0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nâng cao nhận thức cho mọi lực lượng trong nhà trường về

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỒNG QUANG THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY (Trang 70 -70 )

9. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Nâng cao nhận thức cho mọi lực lượng trong nhà trường về

trọng của HĐDH

3.3.1.1. Mục đích, ý nghĩa

Để làm tốt một công việc nào đó thì đầu tiên những người làm công việc đó phải nhận thức rõ được công việc mình sẽ làm. Khi nhận thức được tầm quan trọng của nó thì người ta sẽ cố gắng tìm cách thực hiện công việc đó một cách tối ưu nhất. Trong hoạt động dạy học cũng vậy.

Trên cơ sở phương hướng, mục tiêu và thực tiễn của nhà trường, mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh (CMHS) toàn trường cần có sự thay đổi từ trong nhận thức, tư tưởng. Hiểu rõ mục tiêu phát triển của nhà trường, thấy được sự cần thiết của việc kế hoạch hóa công tác, cách thức tổ chức dạy và học, tập trung chỉ đạo toàn diện các hoạt động trong nhà trường và chú ý đến vấn đề kiểm tra đánh giá các hoạt động dạy học.

Rõ ràng là chỉ khi nào mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và CMHS nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của HĐDH trong nhà trường thì họ mới có ý thức và động cơ để thực hiện tốt vai trò của mình trong hệ thống các hoạt động ấy.

74

3.3.1.2. Các công việc cần thực hiện và cách thức tiến hành

Để nâng cao nhận thức cho mọi lực lượng trong nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động dạy cần thực hiện các công việc sau đây:

* Đối với cán bộ quản lý

Cùng với việc nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của HĐDH trong nhà trường, cũng cần có sự nhìn nhận đúng đắn, khoa học và tích cực của các CBQL trong công tác quản lý HĐDH. Muốn có được sự quản lý tốt cần phải có đội ngũ CBQL ở các cấp tốt, người CBQL một mặt phải nhận thức đúng được vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình, mặt khác phải biết cách dẫn dắt tập thể mình phụ trách cùng nhau hợp tác hoàn thành kế hoạch, mục tiêu đề ra. Đồng thời giúp cho mỗi cá nhân phát huy tốt nhất khả năng của mình bằng cách tạo ra môi trường làm việc tốt cho họ. Những điều đó phải được thống nhất, xuyên suốt từ đường lối, quan điểm lãnh đạo, cách thức xây dựng kế hoạch của đơn vị, tổ chức chỉ đạo cho đến kiểm tra đánh giá. Việc xây dựng kế hoạch của nhà trường ngoài việc đảm bảo thực hiện và hoàn thành nội dung kế hoạch, nhiệm vụ của tập thể, cá nhân thì cũng cần lưu ý đến việc xem các cán bộ, GV, HS có chủ động trong công việc được giao không, có được khuyến khích đưa ra những ý tưởng sáng tạo không, có được tạo cơ hội để phát triển không ...

Mọi thành công hay thất bại của tập thể chủ yếu dựa vào yếu tố này. Nếu CBQL nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của quản lý HĐDH và thực hiện nó một cách khoa học, mềm dẻo thì sẽ giúp cho GV và HS hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và chất lượng dạy học sẽ được bảo đảm.

Việc tạo động lực, niềm đam mê với nghề, say mê trong công việc như một nhu cầu cho GV là nhiệm vụ rất quan trọng của CBQL trong nhà trường. Có như vậy, người GV mới thỏa sức sáng tạo, tìm kiếm những phương pháp dạy học tốt nhất giúp học sinh chủ động nắm được những kiến thức, kỹ năng cần thiết.

* Đối với GV

Giáo viên cần thấy rõ vinh dự và trách nhiệm của mình khi được làm nhiệm vụ trồng người - nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Nhà trường cần tuyên

truyền, vận động tạo điều kiện thuận lợi nhất về môi trường làm việc như cơ chế, chính sách nhằm thu hút giáo viên giỏi về trường. Khuyến khích và thu hút giáo viên tham gia công tác một cách chủ động, tích cực và sáng tạo. Mỗi giáo viên cần xây dựng cho mình một quan điểm đúng đắn trong vai trò người thày của mình. Mỗi GV hãy là một tấm gương về đạo đức lối sống, tinh thần trách nhiệm và tích cực trong học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện cuộc vận động “Mỗi thày cô giáo là một tấm gương sáng trước học sinh về học tập và sáng tạo”.

