Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
375,92 KB
Nội dung
VaitròcủaToàántrongnhànướcphápquyền
Việt Nam
Nguyễn Huyền Ly
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Lý luận lịch sử nhànước và pháp luật; Mã số: 60 38 01
Người hướng dẫn: GS.TSKH Nguyễn Đăng Dung
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Xác định nội hàm củaquyền tư pháptrongnhànướcpháp quyền, những đặc
điểm củaquyền tư pháp, thực hiện quyền tư pháp, cơ quan tư pháp, vị trí trung tâm của
toà ántrong việc thực hiện quyền tư pháp. Nghiên cứu một số vaitrò quan trọng và nổi
bất củatoàántrongnhànướcpháp quyền. Phân tích một số quy định pháp lý về vị trí,
vai tròcủatoà án; một số quy định củapháp luật hình sự, pháp luật dân sự, pháp luật tố
tụng toàán và pháp luật liên quan trực tiếp đến tổ chức và hoạt động xét xử củatoàán và
thực tiễn hoạt động xét xử củatoàántrong thời gian từ năm 2002 đến nay. Trên cơ sở
những luận điểm đã nêu ra và những đánh giá vaitròcủa toàn án ở nước ta hiện nay, qua
đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vaitròcủatoàántrongnhà
nước phápquyềnViệt Nam.
Keywords: Lịch sử nhà nước; Nhànướcpháp quyền; Pháp luật Việt Nam; Tòaán
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Xây dựng nhànướcphápquyền XHCN đảm bảo quyền lực nhànước thống nhất có sự phân
công phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là định hướng cơ bản
thực hiện công cuộc đổi mới hệ thống chính trị nhànước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong ba nhánh
quyền lực nói trên, thì nhánh quyền tư pháp là nhánh quyền được tổ chức để thực hiện họat động xét
xử và những họat động phục vụ trực tiếp cho họat động xét xử như điều tra, công tố, bổ trợ tư pháp.
Tòa án nhân dân là nơi biểu hiện tập trung nhất củaquyền tư pháp, họat động xét xử củaTòaán cũng
chính là họat động thể hiện chất lượng họat động và uy tín của hệ thống cơ quan tư pháp và toàn thể
bộ máy nhà nước. Với ý nghĩa đó, việc cải cách Tòaán ở nước ta phải được xây dựng trên cơ sở
những quan điểm đúng đắn và đầy đủ về vị trí, vaitròcủaTòaántrong hệ thống cơ quan nhà nước,
trong bộ máy nhànước đặc biệt là trong quá trình tổ chức thực hiện quyền lực nhànướctrong điều
kiện xây dựng nhànướcphápquyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, so với những yêu cầu đặt ra trongnhànướcphápquyền xã hội chủ nghĩa về vị trí,
vai tròcủaTòaántrong việc tổ chức thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền công
dân, Qua thực tiễn họat động củaTòaán cho thấy rằng, họat động xét xử củaTòaántrong thời gian
qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng họat động xét xử được nâng cao, tình trạng xét xử
sai, gây oan cho người vô tội đã giảm đi đáng kể; Tòaán đã xét xử nghiêm minh các vụ án lớn,
nghiêm trọng. Vị trí, vaitròcủaTòaántrong nhận thức, tâm thức của người dân đã và đang dần
được cải thiện.
Tuy nhiên, so với những yêu cầu đặt ra trongnhànướcphápquyền xã hội chủ nghĩa về vị
trí, vaitròcủaTòaántrong việc tổ chức thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền
công dân, quyền con người và bảo đảm quyền tự do, dân chủ xã hội chủ nghĩa thì Tòaán ở nước
ta cần phải tiếp tục được cải cách một cách mạnh mẽ, toàn diện từ nhận thức, vấn đề pháp lý, đến
nguồn lực vật chất để phục vụ cho họat động xét xử.
Từ những vấn đề trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Vai tròcủaTòaántrongnhànướcpháp
quyền Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ của mình với mong muốn là thông qua việc làm rõ một số vấn
đề lý luận và đánh giá vị trí, vaitròcủaToàán ở nước ta trong thời gian qua. Qua đó, luận văn đề
xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao vaitròcủaToàántrongnhànước
pháp quyền XHCN ViệtNamcủa nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài.
