Đánh giá về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý đánh giá chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Trung học phổ thông (Trang 104)

8. Cấu trúc của đề tài

3.4.Đánh giá về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Để đánh giá một cách trung thực, khách quan, công bằng và khảng định tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã được đề xuất, chúng tôi đã tiến hành điều tra, xin ý kiến với đối tượng là cán bộ lãnh đạo, giáo viên, nhân viên, đại diện cha mẹ học sinh của 01 trường CĐSP, 01 trường cao đẳng nghề và 18/28 trường THPT của cả tỉnh, trong đó: 6/6 trường THPT trên địa bàn thành phố, 5 trường thuộc thị trấn, 6 trường vùng sâu, xa của 6 huyện. Kết quả ở bảng sau:

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Các biện pháp Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Nâng cao nhận thức về tầm quan

trọng của công tác ĐGCLGD cho CBQLGD ở các cơ quan quản lý giáo dục và các trường THPT

55 45 0 55 45 0

Đổi mới quản lý của Sở GD&ĐT hướng về các trường, tạo động lực phát triển của nhà trường thông qua việc quán triệt Bộ tiêu chuẩn đến mỗi CB,GV

65 35 0 62 36,5 1,5

Quản lý công tác tự đánh giá của

các trường theo Bộ tiêu chuẩn 85,5 14,5 0 85,5 14,5 0 Quản lý công tác đánh giá ngoài

theo Bộ tiêu chuẩn 81 19 0 81 19 0

Quản lý thực hiện chính sách đối với công tác đánh giá CLGD theo Bộ tiêu chuẩn

90 10 0 30 25 45

Quản lý thực hiện kế hoạch cải

Kết quả thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên các trường cho thấy, các biện pháp quản lý thực hiện bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD các trường THPT là phù hợp với thực tiễn của các trường và rất cấp thiết (100% đồng ý)

Về tính khả thi của các giải pháp, 100% ý kiến đồng ý với các biện pháp về công tác tự đánh giá, công tác đánh giá ngoài và thực hiện quyết liệt kế hoạch cải tiến chất lượng, trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ và đổi mới toàn diện quá trình dạy học. Có tới 45 % ý kiến cho rằng thực hiện chính sách đối với công tác đánh giá CLGD theo bộ tiêu chuẩn là không khả thi và hoàn toàn có cơ sở, bởi vì hiện tại vấn đề này đang rất cần phải giải quyết kịp thời, quyết liệt. Có một vài ý kiến chưa tán thành về tính khả thi của biện pháp đổi mới quản lý của Sở GD&ĐT, tuy tỷ lệ không cao (1,5%) song nó bộc lộ một thực tế không hoàn toàn thuận lợi cho thành công của việc thực hiện bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD trường THPT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, có một phần nguyên nhân thuộc về cấp lãnh đạo. Đó là những vấn đề cần quan tâm trong quá trình tổ chức thực hiện các biện pháp thực hiện bộ tiêu chuẩn.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý ĐGCLGD theo Bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD trường THPT của Sở GD&ĐT Tuyên Quang, tôi đã đề xuất 6 biện pháp tăng cường công tác quản lý thực hiện bộ tiêu chuẩn này trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang:

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác ĐGCLGD cho các cán bộ quản lý giáo dục và các trường THPT.

- Đổi mới quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo hướng về các nhà trường, tạo động lực cho sự phát triển của nhà trường thông qua việc quán triệt Bộ tiêu chuẩn đến mỗi cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT.

- Quản lý công tác tự đánh giá của các trường theo Bộ tiêu chuẩn.

- Quản lý công tác đánh giá ngoài các trường THPT theo Bộ tiêu chuẩn.

- Quản lý thực hiện chính sách đối với công tác ĐGCLGD các trường THPT theo Bộ tiêu chuẩn.

- Quản lý thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường theo yêu cầu Bộ tiêu chuẩn: công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ và công tác đổi mới toàn diện quá trình dạy học.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu đã trình bày, tôi rút ra kết luận sau:

1/ Vấn đề chất lượng giáo dục là yếu tố sống còn đối với các cơ sở giáo dục nói chung, các trường THPT nói riêng. Đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục các trường THPT là điều kiện để giáo dục nói chung thực hiện được mục tiêu cơ bản là động lực cho sự tiến bộ, sự phát triển xã hội trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

Kinh nghiệm của một số nước và các kết quả nghiên cứu lý luận về ĐGCLGD cho thấy:

- Đánh giá chất lượng giáo dục là phương pháp, con đường trong việc tạo động lực cho các trường học đảm bảo chất lượng giáo dục của chính mình. Đánh giá chất lượng giáo dục không chỉ xác định cho các trường định hướng chất lượng của mình mà còn chỉ rõ con đường để đạt tiêu chuẩn chất lượng. Bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD trường THPT là công cụ và phương tiện để thực hiện bảo đảm chất lượng của nhà trường thông qua tự đánh giá và đánh giá ngoài.

- Bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD là tập hợp các lĩnh vực (tiêu chuẩn) phản ánh các yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục của trường học. Mỗi lĩnh vực thể hiện ở một hoặc một số tiêu chí. Mỗi tiêu chí lại được xác định bằng 3 chỉ số cho phép lượng hóa lĩnh vực đó.

- Để thực hiện hiệu quả công tác ĐGCLGD phải triển khai hàng loạt các hoạt động, trong đó, công tác quản lý có vai trò quan trọng. Quản lý thực hiện bộ tiêu chuẩn là quản lý thực hiện các nội dung có tác động đến các thành tố, những hoạt động quy định chất lượng giáo dục của nhà trường.

2/ Thực trạng quản lý ĐGCLGD các trường THPT tỉnh Tuyên Quang cho phép tôi rút ra một số nhận xét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sở GD&ĐT đã quan tâm đến công tác ĐGCLGD của các trường THPT. Song, từ năm học 2008-2009 Sở GD ĐT mới triển khai thực hiện công tác ĐGCLGD trường THPT theo Bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD.

- Các trường THPT đã và đang tiến hành tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn. Kết quả cho thấy, các trường đều đạt các yêu cầu được xác định trong từng chỉ số, tiêu chí của bộ tiêu chuẩn nhưng ở mức thấp.

- Công tác ĐGCLGD theo Bộ tiêu chuẩn đã được Sở GD&ĐT quan tâm, nhưng thực tiễn triển khai còn bộc lộ một số mặt hạn chế sau:

+ Cán bộ, giáo viên nhận thức chưa thực sự đầy đủ về ý nghĩa, nội dung của công tác ĐGCLGD.

+ Chưa kết hợp khoa học giữa tự đánh giá với hoạt động đánh giá ngoài trong ĐGCLGD của từng trường.

+ Quản lý đánh giá chất lượng của Sở GD ĐT chưa thực sự hướng về các nhà trường, chưa kích thích được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường.

+ Xét theo yêu cầu của bộ tiêu chuẩn, kết quả đánh giá cho thấy, đa số các trường còn hạn chế trong việc cam kết thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng sau khi được đánh giá công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục,

nhất là công tác nâng cao chất lượng đội ngũ và công tác đổi mới toàn diện quá trình giáo dục.

3/ Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý ĐGCLGD theo Bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD trường THPT của Sở GD&ĐT Tuyên Quang, tôi đã đề xuất 6 biện pháp tăng cường công tác quản lý ĐGCLGD nhà trường theo Bộ tiêu chuẩn này trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang:

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác ĐGCLGD cho các cán bộ quản lý giáo dục ở cơ quan chỉ đạo và các trường THPT

- Đổi mới quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo hướng về các nhà trường, tạo động lực cho sự phát triển của nhà trường theo Bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD trường THPT

- Quản lý công tác tự đánh giá của các trường theo Bộ tiêu chuẩn

- Quản lý thực hiện chính sách đối với công tác ĐGCLGD các trường THPT theo Bộ tiêu chuẩn.

- Quản lý thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường theo yêu cầu Bộ tiêu chuẩn.

Các biện pháp trên được đánh giá là cấp thiết và có tính khả thi.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, thanh ta, kiểm tra, giám sát các hoạt động đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông; chế độ, chính sách cho đội ngũ đánh giá viên, thanh tra, giám sát viên và các cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.

- Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn đồng thời đáp ứng các mục tiêu: thanh tra toàn diện, trường đạt chuẩn quốc gia, trường học thân thiện-học sinnh tích cực và ĐGCLGD để tránh gây quá nhiều thủ tục phiền hà cho cơ sở.

- Tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ để có các chuyên gia am hiểu về giáo dục và ĐGCLGD,

2.2. Đối với UBND tỉnh

- Để tạo hành lang pháp lý vững chắc cần ban hành các văn bản quy định về chính sách ưu tiên các cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; chính sách ưu đãi để khuyến khích các cán bộ đang làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

- Đầu tư kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên nhất là cán bộ quản lý về công tác ĐGCLGD. Bộ phận ĐGCLGD của Sở GD&ĐT cần được ưu tiên về nhân sự và có chế độ phù hợp để thực hiện chức năng của mình một cách độc lập, khách quan, khoa học, đánh giá đúng chất lượng giáo dục các trường.

- Chỉ đạo sát sao việc phân cấp công tác tổ chức cán bộ và tài chính cho bộ phận chuyên trách ĐGCLGD.

2.3. Đối với các trường THPT

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng tự ĐGCLGD cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường.

- Giao trách nhiệm và hình thành bộ phận chuyên trách công tác đảm bảo chất lượng của nhà trường.

- Sáng tạo để lựa chọn mô hình bảo đảm chất lượng giáo dục phù hợp, hiệu quả. - Thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách theo quy định.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Thị kiều Anh, Quản lý chất lượng trong các tổ chức, NXB Thống kê, Hà Nội, 2004. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Các Văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục,

NXB GD, 2008.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường phổ thông, năm 2011.

4. Bộ giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông, 2009. Tài liệu tập huấn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, 10/2009.