Ngoài kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp dạy học thì người GV cần phải biết thương yêu học trò, hiểu và nắm bắt được tâm lý, tâm tư tình cảm của HS để hiệu quả của công tác giáo dục cao hơn.

Giáo viên cần nhận thức được rằng nhiệm vụ giáo dục nói chung, dạy học nói riêng là nhiệm vụ chung của tập thể, trong đó có phần đóng góp quan trọng của mình. Do đó ngoài làm tốt nhiệm vụ của mình, họ cũng cần phải biết phối hợp với nhau trong công tác nhằm thực hiện vai trò và nhiệm vụ chung, không những GV phải am hiểu về công tác giáo dục trong nhà trường mà cần hiểu biết nhiều về mọi mặt của đời sống xã hội, kinh tế, chính trị cũng như nắm bắt được nhu cầu, xu hướng mà xã hội cần tới giáo dục.

Nhà quản lý cần giúp cho GV hiểu được, GV là người lao động làm nghề đặc biệt: Dạy học. Đây là nghề đòi hỏi có văn hóa trong lao động rất cao, văn hóa sư phạm. Sản phẩm mà giáo dục tạo ra gồm cả vật chất và tinh thần. Do vậy, GV vừa phải có phương cách của người chỉ huy, người nhạc trưởng và huấn luyện viên bóng đá. Người GV có nhân cách thể hiện trên hai mặt là năng lực và phẩm chất. Về năng lực, GV phải nắm vững môn học mà mình dạy; phải có năng lực nghiệp vụ sư phạm dạy học và giáo dục; phải có năng lực bao quát tri thức cuộc sống chung có liên quan đến môn học và nền học vấn chung vững vàng; phải hiểu biết đời sống tâm lý, tình cảm, hoàn cảnh gia đình của học sinh; phải có năng lực tự học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phải có khả năng phối hợp trong công tác, giao tiếp với cộng đồng, CMHS và phải có năng lực đánh giá kết quả học tập của HS.

76

Về phẩm chất, GV phải là người yêu nghề, yêu trẻ, tất cả vì học sinh thân yêu; mỗi GV phải là tấm gương sáng để HS noi theo về nhân cách, về đạo đức, lối sống, lao động và học tập…

* Đối với HS:

Học sinh THPT là lớp thanh niên sôi nổi, hăng hái, tích cực và sẵn sàng tham gia mọi hoạt động. Họ rất năng động và nếu được giáo dục trong môi trường tốt sẽ phát huy được nhiều sáng tạo.

Đây là lực lượng rất quan trọng, nguồn cung cấp nhân lực nhân tài cho xã hội trong tương lai gần. Nếu được nhận thức tốt, được động viên kịp thời và có môi trường học tập tốt thì họ luôn sẵn sàng thể hiện hết khả năng của bản thân.

Vì vậy, nhà trường cần giúp HS nhận thức đúng đắn về quan điểm sống, ý nghĩa, tầm quan trọng của học tập trong nhà trường. Cần giáo dục, bồi dưỡng cho HS ý thức học tập tốt, tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ của mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường qua đó khơi dậy những tiềm năng, thế mạnh của mỗi cá nhân HS. Đồng thời nhà trường cũng cần giúp HS định hướng con đường học tập, hướng nghiệp phù hợp với khả năng, tiềm năng, xu hướng thời đại và điều kiện của mỗi HS.

Bằng nhiều cách khác nhau, CBQL, GV nhà trường cần tuyên truyền, giáo dục giúp học sinh nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập khi ngồi trên ghế nhà trường.

*Đối với CMHS:

Giúp CMHS nhận thức được tầm quan trọng của học tập toàn diện và phát huy khả năng vốn có của mỗi cá nhân.

