9. Cấu trúc luận văn
2.4. Phân tích những ưu, khuyết điểm, thuận lợi, khó khăn
2.4.1. Những ưu điểm
Về cơ bản, Hiệu trưởng nhà trường đã thực hiện đầy đủ các khâu của quá trình quản lý. Hiệu trưởng cũng đã phổ biến đầy đủ các chỉ thị, thông tư, văn bản pháp quy chuyên môn của bậc học. Xây dựng một số quy chế trong nhà trường
68
như quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ, tiêu chí xếp thi đua cho giáo viên, các lớp HS và HS.
Hiệu trưởng cũng có khả năng tốt trong công tác tổ chức cán bộ; Quan tâm tới giáo dục toàn diện và cũng là người có khả năng chuyên môn; Quan tâm tới việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học, giáo dục.
Nhiều giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, tâm huyết với nghề; Một số GV giỏi, có uy tín trước HS và với xã hội.
Đa số học sinh có ý thức học tập, tu dưỡng tốt và được gia đình quan tâm.
2.4.2. Những khuyết điểm (hay những tồn tại)
Hiệu trưởng còn chưa quan tâm đúng mức tới việc tuyển chọn giáo viên trong những năm gần đây. Điều đó dẫn đến đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đã được chuẩn hóa song về thực chất năng lực chuyên môn còn hạn chế, chưa gây được uy tín cho học sinh cũng như chưa được cha mẹ học sinh tin cậy.
Một số giáo viên còn dạy thêm và tổ chức dạy thêm quá nhiều nhưng chất lượng dạy học chưa tương xứng.
Giáo viên chưa tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. Học sinh còn ít tự học, đi học thêm nhiều nên khả năng tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế.
Trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học chưa được sử dụng thường xuyên, hiệu quả.
Nhiều giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh muốn cho học sinh học lệch (chủ yếu tập trung vào các môn thi đại học theo khối của mình) nên chất lượng giáo dục toàn diện còn chưa cao.
2.4.3. Những thuận lợi
Về vị trí địa lý: Trường nằm ngay tại trung tâm thành phố và khu dân trí cao, tiện cho việc đi lại của GV và HS.
Về truyền thống nhà trường: Trường được thành lập sớm nhất tỉnh, có truyền thống dạy tốt, học tốt. Nhiều thế hệ học sinh của nhà trường rất thành đạt về mọi mặt góp phần tạo danh tiếng cho nhà trường.
Về đội ngũ GV và HS: GV đạt chuẩn và trên chuẩn 100% (trong đó có hơn 30% GV đã và đang học sau đại học, thạc sĩ). HS vào trường có điểm tuyển đầu vào cao nhất tỉnh, phần lớn là đạo đức tốt.
Trường được sự quan tâm đặc biệt của thành phố, tỉnh cũng như sự ủng hộ của cha mẹ học sinh.
2.4.4. Những khó khăn
Khuôn viên nhà trường chật hẹp, không đủ diện tích theo quy định nên khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục, vui chơi, giải trí.
Cơ sở vật chất, đặc biệt là số lượng phòng học không đủ cho mỗi lớp một phòng học để có thể học 2 buổi trên ngày. Đội ngũ giáo viên những năm gần đây không ổn định, nhiều giáo viên đang ở độ tuổi sinh đẻ hay còn đi học. Tiêu chí lựa chọn giáo viên không có, chủ yếu là xin cho.
Về phía học sinh, tuy có điểm thi tuyển đầu vào cao nhất tỉnh nhưng khả năng tư duy lại hạn chế. Lý do, trên địa bàn thành phố còn có một trường chuyên của tỉnh nên hầu hết những học sinh xuất sắc nhất của thành phố đã học ở đó. Số còn lại do được học thêm nhiều nên với đề thi tuyển đầu vào chung cho tất cả các trường THPT trong tỉnh (có mức độ vừa phải) các em đạt được điểm cao.
Môi trường xã hội phức tạp, ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường lớn. Tệ nạn xã hội đa dạng và nguy hiểm.
Chế độ đãi ngộ cho đội ngũ nhà giáo chưa đủ để tạo động lực cho họ làm tốt hơn công tác giảng dạy, giáo dục của mình.
70
Tiểu kết chương 2
Qua khảo sát tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Hồng Quang, tác giả nhận thấy:
Hiệu trưởng nhà trường đã thực hiện khá đầy đủ các khâu của quá trình quản lý, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến kiểm tra đánh giá.
Hiệu trưởng cũng đã tìm kiếm những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên những biện pháp đó còn thiếu tính đồng bộ và chưa đi vào chiều sâu giúp tạo động lực cho GV và HS nhà trường phát huy hơn nữa khả năng vốn có của mình.
Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đạt chuẩn hoặc trên chuẩn một phần đã tạo được niềm tin cho học sinh nhưng chưa đủ để làm thỏa mãn họ. Việc đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế. Còn một số giáo viên vẫn chưa thực sự say mê với nghề nên tinh thần trách nhiệm chưa cao.
Từ việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng của việc quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Hồng Quang thành phố Hải Dương, tác giả nhận thấy được những ưu điểm, tồn tại, thuận lợi, khó khăn của nhà trường. Qua đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng mục tiêu toàn diện trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỒNG QUANG THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
3.1. Định hướng phát triển trường THPT Hồng Quang thành phố Hải Dương trong giai đoạn hiện nay
Trường THPT Hồng Quang thành phố Hải Dương là một trong những trường THPT không chuyên có chất lượng cao của tỉnh Hải Dương.
Phát huy truyền thống của ngôi trường được thành lập đầu tiên của tỉnh, nhà trường phấn đấu đạt mục tiêu về giáo dục phổ thông. Đó là giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và những kỹ năng quan trọng khác. Bốn trụ cột giáo dục là giúp các em “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống, học để làm người” được nhà trường quan tâm.
Từ mục tiêu chung, trường xây dựng mục tiêu cụ thể cho từng năm học và tầm nhìn đến năm 2020. Tiếp tục phấn đấu, xây dựng và duy trì trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2 (từ năm 2010 đến 2015) và giai đoạn tiếp theo.
Trường duy trì số lớp hiện nay. Thúc đẩy việc mở rộng khuôn viên nhà trường. Không ngừng tìm kiếm các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giữ gìn, phát huy truyền thống của trường. Kết quả thi học sinh giỏi tỉnh của tưường hàng năm xếp hàng thứ thứ ba đến thứ nhất. Có 95% học sinh nhà trường thi đỗ vào các trường Cao đẳng, Đại học và trường đứng trong tốp 100 trường THPT toàn quốc có điểm thi Đại học cao.
Phấn đấu để mỗi lớp có một phòng học riêng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.