0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Lợi ích của các bên tham gia liên kết

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀ GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (Trang 29 -29 )

9. Kết cấu luận văn

1.4. Lợi ích của các bên tham gia liên kết

1.4.1. Lợi ích của Trường dạy nghề

Liên kết với các doanh nghiệp, trƣờng dạy nghề nâng cao đƣợc về Chất lƣợng dạy nghề phổ thông, hƣớng nghiệp cho học sinh phổ thông, chất lƣợng dạy nghề chuyên sâu cho các đối tƣợng khác nhờ có sự điều chỉnh chƣơng trình phù hợp, thực hành trong thực tiễn sản xụất kinh doanh đƣợc nhiều hơn. Công tác kiểm định chất lƣợng đƣợc chính xác và khách quan hơn nhờ sự tham gia của các chuyên gia trong hội đồng chấm thi…và đặc biệt, giáo viên

Ngoài ra, việc liên kết tạo nên sự năng động, linh hoạt cho cán bộ quản lý trƣờng nghề, đồng thời cũng tăng thêm thu nhập tài chính cho trƣờng nhờ hiệu quả đào tạo cao (đào tạo theo địa chỉ) và nhiều dịch vụ gia tăng khác.

1.4.2. Lợi ích của các đơn vị sử dụng lao động

Liên kết với các trƣờng dạy nghề trƣớc hết tạo nên sự đảm bảo phát triển bền vững vì có nhiều học sinh, sinh viên có năng lực phù hợp sẽ định hƣớng học nghề thuộc lĩnh vực doanh nghiệp và sau này ra trƣờng là thành viên tích cực của đoanh nghiệp. Nhiều vấn đề nảy sinh trong sản xuất kinh doanh sẽ có đƣợc sự tƣ vấn của những ngƣời thầy giáo giỏi, tâm huyết nên sẽ vững vàng hơn trong sản xuất kinh doanh. Việc chuyển đổi nghề, đào tạo lại cho ngƣời lao động sẽ gặp thuận lợi và có thể tranh thủ đƣợc các nguồn kinh phí chính phủ về lĩnh vực dạy nghề. Cuối cùng là lợi nhận tài chính DN sẽ đƣợc nâng cao hơn.

1.5. Các hình thức và nội dung liên kết đào tạo nghề giữa Trƣờng dạy nghề với các đơn vị sử dụng lao động nghề với các đơn vị sử dụng lao động

1.5.1. Các hình thức liên kết

Có 3 hình thức liên kết đào tạo:

Thứ nhất, trƣờng nghề và doanh nghiệp phối hợp cùng tuyển sinh và đào tạo, sau khi tốt nghiệp sinh viên trở về làm việc tại doanh nghiệp. Với hình thức này, 100% học viên đƣợc giải quyết việc làm sau tốt nghiệp.

Thứ hai, doanh nghiệp đặt hàng cơ sở đào tạo, theo phƣơng thức này, doanh nghiệp ủy thác toàn bộ việc đào tạo cho cơ sở đào tạo dựa trên các tiêu chuẩn nghề mà hai bên đã thỏa thuận. Khâu giải quyết việc làm do doanh nghiệp cam kết thực hiện.

Thứ ba, nhà trƣờng chủ động nghiên cứu và dự báo nhu cầu lao động tại địa phƣơng và các doanh nghiệp, thiết kế khung chƣơng trình, giáo trình dựa trên ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp có nhu cầu. Theo khảo sát, phƣơng thức này giúp 90% học viên có việc làm sau tốt nghiệp.

1.5.2. Các nội dung liên kết

1.5.2.1.Hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, dạy nghề chuyên sâu, bồi dưỡng, đào tạo lại và tuyển dụng lao động

Trƣờng tham gia tƣ vấn cho DN về hoạch định chiến lƣợc, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, DN tham gia tƣ vấn cho trƣờng dạy nghề hoạch định chiến lƣợc đào tạo, xây dựng kế hoạch phát triển Trƣờng. Doanh nghiệp tham gia xây dựng chƣơng trình đào tạo, trong đó chú trọng chƣơng trình dạy thực hành.

Trƣờng lập kế hoạch tham quan thực tế ở doanh nghiệp, thực hành kỹ thuật và thực tập sản xuất cho học sinh phổ thông, học viên học nghề của Trƣờng. DN tiếp nhận, tạo điều kiện cơ sở vật chất và tham gia hƣớng dẫn học sinh học nghề của Trƣờng đến tham quan, thực tập, thực hành.

