1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ở việt nam hiện nay

10 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 375,7 KB

Nội dung

Công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta đã và đang đặt ra một loạt vấn đề lý luận và thực tiễn cần được giải quyết một cách hợp lý và thoả đáng, trong đó có vấn đề xây dựng và hoàn thiện p

Trang 1

Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt

Nam hiện nay Hoàng Tố Nguyên

Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS Luật: 60 38 50 Người hướng dẫn : TS Phan Thị Thanh Thủy

Năm bảo vệ: 2013

96 tr

Abstract Công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta đã và đang đặt ra một loạt vấn đề lý

luận và thực tiễn cần được giải quyết một cách hợp lý và thoả đáng, trong đó có vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nói chung cũng như tạo lập khuôn khổ pháp

lý điều chỉnh pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các chủ thể kinh doanh, kể cả việc giải quyết vấn đề đặt ra về tố tụng kinh tế, dân sự nói riêng sao cho thích hợp hiện cũng cần được quan tâm thích đáng, nhằm tìm ra phương hướng giải quyết đúng đắn, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra trong giai đoạn hiện nay Nói một cách khác, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động xét xử của Toà án đối với việc giải quyết các TCKDTM Đây là một trong số những nội dung cơ bản, quan trọng trong việc cải cách và trên nền tảng đó, hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị

và hội nhập quốc tế

Keywords.Pháp luật Việt Nam; Luật Kinh tế; Tranh chấp kinh doanh; Kinh doanh

thương mại; Tòa án; Giải quyết tranh chấp

Content

1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển đặc biệt khi nước ta đã gia nhập

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các quan hệ kinh doanh, thương mại (KDTM) ngày càng đa dạng, phong phú và mang những diện mạo sắc thái mới Tương ứng với

Trang 2

sự đa dạng phong phú của các quan hệ này, các tranh chấp kinh doanh, thương mại (TCKDTM) ngày càng muôn hình muôn vẻ và với số lượng lớn

Đáp ứng yêu cầu giải quyết các TCKDTM của cá nhân, tổ chức trong nền kinh

tế thực tiễn đã hình thành nhiều phương thức giải quyết TCKDTM như: thương lượng, hòa giải, giải quyết theo thủ tục Trọng tài, giải quyết theo thủ tục tư pháp Ở Việt Nam các đương sự thường lựa chọn hình thức giải quyết TCKDTM bằng Toà án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của mình khi thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng, hoà giải Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp bằng con đường Toà án vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm đó là: vướng mắc từ phía pháp luật chưa phù hợp, dẫn đến việc áp dụng không đạt được tính thuyết phục; hướng dẫn của ngành không thống nhất, quan điểm giải quyết không thống nhất giữa các cấp giải quyết, điều đó làm cho hoạt động xét xử của Toà án gặp nhiều khó khăn vướng mắc Mặc dù năm 2011 Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng các quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết TCKDTM của Tòa án vẫn chưa được khắc phục Hơn nữa, trong Nhà nước pháp quyền cũng đòi hỏi hoạt động xét xử của Toà án phải đảm bảo công minh, nhanh chóng, chính xác và kịp thời tránh tình trạng tồn đọng án, giải quyết án kéo dài, dễ gây phiền hà, mệt mỏi cho các bên đương

sự

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc tiếp tục đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế và cải cách nền hành chính quốc gia, công cuộc cải cách tư pháp cũng đang được Đảng và Nhà nước tích cực triển khai, coi đây như là khâu đột phá quan trọng, thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa Điều này được thể hiện rõ nét trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về

“chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” Công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta đã

và đang đặt ra một loạt vấn đề lý luận và thực tiễn cần được giải quyết một cách hợp lý

và thoả đáng, trong đó có vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nói chung cũng như tạo lập khuôn khổ pháp lý điều chỉnh pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các chủ thể kinh doanh, kể cả việc giải quyết vấn đề đặt ra về tố tụng kinh tế, dân sự nói riêng sao cho thích hợp hiện cũng cần được quan tâm thích

Trang 3

đáng nhằm tìm ra phương hướng giải quyết đúng đắn, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra trong giai đoạn hiện nay Nói một cách khác, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động xét

xử của Toà án đối với việc giải quyết các TCKDTM Đây là một trong số những nội dung cơ bản, quan trọng trong việc cải cách và trên nền tảng đó, hoàn thiện cơ chế bảo

vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị và hội nhập quốc tế

Trước những yêu cầu của thực tiễn, việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết TCKDTM nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm về lý luận cũng như thực tiễn, tìm ra những hạn chế, vướng mắc trong quy định pháp luật và thực tiễn thi hành, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các vụ án kinh tế theo tinh thần cải cách tư pháp là hết sức cần thiết và vẫn có tính thời sự, rất được quan tâm trong khoa học pháp lý ở Việt Nam hiện nay

Do vậy, tác giả đã chọn đề tài “Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt Nam hiện nay ” để làm luận văn thạc sĩ

