Các biện pháp được đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý đánh giá chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Trung học phổ thông (Trang 88)

8. Cấu trúc của đề tài

3.2. Các biện pháp được đề xuất

3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác đánh giá chất lượng giáo dục cho các cán bộ quản lý giáo dục ở cơ quan quản lý giáo dục và các trường THPT

* Mục đích của biện pháp

Làm cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và vai trò của công tác ĐGCLGD.

Hoạt động ĐGCLGD mặc dù có vai trò quan trọng với mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường, xã hội, nhưng nó chỉ trở thành hiện thực khi nào cán bộ lãnh đạo Sở GD&ĐT Tuyên Quang, lãnh đạo các nhà trường nhận thức thật nghiêm túc và đầy đủ về nó.

* Nội dung và cách thực hiện

Để nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục của Sở, lãnh đạo các trường THPT về vai trò của công tác ĐGCLGD đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục cần thực hiện những biện pháp sau:

- Thông qua những văn bản pháp quy của Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về ĐGCLGD nhằm: tuyên truyền, phổ biến về vị trí, vai trò, mục đích và nhiệm vụ của công tác ĐGCLGD, trách nhiệm quyền hạn của các đối tượng tham gia công tác này; ĐGCLGD để giúp các trường đánh giá đúng về thực trạng chất lượng giáo dục, chỉ rõ điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc

phục nhằm đưa ra các giải pháp tích cực nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Sở GD&ĐT tuyên truyền, phổ biến thông qua việc tổ chức tập huấn cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên phụ trách công tác ĐGCLGD của các trường nói chung và các trường THPT nói riêng hiểu sâu sắc về công tác ĐGCLGD và chính người này có trách nhiệm tổ chức tập huấn cho 100% cán bộ, giáo viên của nhà trường. Nội dung tập huấn cần tập trung các nội dung cơ bản sau:

+ Các quan điểm chiến lược phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT và tỉnh nhà trong giai đoạn hiện nay.

+ Nội dung của vấn đề đổi mới toàn diện, chương trình, sách giáo khoa gắn với vai trò và nhiệm vụ của công tác đánh giá CLGD.

+ Tập huấn về việc triển khai thực hiện bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD trường THPT, chú trọng đến công tác tự đánh giá của nhà trường phải nắm chắc: mục đích, vai trò, tầm quan trọng của công tác tự đánh giá; quy trình, cách thức tổ chức tự đánh giá và việc vận dụng linh hoạt vào tự đánh giá của nhà trường. Chỉ khi hiểu một cách sâu sắc và đầy đủ như vậy thì người ta mới nhận thức đúng đắn và phổ biến, tuyên truyền đến các đối tượng khác một cách tốt nhất và nó sẽ là động lực tích cực thu hút mỗi người tự nguyện tham gia công tác đánh giá.

+ Đoàn đánh giá ngoài tiến hành đánh giá các trường THPT theo kế hoạch cần kết hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên các trường được đánh giá ngoài, đây là lực lượng có vai trò rất lớn trong việc làm cho mọi người hiểu một cách sâu sắc, đầy đủ về công tác đánh giá và cũng từ đó làm cho nhận thức của họ về đánh giá hoàn hảo và tích cực hơn.

3.2.2. Đổi mới quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo hướng về các nhà trường, tạo động lực cho sự phát triển của nhà trường theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT

Biện pháp nhằm phát huy vai trò của Sở GD&ĐT trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh, nâng cao năng lực chỉ đạo của Sở GD&ĐT trong việc chỉ đạo thực hiện ĐGCLGD các trường THPT.

* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực Giáo dục-Đào tạo của tỉnh. Các trường THPT muốn thực hiện thành công sự nghiệp giáo dục nói chung và công tác ĐGCLGD nói riêng thì cơ quan quản lý, cơ quan chỉ đạo cần có sự đổi mới tích cực từ nhận thức đến phương châm, hành động và có những quyết định quản lý, cơ chế chính sách sáng tạo, phù hợp.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác ĐGCLGD

+ Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý ĐGCLGD của đơn vị; cử đủ số lượng và đảm bảo chất lượng cán bộ tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý ĐGCLGD.