Trƣờng tiếp nhận lao động của doanh nghiệp để đào tạo mới, tƣ vấn hƣớng nghiệp để chuyển đổi nghề và đào tạo lại theo hợp đồng liên kết đào tạo. DN đặt hàng về yêu cầu tay nghề, yêu cầu định hƣớng nghề và thời gian hoàn thành việc đào tạo cho từng trƣờng hợp cụ thể. Tận dụng máy móc thiết bị, cơ sở vật chất của doanh nghiệp phục vụ quá trình đào tạo cho ngƣời lao động.

Trƣờng bồi dƣỡng ngắn hạn và cập nhật kiến thức, kỹ năng mới cho cán bộ, ngƣời lao động của doanh nghiệp. DN tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên trƣờng dạy nghề đến tham quan, thực tập để không ngừng cập nhật kiến thức, công nghệ mới, phục vụ cho việc nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Trƣờng cử giáo viên giỏi tham gia các hội đồng của doanh nghiệp để chấm thi nâng bậc, giám khảo các hội thi kỹ thuật do DN tổ chức. DN cử chuyên gia tham gia các hội đồng thi thực hành cho học sinh, sinh viên học nghề.

để điều chỉnh, đổi mới chƣơng trình, phƣơng pháp dạy-học. Đồng thời, DN cũng phải phản hồi cho trƣờng dạy nghề thông tin về kỹ năng tay nghề, thái độ lao động và tác phong công nghiệp của học sinh, sinh viên khi lao động, thực tập tại doanh nghiệp.

1.5.2.2. Liên kết nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới và các dịch vụ khác

Trƣờng lập đề cƣơng nghiên cứu, tính toán chi phí cho việc nghiên cứu. trƣng cầu ý kiến chuyên gia của doanh nghiệp về đề cƣơng, kinh phí, tổ chức lực lƣợng giáo viên, nhà khoa học tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. DN đặt hàng công trình khoa học, chuyển giao công nghệ xuất phát từ nhu cầu thực tế sản xuất kinh doanh. Tham gia các hội đồng tƣ vấn việc lập đề cƣơng, kế hoạch kinh phí, tổ chức thực nghiệm, kiểm tra đánh giá nghiệm thu…

Trƣờng ký kết hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; giải ngân và thanh quyết toán theo đúng chế độ tài chính hiện hành. DN ký kết hợp đồng, cho ứng kinh phí và thanh, quyết toán kinh phí nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Phản hồi về tính hiệu quả của công trình để đặt hàng những công trình tiếp theo.

Trƣờng phối hợp với doanh nghiệp tổ chức hội thảo về xu hƣớng công nghệ mới, hoặc hội nghị tập huấn về nghiệp vụ nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới. DN tham gia hội thảo, hội nghị tập huấn với trƣờng dạy nghề, tạo nên phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong tập thể cán bộ, ngƣời lao động để làm tiền đề cho việc phát hiện vấn đề, nảy sinh các công trình khoa học, công nghệ mới…

Trƣờng tăng cƣờng công tác tuyên truyền để tuyển sinh ngƣời lao động học nghề định hƣớng nhằm xuất khẩu lao động. DN hợp đồng với các đối tác nƣớc ngoài trong việc trao đổi lao động, xuất khẩu lao động.

Trƣờng hỗ trợ về chƣơng trình, chuyên môn và liên kết với doanh nghiệp mở cơ sở đào tạo nghề theo cơ chế xã hội hóa. DN đầu tƣ tài chính, máy móc thiết bị và liên kết với trƣờng dạy nghề mở xƣởng sản xuất trực thuộc trƣờng dạy nghề theo quy chế đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính.

Trƣờng tổ chức gian hàng giới thiệu năng lực đào tạo trong Hội chợ việc làm, đƣa học sinh học nghề phổ thông đến các gian hàng doanh nghiệp để giáo dục định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh. DN phối hợp tổ chức gian hàng giới thiệu năng lực sản xuất kinh doanh, thiết bị, công nghệ mới, góp phần trong việc định hƣớng nghề nghiệp, kích thích tìm tòi nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh.

1.5.3.Quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề giữa Trường với các đơn vị sử dụng lao động

Nội dung quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề với các đơn vị sử dụng lao động là quản lý các yếu tố của quá trình đào tạo nghề. Các yếu tố của quá trình đào tạo nghề bao gồm:

- Xác định mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, kế hoạch đào tạo nghề.

- Xây dựng các điều kiện cần thiết khả thi: Đội ngũ giáo viên, cán bộ kỹ thuật, cơ sở vật chất, trƣờng, xƣởng, nguồn tài chính, môi trƣờng sƣ phạm ...

