Thực trạng công tác quản lý các mặt hoạt động của các trường

Một phần của tài liệu Quản lý đánh giá chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Trung học phổ thông (Trang 56)

8. Cấu trúc của đề tài

2.2.3.Thực trạng công tác quản lý các mặt hoạt động của các trường

tế quốc tế và khu vực.

2.2.3. Thực trạng công tác quản lý các mặt hoạt động của các trường THPT tỉnh Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang

2.2.3.1. Tình hình chung về hoạt động giáo dục tại các trường THPT

a) Những thành tựu đã đạt được:

Nhằm khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ cán bộ, giáo viên, trong những năm qua các trường đã có nhiều cố gắng trong công

tác giáo dục học sinh để đạt hiệu quả cao nhất về chất lượng giáo dục của nhà trường.

Các trường đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của ứng dụng công nghệ thông tin. Giáo viên tích cực soạn bài theo tài liệu chuẩn kiến thức-kỹ năng của Bộ, tổ chức dạy học theo các hoạt động của học sinh, chú trọng dạy học bằng thực hành, thí nghiệm, khai thác có hiệu quả các trang thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học tự làm và các phòng học bộ môn, phòng học chung, ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Từ năm học 2009-2010, 100% các trường THPT đã tổ chức hội nghị “Đổi mới quản lý và

nâng cao chất lượng giáo dục” đều có nội dung bàn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm khắc phục tình trạng dạy học chủ yếu qua “đọc - chép”.

Việc giúp đỡ học sinh yếu kém được đặc biệt chú trọng. Từ năm học 2008- 2009, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội thảo về nội dung và phương pháp giúp đỡ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng, trên cơ sở đó xây dựng tài liệu ôn tập các môn Toán, Ngữ văn lớp 9 và tài liệu các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Đại lý, Tiếng anh lớp 10, 11, 12 để làm tài liệu dạy cho đối tượng học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng và ôn thi tốt nghiệp THPT. Duy trì mô hình trường phổ thông có học sinh nội trú dân nuôi. Tận dụng thời gian ngoài giờ lên lớp để phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao để học sinh gắn bó với trường lớp.

Việc đưa công nghệ thông tin vào phục vụ quản lý và dạy học đã được các cấp chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm đầu tư hạ tầng cơ sở Công nghệ thông tin trong trường học và Sở GD&ĐT. Năm học 2011-2012 mỗi trường phổ thông phấn đấu có ít nhất có 02 máy tính, 01 máy in, 01 webcam và 01 điện thoại đàm thoại. Đối với các trường THPT, được trang bị đủ thiết bị tối thiểu để tổ chức họp trực tuyến theo chỉ đạo của Sở; từng bước trang bị

máy vi tính kết nối internet, máy in cho tổ chuyên môn; hoàn thành việc nối mạng nội bộ và kết nối Internet cho các phòng máy tính. 100% cơ sở giáo dục cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục THPT và các trung tâm, trường trung học cơ sở và trường tiểu học duy trì kết nối mạng Internet tốc độ cao và thường xuyên thực hiện trao đổi, tra cứu, khai thác thông tin trên môi trường mạng; có ít nhất một cán bộ viên chức phụ trách ứng dụng CNTT có trình độ trung cấp chuyên nghiệp về CNTT trở lên, có giáo viên nòng cốt về ứng dụng CNTT.

Các trường có nhiều biện pháp đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được thể hiện rõ trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin của nhà trường theo từng năm học. Chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức và kỹ năng tối thiểu về CNTT, lấy khả năng đáp ứng được công việc thực tế quản lý và dạy học để đánh giá mức độ hoàn thành nội dung tự bồi dưỡng về CNTT.

- Trong số 81 cán bộ quản lý của các trường THPT thì trình độ tin học B, 81 người.

- Trong số 1475 giáo viên của các trường THPT thì trình độ tin học B, 1300 người; trình độ C, 79 người; trình độ cử nhân, 96 người.