Nhà trường cần giúp CMHS nhận thức được vai trò của gia đình - nhà trường và xã hội trong việc phối hợp giáo dục học sinh. Gia đình có thể xem là trường học đầu tiên đối với các em. Mỗi CMHS cần tạo điều kiện tốt nhất về vật chất và tinh thần cho các em để các em có điều kiện học tập tốt nhất. Ngoài ra CMHS cần là tấm gương về đạo đức, lối sống cho con em mình.

3.3.2. Hoàn thiện nội dung dạy học bám sát theo chỉ đạo của Bộ và Sở

3.3.2.1. Mục đích, ý nghĩa

Xây dựng kế hoạch dạy học nhằm cụ thể hóa nội dung dạy học, thực hiện mục tiêu chương trình giảng dạy là công việc quan trọng của cán bộ quản lý nhà trường. Xây dựng kế hoạch là xác định mục tiêu cần đạt, xác định và đảm bảo nguồn lực để đạt mục tiêu và quyết định những hoạt động cần thiết để đạt mục tiêu của nhà trường. Người quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động theo chỉ đạo của Bộ và Sở và điều kiện nhà trường . Năng lực của người quản lý thể hiện rất rõ ở việc xây dựng kế hoạch hoạt động cho nhà trường.

3.3.2.2. Các việc cần thực hiện và cách thức thực hiện

Xây dựng mục tiêu cần đạt được trong từng năm học của nhà trường. Trong đó trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc, xếp thứ từ thứ ba đến thứ nhất; Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh; Công đoàn vững mạnh, xuất sắc; Đoàn Thanh niên được các cấp tặng bằng khen. Đối với giáo viên 75% đạt danh hiệu lao động tiên tiến, 25% đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua; Chỉ tiêu chuyên môn từng môn đạt 95% từ trung bình trở lên, trong đó khá, giỏi từ 70% trở lên; giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp tỉnh đạt 50% số GV tham dự trở lên. Đối với học sinh: Khối 10, 11 lên lớp thẳng 100%, đỗ tốt nghiệp phổ thông 98% trở lên; thi đỗ Đại học, Cao đẳng 95% trở lên. Trường không có học sinh vi phạm các tệ nạn xã hội. Học sinh giỏi của trường tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh đạt từ thứ ba đến thứ nhất.

Hoàn thiện bộ máy tổ chức chính quyền, đoàn thể trong nhà trường, rà soát đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên từng bộ môn nói riêng.

Xây dựng nguồn nhân lực, vật lực thực hiện mục tiêu giảng dạy. Xác định chủ đề năm học và từng tháng trong năm học. Xây dựng chương trình hoạt động giáo dục nói chung.

Hoàn thiện nội dung, chương trình dạy học bám sát theo sự chỉ đạo của Bộ và Sở Giáo dục & Đào tạo.

78

Hiện nay, theo nguyện vọng đăng ký của học sinh khi trúng tuyển vào trường chủ yếu vào ban cơ bản: Cơ bản A, B và D. Vì mục tiêu của đa số học sinh là học tiếp ở bậc cao hơn (Cao đẳng, Đại học) nên nhà trường chọn học SGK thuộc chương trình chuẩn và bố trí dạy tự chọn nâng cao theo khối thi Đại học cho HS. Vì vậy các tổ, nhóm chuyên môn lựa chọn nội dung dạy tự chọn sau đó thông qua Ban chuyên môn nhà trường và trình Hiệu trưởng phê duyệt. Thống nhất nội dung, chương trình dạy học các bộ môn bám sát yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ môn học được quy định.

Về xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu: Trước hết Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào nhiệm vụ năm học, hướng dẫn chỉ đạo của Bộ và Sở Giáo dục & Đào tạo, căn cứ nguồn lực nhà trường dự kiến mục tiêu cần đạt. Mục tiêu ngày thông báo rộng rãi trong lãnh đạo chủ chốt đơn vị, giáo viên, nhân viên nhà trường để họ cùng nghiên cứu chuẩn bị đóng góp ý kiến. Trong Đại hội viên chức đầu mỗi năm học, xin ý kiến đóng góp của các tổ chức cá nhân trong nhà trường về mục tiêu cần đạt của đơn vị. Sau cùng cân nhắc thống nhất thành mục tiêu chung của trường để mội thành viên của nhà trường cùng phấn đấu đạt mục tiêu ấy.

