Quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh tại trường Hữu Nghị 80 trong giai đoạn hiện nay Vũ Thị Ánh Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 05 Người hướng dẫn : GS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc Năm bảo vệ: 2013 114 tr . Abstract. Xác định cơ sở lý luận về quản lí hoạt động đào tạo lưu học sinh (LHS). Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80. Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80 trong giai đoạn hiện nay. Keywords.Quản lý giáo dục; Hoạt động đào tạo; Lưu học sinh Content. 1. Lí do chọn đề tài Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam gần ba mươi năm qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đổi mới công tác đối ngoại, mà trước hết là đổi mới về chính sách đối ngoại và hợp tác quốc tế là bộ phận rất quan trọng trong công cuộc đổi mới toàn diện của nước ta. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng, trong đó có Lào và Campuchia.Tình cảm gắn bó đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào được hai Đảng, hai Nhà nước coi là hình mẫu của sự thủy chung, son sắc hiếm có, là tài sản vô giá mà Đảng, Nhà nước, nhân dân hai nước Việt - Lào anh em đã và đang vun đắp, gìn giữ và không ngừng được củng cố, phát triển, ngày càng đi vào chiều sâu, đạt được những kết quả quan trọng trên mọi lĩnh vực. Tình cảm gắn bó đặc biệt này cần phải truyền lại cho muôn đời con cháu mai sau, là bảo đảm quan trọng để nhân dân hai nước Việt Nam và Lào giành được những thành tựu to lớn trong giai đoạn cách mạng mới, vì sự phồn vinh của mỗi dân tộc. Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1967 (24/6/1967). Mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng bền vững và đạt được nhiều kết quả tốt đẹp trong thời kỳ mới. Ngày nay quan hệ Việt Nam - Campuchia không ngừng được phát triển với phương châm "hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài". Để duy trì và phát triển mối quan hệ truyền thống với hai nước láng giềng, trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng mở rộng và nâng cao mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực GD&ĐT với hai nước bạn Lào và Campuchia. Hàng năm, Chính phủ Việt Nam dành nhiều suất học bổng cho LHS Lào và LHS Campuchia sang học tập nghiên cứu tại Việt Nam ở các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh. Đã có hàng vạn LHS Lào, LHS Campuchia được học tập tại Việt nam, góp phần đào tạo bồi dưỡng cho hai nước Bạn đội ngũ cán bộ trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ và quản lý. Nhiều LHS về nước công tác, nay đã trưởng thành, giữ trọng trách trong bộ máy của Đảng và Nhà nước (đặc biệt là LHS Lào). Chính các LHS này đã là những nhân tố tích cực góp phần thiết thực gìn giữ và củng cố mối quan hệ tốt đẹp của Việt Nam với hai nước láng giềng. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Lào và Campuchia trong giai đoạn hiện nay là nhu cầu bức thiết, là nhiệm vụ chính trị quan trọng, có ý nghĩa chiến lươc. Chính phủ Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã có những quan tâm, đầu tư cho công tác đào tạo LHS và đã đạt được những kết quả to lớn, nhưng trong lĩnh vực này còn không ít những hạn chế. Hội nghị tổng kết về công tác đào tạo LHS Lào, LHS Campuchia, Bộ GD&ĐT đã đánh giá: “Chất lượng và hiệu quả đào tạo LHS chưa thực sự đạt được mong muốn của các nước. Kết quả học tập của LHS nhìn chung chưa đáp ứng trước đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng ở bậc Đại học đang hướng tới mục tiêu hòa nhập về trình độ và xu thế với nền đại học thế giới, mà trước hết là khu vực Đông Nam Á. LHS Lào, Campuchia đã có nhiều tiến bộ về khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh về khoa học công nghệ, về kiến thức cho sản xuất, kinh doanh nhưng một số LHS về nước vẫn chưa đáp ứng kịp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mình, cũng như trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới.” [13] Hầu hết các cơ sở giáo dục đại học đều đánh giá: Một số LHS vào đại học năm thứ nhất bậc Đại học, sức học còn yếu, phải thi lại nhiều do hạn chế tiếng Việt, thiếu từ ngữ chuyên ngành, gặp nhiều khó khăn trong kiến thức dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Từ năm học thứ hai trở đi, LHS đã nắm được phương pháp học tập, nâng cao các kỹ năng ngôn ngữ tiếng Việt nên kết quả học tập có tiến bộ hơn nhưng tỷ lệ khá, giỏi không nhiều.[13] Từ thực tiễn trên, đòi hỏi các cơ sở đào tạo LHS đều phải có các biện pháp quản lý để khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng đào tạo LHS. Trường Hữu nghị 80 được giao nhiệm vụ đào tạo tiếng Việt và DBĐH cho LHS Lào và LHS Campuchia, sau đó chuyển các LHS về các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. Chất lượng đào tạo khóa học tiếng Việt và DBĐH chính là nền tảng, là phương tiện giúp LHS học tập tốt ở bậc đại học. Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh tại trường Hữu Nghị 80 trong giai đoạn hiện nay” để nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động đào tạo LHS trong các cơ sở giáo dục, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80 trong những năm qua, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80 trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. 