9. Cấu trúc luận văn
2.2. Thực trạng dạy học của nhà trường
2.2.1. Thực trạng hoạt động dạy học
2.2.1.1. Đội ngũ và trình độ đào tạo
Đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) cấp trường gồm 3 người đều đã học hoặc đang học Thạc sĩ. Đó là những giáo viên có uy tín trong công tác chuyên môn và
quản lý; có trình độ, năng lực chuyên môn tốt, nhờ quá trình phấn đấu và đều trưởng thành từ giáo viên nhà trường được sự tín nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường.
Đội ngũ giáo viên , nhân viên gồm 97 người được biên chế ở tổ văn phòng và 6 tổ chuyên môn. Tất cả các giáo viên đều đạt chuẩn (theo quy định có bằng Đại học) và trên chuẩn. Trong đó có 32 giáo viên đã có trình độ Thạc sĩ, 10 giáo viên có trình độ cao học và 5 giáo viên đang học Cao học.
Bảng 2.1: Số lượng GV theo biên chế tổ và trình độ
TT Tổ TS giáo viên Nữ Trình độ Độ tuổi dưới 30 hoặc trên 50 Thạc sĩ Đại học 1 Toán 14 9 7 7 0; 1 2 Lý, CN, Tin 18 10 6 12 3; 4 3 Hóa, Sinh 15 11 5 10 3; 2 4 Ngữ văn 13 13 7 6 2; 1 5 Sử, Địa, GDCD 12 10 3 9 3; 3 6 T.Anh, TD, QP-AN 16 11 3 13 6; 2 7 Văn phòng 9 6 1 1 1; 2
Qua tìm hiểu và thực trạng thấy đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao, hoàn cảnh gia đình thuận lợi, các lứa tuổi dải đều và tập trung nhiều vào khoảng tuổi từ 30 đến 45. Số giáo viên nữ chiếm đa số, có nhiều giáo viên đang ở độ tuổi sinh nở. Có những giáo viên say mê với nghề, tích cực trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy. Có những giáo viên về trường nhằm mục đích hợp lý hóa gia đình là chủ yếu.
46
2.2.1.2. Chất lượng giáo viên và hoạt động dạy học
Trường có nhiều giáo viên được công nhận giáo viên giỏi cấp tỉnh và giáo viên giỏi cấp trường. Nhiều giáo viên có khả năng và tinh thần trách nhiệm cao được sự tín nhiệm của học sinh, cha mẹ học sinh và đồng nghiệp nhưng phân bố không đều ở các bộ môn. Có nhiều giáo viên có kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi và ôn thi Đại học. Tuy nhiên cũng còn một số giáo viên chưa tích cực trong rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chưa tự giác để hoàn thành nhiệm vụ. Còn những GV thực hiện giờ giấc lên lớp không tốt, phương pháp giáo dục còn nhiêu hạn chế bị HS và cha mẹ HS phản ánh. Tình hình chung hiện nay, đa số giáo viên thực hiện việc dạy học theo yêu cầu thực dụng của học sinh và cha mẹ họ. Đó là học tập chủ yếu để ứng thí, ít quan tâm tới giáo dục toàn diện. Khảo sát thực tế hoạt động dạy học của giáo viên, thu được bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động dạy học của giáo viên
TT Nội dung cần thực hiện
Mức độ thực hiện theo duy định của trường (tính ra %) Thực hiện đầy đủ Thực hiện chưa đầy đủ Không thực hiện 1 Kế hoạch dạy học 86 12 2
2 Soạn bài trước khi lên lớp 90 8,5 1,5 3 Đổi mới phương pháp giảng dạy 61,5 30,4 9,1
4 Thực hiện chương trình 95,8 4,2 0
5 Dự giờ, rút kinh nghiệm 80,2 18,5 1,3
7 Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
90,3 9,3 1,4
8 Sử dụng phương tiện thiết bị dạy học 50 35 15
9 Kiểm tra đánh giá 85 15 0
10 Giờ lao động 80 20 0
11 Bồi dưỡng học sinh giỏi phụ đạo học sinh yếu
20 50 30
Kết quả thu được qua phỏng vấn còn thấy một số vấn đề khác. Về thực hiện kế hoạch giảng dạy, do đó giáo viên có thực hiện nhưng phần mang ý nghĩa chống đối (cho có đủ để kiểm tra) nhiều hơn.
Bài soạn của giáo viên trước khi lên lớp: Mấy năm gần đây nhờ công nghệ, giáo viên soạn bài bằng máy tính, tuy nhiên đã xảy ra một thực tế là chủ yếu dùng lại giáo án cũ (trong đó sửa lại ngày tháng và đôi chút hình thức)
Giáo viên nói chung, đều có ý thức đổi mới phương pháp dạy học nhưng hiệu quả chưa cao, chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới đôi khi còn máy móc.
