động và tổn thương Xquang chia thành 4 giai đoạn theo Steinbroker [1], [2], [3]. - Giai đoạn 1: thưa xương, chưa có biến đổi cấu trúc cuả khớp; không ảnh hưởng đến chức năng vận động - Giai đoạn 2: biến đổi một phần sụn khớp và đầu xương. Hẹp khe khớp vừa, có một ổ khuyết xương; chức năng vận động giảm ít, vẫn sinh hoạt gần như bình thường - Giai đoạn 3: biến đổi rõ đầu xương, sụn khớp. Khuyết xương, hẹp khe khớp nhiều, bán trật khớp, lệch trục; chức năng vận động giảm nặng, chỉ làm được các động tác sinh hoạt phục vụ bả thân - Giai đoạn 4: khuyết xương, hẹp khe khớp, dính khớp; chức năng vận động giảm nặng, phải có người phục vụ. 1.1.1.9 Chẩn đoán đợt tiến triển của bệnh - Đánh giá đợt tiến triểu theo lâm sàng ( theo hội thấp khớp học Châu Âu EULAR) [7], [8], [9]. - Có ít nhất 3 khớp sưng và ít nhất 1 trong số 3 tiêu chí sau: + Chỉ số Ritchie từ 9 điểm trở lên + Cứng khớp buổi sáng ít nhất 45 phút. + Tốc độ máu lắng giờ đầu 28mm ( Chỉ số Ritchie được tính như sau: số điểm tại một khớp được xác định khi thầy thuốc ấn ngón tay cái vào một khớp, nếu bệnh nhân không đau: 0 điểm; đau nhẹ: 1 điểm; đau vừa (nhăn mặt): 2 điểm; đau nhiều (gạt tay thầy thuốc ra): 3 điểm. Chỉ số Ritchie là tổng điểm của các khớp trong cơ thể) - Đánh giá đợt tiến triển của bệnh theo công thức DSA 28- Disease activity score [24], [25]. Thang điểm đánh giá mức độ hoạt động bệnh được Van Riel sử dụng năm 1983 với 44 khớp. Năm 1995, Prevoo và cộng sự đã cải tiến, sử dụng 28 khớp. Nhiều nghiên cứu tiếp đó cũng cho thấy DSA 28 có giá trị dự báo mức độ tàn tật và tổn thương Xquang hủy khớp trên phim tốt hơn so với DSA cổ điển. Công thức: DSA 28 = 0,52 DSA 28 < 2,9: Bệnh không hoạt động 2,9 ≤ DSA 28 ≤ 3,2: Hoạt động bệnh mức độ nhẹ 3,2 ≤ DSA 28 ≤ 5,1: Hoạt động bệnh mức độ trung bình DSA 28 ≥ 5,1: Hoạt động mạnh 1.1.1.10 Điều trị Sự ra đời của các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm DMARD’s Disease Modifying Anti Rheumatis Druds ( thuốc chống thấp khớp có thể làm chuyển biến bệnh) đã làm thay đổi tiên lượng cơ bản của bệnh viêm khớp dạng thấp nói riêng và các bệnh khác nói chung. Đây là một nhóm thuốc có vai trò hết sức quan trọng, có thể điều trị tận gốc bệnh viêm khớp dạng thấp và nhóm thuốc này được gọi là các thuốc thay thế corticoid (steroid sparing drugs) [1], [2], [24], [25] * Mục đích điều trị : là nhằm kiểm soát quá trình miễn dịch và quá trình viêm khớp, phòng ngừa hủy khớp bảo vệ chức năng khớp, trỏnh cỏc biến chứng của thuốc điều trị, giáo dục và tư vấn bệnh nhân, phục hồi chức năng vật lý trị liệu cho bệnh nhân [1], [3], [25] * Nguyên tắc điều trị: - Kết hợp nhiều nhóm thuốc: thuốc điêu trị triệu chứng (thuốc chống viêm, thuốc giảm đau) và thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm – DMARD’s ngay từ giai đoạn đầu của bệnh. Các thuốc điều trị phải duy trì nhiều năm thậm chí suốt đời trên nguyên tắc số nhóm thuốc và liều thuốc tối thiểu có hiệu quả. Riêng corticoid thường chỉ được dùng trong các đợt tiến triển. Các thuốc điều trì triệu chứng có thể giảm liều hoặc ngừng hẳn theo thứ tự: corticoid, thuốc chống viêm không steroid, giảm