Giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế Hoàng Đình Thanh Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ.. Đề xuất cá
Trang 1Giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tại
Thừa Thiên Huế Hoàng Đình Thanh
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Luật Dân sự; Mã số: 60 38 30
Nghd: PGS.TS Nguyễn Văn Cừ
Năm bảo vệ: 2013
Abstract: Nghiên cứu thẩm quyền, thủ tục giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia
đình (HN&GĐ) tại Tòa án và áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) Đánh giá kết quả đạt được, những ưu điểm, hạn chế của hoạt động giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ của TAND qua thực tiễn ở tỉnh Thừa Thiên Huế và rút ra các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan của hạn chế
Đề xuất các giải pháp cụ thể như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Tòa án; hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo giải quyết một cách đúng đắn, khách quan, kịp thời các tranh chấp về HN&GĐ; kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực của Thẩm phán, cán bộ Tòa án và HTND… nhằm đảm bảo việc giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ của TAND ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Keywords: Luật hôn nhân và gia đình; Giải quyết tranh chấp; Luật dân sự; Pháp luật
Việt Nam
Contents:
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay, một trong những nhiệm vụ trọng tâm
là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta cần phải có con người xã hội chủ nghĩa, đó là đòi hỏi tất
Trang 2yếu khách quan Nhưng muốn có con người xã hội chủ nghĩa thì phải có một gia đình mẫu mực, bởi gia đình quyết định một phần rất lớn tới bản chất con người Gia đình hiện nay còn được xem
là tế bào của xã hội, do vậy muốn có một xã hội phát triển và lành mạnh thì cần phải có các gia đình tốt - gia đình văn hóa mới Gia đình là cái nôi sản sinh ra con người, nuôi dưỡng và giáo dục con người cho xã hội, vì vậy Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua luôn quan tâm tới vấn đề gia đình Luật HN&GĐ có vai trò góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ HN&GĐ tiến bộ, nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc, bền vững Quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta về gia đình được ghi nhận tại Điều 64 Hiến pháp năm 1992: “Gia
đình là tế bào của xã hội Nhà nước bảo hộ HN&GĐ theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những người công dân tốt, con cháu có bổn phận chăm sóc ông bà, cha mẹ Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con”
Mặc dù đường lối chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập như vậy, song hiện nay các vụ án về HN&GĐ vẫn phát sinh và có chiều hướng gia tăng, đòi hỏi Tòa
án phải nổ lực giải quyết các loại án này Nghiên cứu về giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên trong gia đình Thực hiện nguyên tắc vợ
Trang 3chồng bình đẳng, tránh tình trạng phân biệt đối xử, tình trạng bạo lực trong gia đình
Trong hoạt động tư pháp thì hoạt động của Tòa án là trung tâm có vai trò quan trọng trong hệ thống cơ quan tư pháp và Tòa án là cơ quan duy nhất nhân danh nhà nước tiến hành hoạt động xét xử các loại án nói chung và HN&GĐ nói riêng Trong những năm qua, việc giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ của Tòa án đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết được những mâu thuẫn bất hòa trong gia đình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình Bên cạnh những mặt đã đạt được trong quá trình giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ vẫn còn những thiếu sót, như có vụ án trong quá trình giải quyết còn để tồn đọng dây dưa kéo dài, có vụ còn bị sửa, hủy gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên đương sự
Ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua, số lượng án về HN&GĐ có phần tăng Đối với loại án này mỗi vụ án có nội dung đa dạng và tính phức tạp cũng khác nhau, nên việc giải quyết loại án này gặp không ít khó khăn, trong nhận thức vận dụng pháp luật cũng như những khó khăn từ khách quan mang lại Tuy vậy, quá trình giải quyết án HN&GĐ ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định góp phần giải quyết các mâu thuẫn bất hòa trong hôn nhân, bảo vệ các quyền lợi các quyền lợi hợp pháp của đương sự Thông qua việc giải quyết án HN&GĐ đã góp phần làm ổn định quan hệ trong hôn nhân, giữ gìn kỷ cương pháp luật, giữ ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần tăng cường nền pháp chế