Việc sử dụng trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ giảng dạy được một số giáo viên quan tâm nhưng vẫn có nhiều giáo viên còn ngại, ít sử dụng (ở đây có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan)
Về thực hiện chương trình, cơ bản giáo viên thực hiện đầy đủ chương trình được quy định. Việc dự giờ rút kinh nghiệm chủ yếu tham gia cho đủ định mức, ít tự giác lập kế hoạch cho những tiết cần dự giờ để học tập rút kinh nghiệm (những tiết khó dạy ...) mà tập trung chủ yếu vào hai đợt Hội giảng trong năm.
Trong kiểm tra đánh giá, các bài kiểm tra định kỳ (từ 45 phút trở lên) được quy định trong phân phối chương trình và bài kiểm tra thường xuyên được quy định trong Quyết định 40 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (mới thay bằng Thông tư 58) các giáo viên đều thực hiện đầy đủ (về cơ số điểm). Tuy nhiên khâu ra đề,
48
chấm bài còn nhiều bất cập. Ví dụ như điểm số học sinh ở các lớp do các giáo viên khác nhau dạy như nhau thì cũng khó kết luận những học sinh đó có trình độ khả năng tương đương nhau; Việc chấm trả bài đúng thời gian quy định cũng không được thực hiện nghiêm túc, một số giáo viên thường dồn bài chấm tới cuối kỳ hoặc cuối năm ... Vẫn còn một số giáo viên vào giờ muộn, ra sớm thậm chí có giáo viên bỏ tiết. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ tập trung vào một số giáo viên có khả năng chuyên môn tốt.
Ngoài lực lượng chính là giáo viên còn có các nhân viên trong trường tập trung ở tổ văn phòng gồm: Kế toán, thủ quỹ, văn thư, giáo vụ, quản sinh, bảo vệ, y tế, tạp vụ và các phòng chức năng: Lý, Hóa, Sinh, Tin, Thư viện. Đây là một lực lượng không thể thiếu trong mỗi nhà trường. Cơ bản đội ngũ còn trẻ, nhiều nữ đang ở độ tuổi sinh nở. Họ đã hiểu được cơ bản những nhiệm vụ của mình, tuy nhiên chưa thực sự chủ động trong công việc nhằm hỗ trợ tốt hoạt động dạy học trong nhà trường.
Về việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua Hội giảng thi GV giỏi những năm gần đây, qua khảo sát thu được kết quả sau:
Bảng 2.3: Kết quả xếp loại của GV tham gia Hội giảng
Năm học
Hội giảng cấp trường Hội giảng cấp tỉnh Số GV tham gia Xếp loại Số GV tham gia Xếp loại Giỏi Khá TB Giỏi Khá TB 2006 - 2007 18 9 7 2 8 3 3 2 2007 - 2008 18 10 6 2 8 4 3 1 2008 - 2009 18 12 5 1 8 4 3 1 2010 - 2011 18 14 4 0 8 3 3 2 2011 - 2012 18 16 2 0 2 2 0 0
Nhìn bảng số liệu trên, ta thấy: Hằng năm, số giáo viên tham gia Hội giảng trường đều là 18. Số giáo viên được xếp loại giỏi tăng dần. Hội giảng cấp tỉnh từ năm học 2006 - 2007 đến 2010 - 2011 tổ chức với 8 môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngữ văn, Sử, Địa, Tiếng Anh. Ta lại thấy số giáo viên được xếp loại giỏi cấp tỉnh không tăng đều qua các năm. Riêng năm học 2011 - 2012 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ tổ chức thi giáo viên giỏi (thông qua Hội giảng) ở 2 bộ môn Toán và Sinh. Trường cử 2 giáo viên tham gia, cả 2 giáo viên đều đạt danh hiệu giáo viên giỏi và đạt giải nhì cuộc thi.
Bảng 2.4: Kết quả xếp loại sáng kiến kinh nghiệm (SKKN)
Năm học Số SKKN
Xếp loại cấp trường Xếp loại cấp tỉnh
A B C Chưa đạt A B C Chưa đạt 2006 - 2007 12 10 2 0 0 0 0 4 8 2007 - 2008 15 13 2 0 0 0 0 5 9 2008 - 2009 16 15 1 0 0 0 0 5 11 2010 - 2011 24 20 3 1 0 0 0 10 14 2011 - 2012 26 18 4 0 4 0 0 12 14
Bảng số liệu cho thấy việc xếp loại SKKN ở cấp trường và cấp tỉnh có sự khác biệt. Với Hội đồng khoa học trường số lượng SKKN đạt giải A rất cao, trong khi đó ở cấp tỉnh không có SKKN nào xếp loại A, chủ yếu là C.
