9. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học
Quản lý hoạt động dạy học là quản lý một quá trình xã hội, quá trình sư phạm đặc thù. Nó tồn tại như là một hệ thống, gồm nhiều thành tố cấu trúc như: Mục đích và nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học và phương tiện dạy học. Quản lý hoạt động dạy học phải thực hiện tốt một số nhiệm vụ cơ bản như: Hoàn thành mục tiêu dạy học; Quản lý việc xây dựng và thực hiện nội dung dạy học; Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh; Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy; Quản lý mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Căn cứ nhiệm vụ chung và căn cứ Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học của từng năm, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chung. Qua đó chỉ ra các công việc chính cần làm trong năm học với các mốc thời gian cụ thể. Kế hoạch này được thông qua Hội nghị viên chức đầu năm học.
2.3.1.Thực trạng quản lý hoạt động giảngdạy của giáo viên
2.3.1.1. Quản lý hoạt động của tổ nhóm chuyên môn
Căn cứ quy định trong điều lệ trường trung học và thực tế nhà trường, hằng năm vào đầu năm học mới, Hiệu trưởng rà soát, lấy tín nhiệm lại vị trí tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. Dựa vào tín nhiệm của giáo viên trong tổ kết hợp với kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học trước ra quyết định bổ nhiệm lại tổ trưởng, tổ phó. Yêu cầu các tổ nhóm phải có hồ sơ ghi chép lại minh chứng cho hoạt động tổ nhóm (từ khâu lập kế hoạch đến tổ chức chỉ đạo kiểm tra). Định kỳ, đột xuất có kiểm tra hoạt động của tổ nhóm chuyên môn, qua đó động viên khích lệ hoặc nhắc nhở nhằm điều chỉnh uốn nắn. Yêu cầu tổ nhóm chuyên môn căn cứ kế hoạch dạy học chung, lập kế hoạch dạy chi tiết cho môn học, phân tách tiết, phù hợp và thống nhất nội dung dạy học, mức độ kiểm tra đánh giá.
Quản lý thực hiện nội dung, chương trình môn học
Chủ yếu được thông qua kiểm tra kế hoạch giảng dạy, bài soạn của giáo viên và sổ đầu bài. Qua khảo sát về việc thực hiện chương trình có khớp với 3 loại hồ sơ trên không. Kết quả thu được ở bảng sau đây:
54
Bảng 2.8: Kết quả thực hiện chương trình ở 3 loại hồ sơ
TT Nội dung hỏi Kết quả (tính ra %)
Có Không Đôi khi
1 Chương trình thực hiện trùng với thời gian ghi trong KHGD
50,3 10,5 29,2
2 Chương trình thực hiện trùng với thời gian ghi ở bài soạn
48,1 15,2 36,7
3 Chương trình thực hiện trùng với sổ đầu bài
65 15 20
4 Thực hiện đầy đủ chương trình theo quy định
90 3 7
2.3.1.2.Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên
Quản lý hoạt động này bao gồm: Phân công chuyên môn; Quản lý việc lập kế hoạch công tác, giảng dạy của GV, quản lý việc thực hiện chương trình, quản lý chất lượng giảng dạy của GV, quản lý nề nếp lên lớp, quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, quản lý việc phối hợp trong công tác và quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của GV.
* ) Quản lý khâu lập kế hoạch công tác, giảng dạy của GV
Đầu mỗi năm học, căn cứ vào nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể được giao, Hiệu trưởng yêu cầu mỗi cá nhân lập kế hoạch công tác, giảng dạy cho mình. Trong đó, yêu cầu thể hiện một số nội dung chính:
+ Chỉ tiêu thi đua (về công việc được giao). Ví dụ nếu là GV chủ nhiệm thì đăng ký chất lượng hai mặt giáo dục đối với HS của lớp mình ra sao, danh hiệu thi đua của lớp là gì ? Với GV bộ môn thì chỉ tiêu đăng ký về kết quả điểm số là bao nhiêu phần trăm.
Sau khi GV lập kế hoạch công tác cho mình thì tổ trưởng xem xét nếu chưa phù hợp thì yêu cầu điều chỉnh sau đó trình Hiệu trưởng phê duyệt.
Việc kiểm tra thực hiện kế hoạch công tác, giảng dạy của GV được kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ.