Từ mục tiêu chung đã được xác lập trên tinh thần đồng thuận và bám sát chỉ đạo của Bộ và Sở Giáo dục & Đào tạo, người quản lý chỉ đạo các tổ chức, cá nhân xác định mục tiêu của mình từ đó xây dựng kế hoạch cho tổ chức, cá nhân đó.

Cụ thể, đối với tổ trường chuyên môn cần thực hiện các việc sau:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, từ phân công chuyên môn, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch giảng dạy của giáo viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình bộ môn đến tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

- Tổ chức phân tích, xây dựng kế hoạch dạy học chung (phân phối chương trình) phù hợp. Giảm bớt kiến thức mang tính hàn lâm, tinh lọc những kiến thức cơ bản để thày và trò có đủ thời gian làm việc đồng thời đảm bảo HS có đủ kiến thức thi HSG và Đại học

* Đối với giáo viên: Xây dựng kế hoạch công tác giảng dạy cho từng năm học. Thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch dạy học được quy định bởi Bộ và Sở Giáo dục & Đào tạo. Soạn bài đầy đủ, có chiến lược trước khi lên lớp. Chuẩn bị phương pháp, phương tiện dạy học hợp lý.

Tích cực tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém và thực hiện tốt chỉ tiêu chuyên môn. Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động chuyên môn khác như Hội giảng, viết đề tài chuyên môn, SKKN, Hội thảo nâng cao chất lượng dạy học bộ môn…

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng dẫn của Thông tư 58 của Bộ Giáo dục & Đào tạo với tinh thần đổi mới kiểm tra đánh giá bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng đã được quy định.

* Đối với học sinh: Xây dựng kế hoạch học tập cho mình, trong đó cần chi tiết hóa kế hoạch học tập cho từng môn học. Cần làm rõ việc chuẩn bị sách vở, tài liệu học tập bộ môn, tự học ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên và tham khảo thêm. Tham gia đầy đủ các tiết học trên lớp và chương trình ngoại khóa. Đảm bảo thời lượng học tập chung và cân đối hợp lý cho mỗi bộ môn. Học sinh tham gia kiểm tra và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của bản thân.

Cần lưu ý và quan tâm đúng mức tới phân công công tác, giảng dạy cho giáo viên và phân chia học sinh vào các lớp. Đây là công việc rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Khi phân công chuyên môn ( phân giáo viên vào dạy các lớp) phải xét đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của họ. Việc phân đúng người đúng việc sẽ tạo động lực cho họ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra việc phân công giáo viên vào các lớp phải tính đến khả năng phối hợp trong công tác của giáo viên đó với các giáo viên khác và học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Việc phân chia học sinh vào các lớp học, trước hết phải dựa trên đăng ký nguyện vọng của học sinh (đăng ký theo khối thi Đại học hiện nay). Ngoài khối thi, các lớp phải có cơ cấu nam nữ phù hợp, trình độ học sinh trong một lớp không quá chênh lệch.

80

3.3.3. Tổ chức cho giáo viên và học sinh đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập tập

3.3.3.1. Mục đích, ý nghĩa

Quyết định chất lượng giáo dục là đội ngũ giáo viên và các nhà quản lý giáo dục. Với giáo viên ngoài yêu cầu phẩm chất đạo đức, là tấm gương để học sinh noi theo cần phải có cả trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Trong số các năng lực và chuyên môn thì việc có được phương pháp dạy học phù hợp sẽ góp phần quyết định cho sự thành công của việc dạy học, nâng cao chất lượng, hiệu quả của dạy học.

Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề then chốt của chính sách đổi mới giáo dục của chúng ta giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học kích thích tính tích cực, chủ động, tự giác.. của người học. Biến họ từ người thụ động lĩnh hội tri thức do giáo viên truyền đạt thành chủ động nắm tri thức ấy một cách sáng tạo. Đổi mới phương pháp dạy học không phải là sự thay thế các phương

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỒNG QUANG THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY (Trang 70 -70 )

×