Từ khi những định hướng cải cách tư pháp mà trung tâm là cải cách Toàán được đề cập
trong các văn kiện chính thức của Đảng, Toàán đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều
công trình khoa học ở nước ta, như đề tài cấp nhànước do TS. Trịnh Hồng Dương làm chủ
nhiệm hoàn thành năm 1996 “ Vị trí, vaitrò và chức năng củaToàán nhân dân trong Bộ máy
nhà nước ta qua các thời kỳ cách mạng Việt Nam” MS: 95-98-048/ĐT, đề tài cấp nhànước do
TS. Uông Chu Lưu làm chủ nhiệm hoàn thành năm 2006, “Cải cách cơ quan tư pháp, hoàn thiện
hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu lực xét xử củatoàántrongnhànướcphápquyền
XHCN của dân, do dân, vì dân”; luận án tiến sĩ của TS. Nguyễn Thanh Bình “Thẩm quyền giải
quyết củaToàán nhân dân trong giải quyết khiếu kiện hành chính”; luận án tiến sĩ của TS Tô
Văn Hoà “Tính độc lập củaToà án- nghiên cứu pháp lý về khía cạnh lý luận, thực tiễn ở Đức,
Mỹ, Pháp, ViệtNam và các kiến nghị đối với Việt Nam”. Toàán còn là đối tượng trung tâm của
nhiều công trình khoa học đề cập đến lĩnh vực đổi mới cải cách bộ máy nhà nước, cải cách tư
pháp, như Luận án tiến sĩ của TS. Trần Huy Liệu “Đổi mới và tổ chức hoạt động của các cơ
quan tư pháp theo hướng xây dựng nhànướcphápquyềnViệt Nam”. Ngoài ra có rất nhiều bài
viết, nhiều ấn phẩm khoa học pháp lý, sách, tạp chí, báo… đã được xuất bản có nội dung đề cập
đến toàán từ nhiều góc độ khác nhau.
So với trước đây, những vấn đề lý luận về quyền tư pháp, thực hiện quyền tư pháp, vị trí,
vai tròcủaToàántrong hệ thống các cơ quan tư pháp, trong bộ máy nhà nước, mô hình tổ chức
hệ thống toàán đã được kiến giải tương đối toàn diện và đầy đủ.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, việc nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận về
vai tròcủaToàántrongnhànướcphápquyền XHCN vẫn chưa thật đầy đủ, còn nhiều vấn đề
phải bàn luận tiếp. Do đó, trong thời gian tới cần được tiếp tục nghiên cứu tổng kết thực tiễn
nhằm góp phần tạo nên hệ thống lý luận đầy đủ và toàn diện về tư pháp, bảo đảm cho quyền tư
pháp làm cơ sở phục vụ chiến lược cải cách tư pháp đã được đề ra trong Nghị quyết 49-NQ/TW,
ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị.
3.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
* Mục đích nghiên cứu:
Luận văn có mục đích là làm rõ một số vấn đề lý luận và đánh giá về vị trí, vaitròcủa
Toà án ở nước ta kể từ năm 2002 đến nay. Trên cơ sở đó luận văn đưa ra phương hướng và một
số giải pháp nhằm nâng cao vaitròcủatoàántrongnhànướcphápquyền XHCN ViệtNamcủa
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
Với mục đích nghiên cứu như trên, luận văn phải hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản sau
đây:
- Xác định nội hàm củaquyền tư pháptrongnhànướcpháp quyền, những đặc điểm của
quyền tư pháp, thực hiện quyền tư pháp, cơ quan tư pháp, vị trí trung tâm củatoàántrong việc
thực hiện quyền tư pháp.
- Từ những tiền đề lý luận trên, Luận văn khẳng định một số vaitrò quan trọng và nổi bất
của toàántrongnhànướcpháp quyền.
- Luận văn đồng thời phân tích một số quy định pháp lý về vị trí, vaitròcủatoà án; một số
quy định củapháp luật hình sự, pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng toàán và pháp luật liên quan
trực tiếp đến tổ chức và hoạt động xét xử củatoàán và thực tiễn hoạt động xét xử củatoàán
trong thời gian từ năm 2002 đến nay.
- Trên cơ sở những luận điểm đã nêu ra và những đánh giá vaitròcủa toàn án ở nước ta
hiện nay, qua đó luân văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vaitròcủa
toà ántrongnhànướcphápquyềnViệt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Luận văn chỉ đánh giá thực tiễn chất lượng, hiệu quả hoạt động củaToàán từ năm 2002 trở
lại đây.