- Trong số 98 cán bộ nhân viên của các trường THPT thì trình độ tin học B, 34 người; trình độ C, 16 người; trình độ cử nhân, 18 người, 30 người chưa học (lái xe, bảo vệ).

Bảng 2.4. Trình độ Tin học của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các trường THPT

Stt Cơ cấu Tổng số (người) Trình độ

A B C Cử nhân Chưa học 1 Cán bộ quản lý 81 81 2 Giáo viên 1475 1300 79 96 3 Nhân viên 98 34 16 18 30 Tổng số 1654 1415 95 114 30 Tỷ lệ % 85,55 5,74 6,89 1,81

Biểu đồ 2.1. Tài khoản email Sở GD&ĐT đã cung cấp cho cán bộ, giáo viên và các đơn vị GD&ĐT toàn ngành

0 20 40 60 80 100 120 Chiếm tỷ lệ (%)

Cán bộ, chuyên viên của Sở GD&ĐT

Khối Phòng GD&ĐT

Khối trường THPT & TT GDTX Khối trường THCS

Khối trường Tiểu học

(Nguồn: Báo cáo tổng kết nhiệm vụ CNTT, Sở GD&ĐT Tuyên Quang)

Biểu đồ 2.1. Cho thấy số lượng tài khoản email đã cấp cho cán bộ, chuyên viên Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT và khối các trường THPT, trung tâm GDTX là 100%; khối các trường THCS là 47,6% và khối các trường tiểu học là 21%.

Về chất lượng giáo dục: Mặc dù còn khó khăn về nhiều mặt, song các trường THPT của tỉnh đã tổ chức tốt các hoạt động dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng giao tiếp ứng xử, giáo dục nghề nghiệp cho học sinh. Tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp THPT đặc biệt là tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học tăng dần theo các năm. Học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia về số lượng giải, chất lượng giải đã có cải thiện, tuy nhiên đây là một việc đang được ngành giáo dục hết sức quan tâm đầu tư về cả cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giáo viên cốt cán của các môn học của trường THPT Chuyên (Đề án xây dựng phát triển trường chuyên giai đoạn 2010-2020).

Bảng 2.5. Kết quả học tập ở các trường THPT, tỷ lệ đỗ TN THPT, CĐ, ĐH, HSG quốc gia Năm học Kết quả học tập Tỷ lệ TN THPT (%) Tỷ lệ đỗ CĐ, ĐH (%) Số giải HSG quốc gia Khá, Giỏi Trung bình 2007-2008 20,0 64,0 79,9 16,56 11 2008-2009 16,15 65,1 81,54 29,28 10 2009-2010 19,6 62,5 96,42 23,98 11 2010-2011 23,8 63,5 99,76 31,72 14 Trung bình 19,89 63,78 89,41 25,39 12

(Nguồn: Phòng TCCB, Sở GD&ĐT Tuyên Quang)

b) Tồn tại

- Về thực hiện kế hoạch giáo dục, CT-SGK (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ năm học 2007-2008, Bộ GDĐT chỉ ban hành Khung PPCT quy định thời lượng cho từng phần Chương trình (chương, bài học, môđun, chủ đề, ...), trong đó quy định thời lượng luyện tập, bài tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành và kiểm tra định kỳ. Căn cứ vào khung PPCT này Sở GD&ĐT xây dựng PPCT chi tiết đến từng tiết học của các bộ môn dùng chung cho các trường THPT.

Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐTcác trường THPT có thể trình Sở GDĐT phê chuẩn việc điều chỉnh PPCT cho phù hợp với đặc điểm cụ thể của trường. Nhưng thực tế cho thấy chưa trường THPT nào làm được việc này, vì khả năng, năng lực của mỗi trường có khác nhau và nói chung còn nhiều hạn chế.

Từ năm học 2009-2010, Sở GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch giáo dục chỉ đạo các trường trung học thực hiện 37 tuần thực học và bố trí các môn học, hoạt động giáo dục trong cùng 1 ca học.

Các trường sử dụng đúng SGK của Bộ GD&ĐT ban hành theo quy định của Luật Giáo dục để giảng dạy và học tập.