+ Xây dựng quy hoạch cán bộ cho nhiều năm trên cơ sở đề cao sự lựa chọn, giới thiệu quy hoạch của các trường. Chú trọng bồi dưỡng phát triển tầm nhìn cho cán bộ quản lý. Xây dựng cho được đội ngũ cán bộ quản lý các trường thực sự chất lượng, đủ sức độc lập, sáng tạo có tư duy tổng thể, hành động tự chủ.

+ Nâng cao năng lực cán bộ, giáo viên làm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác ĐGCLGD các nhà trường

- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài, đánh giá lại chất lượng giáo dục các trường là cần thiết, một trong các yếu tố quyết định kết quả ĐGCLGD của nhà trường. Do vậy phải xây dựng môi trường thuận lợi phục vụ công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài như: đầu tư củng cố cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo tiếp nhận và sử dụng hiệu quả trang thiết bị được cung cấp cho các nhà trường.

3.2.3. Quản lý công tác tự đánh giá của các trường

* Mục đích của biện pháp

Thu thập đầy đủ thông tin, minh chứng về thực trạng của nhà trường, tiến hành tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí phản ánh đúng thực trạng của nhà trường; xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Trên cơ sở Bộ tiêu chuẩn đã được phổ biến đến toàn thể cán bộ, giáo viên của các trường, Sở GD&ĐT chỉ đạo hướng dẫn các trường thực hiện tự đánh giá theo các bước cơ bản sau:

1/ Lập kế hoạch tự đánh giá của nhà trường, bao gồm các nội dung: - Thành lập Hội đồng tự đánh giá.

- Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá. - Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.

- Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng. - Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.

- Viết báo cáo tự đánh giá. - Công bố báo cáo tự đánh giá.

2/ Phê duyệt và giám sát kế hoạch tự đánh giá

- Căn cứ kế hoạch chung, các trường lập kế hoạch tự đánh giá báo cáo Sở GD&ĐT để tổng hợp báo cáo Bộ GD&ĐT.

- Các tổ chuyên môn, văn phòng và cán bộ, giáo viên được phân công phụ trách chính công tác đánh giá xem xét kế hoạch tự đánh giá của nhà trường để có các khuyến nghị, điều chỉnh bản kế hoạch cho phù hợp, khả thi.

- Các trường hoàn thiện kế hoạch và trình duyệt. - Giám sát việc thực hiện kế hoạch của nhà trường 3/ Phân tích kết quả tự đánh giá của nhà trường

Sau khi hội đồng tự đánh giá của nhà trường hoàn thành báo cáo tự đánh giá theo quy định của Bộ GD&ĐT, đăng ký ĐGCLGD. Căn cứ vào hồ sơ đăng ký ĐGCLGD, trong đó có báo cáo tự đánh giá của các trường, Sở GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ đăng kí hợp lệ và tiến hành xử lí như sau:

+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký ĐGCLGD, tiến hành kiểm tra thông báo cho các trường về hồ sơ được chấp nhận đánh giá ngoài hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện.

+ Phân loại kết quả tự đánh giá theo mức độ quy định để xác định các nhóm trường cùng mức độ tự đánh giá. Đây là cơ sở để đánh giá, so sánh giữa các trường cùng nhóm và giữa các nhóm trường để tổ chức đánh giá ngoài theo phương thức hợp lý nhất.

+ Đánh giá và xác định mức độ những tiêu chí trong tiêu chuẩn có điểm tự đánh giá cao, những tiêu chí trong tiêu chuẩn có điểm tự đánh giá thấp.

Những nội dung trên là cơ sở để Sở GD&ĐT có sự đánh giá khái quát về các lĩnh vực đảm bảo chất lượng của nhà trường, từ đó có cơ sở chỉ đạo các trường có những điều chỉnh cần thiết để thực hiện có hiệu quả ở từng lĩnh vực.