Để có tính thuyết phục cho những quan điểm nêu ra, luận văn có sự so sánh với một số
quan điểm có tính phổ biến ở các nước tư sản phát triển về vị trí, vaitròcủaquyền tư pháp, hoạt
động xét xử củaToàántrongnhànướcpháp quyền.
5. Những điểm mới của luận văn.
Luận văn là một đề tài nghiên cứu trực tiếp và có tính chất chuyên biệt về vaitrò cơ bản
của Toàántrongnhànướcphápquyền XHCN Việt Nam.
Đề tài sẽ đánh giá một cách tương đối đầy đủ và toàn diện về thực tiễn chất lượng, hiệu quả
hoạt động củaToàánnước ta từ năm 2002 trở lại đây.
Luận văn sẽ đề xuất được một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao vaitròcủatoàántrong
điều kiện xây dựng Nhànướcphápquyền XHCN ViệtNamcủa nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân
6.Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Phương pháp nghiên cứu chung có tính chất chủ đạo và nền tảng của luận văn là phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Ngoài ra để làm rõ
những nội dung của quy định pháp luật, những luận điểm chưa phổ biến ở nước ta, luận văn đã
sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể là phương pháp mô tả kết hợp với phương pháp so sánh.
7.Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có
2 chương:
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAITRÒCỦATÒAÁNTRONGNHÀ NƢỚC PHÁP
QUYỀN VIỆTNAM
I. Vị trí củaTòaántrong cơ chế phân công, phối hợp thực hiện quyền lực Nhà nƣớc
ở Việt Nam.
1. Quyền tƣ pháptrong cơ chế phân công, phối hợp thực hiện quyền lực Nhà nƣớc ở
nƣớc ta.
“Tư pháp” là thuật ngữ Hán Việt có hai nghĩa chính: Thứ nhất là trông coi bảo vệ pháp luật; thứ
hai, tư pháp là pháp đình theo pháp luật mà xét định các việc ở trong phạm vi pháp luật. Trong khoa học
pháp lý phương Tây, tư pháp là xét xử hay là ý tưởng cao đẹp về một nền công lý. Trên phương diện tổ
chức thực hiện quyền lực Nhà nước, tư pháp là một nhánh quyền lực độc lập với quyền lập pháp, quyền
hành pháp và đồng nghĩa với quyền xét xử (tài phán) do Toàán thực hiện là quan niệm phổ biến ở nhiều
nước tư sản phát triển.
Ở Việt Nam, trên cơ sở nguyên tắc hiến định: “quyền lực Nhànước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp giữa các cơ quan quan Nhànướctrong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp” [1, tr.3] qua đó cho thấy quyền tư pháp luôn gắn bó chặt chẽ với quyền
lập pháp và quyền hành pháptrong tổng thể củaquyền lực Nhànước thống nhất.
Trong khi hoạt động chủ yếu của hành pháp và lập pháp là Nhànước ban hành và tổ
chức thực hiện pháp luật để điều chỉnh hành vi của cá nhân tổ chức trong giới hạn tự do mà pháp
luật xác lập. Tuy vậy, vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiện tượng xâm hại trật tư
pháp luật và pháp luật luôn xuất hiện trong đời sống xã hội. Trong tác phẩm Nhànước và cách
mạng, Lênin khẳng định: “sẽ là không tưởng khi cho rằng pháp luật đương nhiên được tất cả
mọi người tuân thủ”. Bảo vệ pháp luật, khôi phục trật tự pháp luật bị xâm hại là một đòi hỏi
khách quan củaNhà nước, của xã hội và mọi người dân. Chính nhu cầu này đã hình thành nên
hoạt động bảo vệ pháp luật là nội dung cơ bản củaquyền tư pháp.
Hoạt động xét xử củaToàán là lĩnh vực thể hiện tập trung nhất củaquyền tư pháp. Nội dung
của hoạt động xét xử củaToàán là so sánh các hành vi, tranh chấp pháp lý liên quan đến con người
với các chuẩn mực pháp luật, phán xét tính đúng đắn, tính hợp phápcủa hành vi, tranh chấp. Trên cơ
sở đó, Toàán nhân danh Nhànước ra phán quyết bắt buộc mọi người phải thi hành, khôi phục lại các
giá trị pháp luật bị vi phạm, bảo vệ và duy trì các giá trị văn minh củapháp luật.