Yếu tố quan trọng nhất trong quá trình dạy học là phương pháp. Việc lựa chọn phương pháp, đổi mới phương pháp dạy học sẽ đem lại kết quả to lớn cho quá trình giáo dục.

Thực tế hiện nay ở nhiều trường đều có không ít giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn còn mang tính đối phó, bởi vì việc đó cần phải có một quá trình nhất định. Giáo viên vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình truyền thống, giảng giải là cơ bản, chưa phát huy tính độc lập suy nghĩ, tư duy sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Học sinh tiếp thu một cách thụ động, một chiều nghe và chép là chủ yếu.

Trong hầu hết các giờ dạy thực hành, thí nghiệm giáo viên đóng vai là nghệ sỹ biểu diễn cho học học sinh xem, còn cơ hội để học sinh được trực tiếp hoặc tham gia thực hành là hầu như không có.

- Về cơ sở vật chất:

Tuy các trường đã có nhiều cố gắng tích cực đổi mới trong công tác quản lý, đổi mới nội dung, chương trình, cải tiến phương pháp giảng dạy, tích cực áp dụng các phương tiện, phương pháp hiện đại vào quản lý và giảng dạy nhưng do diện tích mặt bằng, phòng học, phòng bộ môn chưa đảm bảo theo quy định để tổ chức tốt các hoạt động quản lý, dạy học và sinh hoạt. Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn hạn chế dẫn đến đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho thí nghiệm, thực hành đã quá cũ, lạc hậu, hỏng hóc chậm thay thế bổ sung. Do vậy mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý nâng cao chất lượng giáo dục cần được quan tâm đúng mức.

2.2.3.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên

Hiện nay về tổng định mức biên chế giáo viên các trường THPT trên địa bàn tỉnh Tuyên quang cơ bản đảm bảo đủ giáo viên các bộ môn đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định. Tuy nhiên ở từng trường thì vẫn có tình trạng thừa, thiếu giáo viên theo đặc thù từng môn học. Giáo viên hoặc viên chức phụ trách thư viện, phòng học bộ môn, phòng thiết bị dạy học được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ thiếu cả về số lượng và chưa chuẩn về trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ để đảm bảo hoàn thành công việc. Việc điều chuyển giáo viên giữa trường thừa và trường thiếu cũng gặp không ít khó khăn, nhất là việc tuyển dụng hoặc đào tạo lại, bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên phụ trách thiết bị, thí nghiệm. Điều kiện học tập thêm chuyên môn ngoại ngữ và tiếp cận các nguồn thông tin vẫn còn hạn chế, ít có điều kiện giao lưu học tập các trường có bề dày thành tích trong giáo dục, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

Bảng 2.6. Trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên các trường THPT

Đối tượng Trình độ đào tạo Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học chính quy ĐH không chính quy Cao đẳng chính quy CĐ không chính quy Trung cấp Hợp đồng Cán bộ quản lý 1 13 64 3 Giáo viên 50 1131 292 2 39 Nhân viên 11 18 9 1 28 42 Tổng số 1 63 1206 313 11 1 28 81

(Nguồn: Phòng TCCB, Sở GD&ĐT Tuyên Quang) Nhận xét:

- Những mặt mạnh của đội ngũ giáo viên:

+ Có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ứng xử văn hóa với đồng nghiệp và học sinh.

+ Có đủ khả năng đảm nhiệm các hoạt động dạy học và giáo dục đạo đức cho học sinh.

+ Mỗi người đều tự ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc góp phần khởi đầu cho việc đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh và cho đất nước; không ngừng tu dưỡng, rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, không ngừng tìm tòi học hỏi, đổi mới phương pháp dạy học và cập nhật những kiến thức mới tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây chất lượng giáo dục ở hầu hết các trường nói chung

và các trường THPT nói riêng từng bước được nâng cao phần nào đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp nguồn cho các trường nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.