2.2.2. Thực trạng hoạt động học của học sinh
Trường có 3 khối (10, 11 và 12), mỗi khối có 12 lớp, trung bình mỗi lớp khoảng 45 học sinh. Hàng năm, trường tổ chức thi tuyển học sinh vào trường theo kế hoạch, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo. Trường có mặt bằng điểm tuyển sinh cao nhất tỉnh. Tuy nhiên những học sinh thật sự xuất sắc lại không tham gia thi
50
tuyển vào trường mà thường vào trường THPT chuyên Nguyễn Trãi vì cùng nằm trên địa bàn thành phố.
Thực tế, học sinh vào trường có điểm bình quân cao nhưng khả năng tư duy của nhiều em không được tốt. Một trong những lý do cơ bản là ở thành phố các em có điều kiện học thêm nhiều, lượng kiến thức trong chương trình không nhiều các em được làm các dạng bài nhiều lần.
Chính vì lẽ ấy, nhiều học sinh vào trường không theo kịp lượng kiến thức mới nên kết quả học tập không cao.
Bên cạnh những học sinh chăm ngoan (chiếm số lượng chủ yếu) vẫn còn có những học sinh lười học, không chịu rèn luyện, tu dưỡng.
Những năm gần đây đa số học sinh ít tự học mà chủ yếu tìm kiếm những lớp học thêm. Việc học thêm nhiều của các em dẫn đến quá tải cả về sức khỏe, khả năng tiếp thu ... Động cơ học tập chưa thật tốt.
Qua khảo sát bằng phỏng vấn một số giáo viên thuộc các bộ môn ở các lớp cho thấy đa số học sinh chưa tự giác học tập, khả năng suy nghĩ độc lập chưa tốt, kỹ năng làm việc nhóm còn hạn chế và đặc biệt khả năng tự học chưa cao. Hiện nay, đa số học sinh học theo lối thực dụng, thi gì học nấy. Thậm chí với một số môn thi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) ở nhiều phần kiến thức học sinh không muốn học bản chất mà chỉ nhớ công thức tính nhanh (gần như vô cảm với đặc thù bộ môn), biến các môn Lý, Hóa, Sinh… thành ghi nhớ, tính toán. Ngoài ra, xu hướng hiện nay nhiều học sinh học lệch, chủ yếu tập trung vào học những môn thi Đại học, ít quan tâm tới những môn học khác. Nhiều cha mẹ học sinh bắt con học thêm quá nhiều. Học thêm nhiều thày cô với mỗi môn học nên không còn thời gian tự học. Lượng kiến thức học thêm đôi khi quá tải, không cần thiết dẫn đến hiệu quả học tập thấp.
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát thực trạng về hoạt động học của học sinh TT Nội dung Mức độ đánh giá (tính ra %) Tốt Khá Bình thường Yếu 1 Ý thức học tập trung 45 40 10 5 2 Tự học 10 40 20 30 3 Học thêm 50 35 12 3 4 Học đều các môn 10 50 34 6
5 Tập trung vào các môn thi Đại học theo khối thi
60 30 7 3
Vì xu thế chung, dù học sinh không thực sự học đều các môn nhưng các thầy cô giáo cũng đành xuôi theo xu thế. Do đó việc đánh giá kết quả học sinh ở các môn không thi được xem nhẹ, có phần dễ dãi.
Bảng 2.6: Kết quả thi đỗ TNPT và Đại học cao đẳng
Năm học TNPT ĐHCĐ 2007 - 2008 98,9% 60% 2008 - 2009 100% 75% 2009 - 2010 100% 80% 2010 - 2011 100% 85% 2011 - 2012 100% 90%
Qua bảng số liệu trên , ta thấy năm đầu tiên Bộ Giáo dục & Đào tạo thực hiện hai không, tỉ lệ HS đỗ tốt nghiệp không đạt 100% nhưng những năm ngay sau đó đều đạt tỉ lệ 100%. Về tỉ lệ HS thi đỗ Đại học, Cao đẳng tăng qua các năm nhưng
52
theo kết quả thông báo của cục thống kê về xếp thứ các trường THPT có điểm trung bình thi Đại học thì mặc dù trường luôn đứng trong tốp 200 trường có điểm cao nhất toàn quốc nhưng không tăng đều qua các năm. Cụ thể, từ khi cục thống kê làm công tác này, kết quả xếp thứ của trường như sau:
Bảng 2.7: Kết quả xếp thứ điểm TB thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng
Năm học Xếp thứ 2007-2008 65 2008-2009 66 2009-2010 75 2010-2011 101 2011-2012 107 2.2.3. Đánh giá tổng quát
Về cơ bản hoạt động dạy học diễn ra trong nhà trường, về hình thức đảm bảo được các yêu cầu đặt ra theo quy định. Chất lượng của hoạt động này, xét trong mối tương quan với các trường THPT khác trên địa bàn vẫn ở mức khả dĩ. Các hoạt động dạy học diễn ra nhịp nhàng. Tuy nhiên, như đã nói hoạt động dạy học trong nhà trường vẫn tồn tại nhiều bất cập. Chất lượng giáo dục chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của nhà trường.