Thực tế đã chứng minh rằng, trong thực thể quyền lực Nhànước thống nhất, quyền tư
pháp có vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ quyền tư pháp vừa là bộ phận cùng với lập pháp và
hành pháp hợp thành quyền lực Nhànước vừa là thể chế bảo vệ quyền lực Nhà nước. Vị trí và
vai trò đặc biệt củaquyền tư pháp được được J.J. Russeau diễn đạt như sau: “luật đã mất thiêng
thì mọi cái đều hết hy vọng. Luật không còn hiệu lực thì không một cái gì hợp lý có thể duy trì
sức mạnh được nữa”
Như vậy, có thể thấy rằng quyền tư pháp có nội dung là bảo vệ pháp luật. Hoạt động này
được thực hiện tập trung nhất tại toà theo phương thức tài phán.
Với nội hàm trên, quyền tư pháp có những đặc điểm cơ bản sau:
- Quyền tư pháp là hoạt động áp dụng pháp luật củatoàán theo phương thức tài phán.
- Quyền tư pháp là một bộ phận của hệ thống kiểm tra, kiểm soát xã hội và chỉ được thực
hiện khi có vi phạm pháp luật, tranh chấp pháp lý cần đến phán quyết củaNhànước
- Quyền tư pháp được thực hiện bằng nhiều hoạt động độc lập với các chức năng riêng,
diễn ra liên tục theo một quy trình chặt chẽ, tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục nghiêm ngặt dựa
trên phương thức đặc thù là tài phán, phục vụ hoạt động trung tâm là xét xử củatoà án. [34,
tr.26]
Để những đặc trưng củaquyền tư pháp được bảo đảm trong quá trình thực hiện quyền tư
pháp, Nhànước đã trao nhiệm vụ thực hiện quyền tư pháp cho nhiều cơ quan Nhà nước, tổ chức
xã hội khác nhau cùng thực hiện theo một trình tự thủ tục chặt chẽ, dân chủ và công khai, trong
đó Toàán thực hiện hoạt động xét xử, cơ quan công tố (Viện kiểm sát nhân dân) thực hiện quyền
truy tố, cơ quan điều tra thực hiện hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ chứng minh một hành vi
vi phạm pháp luật hình sự, cơ quan thi hành án thực hiện nhiệm vụ thi hành các bản án quyết
định đã có hiệu lực pháp luật củatoà án; các cơ quan giám định tư pháp, công chứng, luật sư
thực hiện các hoạt động bổ trợ tư pháp nhằm mục đích phục vụ hoạt động xét xử khách quan,
chính xác, đúng pháp luật, công bằng.
Do đó, hệ thống cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan, thiết chế thực hiện chức năng chủ
yếu là duy trì và bảo vệ công lý bằng các biện pháp và thủ tục đặc thù dựa trên nguyên tắc tài phán
công bằng, công khai, cụ thể gồm cơ quan tài phán (Toà án) và các cơ quan khác có chức năng chủ
yếu là phục vụ trực tiếp cho hoạt động tài phán.
Như vậy, quyền tư pháp mà trọng tâm là quyền xét xử thực hiện chức năng bảo vệ pháp
luật củaNhà nước. Bằng hoạt động xét xử các hành vi vi phạm pháp luật, giải quyết các tranh
chấp mâu thuẫn trong đời sống xã hội, hệ thống các cơ quan tư pháp mà trung tâm là toàán ngày
càng đóng vaitrò đặc biệt quan trọngtrongNhànướcpháp quyền. Vị trí, vaitròcủaTòaán được
thể hiện ở chỗ: Toàán không chỉ là công cụ bảo vệ pháp luật mà còn là thiết chế bảo vệ, bảo đảm
cho quyền con người được tôn trọng và thực hiện trong thực tiễn cuộc sống.
A.Vị trí củaToàántrong bộ máy Nhà nƣớc Việt Nam.
Trong hệ thống các cơ quan nhànước thì Toàán có vị trí đặc biệt so với các cơ quan Nhà
nước nói chung và các cơ quan tư pháp khác nói riêng, thể hiện ở những khía cạnh sau:
Một là, toàán xét xử nhân danh Nhà nước, căn cứ vào pháp luật củaNhànước để đưa ra
các phán quyết thể hiện trực tiếp thái độ củaNhànước đối với từng vụ việc cụ thể.
Hai là, bằng hoạt động xét xử, Toàán thực hiện chức năng kiểm tra hành vi pháp lý của
các cơ quan Nhà nước, quyền công dân, quyền con người. Xa hơn là Toàán bảo vệ cho trật tự xã
hội ổn định, an toàn và có môi trường phát triển lành mạnh, bền vững.
