Công tác dạy nghề ở cộng hòa liên bang Đức

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết đào tạo nghề giữa Trường Cao đẳng nghề thương mại và Công nghiệp với các đơn vị sử dụng lao động (Trang 35)

9. Kết cấu luận văn

1.6.1. Công tác dạy nghề ở cộng hòa liên bang Đức

Đức là đất nƣớc có nền công nghiệp phát triển và có thu nhập quốc dân cao so với các nƣớc phát triển trên thế giới. Tổng dân số Đức tính đến năm 1998 cũng tƣơng tự nƣớc ta, khoảng 80 triệu ngƣời, trong đó có trên 30 triệu ngƣời trong độ tuổi lao động, chỉ có 5% không qua đào tạo. Có đƣợc kết quả nhƣ vậy do hệ thống giáo dục mà trong đó cơ sở dạy nghề ở Đức đƣợc chính phủ quan tâm và phát triển mạnh. Luật pháp quy định trách nhiệm và quyền lợi rõ rang trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề đối với ngƣời học và ngƣời sử dụng lao động, phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục đào tạo nghề theo hƣớng thực hiện đa dạng hóa loại hình đào tạo và loại nghề đào tạo (có tới 400 nghề). Loại hình đào tạo theo hệ thống đào tạo song hành có vai trò lớn trong việc cung cấp lao động có tay nghề cao cho thị trƣờng lao động, đó là quá trình đào tạo nghề có sự kết hợp chặt chẽ giữa dạy lý thuyết ở trƣờng dạy nghề và thực hành ở các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Đức luôn xác định trách nhiệm và đóng vai trò to lớn trong đào tạo thực hành tay nghề cho ngƣời học nghề, sau khi học xong lý thuyết, học sinh học nghề đƣợc đào tạo thực hành ngay tại xƣởng sản xuất dƣới sự hƣớng dẫn của các giáo viên thực hành và học sinh đƣợc tiếp cận ngay máy móc, thiết bị công nghệ mới. Trong thời gian thực tập tay nghề tại doanh nghiệp, nếu có sản xuất sang sản phẩm thì ngƣời học sẽ đƣợc hƣởng một khoản tiền lƣơng căn cứ trên số sản phẩm mà ngƣời học đã tham gia.

Hàng năm có 65% học sinh trong độ tuổi đƣợc tuyển sinh vào các trƣờng dạy nghề (trong đó 50% từ trung học cơ sở, 35% từ trung học chuyên ban, 15% từ phổ thông trung học).

Nguồn kinh phí cho giáo dục đào tạo nghề đƣợc xác định rất rõ trong các khoản thuế thu nhập từ doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo, các gia đình có ngƣời đi học nghề…

Thời gian đào tạo tại trƣờng kéo dài từ 2, 3, 5 năm, chủ yếu là theo chế độ thời gian không đầy đủ. Trên quan điểm chú trọng thực hành, nên thời gian dành cho lý thuyết, thực hành theo tỉ lệ 1:4

Đối với giáo viên dạy nghề yêu cầu phải tốt nghiệp đại học. Giáo viên dạy nghề sau khi tốt nghiệp đại học ít nhất là 4 năm, phải qua làm việc thực tế tại xƣởng 6 tháng và có thời gian thực tế tại trƣờng, nơi sẽ tham gia giảng dạy là 5 tuần. Hai tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với giáo viên dạy nghề là phải có trình độ lý thuyết và kinh nghiệm cao mới có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo nghề của nền công nghiệp và tiến bộ kỹ thuật mới.

Ngƣời học nghề có quyền lựa chọn nơi học tập, họ ký hợp đồng học tập với trƣờng nơi họ đăng ký học. Kết thúc khóa học ngƣời học nghề phải qua kỳ sát hạch cuối cùng của một hội đồng, trong đó những thành viên của hội đồng là những ngƣời có chuyên môn cao làm việc tại hội đồng, các cơ sở dạy nghề và đại diện cho giới sử dụng lao động. Chứng chỉ nghề đƣợc cấp theo quyết định của hội đồng. Nhờ áp dụng những chính sách khuyến khích nhƣ vậy nên ngay từ những năm 1971, 62% những ngƣời đang làm việc đều đã qua đào tạo nghề và đƣợc cấp chứng chỉ hành nghề, trong số đó có tới 14% đạt trình độ tay nghề cao tƣơng đƣơng với với trình độ kỹ sƣ tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng kỹ thuật chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết đào tạo nghề giữa Trường Cao đẳng nghề thương mại và Công nghiệp với các đơn vị sử dụng lao động (Trang 35)