- Những tồn tại của đội ngũ giáo viên:

+ Một bộ phận giáo viên chưa thực sự tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, chưa chịu khó tìm tòi học hỏi cập nhật bổ sung kiến thức mới, chưa nhiệt tình trong việc áp dụng các phương pháp, phương tiện hiện đại vào việc giảng dạy, chưa tích cực trong việc tự học tập, nghiên cứu ngoại ngữ, tin học nhất là số giáo viên ở độ tuổi trên 50.

+ Đội ngũ giáo viên tuy đã chuẩn về trình độ đào tạo, song chưa thực sự chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đặc biệt là đội ngũ giáo viên nòng cốt có khả năng bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi ở các trường còn rất hạn chế. Hàng năm đều có học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, song số lượng và chất lượng giải còn rất thấp.

2.2.3.3. Thực trạng công tác quản lý, giáo dục học sinh trong các trường THPT của tỉnh Tuyên Quang

a) Những mặt đã đạt được * Giáo dục đạo đức học sinh

Các trường THPT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng đến công tác quản lý, giáo dục học sinh nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; thực hiện nghiêm túc Quy định về đạo đức nhà giáo. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh gắn việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua với việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Trong năm học, mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện “Một đổi mới” trong phương pháp dạy học và quản lý; thực hiện công tác quản lý học sinh nội, ngoại trú. Tổ chức tốt “Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm học theo chỉ đạo của Bộ GDĐT để xây dựng không khí thân thiện, tích cực, tạo hứng thú, tình cảm tốt cho học sinh, nhất là đối với học sinh đầu cấp ngay

trong những ngày đầu của năm học mới với các nội dung: Giới thiệu về thầy giáo, cô giáo, nhân viên; giới thiệu và kết nghĩa bạn bè; giới thiệu điều kiện học tập của nhà trường; hướng dẫn phương pháp học tập; hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu tham khảo; hướng dẫn vận hành, sử dụng các thiết bị phục vụ học tập và sinh hoạt trong nhà trường; giới thiệu, hướng dẫn kỹ năng và thái độ ứng xử văn hóa theo Quy tắc ứng xử văn hóa của nhà trường...

Các trường đã động viên đông đảo học sinh tham gia viết bài dự thi tìm hiểu về Đảng, về Đoàn và các cuộc thi tìm hiểu về giáo dục pháp luật...; tích cực phát triển “Văn hóa đọc” trong nhà trường; các trường tổ chức “Ngày hội Đọc” cấp trường, tích cực tham gia “Ngày hội Đọc” ở địa phương. Phát triển mô hình thư viện thân thiện, tủ sách thân thiện, tạo điều kiện để học sinh được đọc sách, báo, tài liệu tham khảo góp phần nâng cao chất lượng học tập.

Hưởng ứng tích cực phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Hàng năm mỗi huyện, thành phố có thêm ít nhất 02 trường THCS và toàn tỉnh có thêm ít nhất 4 trường trung học thuộc Sở đạt Xuất sắc theo tiêu chí đánh giá "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" của Sở GDĐT; Kết quả những năm gần đây các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh không có học sinh nghiện hút, các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật; số học sinh vi phạm kỷ luật buộc thôi học giảm hẳn.

Kết quả rèn luyện của học sinh các trường THPT đạt loại khá, tốt tương đối cao, học sinh xếp loại yếu chiếm tỷ lệ khá thấp (0,76%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.7. Kết quả rèn luyện của học sinh THPT (tỷ lệ %)

Năm học Tốt Khá Trung bình Yếu

2007-2008 49,12 37,82 12,43 0,63

2008-2009 57,0 32,51 9,86 0,64

2009-2010 60,67 29,83 8,66 0,84

2010-2011 64,81 26,80 7,23 0,92

Trung bình 57,90 31,74 9,55 0,76

* Kết quả học tập của học sinh

Chất lượng giáo dục của các trường THPT đã từng bước chuyển biến theo hướng tích cực. Đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chú trọng dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và

Một phần của tài liệu Quản lý đánh giá chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Trung học phổ thông (Trang 56)