Ở nước ta, việc xác định Toàán có vị trí trung tâm trong việc tổ chức và thực hiện quyền tư
pháp với chức năng tổ chức và tiến hành hoạt động xét xử là một trong những quan điểm cơ bản
định hướng hoạt động cải cách tư pháp đã được khẳng định trong Nghị quyết số 49/NQ-TW,
ngày 02/6/2005 của Bộ Chính Trị về chiến lược cải cách tư phápnước ta đến năm 2020. Tuy
nhiên, việc luật hoá quan niệm này vào pháp luật vẫn chưa được thực hiện triệt để. Trongpháp
luật Việt Nam, vị trí củatoàántrong bộ máy Nhànước có những đặc điểm sau:
Theo quy định của Hiến phápnăm 1992 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2002) và các văn
bản pháp luật hịên hành có liên quan đến tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhànước thì địa vị
pháp lý củatoàánViệtNam chịu sự tác động của nhóm quan hệ cơ bản sau:
- Thứ nhất, quan hệ giữa Toàán với các cành quyền lực khác.
Mối quan hệ giữa Tòaán với Quốc hội
Trên cơ sở nguyên tắc hiến định “quyền lực Nhànước thống nhất và thuộc về nhân dân”
và nguyên tắc “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhànước cao nhất” [1, tr.3] thì Toàán ở nước ta
có sự phụ thuộc khá nhiều vào Quốc hội. Tiến sĩ Tô Ngọc Hoà khẳng định: bản chất của mối
quan hệ này là cấp trên và cấp dưới - trong đó Quốc hội là cấp trên và Tòaán là cấp dưới [27, tr.
419]. Điều này thể hiện rõ ở những điểm sau:
Quốc hội có quyền ban hành tất cả các loại văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức hoạt
động củaToà án; các quy tắc tố tụng củaToà án. Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản pháp
luật củatoàán trái với Hiến Pháp, luật pháp hay Nghị quyết của mình.
Quốc hội bầu và bãi nhiệm chức chánh án TANDTC. Quốc hội có quyền bỏ phiếu bất tín
nhiệm đối với vị trí này. Chánh án TANDTC phải báo cáo hàng năm trước Quốc hội; phải trả lời
chất vấn của đại biểu Quốc hội nếu có yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
Quốc hội quyết định ngân sách hoạt động hằng nămcủaToà án.
Mối quan hệ giữa Tòaán với Chủ tịch nước
Hiến pháp xác định rõ Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia củaViệt Nam. Trong mối
quan hệ với Toà án, Chủ tịch nước có quyền giám sát, kiểm tra chất lượng hoạt động củaToàán
thông qua báo cáo của chánh án TANDTC. Ngoài ra chủ tịch nước còn tham gia vào quá trình ra
phán quyết củatoàán thông qua cơ chế xét ân xá trong các vụ việc hình sự có tuyên án tử hình.
Mối quan hệ giữa Tòaán với Chính phủ
Theo quy định củapháp luật hiện hành, mối quan hệ giữa toàán và Chính phủ được xem là
mối quan hệ phối hợp có tính điển hình đồng thời cũng là mối quan hệ mang tính rường cột trong
hệ thống quyền lực nhà nước. Hai thiết chế này khá riêng biệt với nhau. Tuy vậy, do thực trạng
toà án phải áp dụng các văn bản hướng dẫn thi hành luật của Chính phủ trong quá trình xét xử
dẫn đến toàán có sự phụ thuộc nhất định vào Chính phủ.
Mối quan hệ giữa Tòaán với cơ quan quyền lực Nhànước ở địa phương,
Để bảo đảm sự thống nhất quyền lực Nhànước ở địa phương (Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và
cấp huyện), toàán được tổ chức theo đơn vị hành chính và chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực
Nhà nước ở địa phương. Chánh ántoàán nhân dân các cấp địa phương phải chịu trách nhiệm, báo
cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
- Thứ hai, quan hệ giữa toàán với các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan tƣ pháp.
Như đã khẳng định ở trên, trong hệ thống các cơ quan tư pháp, toàán có vị trí trung tâm.
Thông qua hoạt động xét xử toàán sẽ đánh giá tính đúng đắn các hành vi pháp lý của cơ quan
điều tra, phán xử hành vi truy tố của Viện kiểm sát có đúng quy định pháp luật hay không và đưa
ra phán quyết để cơ quan thi hành án thực hiện hoạt động thi hành án. Trong mối quan hệ bên
trong này, xét xử là hoạt động trung tâm, là hoạt động thể hiện tập trung nhất bản chất củaquyền
tư pháp.