đau. Phác đồ thường dùng có hiệu quả, ít tác dụng phụ, đơn giản, rẻ tiền nhất ở nước ta là phối hợp methotrexat với chloroquin trong những năm đầu và sau đó là methotrexate đơn độc [1], [2], [3]. * Điều trị nội khoa cụ thể: 1. Glucocorticoid: - Chỉ định dùng corticoid: chờ thuốc chống thấp khớp có tác dụng chậm – DMARD,s có hiệu quả; đợt tiến triển hoặc đã phụ thuộc corticoid - Nguyên tắc điều trị chung là liều tấn công, ngắn ngày tránh hủy khớp và tránh tác dụng phụ của thuốc. Đến khi đạt hiệu quả, giảm liều dần, thay thế bằng thuốc chống viêm không steroid. - Liều: + Đợt tiến triển nặng (có tổn thương nội tạng như tràn dịch màng tim, màng phổi, sốt, viêm nhiều khớp…): thường dùng minibolus: truyền tĩnh mạch 80-125mg methyl prednisolon pha trong 250ml dung dịch sinh lý trong 3-5 ngày liên tiếp. Sau liều này duy trì tiếp tục bằng đường uống với liều 1,5-2mg/kg/24h tính theo prednisolon. + Đợt tiến triển thông thường: bắt đầu bằng liều 1-1,5mg/kg/ngày và giảm liều theo nguyên tắc tránh suy thượng thận cấp. Thường sau 1, 2 tháng có thể [...]... địa 20 g Bạch thược 12 g Tác dụng: Cách dùng: Sắc uống ngày một thang x 30 ngày 2 .1. 2 Cao thấp khớp II Công thức: Xấu hổ Thiên niên kiện Đau xương Tầm xuân Hy thiêm thảo 16 g 12 g 12 g 12 g 12 g Thổ phục linh Dây gắm Kê huyết đằng Tầm xoong 12 g 12 g 12 g 12 g Cách dùng: Uống ngày 50ml chia 2 lần 2 .1. 3 Methotrexate 7,5 mg tuần uống 1 lần x 1 viên 2. 2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 60 bệnh nhân đến khám và điều trị Viêm khớp. .. nhất 1. 3 TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC DƯỠNG HUYẾT KHỦ PHONG PHƯƠNG Bài thuốc này là bài cổ phương được chích trong Y lược giải õm_Tạ Đỡnh Hải, được ứng dụng rất lâu đời ở cả Trung Quốc lẫn Việt Nam 1. 3 .1 Thành phần dược liệu Kim ngân hoa 12 g Quế chi 6g Đỗ trọng 10 g Kê huyết đằng 12 g Tùng tiết Tục đoạn 12 g Tần giao 12 g Ngưu tất 12 g Đương qui 12 g Thục địa 20 g Bạch thược 12 g 1. 3 .1. 1 Kim ngân hoa [18 ], [19 ] -... Qui vào kinh can tỳ phế - Tác dụng: bổ huyết, liễm âm, cầm mồ hôi, chữa các cơn đau nội tạng - Liều lượng: 5 -15 g/ngày Chương 2 CHẤT LIỆU-ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 .1 CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU 2 .1. 1 Bài thuốc Dưỡng huyết khứ phong phương( Y lược giải õm_Tạ Đỡnh Hải) Công thức: Kim ngân hoa 12 g Quế chi 6g Đỗ trọng 10 g Kê huyết đằng 12 g Tùng tiết Tục đoạn 12 g Tần giao 12 g Ngưu tất 12 g Đương qui 12 g... khớp dạng thấp tại khoa Nội_Nhi của bệnh viện YHCTTW từ tháng 3 /2 011 đến tháng 11 /2 011 , được chẩn đoán là Viêm khớp dạng thấp giai đoạn I và II theo tiêu chuẩn dưới đây 2. 2 .1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Theo YHHĐ chọn bệnh nhân viêm khớp đạng thấp theo tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn ACR 19 87 1 Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên một giờ 2 Sưng đau (viêm) ít nhất 3 trong số 14 vị trí khớp: ngón gần, bàn ngón, cổ tay,... lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, đại tiện táo - Mạch hoạt 22 .2 Tiêu chuẩn loại trừ: Viêm khớp dạng thấp cú kốm: Suy gan, suy thận, suy tim, suy thượng thận, bệnh truyền nhiễm 2. 