- Xác định quy mô phát triển số lƣợng, chất lƣợng của từng ngành nghề đào tạo.

- Tổ chức chỉ đạo hoạt động dạy và học của thày và trò. - Hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lý.

- Phát triển cơ chế cộng đồng, phối hợp trong và ngoài - Tổ chức đánh giá chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề.

- Đối tƣợng tuyển sinh - Giáo viên/ hƣớng dẫn viên - Thiết bị / vật liệu - Các cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy: - Thƣ viện - Hệ thống cấp điện/ nƣớc - Phòng học/ xƣởng/ phòng thí nghiệm

- Phƣơng tiện dạy - học

Quá trình giảng dạy và học tập (lý thuyết - Thực hành) Giáo viên, học sinh - Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ - Thói quen nghề nghiệp - Tình hình việc làm sau tốt nghiệp

- Năng suất lao động - Khả năng thu nhập - phát triển nghề nghiệp Đánh giá/ lựa chọn Phát triển chƣơng trình Lựa chọn phƣơng pháp đào

tạo/ đánh giá quá trình

- Kiểm tra/ đánh giá - Văn bằng/ chứng chỉ Đầu vào

(Input)

Quá trình đào tạo (Process)

Kết quả đào tạo (Learning Outcomes)

Thích ứng thị trƣờng lao động Labor Market

( Outcomes)

Hình 2: Sơ đồ hóa quá trình quản lý đào tạo nghề

(Nguồn: Trần Khánh Đức, Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực (tr 129), nhà xuất bản giáo dục)

Các thành phần trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và hình thành các thong tin ngƣợc để đảm bảo đầu vào và hoàn thiện quá trình đào tạo. Quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề với các đơn vị sử dụng lao phải quản lý ngay từ khâu đầu vào của quá trình đào tạo, quản lý quá trình đào tạo để đảm bảo kết quả đào tạo thích ứng với thị trƣờng lao động (ngƣời lao động sau khi đào tạo có khả năng kiếm đƣợc việc làm).

1.6. Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nghề và liên kết đào tạo nghề giữa nhà trƣờng với các đơn vị sử dụng lao động nhà trƣờng với các đơn vị sử dụng lao động

Đào tạo nghề đóng vai trò quyết định sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Đào tạo nghề và liên kết đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm rất đa dạng và ở từng quốc gia khác nhau có những cách thức khác nhau, nhƣng

chúng ta có thể học tập và áp dụng một cách có chọn lọc kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới nhƣ sau:

1.6.1. Công tác dạy nghề ở cộng hòa liên bang Đức

Đức là đất nƣớc có nền công nghiệp phát triển và có thu nhập quốc dân cao so với các nƣớc phát triển trên thế giới. Tổng dân số Đức tính đến năm 1998 cũng tƣơng tự nƣớc ta, khoảng 80 triệu ngƣời, trong đó có trên 30 triệu ngƣời trong độ tuổi lao động, chỉ có 5% không qua đào tạo. Có đƣợc kết quả nhƣ vậy do hệ thống giáo dục mà trong đó cơ sở dạy nghề ở Đức đƣợc chính phủ quan tâm và phát triển mạnh. Luật pháp quy định trách nhiệm và quyền lợi rõ rang trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề đối với ngƣời học và ngƣời sử dụng lao động, phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục đào tạo nghề theo hƣớng thực hiện đa dạng hóa loại hình đào tạo và loại nghề đào tạo (có tới 400 nghề). Loại hình đào tạo theo hệ thống đào tạo song hành có vai trò lớn trong việc cung cấp lao động có tay nghề cao cho thị trƣờng lao động, đó là quá trình đào tạo nghề có sự kết hợp chặt chẽ giữa dạy lý thuyết ở trƣờng dạy nghề và thực hành ở các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Đức luôn xác định trách nhiệm và đóng vai trò to lớn trong đào tạo thực hành tay nghề cho ngƣời học nghề, sau khi học xong lý thuyết, học sinh học nghề đƣợc đào tạo thực hành ngay tại xƣởng sản xuất dƣới sự hƣớng dẫn của các giáo viên thực hành và học sinh đƣợc tiếp cận ngay máy móc, thiết bị công nghệ mới. Trong thời gian thực tập tay nghề tại doanh nghiệp, nếu có sản xuất sang sản phẩm thì ngƣời học sẽ đƣợc hƣởng một khoản tiền lƣơng căn cứ trên số sản phẩm mà ngƣời học đã tham gia.