Mặc khác, pháp luật trao cho Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền giám sát hoạt động
tuân thủ pháp luật củatoàántrong quá trình diễn ra phiên toà. Chính quy định này đã có ảnh
hưởng đến tính chất trung tâm củatoàántrong hệ thống cơ quan tư pháp.
Như vậy, trongpháp luật nước ta, toàán có vị trí độc lập tương đối trong bộ máy Nhà
nước. Qua phân tích cho thấy rằng: sự phụ thuộc củatoàán vào hệ thống cơ quan quyền lực
Nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dân) là tương đối lớn.Tính chất trung tâm củatoàán
trong hệ thống các cơ quan tư pháp chưa được bảo đảm do sự tác động từ phía Viện kiểm sát
nhân dân thông qua quyền giám sát hoạt động xét xử tại phiên toà. Chính những đặc điểm này về
vị trí củatoàántrong bộ máy Nhànước đã ảnh hưởng đến hoạt động củatoà án, đặc biệt là yêu
cầu có tính nguyên tắc hiến định của hoạt động tài phán- toàán phải độc lập chỉ tuân theo pháp
luật trong quá trình xét xử.
2. VaitròcủaTòaántrongNhà nƣớc phápquyềnViệt Nam.
a. Nhân danh Nhà nƣớc xét xử hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp
trong đời sống xã hội
Kiểm tra, kiểm soát xã hội là một trong những vai trò, chức năng cơ bản củaNhà nước.
Nhà nước thực hiện hoạt động này bằng chuẩn mực pháp luật thông qua các cơ quan thực hiện
quyền lực Nhà nước. Việc phân công trong việc thực hiện quyền lực nhànước đã trao cho cơ
quan lập pháp thực hiện giám sát tối cao đối với việc thực thi pháp luật, cơ quan hành pháp tổ
chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội một cách thường
xuyên. Khi có những hành vi, tranh chấp có nguy cơ đe doạ làm sai lệch tính hợp lý, công bằng
của pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp phápcủa công dân, tổ chức, xâm hại đến trật tự,
an toàn xã hội thì được thực hiện thông qua hoạt động xét xử củatoà án. Hoạt động kiểm tra,
kiểm soát xã hội củatoàán có những đặc trưng cơ bản sau:
- Chỉ diễn ra khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc mâu thuẫn, tranh chấp màcá nhân, tổ
chức cũng như Nhànước không thể giải quyết được bằng những cơ chế kiểm tra, giám sát khác.
- Phải được thực hiện thông qua hoạt động tranh luận công khai, dân chủ và bình đẳng giữa
các bên tại toà án.
- Có quyền nhân danh Nhà nước, nhân danh công lý trong các phán quyết xử lý.
b. Bảo vệ pháp luật
Bảo vệ pháp luật là chức năng cơ bản của bộ máy Nhà nước. Toàán là thiết chế trung tâm
của quyền tư pháp có vị trí và vaitrò đặc biệt trong việc bảo vệ pháp luật. Trongnhànướcpháp
quyền, bảo vệ pháp luật chính là bảo vệ những giá trị công bằng, bình đẳng và dân chủ của xã hội.
Pháp luật trongnhànướcphápquyền là hệ thống những giá trị cao đẹp của xã hội dân chủ. Pháp luật
trong nhànướcphápquyền luôn mang trong mình những nguyện vọng, quyền và lợi ích của mọi
tầng lớp nhân dân trong xã hội. Nó là hệ thống những chuẩn mực để đánh giá hành vi của con người
phù hợp với trình độ văn minh của xã hội, để nhân dân tự điều chỉnh hành vi của mình trong đời sống
sinh họat, trong giao lưu dân sự cũng như trong mối quan hệ với cơ quan công quyền, đồng thời thể
hiện lợi ích và ý chí chung của toàn thể nhân dân lao động, của toàn thể xã hội và cùng với các quy
phạm xã hội khác là một trong những phương tiện để bảo vệ trật tự xã hội và điều hoà, phối hợp các
lợi ích xã hội khác nhau.
