Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng

Một phần của tài liệu Quản lý đánh giá chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Trung học phổ thông (Trang 27)

8. Cấu trúc của đề tài

1.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng

1.2.5.1. Tiêu chuẩn

Muốn xác định được tiêu chuẩn chúng ta cần hiểu thế nào là tiêu chuẩn? Chuẩn (Standard) và những từ đồng nghĩa khác như: Criterion, Gauge, Yardstick đều chỉ những phương tiện, cách thức xác định sự vật là gì.

Theo Đại từ điển bách khoa toàn thư thế giới Britannica-2002 (dẫn theo Đặng Thành Hưng) thì Standard chỉ những quy tắc, nguyên tắc hoặc thước đo xác định được xác lập bằng quyền lực.

Như vậy trong số các thuật ngữ nói về tiêu chuẩn thì Standard mang tính chất lý thuyết và tính nguyên tắc rõ hơn cả, do vậy có tính xác định cao hơn. Standard là chuẩn mực được phát biểu dưới dạng lý thuyết, không nhất thiết có hình thức vật chất cụ thể, không nhất thiết là vật thể hay phương tiện cụ thể.

Bách khoa toàn thư giáo dục quốc tế định nghĩa: "Chuẩn là mức độ ưu việt cần phải có để đạt đến những mục đích đặc biệt; là cái đo xem điều gì là phù hợp; là trình độ thực hiện mong muốn trên thực tế hoặc mang tính xã hội" [21].

Theo Đặng Thành Hưng, trong chuẩn chứa đựng các yêu cầu, các quy định và những tiêu chí cụ thể nhằm chỉ ra nội dung cần đạt cũng như mức độ giá trị, chất lượng của nội dung này và hiệu quả, cách thức của quá trình đạt tới các giá trị, chất lượng của nội dung đó như thế nào. Các yêu cầu tiêu chí quy định xác định rõ nội dung được gọi là chuẩn nội dung, hệ thống các yêu cầu, tiêu chí và quy định còn được gọi là chuẩn thực hiện [21]. Như vậy, mỗi chuẩn đều có hai mặt, chuẩn vệ mặt nội dung và chuẩn về mặt thực hiện.

Có nhiều loại chuẩn tùy theo cơ sở phân loại. Ví dụ chuẩn bắt buộc và chuẩn khuyến nghị; Chuẩn kỹ thuật và chuẩn chất lượng; Chuẩn quốc tế, chuẩn quốc gia và chuẩn nội bộ. Cho dù là chuẩn gì, xét về phương diện chức năng chuẩn phải đáp ứng hai chức năng: chức năng đánh giá, so sánh và chức năng xác minh. Trong hai chức năng đó, chức năng xác minh là chức năng đầu tiên của chuẩn. Thực hiện chức năng này, chuẩn giúp xác định (bằng các tiêu chí nằm trong chuẩn) sự vật là gì và nó tồn tại như thế nào, đồng thời chuẩn cũng giải thích những hình thức, những thành phần thực thể của sự vật cũng như giới hạn và tồn tại của sự vật đó.

Qua những phân tích trên, chúng tôi thống nhất với ý kiến của Đặng Thành Hưng về khái niệm chuẩn [21]: chuẩn là mẫu lý thuyết có tính chất nguyên tắc, tính công khai và tính xã hội hóa, được đặt ra bằng quyền lực hành chính hoặc chuyên môn, bao gồm các yêu cầu, tiêu chí, quy định kết hợp lôgic với nhau một cách xác định, dùng làm công cụ xác minh sự vật, làm thước đo- đánh giá hoặc so sánh các hoạt động, công việc, sản phẩm, dịch vụ ... trong lĩnh vực nào đó và có khuynh hướng điều chỉnh những sự vật này theo nhu cầu, mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lý hoặc chủ thể sử dụng sản phẩm hay dịch vụ.

Từ đó chúng ta có thể định nghĩa tiêu chuẩn là các chỉ tiêu thực hiện, chúng là những điểm được lựa chọn trong toàn bộ chương trình, kế hoạch cho

phép đo lường, đánh giá được việc thực hiện các mục tiêu. Có nhiều loại tiêu chuẩn, trong đó tốt nhất là các mục tiêu được phát biểu dưới dạng con số.

1.2.5.2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục

- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông là mức độ yêu cầu mà cơ sở giáo dục phổ thông phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.

- Tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông là mức độ yêu cầu mà cơ sở giáo dục phổ thông cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí có các chỉ số ĐGCLGD.

- Chỉ số đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông là mức độ yêu cầu mà cơ sở giáo dục phổ thông cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chí.

- Thông tin trong báo cáo tự đánh giá

Là những tư liệu được sử dụng để hỗ trợ và minh hoạ cho các phân tích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.

- Minh chứng trong báo cáo tự đánh giá

Là những thông tin gắn với các tiêu chí để xác định từng tiêu chí đạt hay không đạt. Các minh chứng được sử dụng làm căn cứ để đưa ra các phân tích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.

Một phần của tài liệu Quản lý đánh giá chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Trung học phổ thông (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)