5. Bộ giáo dục và Đào tạo, Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên THPT.

6. Báo cáo tại hội thảo "Đổi mới giáo dục đại học: Hội nhập và thách

thức" ngày 30-31/03/2004 tại Hà nội, Việt Nam.

7. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng, Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai-vấn đề và giải pháp, NXB sự thật, 2004.

8. Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả. Khoa học tổ chức quản lý. Nxb Thống kê, 1998.

9. Phùng Khắc Bình. Giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng quản lý. Bài giảng cán bộ QLGD tỉnh Tuyên Quang, 2010.

10. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2001-2010, NXB Giáo dục, Hà Nội 2002.

11. Nguyễn Hữu Châu (Chủ biên), Chất lượng giáo dục những vấn đề lí

luận và thực tiễn, Hà Nội năm 2008.

12. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Lý luận đại cương về quản lý, 1996.

13. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Những quan điểm giáo

14. Nguyễn Đức Chính, Tập bài giảng: Đo lường và đánh giá trong giáo

dục và dạy học.

15. Nguyễn Đức Chính, Tập bài giảng: Thiết kế và đánh giá chương trình

giáo dục.

16. Nguyễn Đức Chính, Kiểm định chất lượng giáo dục đại học, NXB Đại

học quốc gia Hà Nội, 2001.

17. Vũ Cao Đàm, Phương pháp nghiên cứu khoa hoc. Nxb khoa học kỹ thuật, 1999.

18. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, 2006.

19. Trần Khánh Đức, Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực

theo ISO &TQM, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004.

20. Phạm Minh Hạc, Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, 2001.

21. Đặng Thành Hưng, Chuẩn và chuẩn hóa giáo dục, Kỉ yếu hội thảo khoa học "chuẩn hóa giáo dục". Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội,

2006.

22. Đặng Vũ Hoạt – Hà Nhật Thăng, Tổ chức hoạt động giáo dục, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nxb Giáo dục, 1998.

23. Luật Giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam số 38/2005/QH11; Luật

sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục số 38/2005/QH11 (số:44/2009/QH12).

24. Đặng Bá Lãm, Kiểm tra đánh giá trong dạy học đại học, NXB GD, 2003.

25. Nghiên cứu phát triển giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, (2002).

26. Lê Đức Ngọc, Bài giảng: Đo lường đánh giá trong giáo dục, Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục, 2000.

27. Phan Trọng Ngọ, Dạy-học và phương pháp dạy-học trong nhà trường,

NXB ĐHSP, 2005.

28. Bùi Văn Quân, Phương pháp nghiên cứu giáo dục học, NXB Đại học

Sư phạm, Hà Nội, 2006.

29. Bùi Văn Quân, Giáo trình quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007.

30. Sở GD&ĐT Tuyên Quang, Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục của Phòng KT KĐCLGD, Sở Giáo dục Đào tạo Tuyên

Quang các năm học 2009-2010 và 2010-2011.

31. UBND tỉnh Tuyên Quang, Quyết định phê duyệtQuy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

32. Sở GD&ĐT Tuyên Quang, Báo cáo tổng kết của Sở GD&ĐT ở các năm học (2007-2008, 2008-2009, 2009-2010, 2010-2011).

33. Sở GD&ĐT Tuyên Quang, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, các năm học (2008-2009, 2009-2010 và 2010- 2011).

34. Lâm Quang Thiệp, Tập bài giảng: Đo lường đánh giá trong giáo dục,

Khoa sư phạm, ĐHQGHN, 2003.

35. Dương Thiệu Tống, Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB KHXH, 2005.

36. Phạm viết Vượng, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Nhận thức của các đối tượng về công tác đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT

Đồng chí cho biết ý kiến của mình về mỗi nội dung bằng cách đánh dấu x vào ô tương ứng mà đ/c cho là phù hợp

Stt Nội dung phiếu hỏi Chính kiến

CBQL Giáo viên Phụ huynh HS Trường CĐ có HS vào học 1 Các hình thức ĐGCLGD hiện nay đã phản ánh CLGD đích thực của nhà trường Đồng ý K.đồng ý Ý kiến khác 2 Việc xây dựng và áp dụng bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD trường THPT là rất cần thiết Đồng ý K.đồng ý Ý kiến khác 3 Bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD trường THPT là mục tiêu, động lực nâng cao CLGD các nhà trường Đồng ý K.đồng ý Ý kiến khác 4 Thực hiện ĐGCLGD sẽ giúp các cơ quan QLGD có cách nhìn tổng thể về CLGD ở các trường, từ đó có giải pháp quản lý phù hợp để nâng cao CLGD toàn tỉnh

Đồng ý K.đồng ý Ý kiến khác

Phụ lục 2. Kết quả điều tra thực trạng lớp bồi dưỡng cán bộ giáo viên thực hiện công tác ĐGCLGD

Đồng chí cho biết ý kiến của mình về mỗi nội dung bằng cách đánh dấu

Một phần của tài liệu Quản lý đánh giá chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Trung học phổ thông (Trang 104)