xã hội chủ nghĩa trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế Đồng thời, thông qua việc giải quyết án HN&GĐ, ngoài việc đấu tranh với các hành vi trái pháp luật nẩy sinh trong lĩnh vực về HN&GĐ, còn phổ biến tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, từ sự hiểu biết pháp luật, nhân dân sẽ tham gia thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật, tố giác những hành vi vi phạm pháp luật trong quan hệ HN&GĐ, đồng thời qua thực tiễn giải quyết án HN&GĐ sẽ phát hiện ra những thiếu sót trong pháp luật để có những đề xuất sửa đổi các điều khoản của pháp luật cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn trong từng giai đoạn cụ thể
Bên cạnh những mặt đã đạt được, qua quá trình kiểm tra giám đốc án và xét xử phúc thẩm của TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát hiện có những hạn chế trong quá trình giải quyết, nên dẫn đến một số vụ án bị sửa, hủy; một số ít vụ án còn bị dây dưa kéo dài, làm ảnh hưởng đến quyền lợi các đương sự Trong hoạt động xét xử, ngành TAND ở Thừa Thiên Huế cũng đã bộc lộ một số tồn tại, như xét xử oan sai, án tồn đọng còn nhiều, còn có vụ án vi phạm thời hạn tố tụng Đặc biệt, có một số vụ án do giải quyết không chuẩn xác, nên còn bị sửa, hủy nhiều lần, kéo dài
Trang 4nhiều năm, gây ảnh hưởng đến đời sống, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhân dân khiếu kiện vượt cấp lên đến các cơ quan cấp trên Tồn tại trên
là những lực cản cho quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Giải quyết các tranh chấp về hôn nhân
và gia đình của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Luật Dân sự
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Giải quyết các vụ án nói chung và giải quyết án HN&GĐ nói riêng đã được giới khoa học pháp lý và nhất là những người trực tiếp làm công tác xét xử của ngành Tòa án quan tâm nghiên cứu Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến một số khía cạnh về những
vấn đề liên quan đến đề tài Có thể chia các công trình nghiên cứu thành ba nhóm sau:
Nhóm luận văn, luận án: Ở nhóm này có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu tiêu
biểu như: Trương Kim Oanh (1996), "Hòa giải trong tố tụng dân sự", Luận văn thạc sỹ Luật học;
“Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học, của Nguyễn Văn Cừ, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2005 Với đề tài này, tác giả đã nghiên cứu các
quy định của pháp luật HN&GĐ về chế độ tài sản của vợ chồng Trong đó có các nội dung chính sau: Lý luận chung về chế độ tài sản của vợ chồng; khái quát chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000; một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm
2000 “Chế định cấp dưỡng trong Luật HN&GĐ – Vấn đề lý luận và thực tiễn”, luận án tiến sỹ Luật học của Ngô Thị Hường, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006 Đề tài này, tác giả đã nghiên
cứu tổng quát các quy định của pháp Luật HN&GĐ liên quan đến chế định cấp dưỡng Trong đó, tác giả cũng đưa ra những ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định của Luật HN&GĐ về cấp dưỡng
“Xác định cha, mẹ, con theo Luật HN&GĐ Việt Nam – Cơ sở lý luận và thực tiễn”, Luận án tiến
sĩ Luật học của Nguyễn Thị Lan, Trường Đại học Luật Hà Nội Trong luận án này tác giả phân
tích những cơ sở lý luận và thực tiễn trong xác định cha, mẹ, con “Xác định tài sản của vợ
chồng – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Hồng Hải,
Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003
Nhóm giáo trình, sách: Trong nhóm này phải kể đến một số giáo trình như: Tập bài
Trang 5giảng Luật HN&GĐ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Giáo trình Luật HN&GĐ,
của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007; Giáo trình Luật
HN&GĐ, của Đại học Huế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003 Về sách, có thể kể tới một số
sách chuyên sâu như: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật HN&GĐ năm 2000, của hai tác
giả là Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Bùi Văn
Thuấn (2002), “Phụ nữ và pháp luật, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản riêng và
chung”, Nhà xuất bản Phụ nữ; Quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, của hai tác giả Nông Quốc Bình và Nguyễn Hồng Bắc, Nxb Tư pháp, 2006; Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật HN&GĐ Việt Nam, của Tiến sĩ Nguyên văn cừ,
Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2008; Bình luận khoa học Luật HN&GĐ, của tác giả Nguyễn Ngọc Diện,
