Các nguyên tắc cần đảm bảo trong xây dựng mô hình

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết đào tạo nghề giữa Trường Cao đẳng nghề thương mại và Công nghiệp với các đơn vị sử dụng lao động (Trang 87)

9. Kết cấu luận văn

3.2.1.Các nguyên tắc cần đảm bảo trong xây dựng mô hình

3.2.1.1. Bảo đảm tính hệ thống

Khi xây dựng cơ cấu trình độ và cơ cấu ngành nghề đào tạo cần đƣợc đặt ra trong mối quan hệ với các bậc học khác của hệ thống giáo dục quốc dân. Việc thay đổi cơ cấu xuất phát từ yêu cầu khách quan của thị trƣờng lao động. Thực tế sản xuất kinh doanh những năm qua cho thấy việc ứng dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đã diễn ra với tốc độ nhanh chóng chƣa từng thấy. Những thay đổi của công nghệ sản xuất dẫn đến những thay đổi về nhu cầu lao động theo chiều hƣớng ngày càng cần nhiều lao động kỹ thuật. Mặt khác sự thay đổi liên tục của công nghệ đòi hỏi hoạt động liên kết ĐTN phải đảm bảo sự tiếp nối chặt chẽ và có hệ thống các khâu tìm hiểu thị trƣờng lao động và dự báo nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch và tuyển sinh tổ chức đào tạo giữa trung tâm và cơ sở sản xuất – dịch vụ, đánh giá kết quả đào tạo và giải quyết việc làm, hỗ trợ ngƣời lao động thƣờng xuyên cập nhật kiến thức để thích ứng nghề… Bên cạnh đó cần phải thấy đƣợc đặc thù sản xuất của Việt Nam đang cùng một lúc sử dụng một dải công nghệ rất rộng, cả công nghệ sản xuất thủ công, công nghệ trung bình và công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến và đồng thời đặt ra những yêu cầu rất đa dạng về cấp trình độ và cơ cấu trình độ trong hệ thống đào tạo nghề. Trong thời gian tới hoạt động đào tạo nghề phải vừa đáp ứng nhu cầu của sản xuất vừa tạo ra sự lựa chọn cho ngƣời học trong việc lựa chọn cơ hội để có thể nâng cao trình độ khi điều kiện cho phép hoặc khi có nhu cầu. Hệ thống đào tạo nghề không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu về cơ cấu trình độ mà còn phải thỏa mãn nhu cầu theo cơ cấu ngành nghề.

3.2.1.2. Bảo đảm tính thực tiễn

Khi xây dựng mô hình liên kết đào tạo nghề của Trƣờng phải căn cứ chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc và kết quả nghiên cứu đánh giá công tác quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp của Trƣờng trong thời gian qua để đề xuất các giải pháp phù hợp. Trong đó, phải vừa có những giải pháp đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt, đồng thời phải có những giải pháp có tầm chiến lƣợc lâu dài phù hợp với bối cảnh kinh tế- xã hội, nhu cầu và biến động của thị trƣờng lao động ở các địa phƣơng, nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp.

3.2.1.3. Bảo đảm tính khả thi

Các giải pháp đƣợc đề xuất phải cụ thể và có khả năng thực hiện để nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề của Trƣờng trong thời gian tới.

3.2.2.Đề xuất mô hình liên kết đào tạo nghề giữa Trường cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp với các đơn vị sử dụng lao động

3.2.2.1.Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, một trong những vấn đề bức xúc của ĐTN ở nƣớc ta là đào tạo chƣa gắn liền với nhu cầu của xã hội, trong đó đặc biệt là nhu cầu của doanh nghiệp. Phần lớn học sinh, sinh viên tốt nghiệp khó tìm đƣợc việc làm hoặc công việc không phù hợp với chuyên môn nghề đƣợc đào tạo. Theo thống kê mới nhất của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo 63% sinh viên tốt nghiệp không có việc làm, 37% đƣợc tuyển dụng không đáp ứng đƣợc công việc, nhiều công ty phải mất từ 1-2 năm đào tạo lại [1]. Các doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian, chi phí đào tạo lại thì mới sử dụng đƣợc. Các doanh nghiệp luôn than phiền chƣơng trình đào tạo của các trƣờng đại học, cao đẳng còn mang nặng tính “sách vở” và thiếu thực tiễn. Trƣớc sự bế tắc về “đầu ra” , ngày càng nhiều của đội ngũ kỹ thuật, công nhân lành nghề, chúng ta càng ý thức đƣợc phải “thân thiện” với doanh nghiệp, do đó nhiều đơn vị đã triển khai nhiều hoạt động liên kết đào tạo với doanh nghiệp. Tuy nhiên thực tế cho

thấy các doanh nghệp còn tỏ ra “hờ hững” với các trƣờng. Nhiều văn bản ghi nhớ (MOU) liên kết đào tạo giữa trƣờng và doanh nghiệp không triển khai đƣợc hoặc nếu có mới ở mức thăm dò, thực hiện một số vụ việc nhỏ lẻ.