Kết quả tự đánh giá của các trường chỉ được xác định như một minh chứng về chất lượng của nhà trường. Độ tin cậy của các minh chứng này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tổ chức tự đánh giá của các trường được thực hiện như thế nào. Báo cáo tự đánh giá, đã thực sự là một văn bản ghi nhớ quan trọng để nhà trường cam kết thực hiện các hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục chưa. Do vậy để biện pháp này thực hiện có hiệu quả cần tuân thủ các yêu cầu sau:

+ Tất cả cán bộ quản lý các trường phải được tập huấn đầy đủ, bài bản và thực sự khoa học về công tác tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn.

+ Tất cả cán bộ, giáo viên các trường cần được phổ biến sâu sắc những yêu cầu, nội dung cơ bản theo từng lĩnh vực, từng công đoạn được phân công phụ trách của quá trình tự đánh giá.

+ Đảm bảo mỗi trường có một bộ phận chịu trách nhiệm chủ yếu về công tác đánh giá, ngoài các thành viên quy định bắt buộc như: Hiệu trưởng là chủ tịch Hội đồng tự đánh giá...

3.2.4. Quản lý công tác đánh giá ngoài các trường THPT

* Mục đích của biện pháp

Nâng cao vị thế, vai trò của đoàn đánh giá ngoài về việc xác nhận tính xác thực và khách quan của báo cáo tự đánh giá của trường theo các tiêu chuẩn ĐGCLGD đã ban hành.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Giai đoạn 1: Thành lập Đoàn đánh giá ngoài

Sở GD&ĐT thành lập Đoàn đánh giá ngoài đúng, đủ thành phần theo quy định; các thành viên có tư cách đạo đức tốt, trung thực và khách quan; trước đây và hiện nay không làm việc tại trường THPT được đánh giá ngoài; có ít nhất 05 năm công tác trong ngành giáo dục; có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đã qua khoá đào tạo nghiệp vụ chuyên môn về đánh giá ngoài.

- Giai đoạn 2: Công tác chuẩn bị cho hoạt động của đoàn đánh giá ngoài

1/ Sau khi có quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài, sở GD&ĐT gửi hồ sơ đánh giá cho các thành viên của đoàn đánh giá ngoài.

2/ Trong thời gian 05 ngày các thành viên của đoàn đánh giá ngoài thực hiện: đọc và rà soát toàn bộ cấu trúc của báo cáo tự đánh giá, đối chiếu kết quả tự đánh giá với các tiêu chí đánh giá của Bộ tiêu chuẩn để viết báo cáo sơ bộ (ít nhất là 01 trang) và gửi cho Trưởng đoàn; nội dung của báo cáo sơ bộ về báo cáo tự đánh giá gồm nhận xét chung, cấu trúc, kết quả tự đánh giá, đề xuất với đoàn đánh giá ngoài về những vấn đề cần thảo luận thêm.

- Giai đoạn 3: Nghiên cứu hồ sơ đánh giá

1/ Sau khi có đủ báo cáo sơ bộ của tất cả thành viên trong đoàn, Đoàn đánh giá ngoài tập trung đủ ít nhất 2/3 thành viên thực hiện nghiên cứu, thảo luận, nhận xét báo cáo tự đánh giá để:

- Thống nhất nhận định về mức độ phù hợp giữa cấu trúc của báo cáo tự đánh giá với quy định của hướng dẫn tự đánh giá;

- Thống nhất nhận xét báo cáo tự đánh giá về các mặt sau:

+ Việc mô tả các hoạt động của trường theo các tiêu chí đánh giá. + Việc phân tích, so sánh các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân. + Việc xác định những vấn đề cần cải tiến, các biện pháp của trường.

+ Việc sử dụng thông tin và minh chứng trong báo cáo tự đánh giá; tính đầy đủ, thống nhất của các thông tin và minh chứng.