Luật học của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong lĩnh vực khoa học pháp lý đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về vấn đề thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết TCKDTM theo những khía cạnh khác nhau như:

Giáo trình Luật thương mại, Đại học Luật Hà Nội, năm 2006; Giáo trình Luật kinh tế Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2001 … Các bài tạp chí chuyên

ngành luật học như: Giải quyết TCKDTM theo quy định của BLTTDS 2004 (Viên Thế Giang, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 12/2005); Thẩm quyền giải quyết các tranh

chấp kinh doanh theo BLTTDS và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành (Phan Chí

Hiếu, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6/2005); Giải quyết tranh chấp thương mại

quốc tế bằng con đường Tòa án (Nguyễn Vũ Hoàng, NXB Thanh niên, năm 2003)

Trang 4

Các luận án tiến sỹ như luận án “Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con

đường Toà án ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Kim Vinh; luận án “Thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân đối với các vụ việc KDTM theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Tiến Một số luận văn thạc sĩ liên quan đến vấn đề

thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết TCKDTM như: “Một số giải pháp nâng

cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân cấp huyện” của tác giả Nguyễn Vũ Hoàng; “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa

án theo tinh thần cải cách tư pháp ở Việt Nam” của tác giả Vũ Quốc Hùng…

Các công trình trên đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết TCKDTM trong thời gian qua Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đều chưa tập trung đưa ra các giải pháp để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của hoạt động giải quyết TCKDTM Hơn nữa nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đang tiếp tục được đặt ra và có nhu cầu giải quyết hoặc chưa được cập nhật trong pháp luật hiện hành Đây là vấn đề cấp thiết đặt

ra trong tiến trình hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng ở nước ta

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành liên quan trực tiếp đến vấn đề thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết TCKDTM mục đích của luận văn là đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của pháp luật về thẩm quyền của Tòa

án trong việc giải quyết TCKDTM nói riêng và pháp luật giải quyết TCKDTM nói chung nhằm đảm bảo mọi TCKDTM đều được giải quyết một cách thuận lợi và triệt

để

3.2 Nhiệm vụ

Đề tài nghiên cứu có nhiệm vụ làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau:

- Hệ thống được cơ sở lí luận, quan điểm khoa học, nhận thức chung về thẩm quyền quyền xét xử của Toà án nhân dân trong việc giải quyết TCKDTM Đây là cơ sở

Trang 5

khoa học làm cơ sở cho việc xác định thẩm quyền tư pháp nói chung và thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc KDTM nói riêng

- Phân tích nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các TCKDTM Thực tiễn thi hành pháp luật, trên cơ sở đó chỉ ra những bất cập, hạn chế, vướng mắc trong thực thi pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các TCKDTM

- Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết TCKDTM nhằm hoàn thiện công cụ pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh, tiền đề cho cải cách tư pháp, tiến tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, bình đẳng, văn minh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Là các quy phạm pháp luật hiện hành

liên quan trực tiếp đến vấn đề thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết TCKDTM

mà đặc biệt là Bộ luật tố tụng dân sự 2004 đã được sửa đổi bổ sung 2011 và những văn bản pháp luật có liên quan

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu pháp luật thực định Việt Nam về

thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trong việc đối chiếu so sánh với pháp luật nước ngoài về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh tế xã hội, về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Các phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu đề tài bao gồm các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học

Trang 6

pháp lý nói riêng như phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa pháp luật

6 Tính mới và những đóng góp của đề tài

Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện về cả lý luận và thực tiễn vấn đề, xác định những hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết TCKDTM, đồng thời phân tích kinh nghiệm pháp luật một số quốc gia trên thế giới về vấn đề này Tác giả của luận văn với mong muốn đây là công trình nghiên cứu có ít nhiều giá trị về mặt lý luận cũng như thực tiễn để làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động giảng dạy pháp lý cũng như tạo những gợi ý có giá trị cho các nhà lập pháp hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về giải quyết TCKDTM

7 Kết cấu

Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1 Những vấn đề lí luận về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết TCKDTM

Chương 2 Pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết TCKDTM và thực tiễn thực thi pháp luật ở Việt Nam

Chương 3 Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết TCKDTM

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Thị Vân Anh, Một số kiến nghị liên quan đến quy định về thẩm quyền

giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo điều 29 BLTTDS,

hocvientuphap.edu.vn/desktops/news/download.aspx?id=22

2 Phan Hồng Anh, Tại sao các doanh nghiệp Việt Nam không “mặn mà” với việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng Trọng tài,

http://www.luattruonghai.com.vn/index.php?

Trang 7

3 Việt Anh, Bước tiến lớn hoàn thiện pháp luật Trọng tài thương mại, 22/07/2010,

http://www.baomoi.com/Buoc-tien-lon-hoan-thien-Phap-luat-Trong-tai-thuong-mai/144/4592072.epi?