tập 1 và tập 2, Nxb Trẻ, 2002
Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành Luật: Các bài nghiên cứu thuộc nhóm này được
đề cập trên một số tạp chí như Tạp chí Luật học, Tạp chí Tòa án nhân dân (TAND), Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Trong đó có thể kể đến bài viết của
TS Đặng Quang Phương (1999), "Thực trạng của các bản án hiện nay và một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện các bản án", Tạp chí TAND số 7, 8; Th.S Nguyễn Văn Cừ (2000), “Quyền sở hữu của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000”, Tạp chí Luật học số 4; Trần Thị Quốc Khánh (2004), “Từ hòa giải trong truyền thống dân tộc đến hòa giải ở sơ sở ngày nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11;
Tiến sĩ Nguyễn Văn Cừ - Trường Đại học Luật Hà Nội: “Một số suy nghĩ về nguyên tắc xác định
cha, mẹ và con trong gia thú theo pháp luật Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Luật học, số 5/1999; Bài
viết của Tiến sĩ Lê Thu Hà – Học viện tư pháp: “Bàn về thẩm quyền xác định cha, mẹ, cho con”,
đăng trên Tạp chí Nghề Luật, số 6/2006; Bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Phương Lan – Trường Đại học
Luật Hà Nội: “Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam” Tạp chí Luật học,
số 3/2004…Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng trên các báo điện tử như:
thongtinthuvienphapluat.wordpress.com;vnexpress.net; vietnamnet.vn…
Qua nghiên cứu những công trình nêu trên cho thấy, các tác giả chỉ đề cập mặt này hay mặt khác của lĩnh vực HN&GĐ Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ trong việc giải quyết án HN&GĐ nói chung, cũng như ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng
Trang 63 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu việc giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ của TAND qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế
* Phạm vi nghiên cứu: Luận văn xem xét nghiên cứu tình hình giải quyết các tranh chấp
về HN&GĐ của TAND ở tỉnh Thừa Thiên Huế, trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm
2011
4 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích của luận văn:
+ Nghiên cứu những vấn đề chung về giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ tại Tòa án;
+ Đánh giá thực tiễn của việc giải quyết các tranh chấp HN&GĐ của TAND ở tỉnh Thừa Thiên Huế;
+ Đề ra những giải pháp đảm bảo việc giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ của TAND
ở tỉnh Thừa Thiên Huế
* Nhiệm vụ của luận văn: Để thực hiện được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ cụ thể
sau đây:
+ Nghiên cứu thẩm quyền, thủ tục giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ tại Tòa án và áp
dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về HN&GĐ
+ Đánh giá kết quả đạt được, những ưu điểm, hạn chế của hoạt động giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ của TAND qua thực tiễn ở tỉnh Thừa Thiên Huế và rút ra các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan của hạn chế
+ Đề xuất các giải pháp cụ thể như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Tòa án; hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo giải quyết một cách đúng đắn, khách quan, kịp thời các tranh chấp về HN&GĐ; kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực của Thẩm phán, cán bộ Tòa án và HTND… nhằm đảm bảo việc giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ của TAND ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 75 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, trong đó có vấn đề giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của triết học Mác - Lênin về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgíc; phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, điều tra, khảo sát
6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn trong giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ, làm rõ những đặc thù của loại án này ở tỉnh Thừa Thiên Huế
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ ra những bất cập trong hoạt động giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ ở tỉnh Thừa Thiên Huế và đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm đảm bảo trong hoạt động giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ ở tỉnh Thừa Thiên Huế có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về hoạt động giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ của TAND ở tỉnh Thừa Thiên Huế Góp phần nghiên cứu những vấn đề lý luận về giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật phát sinh trong lĩnh vực HN&GĐ, làm phong phú thêm những vấn đề lý luận trong lĩnh vực này