+ Cách trình bày, chính tả, cách lập luận và lý giải trong báo cáo tự đánh giá.

+ Đánh giá chung về báo cáo tự đánh giá.

- Thống nhất ý kiến về những tiêu chí bị bỏ sót hoặc chưa được phân tích và đánh giá đầy đủ dẫn đến thiếu cơ sở để khẳng định kết quả đánh giá tiêu chí.

- Thống nhất danh sách những tiêu chí cần kiểm tra, thẩm định thông tin và minh chứng.

- Thống nhất danh sách những tài liệu cần được kiểm tra, những tài liệu cần được bổ sung.

- Thống nhất những đối tượng (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh) và số lượng từng đối tượng cần được phỏng vấn trong chuyến khảo sát chính thức tại trường.

- Dự kiến nội dung phỏng vấn, thảo luận; xây dựng bảng hỏi để phỏng vấn với từng đối tượng cụ thể.

- Dự kiến những cơ sở vật chất của trường cần kiểm tra, những hoạt động chính khoá và ngoại khoá cần quan sát.

- Việc sử dụng thông tin và minh chứng trong báo cáo tự đánh giá; tính trung thực, đầy đủ của các thông tin và minh chứng.

- Kết quả đánh giá tiêu chí (đạt hay chưa đạt yêu cầu).

- Đánh giá chung về báo cáo tự đánh giá (trình bày, chính tả, cách lập luận và lý giải, vv...);

2/ Sản phẩm của đợt nghiên cứu hồ sơ:

+ Bản nhận xét của mỗi thành viên về báo cáo tự đánh giá, kết quả nghiên cứu các tiêu chí và phiếu đánh giá các tiêu chí được phân công.

+ Báo cáo của đoàn về kết quả nghiên cứu hồ sơ, các kiến nghị (nếu có) và kế hoạch khảo sát.

- Giai đoạn 4: Khảo sát sơ bộ nhà trường

1/ Trong thời gian không quá 10 ngày sau khi nghiên cứu hồ sơ đánh giá, Trưởng đoàn và Thư ký làm việc với trường trong thời gian 01 ngày để:

- Chính thức thông báo và trao đổi về kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá và kế hoạch khảo sát của đoàn.

- Hướng dẫn nhà trường chuẩn bị cho đợt khảo sát chính thức của đoàn và thống nhất thời gian đoàn có thể đến trường để khảo sát.

2/ Sản phẩm của chuyến khảo sát sơ bộ là biên bản ghi nhớ nội dung làm việc giữa Trưởng đoàn và lãnh đạo trường.

- Giai đoạn 5: Khảo sát chính thức nhà trường

Trong thời gian không sớm hơn 10 ngày và không muộn hơn 1 tháng kể từ ngày kết thúc chuyến khảo sát sơ bộ, đoàn đánh giá ngoài đến khảo sát chính thức tại trường; họp đoàn thống nhất cách thức và kế hoạch làm việc; trao đổi với lãnh đạo trường và Hội đồng tự đánh giá về công tác tự đánh giá của trường; cuối mỗi ngày làm việc, đoàn tổ chức sơ kết công việc và điều chỉnh những điểm cần thiết trong chương trình làm việc của ngày tiếp theo.

1/ Tiếp xúc trực tiếp

Việc tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo nhà trường, Hội đồng tự đánh giá, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh... trong nhà trường là công tác thu thập thông tin hiệu quả nhất để hiểu hơn về nhà trường cũng như kiểm nghiệm các kết quả tự đánh giá của nhà trường. Cần xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm thu thập nhiều thông tin hơn nữa về các vấn đề liên quan đến đánh giá trường. Việc tiếp xúc, trao đổi với các thành viên trong trường cũng như ngoài nhà trường như gia đình học

sinh, cán bộ địa phương... góp phần rất lớn trong việc bổ sung thông tin giúp quá

Một phần của tài liệu Quản lý đánh giá chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Trung học phổ thông (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)