Công tác dạy nghề ở Na Uy

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết đào tạo nghề giữa Trường Cao đẳng nghề thương mại và Công nghiệp với các đơn vị sử dụng lao động (Trang 37)

9. Kết cấu luận văn

1.6.3.Công tác dạy nghề ở Na Uy

Mô hình đào tạo

Mô hình chung của đào tạo nghề ở Na Uy là “2+2”, nghĩa là 2 năm học đại cƣơng và 2 năm học nghề tại nhà máy hoặc DN. Ngoài ra, dựa trên mô hình chung này, các tổ chức đào tạo nghề Na Uy đã thiết lập và xây dựng thêm nhiều mô hình biến thể linh hoạt và uyển chuyển nhƣ “mô hình 1+ 3” (1 năm học tại trƣờng và 3 năm học nghề), “mô hình 0+ 4” (cả 4 năm đều học nghề) v.v…

Các cơ sở dạy nghề ở Na Uy có đƣợc sự liên kết chặt chẽ đối với các đối tƣợng liên quan. Đặc biệt là có sự hợp tác ba bên chặt chẽ của Tổ chức giới chủ, Công đoàn và đại diện cơ quan giáo dục từ cấp quốc gia, đến cấp tỉnh và địa phƣơng. Các đối tác liên quan đặc biệt ủng hộ với độ tin cậy cao về chất lƣợng đào tạo của mô hình dạy nghề này. Thêm vào đó, trong tình hình thị trƣờng lao động tƣơng đối khan hiếm hiện nay, các chủ DN rất quan tâm đến việc thực tập sinh.

Trái với Na Uy, thị trƣờng lao động Việt Nam đang bị các DN “thả nổi”. Các DN và các TTDN ở Việt Nam chƣa thực sự bắt tay hợp tác với nhau nên mới có tình trạng thợ đào tạo ra không đáp ứng nhu cầu của DN, thị trƣờng lao động Việt Nam ở trong tình trạng “thừa mà thiếu”. DN luôn “than” khó tuyển dụng lao động có kĩ năng và chuyên môn nghề nghiệp và ngƣợc lại, ngƣời lao động cũng luôn trong tình trạng phải “nhảy việc” thƣờng xuyên do

Về tính liên kết giữa các bên liên quan trong công tác đào tạo và dạy nghề, rõ ràng các DN Việt Nam cần phải học hỏi nhiều từ các mô hình đào tạo nghề của Na Uy.

Nguyên tắc đào tạo

Ở Na Uy, những ngƣời lựa chọn con đƣờng học nghề sẽ kí hợp đồng với một công ty mà công ty này phải đƣợc cơ quan có thẩm quyền công nhận là DN đào tạo. Trong khoảng thời gian 2 năm thực hành về một ngành nghề cụ thể, DN cần phải bảo đảm nguyên tắc: Năm 1 các công nhân lành nghề sẽ hƣớng dẫn về kĩ thuật. Năm 2 giảm bớt hƣớng dẫn, tăng việc tự học. Học viên sẽ đƣợc hƣởng lƣơng học việc trong cả 2 năm học. Sau khi kết thúc học việc, học viên sẽ đƣợc trao chứng chỉ và bắt đầu có thể tìm kiếm việc làm. Các mô hình đào tạo nghề khác cũng hoạt động dựa trên nguyên tắc của mô hình “2+2”.

Về nội dung chƣơng trình dạy nghề sẽ do Các tổ chức 3 bên cấp quốc gia có nhiệm vụ xây dựng giáo trình dạy nghề và tổ chức đào tạo nghề. Nội dung đào tạo đƣợc soạn thảo dựa trên nguyên tắc: Xây dựng kiến thức cơ bản về đọc, viết, làm toán, khoa học, ngoại ngữ và các kĩ năng thực tiễn.

Các tổ chức ba bên cấp khu vực – Ban đào tạo- chịu trách nhiệm xác định quy mô đào tạo nghề, kinh phí của chính phủ cấp cho đào tạo nghề, cung cấp dịch vụ đào tạo nghề, giám sát và tổ chức các cuộc thi cấp chứng chỉ đào tạo nghề v.v… hầu hết các nội dung của chƣơng trình đào tạo nghề đều dựa trên triết lý của Cựu Thủ tƣớng Na Uy – Gro Harlem Brundtland: “Mục tiêu chung của tất cả hệ thống giáo dục đào tạo nghề là phải cung cấp đƣợc kiến thức đồng bộ giữa lý thuyết và thực hành để ngƣời học có thể ứng dụng những kinh nghiệm thực tế vào cuộc sống”.

Theo đánh giá của tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống đào tạo nghề của Na Uy khá toàn diện và ít khiếm khuyết khi kết hợp quá trình đào tạo nghề với chƣơng trình giáo dục phổ thông. Sự kết hợp này đã tạo điều kiện để những

ngƣời thợ có thể học lên cao hơn khi họ muốn để có một tƣơng lai sự nghiệp vững vàng hơn

Từ kinh nghiệm trên của các nƣớc, ta thấy trình độ của nguồn lao động tỷ lệ thuận với trình độ phát triển kinh tế và ngƣợc lại. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam muốn theo kịp trình độ phát triển kinh tế thế giới thì phải nhanh chóng nâng cao trình độ của ngƣời lao động. Nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ về lâu dài không còn là lợi thế cạnh tranh để phát triển. Lợi thế so sánh đang chuyển từ yếu tố tài nguyên, nguồn vốn, giá nhân công rẻ sang nguồn nhân lực có chất lƣợng cao. Chất xám trở thành nguồn vốn lớn và quý giá, là yếu tố quyết định sự tăng trƣởng và ổn định của mỗi quốc gia. Việt Nam muốn theo kịp sự phát triển chung của kinh tế thế giới thì phải đòn đầu khoa học công nghệ hiện đại nhƣng nƣớc ta lại thiếu các chuyên gia giỏi về khoa học công nghệ và quản lý, thiếu đội ngũ kỹ thuật viên và nhất là công nhân kỹ thuật, do đó khó có thể tiếp thu, càng khó có thể khai thác có hiệu quả nên làm giảm hiệu suất của vốn đầu tƣ. Chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác, hoặc là đào tạo nguồn nhân lực quý giá hoặc phải chịu tụt hậu so với các nƣớc khác.

Tiểu kết chƣơng 1

Chƣơng 1 luận văn phân tích làm rõ các khái niệm cơ bản có tính chất là công cụ nghiên cứu sát với nội dung của đề tài, đồng thời luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về đào tạo nghề, liên kết đào tạo nghề, quản lý liên kết đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và những kinh nghiệm về đào tạo nghề và liên kết đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp, đây là cơ sở để chƣơng 2, chƣơng 3 tác giả có thể phân tích đánh giá đúng thực trạng và đề xuất mô hình liên kết đào tạo nghề giữa Trƣờng cao đẳng nghề Thƣơng mại và Công nghiệp với các đơn vị sử dụng lao động.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀ GIỮA

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết đào tạo nghề giữa Trường Cao đẳng nghề thương mại và Công nghiệp với các đơn vị sử dụng lao động (Trang 37)