Kết quả điều tra việc lập và thực hiện kế hoạch của GV, tác giả thu được bảng sau:
Bảng 2.9: Kết quả thực hiện việc lập kế hoạch công tác của GV
TT Nội dung Kết quả thực hiện (tính ra %)
1 Có lập kế hoạch 90
2 Lập kế hoạch không đầy đủ, chi tiết 47 3 Thực hiện tốt kế hoạch đề ra 30 4 Thực hiện đôi khi không đúng kế hoạch 55 5 Thực hiện không theo kế hoạch 15 * ) Quản lý việc thực hiện chương trình
Đầu mỗi năm học, trường yêu cầu các tổ nhóm chuyên môn rà soát lại chương trình môn học, căn cứ hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ và Sở lập kế hoạch dạy học bộ môn, trình Hiệu trưởng phê duyệt để thực hiện. Kết quả kiểm tra việc thực hiện chương trình đã được phê duyệt, thu được bảng kết quả sau:
56
Bảng 2.10: Thực trạng việc thực hiện chương trình dạy học của GV
TT Nội dung
Mức độ thực hiện (%)
Tốt TB Chưa tốt
CBQL GV CBQL GV CBQL GV 1 Đánh giá việc thực hiện chương
trình qua sổ đầu bài 80 85 15 10 5 5 2 Kiểm tra việc thực hiện chương
trình qua kiểm tra vở ghi 56 68 30 22 14 10 3 Kiểm tra việc thực hiện chương
trình qua dự giờ đột xuất 55 50 29 30 16 20 4 Sử dụng kết quả thực hiện
chương trình qua việc kiểm tra đánh giá HS
53 55 36 36 11 9
Qua kết quả khảo sát trên, ta thấy Ban giám hiệu cũng đã tìm các biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình của GV, tuy nhiên vẫn còn những GV chưa thực hiện tốt chương trình môn học, lỗi chủ yếu là dồn tiết, dạy trước chương trình thêm hoặc cắt bỏ bớt hoặc cho rằng việc thực hiện trình tự chương trình chỉ mang tính hình thức, miễn sao cuối kỳ, cuối năm hoàn thành là được.
* ) Quản lý chất lượng giảng dạy của GV:
Quản lý chất lượng giảng dạy của GV thông qua một số nội dung sau:
+ Quản lý công tác soạn bài của GV trước khi lên lớp. Trường yêu cầu mỗi bài soạn có đầy đủ các bước thể hiện mục tiêu bài học, chuẩn bị của giáo viên, học sinh, hoạt động của thày và trò, phương pháp dạy học (cho bài học đó), củng cố, hướng dẫn về nhà cho HS. Theo quy định, hằng tuần trưởng bộ môn (thường là tổ trưởng hay tổ phó chuyên môn) phê duyệt giáo án trước. Định kỳ, thường là mỗi học kỳ 2 lần Ban giám hiệu kiểm tra và ghi vào sổ theo dõi.
Tuy nhiên, một thực tế là các tổ nhóm chuyên môn chỉ kiểm tra qua loa, hình thức rồi ký duyệt. Họ không có thời gian để đọc chi tiết từng giáo án (bài soạn) của GV mà chủ yếu đếm xem có đủ số tiết được quy định trong phân phối chương trình không, GV có trình bày các bước không. Khâu kiểm tra định kỳ của Ban giám hiệu chủ yếu cũng chỉ xác nhận đã soạn bài là chính còn chất lượng bài soạn thế nào thì rất khó kiểm tra.
Về phía giáo viên, kể từ khi thực hiện soạn bài bằng máy tính thì chủ yếu GV lấy trên mạng và có sửa chữa đôi chỗ rồi biến thành giáo án của mình nhằm để đối phó khi kiểm tra.
* ) Quản lý chất lượng giảng dạy của giáo viên:
Quản lý chất lượng giảng dạy của giáo viên với các nội dung sau: - Phân công chuyên môn:
Căn cứ vào thực tế đội ngũ, biên chế lớp học (theo khối thi Đại học), Hiệu trưởng giao Ban chuyên môn của trường (do Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn) họp với các Trưởng bộ môn để quán triệt về mục đích, yêu cầu và mục tiêu cụ thể đặt ra. Căn cứ vào đó, các tổ nhóm chuyên môn dự kiến phân công chuyên môn cho các thành viên của tổ nhóm mình. Trưởng ban chuyên môn xem xét, điều chỉnh dựa trên một số tiêu chí:
+ Nguyện vọng cá nhân.
+ Cân đối số tiết hợp lý cho GV: Điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của GV. + Năng lực chuyên môn, uy tín ...