Ngoài ra, Pháp luật trongnhànướcphápquyền XHCN, có ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với sự
phát triển, mở rộng, củng cố và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tính tích cực về chính trị, tính
sáng tạo và quyền làm chủ của nhân dân. Ngược lại, việc triển khai và mở rộng dân chủ trong mọi mặt
đời sống xã hội lại củng cố cơ sở pháp luật và trật tự pháp luật, làm phong phú thêm các quyền tự do
của công dân và bảo đảm thực hiện những quyền đó. Do vậy, dân chủ và pháp luật xã hội chủ nghĩa
không thể tồn tại tách rời nhau. Dân chủ về chính trị và pháp luật chân chính thể hiện bản chất sâu xa
của chế độ xã hội chủ nghĩa- tất cả quyền lực nhànước thuộc về nhân dân. Những hành vi xâm hại các
chuẩn mực pháp luật trong xã hội phápquyền bị coi là những hành vi xâm hại công lý, công bằng, bình
đẳng xã hội, dân chủ XHCN. Vì thế, trongnhànướcpháp quyền, bảo vệ pháp luật không còn đơn
thuần là phục vụ nhu cầu quản lý xã hội củanhànước mà trở thành họat động quan trọng nhất, cao nhất
và có tính cuối cùng để nhànước và nhân dân bảo vệ các giá trị cao đẹp củanhànướcpháp quyền, bảo
vệ công bằng, bình đẳng xã hội, quyền tự do dân chủ của công dân, quyền con người và dân chủ
XHCN.
Vai trò bảo vệ pháp luật củatoàán được biểu hiện ở các khía cạnh sau:
-Toà án áp dụng pháp luật:
Hoạt động áp dụng pháp luật củatoàán là hình thức áp dụng pháp luật để bảo vệ pháp luật
khỏi sự vi phạm. Thông qua hoạt động xét xử, toàán đưa các hành vi tranh chấp pháp lý liên
quan đến những con người cụ thể áp vào các chuẩn mực pháp luật, đối chiếu làm sáng tỏ mối
tương quan giữa cái cá biệt là hành vi vi phạm, tranh chấp với cái khuôn chung là quy phạm
pháp luật để đánh giá, phán xét bản chất pháp lý, tính hợp pháp, tính đúng đắn của hành vi, tranh
chấp, từ đó đi đến một phán quyết có tính bắt buộc thi hành đối với những người có quyền và lợi
ích liên quan.
- Toàán tuân thủ pháp luật:
Một trong những đặc điểm cơ bản nhất củaNhànướcphápquyền nói chung và nhànướcpháp
quyền XHCN ViệtNam nói riêng là Nhànước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và
pháp luật, các cơ quan Nhànước phải tôn trọng và bảo vệ Hiến Pháp, pháp luật. Toàán là một bộ phận
cấu thành nên bộ máy Nhànước nên quyền hạn, nhiệm vụ và chức năng củatoàán được xác định
trong Hiến Pháp và các văn bản pháp luật. Vì thế, toàán tuân thủ Hiến Pháp, pháp luật đặc biệt là tuân
thủ các nguyên tắc có tính chất nền tảng về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhànước được vận dụng
trong lĩnh vực tư pháp, như: Nguyên tắc tính tối thượng của Hiến Pháp và pháp luật trong hoạt động
của Nhànước và đời sống xã hội công dân; các quan hệ xã hội cơ bản phải được điều chỉnh bằng pháp
luật; trách nhiệm qua lại giữa Nhànước và công dân; bảo đảm quyền con người trong quá trình xét xử;
quyền lực Nhànước thống nhất và có sự phân công phối hợp trong việc thực hiện quyền lập pháp,
quyền hành pháp và quyền tư pháp; tôn trọng và tận tâm thực hiện các điều ước quốc tế mà Nhànước
đã ký kết hoặc tham gia…. là những biểu hiện rõ rệt nhất vaitrò bảo vệ pháp luật củaToà án.