Thực tế đang đặt ra câu hỏi nguyên nhân nào các trƣờng và doanh nghiệp chƣa thân thiện với nhau(?), phải chăng các bên chƣa thấy đƣợc lợi ích của sự hợp tác(?), hay đã thấy nhƣng chƣa xác định đƣợc rõ nội dung và cơ chế hợp tác (?), những điều kiện nào để đảm bảo thành công gắn đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp(?). Mô hình tôi đƣợc tham khảo từ các chuyên gia đầu ngành về giáo dục và đào tạo sau đây sẽ góp phần tìm câu trả lời trong hoạt động liên kết đào tạo giữa trƣờng với doanh nghiệp (Hợp tác đầy đủ giữa trƣờng và doanh nghiệp bao gồm các hoạt động: đào tạo, nghiên cứu và tƣ vấn). Các hoạt động này có liên hệ với nhau. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo có tính phổ quát và dễ hợp tác hơn, do dó trong mô hình tôi đƣa ra sau đây sẽ tập trung vào phân tích đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.

3.2.2.2. Lợi ích của việc xây dựng mô hình liên kết đào tạo nghề giữa Trường cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp với các đơn vị sử dụng lao động

Trong hợp tác, yếu tố quyết định thành công là các bên phải cùng có lợi ích. Nếu mội bên theo đuổi mục tiêu lợi ích riêng của mình mà không tính đến lợi ích thỏa đáng của bên kia thì rất khó hợp tác đƣợc với nhau. Các bên phải nhìn nhận rất rõ là “khách hàng” của nhau thì mới có đƣợc các “ứng xử” theo nguyên tắc cùng có lợi. Hợp tác giữa trƣờng và doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực đào tạo nói riêng còn khá mới mẻ ở nƣớc ta. Do đó, sự hiểu biết lẫn nhau để thực hiện nguyên tắc cùng có lợi còn rất hạn chế. Các doanh nghiệp là tổ chức lợi nhuận nên họ rất quan tâm đến chi phí và lợi ích. Họ không thể bỏ thời gian, tiền bạc để hợp tác với trƣờng nếu thấy không đem lại lợi ích thiết thực gì. Lợi ích lớn nhất mang lại từ hợp tác với trƣờng là có đƣợc nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Thay

ngũ kỹ thuật viên lành nghề đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của mình. Nhƣ vậy, Trƣờng ĐTN sẽ đem lại lợi ích rất lớn, tạo nguồn “tài sản” quý giá trong tƣơng lai cho các doanh nghiệp, ngoài ra các doanh nghiệp còn nhận đƣợc lợi ích từ các trƣờng ĐTN trong việc tiếp cận trực tiếp với các giải pháp phát triển doanh nghiệp, phát minh sánh chế và các dịch vụ tƣ vấn. Liên kết đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên. Sự liên kết (sâu hơn là gắn kết) này đã và đang đƣợc các trƣờng và doanh nghiệp ở nhiều nƣớc khai thác triệt để. Ở nƣớc ta, các trƣờng và doanh nghiệp bắt đầu cũng thấy đƣợc lợi ích to lớn nếu liên kết đƣợc với nhau. Tuy nhiên làm thế nào để liên kết đƣợc với nhau vẫn là câu hỏi lớn chƣa có lời giải đáp.

3.2.2.3. Nội dung và cơ chế liên kết đào tạo nghề giữa Trường cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp với các đơn vị sử dụng lao động

Hình 3.1. Mô phỏng mô hình quy trình đào tạo nghề gắn với nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động