4 Ban tư tưởng văn hóa TW, Tài liệu học tập các Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư

BCHTW Đảng khóa X, Nxb Chính trị quốc gia

5 Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải

cách tư pháp đến năm 2020

6 Bộ Chính trị (2010), Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 về Đổi mới tổ chức

và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49

7 Ths Tống Công Cường (2007), “Luật tố tụng dân sự Việt Nam, nghiên cứu so

sánh”, NXB Đại học Quốc gia TPHCM

8 Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật thương mại tập II, NXB Công an

nhân dân

9 Viên Thế Giang, Giải quyết TCKDTM theo quy định của BLTTDS 2004, Tạp chí

Nhà nước và Pháp luật số 12/2005

10 Võ Trí Hảo, Vai trò giải thích pháp luật của Tòa án, Tạp chí Khoa học pháp lý, số

3/2003), http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php

11 Trần Minh Hải, Trọng tài thương mại sự ưu việt bị nghi ngờ, 11/07/2012,

http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CIACBD/trong-tai-thuong-mai-su-uu-viet-bi-nghi-ngo.html

12 Nguyễn Vũ Hoàng (2003), Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con

đường Tòa án, Nxb Thanh niên, Hà Nội

13 Phan Chí Hiếu, Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh theo BLTTDS

và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số

6/2005

14 Hoàng Thế Liên (1999), Về các phương thức giải quyết tranh chấp chủ yếu tại

Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế và đầu tư nước ngoài, Thông tin Khoa học pháp

lý, Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp

15 Phùng Hải Hiệp - Phòng Nghiệp vụ, Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tối cao; Tạp chí khoa học xét xử

Trang 8

16 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2005), Nghị quyết 01/2005 ngày

31/3/2005 Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy

định chung” của BLTTDS

17 Hội luật gia Việt Nam (2009), Báo cáo đánh giá tác động dự kiến của Luật

Trọng tài thương mại số 10/BCTĐ-HLGVN ngày 30/4/2009

18 Nguyễn Như Phát, Phạm Duy Nghĩa (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật kinh tế

Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

19 Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội

20 Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội

21 Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội

22 Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội

23 Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội

24 Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, Hà Nội

25 Quốc hội (2010), Luật Trọng tài thương mại, Hà Nội

26 Quốc hội (2011), Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội

27 Lê Thị Thu Thủy, Cải cách tư pháp ở Việt Nam: Một số vướng mắc cần tháo gỡ,

Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 03/2006

28 Tạp chí kinh doanh, Tại sao Việt Nam ít lựa chọn phương thức Trọng tài thương

mại (24/4/2013), Http://tapchikinhdoanh.com.vn/3108/tai-sao-viet-nam-it-lua-chon-phuong-thuc-trong-tai-thuong-mai/

29 Tòa án nhân dân tối cao (2007), “Đánh giá chức năng và các phương thức giải

quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam hiện nay”, Chương trình hỗ

trợ doanh nghiệp của Tòa án nhân dân tối cao

30 Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tham luận của Tòa kinh tế

Tòa án nhân dân tối cao năm 2009

31 Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao (2011), Bản án phúc thẩm số

52/2011/KDTM-PT ngày 29/3/2011

32 Toà án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo tổng kết công tác 2006 và phương

hướng nhiệm vụ công tác năm 2007

Trang 9

33 Tòa án nhân dân tối cao (2007), Báo cáo tổng kết công tác 2007 và phương

hướng nhiệm vụ công tác năm 2008

34 Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết công tác 2008 và phương hướng

nhiệm vụ công tác năm 2009

35 Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết công tác 2009 và phương hướng

nhiệm vụ công tác năm 2010

36 Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác 2010 và phương hướng

nhiệm vụ công tác năm 2011

37 Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác 2011 và phương hướng

nhiệm vụ công tác năm 2012

38 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2011), Số liệu thụ lý và giải quyết các loại vụ án

của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 2006 đến 2011

39 Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Số liệu thụ lý và giải quyết các loại vụ án của

Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến 2011

40 Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2008), Bản án kinh doanh thương

mại phúc thẩm số 953/2008/KDTM ngày 25/8/2008

41 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2006), Bản án sơ thẩm số

64/2006/KDTM-ST ngày 17/8/2006

42 Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy (2011), Bản án sơ thẩm số 02/2011/KDTM-ST

ngày 11/3/2011

43 Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm (2011), Bản án sơ thẩm số 03/2011/KDTM-ST

ngày 24/01/2011

44 Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2009), Quyết định công nhận sự thoả thuận của

các đương sự số 14/2009/QĐST-KDTM ngày 3/9/2009

45 Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng (2008), Quyết định công nhân sự thoả thuận

của các đương sự số 49/2008/QĐST-KDTM ngày 8/9/2008

46 Từ điển Tiếng việt (2006), Nxb Đà Nẵng

47 Đào Trí Úc, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010) Trang 270 – 276

48 Viện khoa học xét xử - Tòa án nhân dân tối cao (2004), Luật mẫu về thương mại

điện tử UNCITRAL, Thông tin khoa học xét xử số 2+3/2004

Trang 10

49 Michel Bogdan (2006), Luật so sánh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w