c. Giám sát, kiểm tra hoạt động của Bộ máy Nhà nƣớc
TrongNhànước dân chủ, quyền lực Nhànước là quyền lực của dân, chính quyền không
chỉ phải lấy dân làm gốc, mà những công bộc được dân giao phó phải biết dựa vào dân, phục vụ
nhân dân vô điều kiện. Đảm bảo quan trọng nhất để chính quyền làm tốt trách nhiệm là việc các
[...]... vaitròcủaToàántrongnhànướcphápquyền XHCN và những biểu hiện trong thực tiễn các vaitròcủaToàán Luận văn còn hướng đến phân tích một số yếu tố tác động trực tiếp đến vị trí, vaitròcủaToàán nhằm xác định những nguyên nhân hạn chế Qua đó đưa ra những phương hướng nâng cao vaitròcủaToàán phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của Nhànướcphápquyền XHCN của dân, do dân, vì dân Kết quả của. .. quyền lực Nhànước thống nhất nên tổ chức và hoạt động xét xử củatoàántrongNhànướcphápquyền phải mang đầy đủ bản chất và những nguyên tắc cơ bản củaNhànướcphápquyền XHCN, đó là: - Bảo đảm tính độc lập củatoàán - Toàán phải thể hiện bản chất củaNhànướcViệtnam là Nhànướccủa nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; bảo đảm thực sự chủ quyền thuộc về nhân dân - Hoạt động củatoàán phải... "Quyền lực Nhànước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhànướctrong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp" - Nhànướcphápquyền đòi hỏi Toàán phải là cơ quan giữ vị trí trung tâm thức hiện vaitrò đảm bảo pháp luật có địa vị thống trị thực sự trong đời sống xã hội, Nhànước quản lý mọi mặt đời sống xã hội chủ yếu bằng pháp luật - ToàántrongNhànước pháp. .. chức bộ máy Nhànước Yếu tố con ngƣời Yếu tố vật chất Yếu tố khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAITRÒCỦATÒAÁNTRONGNHÀ NƢỚC PHÁPQUYỀNVIỆTNAM I Đánh giá vai tròcủaTòaántrongNhà nƣớc phápquyềnViệtNam 1 Xét xử hành vi phạm tội Theo Điều 127 Hiến phápnăm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 “Tòa án nhân dân tối cao, các Tòaán nhân dân địa... để Toàán áp dụng khi xem xét, đánh giá, phán xet các hành vi vi phạm pháp luật, và giải quyết các tranh chấp pháp lý; pháp luật tố tụng Toàán quy định các nguyên tắc, tổ chức quản lý toà án, mối quan hệ củatoàán với các cơ quan tư pháp, mối quan hệ củaToàán với hành pháp và lập pháp, mối quan hệ giữa quan hệ hành chính và quan hệ tố tụng giữa thẩm phán với lãnh đạo toà án, thẩm quyềncủa toà, ... về vị trí, vaitròcủa các thiết chế thực hiện quyền lực tư pháp đặc biệt là vị trí, vaitròcủaToàán theo nguyên tắc phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhànướctrong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp phù hợp với đặc điểm củanước ta trong thời kỳ đổi mới, trong điều kiện một Đảng lãnh đạo và "đậm tính nhân dân trong toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp" [34,... thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam đều bị áp dụng Bộ luật hình sự để truy tố và xét xử; và "Công dân ViệtNam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại ViệtNam theo Bộ luật này” 3 Yêu cầu củaNhà nƣớc phápquyền XHCN của dân, do dân và vì dân đối với ToàánToàán giữ vaitrò trung tâm thực hiện quyền tư pháptrong tổng thể quyền. .. Tòaántrongnhà nƣớc phápquyềnViệtNam Thứ nhất: Xây dựng một hệ thống các quan điểm lý luận hoàn chỉnh và đầy đủ về tư pháp, quyền tư pháp, thực hiện quyền tư pháp và hệ thống các nguyên tắc, thiết chế thực hiện quyền tư pháp mà trung tâm là quyền xét xử củaTòaán Thứ 2: Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, người dân và tòan xã hội về vị trí và vaitrò đặc biệt quan trọngcủaTòaán trong. .. tố nước ngoài" Điều 411 "Về thẩm quyền riêng biệt củatoàánViệt Nam" thì các tranh chấp, mâu thuẫn có yếu tố nước ngoài diễn ra ở nước ta hoặc đối tượng tranh chấp ở trên lãnh thổ ViệtNam hoặc bị đơn đang cư trú, làm việc ở ViệtNam hoặc có trụ sở ở ViệtNam hoặc các bên tranh chấp là người ViệtNam đều do toàán thực hiện khi có yêu cầu của cá nhân, tổ chức trongnước hoặc cá nhân, tổ chức nước. .. bản trong quá trình xét xử.Bảo vệ quyền công dân thông qua hoạt động Tòaán nhân danh Nhànước áp dụng các biện pháp cưỡng chế pháp lý nhằm trừng phạt người thực hiện hành vi xâm hại quyền con người, quyền công dân và khôi phục, duy trì bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp phápcủa cá nhân, tổ chức và nhànước II Những phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao vai tròcủaTòaántrongNhà nƣớc pháp . VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG
NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM
I. Đánh giá vai trò của Tòa án trong Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam.
. giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Tòa án trong Nhà
nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam
1. Phƣơng hƣớng cải cách toà án nhằm nâng cao vai trò của toà án trong