3. Phạm vi nghiên cứu Trường Hữu Nghị 80 có các đối tượng học tập là LHS Lào, LHS Campuchia và học sinh Dân tộc nội trú. Trong phạm vi đề tài, tập trung nghiên cứu việc quản lý hoạt động đào tạo LHS Lào và LHS Campuchia (gọi chung là LHS). Các số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài được lấy từ năm 2010 đến nay. Đối tượng khảo sát, điều tra là 10 cán bộ quản lý, 20 giáo viên và 50 LHS đang học tập tại trường trường. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Xác định cơ sở lý luận về quản lí hoạt động đào tạo LHS 4.2. Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80 4.3. Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80 trong giai đoạn hiện nay 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80. 5.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80. 6. Giả thuyết khoa học Quản lý đào tạo LHS Lào, LHS Campuchia có những đặc thù, nghiên cứu xác định những đặc thù đó để có biện pháp quản lý phù hợp với đối tượng là điều kiện tiên quyết cho thành công đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá trong quá trình nghiên cứu các tài liệu để xác định những vấn đề lí luận cho vấn đề nghiên cứu. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. Phương pháp quan sát các hoạt động của nhà trường liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến chuyên gia theo chuyên đề. 7.3. Các phương pháp xử lý thông tin, dữ liệu Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. Phương pháp sử dụng toán thống kê, sơ đồ hoá… 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh trong cơ sở giáo dục Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh tại trường Hữu Nghị 80 Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động đào tạo lưu học sinh tại trường Hữu Nghị 80 trong giai đoạn hiện nay TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Hiệp định về hợp tác Kinh tế, Văn hóa,Giáo dục và khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2011 - 2015. 2. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương khoa học quản lý. Nxb ĐHQG Hà Nội. 3. Nguyễn Đức Chính (2008), Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục. Bài giảng khoa sư phạm, ĐHQG Hà Nội. 4. Nguyễn Đức Chính (2008), Quản lý và kiểm định chất lượng trong giáo dục. Bài giảng khoa sư phạm, ĐHQG Hà Nội. 5. Nguyễn Đức Chính (2012), Đo lường và đánh giá trong giáo dục. Bài giảng cao học QLGD. 6. Vũ Đình Chuẩn, Quản lý hoạt động đổi mới PPDH và KTĐG kết quả hoc tập của học sinh trong trường THPT. Dự án phát triển GV THPT và TCCN. 7. Bộ GD&ĐT, Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực (giai đoạn 2011 -2020) 8. Đặng Quốc Bảo (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Tập bài giảng cho lớp Cao học Quản lý Giáo dục. 9. Bộ GD&ĐT, Mười năm hợp tác giúp đỡ ngành giáo dục Campuchia (1979 - 1989). 10. Bộ GD&ĐT, Nghị định thư về hợp tác đào tạo cán bộ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 11. Bộ GD&ĐT, Nghị định thư về hợp tác giáo dục giai đoạn 2011 - 2015 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước CNXHCN Việt Nam và Bộ giáo dục, thanh niên và thể thao vương quốc Campuchia. 12. Bộ GD&ĐT (2002), Kỷ yếu hội nghị tổng kết 10 năm hợp tác giáo dục và đào tạo Việt Nam - Lào. 13. Bộ GD&ĐT, Tài liệu hội nghị hợp tác giáo dục Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia (2010, 2011, 2012). 14. Nguyễn Tiến Đạt (2005), Kinh nghiệm và thành tựu phát triển GD&ĐT trên thế giới. Nxb giáo dục. 15. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 16. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ 21. Nxb Giáo dục Việt Nam. 17. Trần Khánh Đức (2011), Sự phát triển các quan điểm giáo dục. Nxb ĐHQG Hà Nội. 18. Đặng Xuân Hải - Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trong bối cảnh thay đổi. Nxb Giáo dục Việt Nam. 19. Phạm Minh Hạc (2005), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Trọng Hậu - Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 21. Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trường cán bộ quản lý TW1 - Hà Nội. 22. Hà Nhật Thăng - Trần Hữu Hoan, Xu thế phát triển giáo dục. Giáo trình đào tạo Thạc sĩ khoa học giáo dục. 23. Từ điển Bách khoa Việt Nam. 24. Từ điển Giáo dục học (2001), Nxb Bách khoa toàn thư, Hà Nội. 25. Từ điển tiếng Việt (2011). Nxb Văn hóa - Thông tin. 26. Phạm Viết Vượng, Giáo dục học. Nxb ĐHQG Hà Nội. . sở lý luận về quản lí hoạt động đào tạo lưu học sinh (LHS). Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80. Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động đào tạo LHS tại trường. đào tạo LHS 4.2. Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80 4.3. Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80 trong giai đoạn hiện nay. nghiên cứu Hoạt động đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80. 5.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động đào tạo LHS tại trường Hữu Nghị 80. 6. Giả thuyết khoa học Quản lý đào tạo LHS Lào,