Sản phẩm đào tạo là cầu nối, gắn kết giữa Trƣờng và DN. Do đó, cả hai bên cần phải xác định rõ liên kết nội dung gì và cơ chế liên kết nhƣ thế nào(?). Hình trên mô phỏng mô hình qui trình đào tạo nghề gắn với nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động, trong đó gồm 3 khâu chủ yếu: (1) đầu ra, (2) công nghệ đào tạo, (3) đầu vào. Các khâu có liên hệ mật thiết với nhau, trong đó khâu đầu ra là điều kiện, mục tiêu quyết định các khâu còn lại. Điểm khác biệt quan trọng giữa đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp so với phƣơng thức đào tạo truyền thống là căn cứ vào đầu ra để lựa chọn công nghệ đào tạo và đầu vào phù hợp. Từng vị trí công việc trong doanh nghiệp sẽ yêu cầu phải có kiến thức gì, kỹ năng, nghiệp vụ nào và những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết. Mặt khác, căn cứ vào chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp qua các năm sẽ dự báo đƣợc nhu cầu về số lƣợng, dạng loại lao động cần thiết của doanh nghiệp, nhờ đó trƣờng mới tính toán đƣợc qui mô, cơ cấu nghành nghề, trình độ đào tạo hợp lý. Do trình độ phát triển còn thấp, phần lớn các doanh nghiệp ở nƣớc ta hiện nay chƣa có chiến lƣợc phát triển rõ ràng nên việc dự báo nhu cầu về nhân lực là rất khó khăn. Qua khảo sát nhu cầu đào tạo các doanh nghiệp là đối tác của một số Trƣờng của Tổng cục DN cho thấy mặc dù các doanh nghiệp biết rất cần nhân lực nhƣng số lƣợng là bao nhiêu còn rất mơ hồ, chƣa tính toán cụ thể. Phần lớn các doanh nghiệp đƣợc khảo sát chƣa có kế hoạch phát triển nhân lực [2]. Đây cũng là một trong những lý do giải thích tại sao các doanh nghiệp chƣa thiết tha với trƣờng nghề. Trong bối cảnh trên, trƣờng cần chủ động phối hớp với bộ phận nhân sự của các doanh nghiệp để đánh giá nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Kinh nghiệm thành công của nhiều trƣờng nghề trên thế giới đã cho thấy, việc đánh giá này phải đƣợc làm thƣờng xuyên và do một bộ phận chuyên trách đảm nhận. Khi doanh nghiệp đã trở thành khách hàng thì trƣờng nghề cần

khác, các doanh nghiệp cũng phải “nhiệt tình” nghiêm túc phối hợp với trƣờng nghề và đầu tƣ kinh phí để đánh giá nhu cầu đào tạo, phát triển nhân lực của mình. Qua kết quả đánh giá nhu cầu “đầu ra” trƣờng sẽ lựa chọn đƣợc công nghệ đào tạo thích hợp. Công nghệ này bao gồm ít nhất 6 thành tố: chƣơng trình và học liệu; đội ngũ giảng viên; cơ sở vật chất; dịch vụ đào tạo; tài chính; và quản lý. Các thành tố này phải hƣớng vào đáp ứng yêu cầu đầu ra và tƣơng thích với nhau. Trong mỗi thành tố đều có sự tham gia, phối hợp giữa trƣờng nghề và doanh nghiệp.

Có thể nói, nội dung chƣơng trình đào tạo có vai trò là điều kiện tiên quyết đảm bảo thành công của đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Tùy theo từng vị trí công việc trong doanh nghiệp sẽ thiết kế nội dung chƣơng trình về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết. Các doanh nghiệp cần tham gia trực tiếp vào việc xây dựng, cải tiến chƣơng trình đào tạo thông qua cung cấp thông tin, phản biện nội dung chƣơng trình. Trong nhóm xây dựng, cải tiến chƣơng trình cần có một số thành viên của doanh nghiệp, đặc biệt là những ngƣời quản lý các bộ phận tác nghiệp. Tuy nhiên, cần lƣu ý rằng: ngoài đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, trƣờng nghề cần đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại của chƣơng trình đào tạo mà các doanh nghiệp chƣa biết đến hoặc ít quan tâm. Khi có chƣơng trình đào tạo đạt chuẩn ( khoa học, thực tiễn, liên thông quốc tế) thì việc xây dựng học liệu không quá khó khăn. Vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng học liệu là tham gia hoặc cung cấp thông tin để viết các nghiên cứu tình huống. Kinh nghiệm thành công và thất bại của các cá nhân trong từng vị trí công việc sẽ là những bài học vô cùng quí giá cho những học sinh, sinh viên. Các trƣờng rất cần các nghiên cứu tình huống sống động từ thực tiễn của doanh nghiệp và doanh nghiệp hoàn toàn có thể tham gia đƣợc việc này. Doanh nghiệp càng đầu tƣ đúc rút những kinh nghiệm thành công, thất bại của những ngƣời đi trƣớc bao nhiêu để tham khảo cho những ngƣời đi sau thì càng tăng

đƣợc giá trị và giảm bớt những tổn thất cho mình trong tƣơng lai. Điều này đã đƣợc các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp (CEO) nổi tiếng trên thế giới đúc rút qua nhiều cuốn sách về lãnh đạo, quản trị nhân sự.