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho những người trực tiếp làm công tác thực tiễn trong giải quyết các tranh chấp HN&GĐ, nhằm thực hiện nghiêm chỉnh Luật HN&GĐ
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu giảng dạy, học tập trong các trường Đại học chuyên ngành luật và không chuyên ngành luật, hệ thống các trường chính trị của Đảng, cho những người đang trực tiếp làm công tác giải quyết án HN&GĐ
Trang 8tại TAND nói chung và TAND ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về việc giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình tại
Tòa án
Chương 2: Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân
ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 9DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(2000), Hà Nội
5 Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ - CP ngày 30/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội
6 Chính phủ (2001), Nghị định số 77/2001/ NĐ - CP ngày 22/10/2001 quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội
7 Chính phủ (2001), Nghị định số 87/2001/NĐ - CP ngày 21/11/2001 quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình, Hà Nội
8 Chính phủ (2001), Nghị định số 175/2001/ NĐ - CP ngày 08/12/2001 về công chứng, chứng
thực, Hà Nội
9 Chính phủ (2002), Nghị quyết số 32/2002/ NĐ- CP ngày 27/3/2002 quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số, Hà Nội
10 Chính phủ (2002), Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Hà Nội
11 Chính phủ (2005), Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch, Hà Nội
12 Ngô Anh Dũng (2002), "Sự cần thiết phải quy định thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng dân
sự", Tạp chí tòa án nhân dân, (4), tr 9-11
13 Ngô Vĩnh Bạc Dương (2001), "Vấn đề áp dụng hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự ở Việt Nam",
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (8), tr.53-60
14 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội
15 Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Trung ương III khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội
16 Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Nghị quyết Trung ương VII khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội
Trang 1017 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Trung ương VIII của Bộ Chính trị Về một số
nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới
18 Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương
khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
19 Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (2006), Văn kiện Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tháng 01 năm 2006
20 Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), Văn kiện Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, tháng 01 năm 2011
21 Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội
22 Nguyễn Minh Đoan (1996), "Những yêu cầu đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật", Tạp chí Luật học, (1), tr 2 - 11
23 Nguyễn Minh Đoan (1996), "áp dụng pháp luật - Một số vấn đề cần quan tâm", Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, (3), tr 14-18
24 Lê Thu Hà (1997), "án dân sự bị kéo dài - nguyên nhân và giải pháp", Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, (10), tr 41-46
25 Lê Thu Hà (1999), "Một số vấn đề về thẩm quyền xét xử các vụ án dân sự của tòa án nhân dân",
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (1), tr 41-50
26 Lê Thu Hà (2003), Một số suy nghĩ về cơ chế xét xử vụ án dân sự, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà
Nội
27 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
28 Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Nghị quyết về việc sửa đổi bổ sung
một số điều của Hiến pháp 1992) (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
29 Nguyễn Văn Hiện (2001), "Tiêu chuẩn thẩm phán - Thực trạng và những yêu cầu đặt ra trong
thời kỳ đổi mới", Tạp chí tòa án nhân dân, (4), tr 2- 6
30 Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Nghị quyết về việc phê chuẩn báo cáo
hoạt động công tác năm 2005 và nhiệm vụ công tác 2006 của ngành Toà án tỉnh Thừa Thiên Huế
31 Tiến Long (2001), "Một số sai sót hoặc thiếu thống nhất trong việc áp dụng thủ tục thẩm phán
dân sự", Tạp chí Tòa án nhân dân, (2), tr 20- 23
32 Quốc hội (1989), Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Hà