2.3 Đối tượng nghiên cứu: 60 bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh viêm khớp dạnh thấp tại khoa Nội_Nhi của bệnh viện YHCTTW từ tháng 3 /2 011 đến tháng 9 /2 011 2. 2.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu tại khoa Nội_Nhi của bệnh. .. đến khám được phân vào hai nhóm theo phương pháp ghép cặp( trong giai đoạn cấp: nhẹ, vừa, nặng) - Nhóm nghiên cứu uống Methotrexate và bài thuốc Dưỡng huyết khứ phong phương - Nhóm đối chứng uống Methotrexate và Cao thấp khớp II Cỏc nhóm đều được đánh giá kết quả trước điều trị T0, theo dõi sau 1 tuần (T1) và 4 tuần điều trị (T4) 2. 3.3 Kỹ thuật thu thập số liệu Thu thập theo mẫu bệnh án Khám thực thể:... trình điều trị Cả 2 nhóm nghiên cứu và đối chứng đều được uống thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm là Methotrexate 7,5mg x 1 viên /1 tuần Nhóm nghiên cứu uống bài thuốc Dưỡng huyết khứ phong phương trong thời gian liên tục 4 tuần Nhóm nghiên cứu uống Cao thấp khớp II ngày 50ml trong thời gian liên tục 4 tuần - Thời điểm theo dõi : Đánh giá kết quả lâm sàng, sau 1 tuần (T1) và sau 4 tuần (T4) 3.6 Đánh giá. .. nghiên cứu về điều trị viêm khớp dạng thấp bằng YHCT ở giai đoạn 1 và 2 Từ những năm 19 60 -19 74 Viện Y học cổ truyền Việt Nam đã bắt đầu điều trị cho các bệnh nhân bị bệnh khớp, thời kỳ này chưa có phân loại rõ ràng mà chỉ gọi chung là thấp khớp Cho đến nay khoảng hơn 50 năm, tiếp theo thế hệ đi trước có nhiều công trình của các tác giả khác nhau nhằm mục đích tìm ra phương cách điều trị bệnh VKDT một... (Celebrex: 20 0-400mg/ngày Liều dựa trên nguyên tắc liều tối thiểu hiệu quả Nhóm thuốc này cú cỏc tác dụng phụ như loét dạ dày tá tràng, chảy máu tiêu hóa … [1] , [2] , [14 ] 3 .Thuốc giảm đau: Sử dụng kết hợp thuốc giảm đau theo sơ đồ bậc thang của WHO, đối với viêm khớp dạng thấp thường dùng thuốc giảm đau bậc 1 và bậc 2 Dùng Paracetamol: 2- 3g/ngày, Efferallgan codein 4-6 viờn/ngày [1] , [2] 4 .Thuốc chống thấp khớp. .. nhân viêm khớp dạng thấp: 3 .1. 1 Một số đặc điểm của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp * Giới – tuổi – mức độ bệnh Bảng 3 .1 Phân bố theo giới Chỉ số NNC( n1= 30) Số lượng % NĐC(n2=30) Số lượng % Nam Nữ Bảng 3 .2 Phân bố theo tuổi bị bệnh Tuổi 60 TB P NĐC 3 .2 Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh: của cả hai nhóm 3 .2 .1 Theo thể của YHCT: Bảng 3.3 Phân bố theo thể của YHCT Chỉ số NNC( n1= 30) Số . đoạn I và II” Với mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng giảm đau chống viêm trong điều trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn 1 và 2 của bài thuốc Dưỡng huyết khứ phong phương. 2. Đánh giá tác dụng không. liệu Kim ngân hoa 12 g Quế chi 6g Đỗ trọng 10 g Kê huyết đằng 12 g Tùng tiết Tục đoạn 12 g Tần giao 12 g Ngưu tất 12 g Đương qui 12 g Thục địa 20 g Bạch thược 12 g 1. 3 .1. 1. Kim ngân hoa [18 ], [19 ] - Tên khoa. cứu đánh giá có hệ thống kết quả mà nó đem lại. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá tác dụng của bài thuốc Dưỡng huyết khứ phong phương điều trị bệnh viêm khớp giai đoạn