+ Khả năng phối hợp công tác giữa các giáo viên trong cùng lớp dạy. + Căn cứ vào độ tuổi (số năm công tác)
+ Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của những năm học trước. Sau đó tập hợp trình Hiệu trưởng phê duyệt.
58
Với hình thức của cách làm trên, một phần đáp ứng được yêu cầu chung. Thực tế, các giáo viên Sử, Địa, GDCD, Thể dục (TD), QPAN, Công nghệ cơ bản được giữ nguyên với dự kiến phân công, vì vậy họ hài lòng với sự phân công ấy. Với GV thuộc các bộ môn Toán, Lý, Hóa, Ngữ văn, Ngoại ngữ (Tiếng Anh), Sinh thì mức độ hài lòng chưa cao vì trong số hộ, chỉ có một số người được dạy như ý muốn.
Tác giả đã điều tra các GV thuộc 2 nhóm: Nhóm 1 gồm các GV thuộc các môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngữ văn, Tiếng Anh và nhóm 2 gồm các GV thuộc các môn: Sử, Địa, GDCD, TD, QPAN, Công nghệ, Tin thì mức độ hài lòng với sự phân công của Hiệu trưởng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.11: Mức độ hài lòng khi được phân công giảng dạy
Nhóm 1 Hài lòng (%) Bình thường(%) Không hài lòng(%)
1 30 45 25
2 60 30 10
- Dự giờ thăm lớp: Trưởng bộ môn (tổ trưởng, tổ phó) kết hợp với Ban giám hiệu dự giờ GV, dựa vào đó (kết hợp với một số tiêu chí khác) để đánh giá GV hằng năm. Sau mỗi tiết dự giờ GV, yêu cầu có nhận xét, đánh giá ghi vào phiếu đánh giá (theo 10 tiêu chí).
- Tổ chức Hội giảng cấp tổ, cấp trường: Mỗi năm chia 2 kỳ (thường vào dịp 20/11 và 26/3 hàng năm). Qua đó chọn ra những giáo viên tiêu biểu có giờ dạy được đánh giá tốt. Cử giáo viên tham dự kỳ thi GV giỏi do cấp trên tổ chức. - Chỉ tiêu chuyên môn của bộ môn có đạt yêu cầu không. Đây cũng là nội dung có nhiều vấn đề cần làm. Chẳng hạn, có tiếp tay cho bệnh thành tích không, có “phù phép” giúp cho chỉ tiêu chuyên môn đạt và vượt so với đăng ký đầu năm không ?
- Tích cực sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học: Phương pháp được sử dụng nhiều và thường xuyên nhất vẫn là phương pháp thuyết trình, vấn đáp - lấy
người dạy làm trung tâm. Có những GV cũng cho HS làm việc nhóm nhưng hiệu quả thấp, chỉ mang tính hình thức đối phó mỗi khi có người dự giờ.
Về sử dụng phương tiện dạy học: Mặc dù trường đã có phòng bộ môn cho một số môn như: Lý, Hóa, Sinh, Tin nhưng hiệu suất sử dụng thấp, nhiều giáo viên còn ngại sử dụng mà chủ yếu chỉ dùng cho bài thực hành. Điều này có cả nguyên nhân chủ quan là GV ngại khó, có cả nguyên nhân khách quan là nhiều lớp học cùng chương trình mà có 1 phòng bộ môn và hơn nữa nếu GV sử dụng thiết bị dạy học (đặc biệt với Lý, Hóa, Sinh) thì tiết dạy không đủ thời gian. Việc sử dụng công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy cũng chưa nhiều, chưa thường xuyên. Chỉ có một số ít giáo viên trẻ còn hăng say mới sử dụng.
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng PPDH và phương tiện DH
PPDH và PTDH Nội dung Thường xuyên (%) Đôi khi (%) Không bao giờ (%) GV HS GV HS GV HS Phương pháp Thuyết trình, vấn đáp 50 60 50 40 0 0 Tích cực hóa hoạt động nhận
thức của HS (lấy HS làm trung tâm) 20 20 80 80 0 0 Kết hợp các phương pháp khác nhau 30 40 70 60 0 0 Phương tiện DH Bảng phấn 100 100 0 0 0 0 CNTT 10 5 85 80 15 15
Phương tiện đặc thù bộ môn 20 20 87 85 3 5 * Quản lý nề nếp lên lớp: Trong quy chế chuyên môn mà nhà trường xây dựng có yêu cầu giáo viên phải ra vào lớp đúng giờ. Giờ vào lớp có hai đợt chuông: Dự báo để GV và HS trở về lớp học và tính giờ của tiết học. Ngoài ra,
60
trong Ban giám hiệu (BGH) có một người trực để theo dõi giáo viên ra vào lớp. Trường còn quản sinh giúp BGH ghi chép những GV vào muộn ra sớm. Tuy nhiên, thực tế GV còn chậm trễ trong khâu vào lớp. Do nể nang nên BGH cũng chỉ nhắc nhở qua loa nên tình trạng ấy vẫn chưa được cải thiện .