Hàng năm có 65% học sinh trong độ tuổi đƣợc tuyển sinh vào các trƣờng dạy nghề (trong đó 50% từ trung học cơ sở, 35% từ trung học chuyên ban, 15% từ phổ thông trung học).

Nguồn kinh phí cho giáo dục đào tạo nghề đƣợc xác định rất rõ trong các khoản thuế thu nhập từ doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo, các gia đình có ngƣời đi học nghề…

Thời gian đào tạo tại trƣờng kéo dài từ 2, 3, 5 năm, chủ yếu là theo chế độ thời gian không đầy đủ. Trên quan điểm chú trọng thực hành, nên thời gian dành cho lý thuyết, thực hành theo tỉ lệ 1:4

Đối với giáo viên dạy nghề yêu cầu phải tốt nghiệp đại học. Giáo viên dạy nghề sau khi tốt nghiệp đại học ít nhất là 4 năm, phải qua làm việc thực tế tại xƣởng 6 tháng và có thời gian thực tế tại trƣờng, nơi sẽ tham gia giảng dạy là 5 tuần. Hai tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với giáo viên dạy nghề là phải có trình độ lý thuyết và kinh nghiệm cao mới có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo nghề của nền công nghiệp và tiến bộ kỹ thuật mới.

Ngƣời học nghề có quyền lựa chọn nơi học tập, họ ký hợp đồng học tập với trƣờng nơi họ đăng ký học. Kết thúc khóa học ngƣời học nghề phải qua kỳ sát hạch cuối cùng của một hội đồng, trong đó những thành viên của hội đồng là những ngƣời có chuyên môn cao làm việc tại hội đồng, các cơ sở dạy nghề và đại diện cho giới sử dụng lao động. Chứng chỉ nghề đƣợc cấp theo quyết định của hội đồng. Nhờ áp dụng những chính sách khuyến khích nhƣ vậy nên ngay từ những năm 1971, 62% những ngƣời đang làm việc đều đã qua đào tạo nghề và đƣợc cấp chứng chỉ hành nghề, trong số đó có tới 14% đạt trình độ tay nghề cao tƣơng đƣơng với với trình độ kỹ sƣ tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng kỹ thuật chuyên nghiệp.

1.6.2. Công tác dạy nghề ở Nhật Bản

Mô hình đào tạo tại công ty là mô hình đào tạo chủ yếu ở Nhật Bản. Phần lớn thanh niên Nhật Bản sau khi tốt nghiệp phổ thông tham gia vào thị trƣờng lao động, đƣợc công ty thuê và tham gia vào quá trình đào tạo nghề do công ty sử dụng tổ chức. Chƣơng trình học kiến thức thực hành nghề nghiệp đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua các chỉ dẫn không chính thức trong quá

trình làm việc, các cuốn cẩm nang tự học và các khóa tƣơng ứng. Phƣơng thức thực hiện đào tạo kiến thức thực hành nghề là các buổi thảo luận kỹ thuật, thảo luận chất lƣợng, chuyển đổi vị trí và tự học. Điều quan trọng để thực hiện phƣơng thức đào tạo này là giáo dục phổ thông phải tốt và học sinh TNTHPT phải có khả năng tự học và tự học vững.

1.6.3. Công tác dạy nghề ở Na Uy

Mô hình đào tạo

Mô hình chung của đào tạo nghề ở Na Uy là “2+2”, nghĩa là 2 năm học đại cƣơng và 2 năm học nghề tại nhà máy hoặc DN. Ngoài ra, dựa trên mô hình chung này, các tổ chức đào tạo nghề Na Uy đã thiết lập và xây dựng thêm nhiều mô hình biến thể linh hoạt và uyển chuyển nhƣ “mô hình 1+ 3” (1 năm học tại trƣờng và 3 năm học nghề), “mô hình 0+ 4” (cả 4 năm đều học nghề) v.v…

Các cơ sở dạy nghề ở Na Uy có đƣợc sự liên kết chặt chẽ đối với các đối tƣợng liên quan. Đặc biệt là có sự hợp tác ba bên chặt chẽ của Tổ chức giới chủ, Công đoàn và đại diện cơ quan giáo dục từ cấp quốc gia, đến cấp tỉnh và địa phƣơng. Các đối tác liên quan đặc biệt ủng hộ với độ tin cậy cao về chất lƣợng đào tạo của mô hình dạy nghề này. Thêm vào đó, trong tình hình thị trƣờng lao động tƣơng đối khan hiếm hiện nay, các chủ DN rất quan tâm đến việc thực tập sinh.

Trái với Na Uy, thị trƣờng lao động Việt Nam đang bị các DN “thả

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀ GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (Trang 29 -29 )

×