Đội ngũ giảng viên là thành tố then chốt trong công nghệ đào tạo và quyết định sự thành công của đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp. Căn cứ vào nội dung, yêu cầu của chƣơng trình đào tạo, các giảng viên phải xây dựng, điều chỉnh bổ sung kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp mà doanh nghiệp cần chứ không phải là dựa vào những thứ có sẵn hoặc ý muốn chủ quan của giảng viên. Phƣơng pháp dạy – học, thực tập của học sinh, sinh viên cũng phải thay đổi theo hƣớng phục vụ ngƣời học, đảm bảo đƣợc sự linh hoạt và bám sát thực tế. Yêu cầu đã buộc các giảng viên và học sinh, sinh viên phải đi thực tế, gắn bó với doanh nghiệp, mặt khác với phƣơng thức đào tạo gắn kết này các doanh nghiệp có nhiều cơ hội và trách nhiệm trong việc báo cáo thực tiễn, trực tiếp tham gia hƣớng dẫn thực tập và tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên.

Đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp còn đƣợc thể hiện rất rõ qua việc tăng cƣờng cơ sở vật chất cho trƣờng. Các trƣờng nghề nƣớc ta đang gặp khó khăn rất lớn về thiếu trầm trọng giảng đƣờng, phòng thí nghiệm, phòng thực hành và các thiết bị dạy – học, các doanh nghiệp có thể hỗ trợ giải quyết một phần khó khăn này thông qua việc hiến tặng giảng đƣờng, phòng thí nghiệm, thực hành và các thiết bị dạy – học và đào tạo tại doanh nghiệp (sử dụng cơ sở vật chất của doanh nghiệp) nhờ đó học sinh, sinh viên có cơ hội đƣợc làm quen với môi trƣờng doanh nghiệp, các thiết bị, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời các doanh nghiệp cũng có cơ hội để lựa chọn, hƣớng nghiệp cho những sinh viên, học viên có năng lực tốt phục vụ cho doanh nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp.

kiện thuận lợi cho việc triển khai các chƣơng trình đào tạo, trong đó đặc biệt là các dịch vụ tƣ vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho sinh viên, marketing, … Phần lớn các trƣờng nghề ở nƣớc ta hiện nay các hoạt động này chƣa đƣợc coi trọng và còn rất hạn chế. Doanh nghiệp có nhiều lợi thế để khai thác các dịch vụ đào tạo với trƣờng nghề.

Công nghệ đào tạo có đƣợc thực hiện tốt hay không phụ thuộc quan trọng vào nguồn tài chính, sẽ là không tƣởng nếu muốn chất lƣợng đào tạo tốt mà nguồn tài chính lại rất hạn hẹp. Nguồn tài chính của phần lớn các trƣờng nghề ở nƣớc ta phụ thuộc vào ngân sách nhà nƣớc và một phần nhỏ vốn tự có từ học phí. Cả hai nguồn vốn này về cơ bản chỉ mới đủ cho trƣờng nghề duy trì các hoạt động thƣờng xuyên thực hiện nhiệm vụ chính trị đƣợc giao. Kinh nghiệm thành công của nhiều trƣờng lớn trên thế giới cho thấy, muốn có “nguồn tài chính khỏe” cần phải dựa vào doanh nghiệp và tài trợ. Các doanh nghiệp có thể hỗ trợ trƣờng thông qua các hoạt động cấp học bổng cho học sinh, sinh viên, trả học phí dƣới dạng tài trợ cho trƣờng để đào tạo, cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp, cung cấp tài chính cho trƣờng thông qua việc ký kết các các hợp đồng đào tạo. Mặt khác, các doanh nghiệp có thể đóng góp tài chính với trƣờng để thành lập các trung tâm, các công ty… Các trƣờng, doanh nghiệp ở thành phố Kawasaki (Nhật Bản) rất thành công trong mô hình gắn kết ĐTN giữa Trƣờng và Doanh nghiệp.

Quản lý đào tạo là thành tố cuối cùng nhƣng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định thành công hoặc thất bại việc vận hành công nghệ đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp. Nội dung này bao gồm các qui định có liên quan đến tất cả các nội dung của qui trình đào tạo. Đối với đào tạo theo nhu

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết đào tạo nghề giữa Trường Cao đẳng nghề thương mại và Công nghiệp với các đơn vị sử dụng lao động (Trang 87)