* Quản lý việc thực hiện kiểm tra đánh giá HS: GV căn cứ vào yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng xây dựng ma trận đề kiểm tra từ 1 tiết trở lên. Trong kiểm tra đánh giá mỗi học sinh phải được kiểm tra vấn đáp ít nhất một lần/ môn học/ học kỳ. Số lượng bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ thực hiện theo Quyết định 40, nay là Thông tư 58 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bài kiểm tra của HS (sau khi GV trả bài) phải được lưu giữ nhằm cho mục đích kiểm tra, xác minh của các cấp quản lý.
Tuy nhiên, việc quản lý gặp nhiều khó khăn và chưa kiểm soát được. Đó là mức độ đề ra không đúng với ma trận về độ dễ, khó. Điều đó dẫn đến thước đo kết quả học tập của HS ở các lớp do các GV khác nhau dạy là khó so sánh.
2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh
2.3.2.1. Thực trạng trong việc quản lý giáo dục thái độ học tập và hình thành động cơ học tập cho học sinh
Mỗi học sinh sau khi nhập học, buổi đầu tiên tới trường, nhà trường dành một buổi giới thiệu với học sinh về truyền thống nhà trường, về những khó khăn thuận lợi trong bối cảnh chung. Qua đó giúp các em có nhận thức ban đầu về nhiệm vụ học tập và có được động cơ học tập đúng đắn.
Những học sinh trúng tuyển vào trường là những học sinh giỏi trên địa bàn (có điểm chuẩn đầu vào cao nhất tỉnh)
Vì vậy, nhà trường đã giúp cho các em có được ý thức học tập để có thể tiếp tục học lên ở bậc cao hơn.
Ngoài ra, khi nhập học nhà trường thông báo với cha mẹ học sinh và học sinh về các lớp học nâng cao các môn theo khối thi để gia đình và các em lựa chọn đăng ký vào lớp học có môn nâng cao phù hợp với khả năng, nguyện vọng của các em.
2.3.2.2. Thực trạng việc quản lý nề nếp học tập của học sinh
Từ nhiệm vụ của học sinh được quy định trong điều lệ trường Trung học, nhà trường xây dựng nội quy học tập cho học sinh như: Đi học đầy đủ, đúng giờ; trong lớp chú ý nghe giảng không mất trật tự; phải thực hiện tốt việc chuẩn bị bài ở nhà; nghỉ học phải viết giấy phép có chữ ký của cha mẹ. Lễ phép với thầy, cô giáo, cán bộ nhân viên nhà trường. Tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường tổ chức.
Dù đã tăng cường quản lý học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp (GVCN), quản sinh, đoàn thanh niên và quản sinh nhưng hiệu quả còn thấp. Hằng tuần, GVCN lớp tiến hành sinh hoạt lớp để biểu dương thành tích tập thể lớp, cá nhân đã đạt được đồng thời kiểm điểm những học sinh còn có ý thức chưa tốt, vi phạm nội quy, học tập chưa chăm. Mỗi tháng có một buổi có buổi sinh hoạt đoàn. Nhưng phần nhiều còn mang tính hình thức.
2.3.2.3. Thực trạng quản lý học tập trên lớp của học sinh
Việc quản lý học tập của học sinh trên lớp chủ yếu được giao cho GV bộ môn và GVCN lớp. Trong đó được đánh giá qua các tiêu chí như đi học đúng giờ, chuẩn bị bài ở nhà, tinh thần thái độ tích cực học tập trên lớp (nghe giảng, phát biểu ý kiến xây dựng bài, hoạt động nhóm), chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, giữ kỷ luật trong lớp học ...
Căn cứ vào đó, GV bộ môn, GVCN lớp đánh giá tiết dạy trên lớp thông qua Sổ đầu bài. Sổ ghi đầu bài là cơ sở pháp lý giúp Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục kiểm soát việc thực hiện kế hoạch dạy học và những công việc cụ thể của GV bộ môn trên lớp đồng thời nắm được tình hình học tập của lớp trong thời gian nhất định.
Việc ghi sổ đầu bài được quy định như sau: