9. Kết cấu luận văn
1.5.2. Các nội dung liên kết
1.5.2.1.Hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, dạy nghề chuyên sâu, bồi dưỡng, đào tạo lại và tuyển dụng lao động
Trƣờng tham gia tƣ vấn cho DN về hoạch định chiến lƣợc, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, DN tham gia tƣ vấn cho trƣờng dạy nghề hoạch định chiến lƣợc đào tạo, xây dựng kế hoạch phát triển Trƣờng. Doanh nghiệp tham gia xây dựng chƣơng trình đào tạo, trong đó chú trọng chƣơng trình dạy thực hành.
Trƣờng lập kế hoạch tham quan thực tế ở doanh nghiệp, thực hành kỹ thuật và thực tập sản xuất cho học sinh phổ thông, học viên học nghề của Trƣờng. DN tiếp nhận, tạo điều kiện cơ sở vật chất và tham gia hƣớng dẫn học sinh học nghề của Trƣờng đến tham quan, thực tập, thực hành.
Trƣờng tiếp nhận lao động của doanh nghiệp để đào tạo mới, tƣ vấn hƣớng nghiệp để chuyển đổi nghề và đào tạo lại theo hợp đồng liên kết đào tạo. DN đặt hàng về yêu cầu tay nghề, yêu cầu định hƣớng nghề và thời gian hoàn thành việc đào tạo cho từng trƣờng hợp cụ thể. Tận dụng máy móc thiết bị, cơ sở vật chất của doanh nghiệp phục vụ quá trình đào tạo cho ngƣời lao động.
Trƣờng bồi dƣỡng ngắn hạn và cập nhật kiến thức, kỹ năng mới cho cán bộ, ngƣời lao động của doanh nghiệp. DN tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên trƣờng dạy nghề đến tham quan, thực tập để không ngừng cập nhật kiến thức, công nghệ mới, phục vụ cho việc nâng cao chất lƣợng đào tạo.
Trƣờng cử giáo viên giỏi tham gia các hội đồng của doanh nghiệp để chấm thi nâng bậc, giám khảo các hội thi kỹ thuật do DN tổ chức. DN cử chuyên gia tham gia các hội đồng thi thực hành cho học sinh, sinh viên học nghề.
để điều chỉnh, đổi mới chƣơng trình, phƣơng pháp dạy-học. Đồng thời, DN cũng phải phản hồi cho trƣờng dạy nghề thông tin về kỹ năng tay nghề, thái độ lao động và tác phong công nghiệp của học sinh, sinh viên khi lao động, thực tập tại doanh nghiệp.
1.5.2.2. Liên kết nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới và các dịch vụ khác
Trƣờng lập đề cƣơng nghiên cứu, tính toán chi phí cho việc nghiên cứu. trƣng cầu ý kiến chuyên gia của doanh nghiệp về đề cƣơng, kinh phí, tổ chức lực lƣợng giáo viên, nhà khoa học tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. DN đặt hàng công trình khoa học, chuyển giao công nghệ xuất phát từ nhu cầu thực tế sản xuất kinh doanh. Tham gia các hội đồng tƣ vấn việc lập đề cƣơng, kế hoạch kinh phí, tổ chức thực nghiệm, kiểm tra đánh giá nghiệm thu…
Trƣờng ký kết hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; giải ngân và thanh quyết toán theo đúng chế độ tài chính hiện hành. DN ký kết hợp đồng, cho ứng kinh phí và thanh, quyết toán kinh phí nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Phản hồi về tính hiệu quả của công trình để đặt hàng những công trình tiếp theo.
Trƣờng phối hợp với doanh nghiệp tổ chức hội thảo về xu hƣớng công nghệ mới, hoặc hội nghị tập huấn về nghiệp vụ nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới. DN tham gia hội thảo, hội nghị tập huấn với trƣờng dạy nghề, tạo nên phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong tập thể cán bộ, ngƣời lao động để làm tiền đề cho việc phát hiện vấn đề, nảy sinh các công trình khoa học, công nghệ mới…
Trƣờng tăng cƣờng công tác tuyên truyền để tuyển sinh ngƣời lao động học nghề định hƣớng nhằm xuất khẩu lao động. DN hợp đồng với các đối tác nƣớc ngoài trong việc trao đổi lao động, xuất khẩu lao động.
Trƣờng hỗ trợ về chƣơng trình, chuyên môn và liên kết với doanh nghiệp mở cơ sở đào tạo nghề theo cơ chế xã hội hóa. DN đầu tƣ tài chính, máy móc thiết bị và liên kết với trƣờng dạy nghề mở xƣởng sản xuất trực thuộc trƣờng dạy nghề theo quy chế đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính.
Trƣờng tổ chức gian hàng giới thiệu năng lực đào tạo trong Hội chợ việc làm, đƣa học sinh học nghề phổ thông đến các gian hàng doanh nghiệp để giáo dục định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh. DN phối hợp tổ chức gian hàng giới thiệu năng lực sản xuất kinh doanh, thiết bị, công nghệ mới, góp phần trong việc định hƣớng nghề nghiệp, kích thích tìm tòi nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh.
1.5.3.Quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề giữa Trường với các đơn vị sử dụng lao động
Nội dung quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề với các đơn vị sử dụng lao động là quản lý các yếu tố của quá trình đào tạo nghề. Các yếu tố của quá trình đào tạo nghề bao gồm:
- Xác định mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, kế hoạch đào tạo nghề.
- Xây dựng các điều kiện cần thiết khả thi: Đội ngũ giáo viên, cán bộ kỹ thuật, cơ sở vật chất, trƣờng, xƣởng, nguồn tài chính, môi trƣờng sƣ phạm ...
- Xác định quy mô phát triển số lƣợng, chất lƣợng của từng ngành nghề đào tạo.
- Tổ chức chỉ đạo hoạt động dạy và học của thày và trò. - Hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lý.
- Phát triển cơ chế cộng đồng, phối hợp trong và ngoài - Tổ chức đánh giá chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề.
- Đối tƣợng tuyển sinh - Giáo viên/ hƣớng dẫn viên - Thiết bị / vật liệu - Các cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy: - Thƣ viện - Hệ thống cấp điện/ nƣớc - Phòng học/ xƣởng/ phòng thí nghiệm
- Phƣơng tiện dạy - học
Quá trình giảng dạy và học tập (lý thuyết - Thực hành) Giáo viên, học sinh - Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ - Thói quen nghề nghiệp - Tình hình việc làm sau tốt nghiệp
- Năng suất lao động - Khả năng thu nhập - phát triển nghề nghiệp Đánh giá/ lựa chọn Phát triển chƣơng trình Lựa chọn phƣơng pháp đào
tạo/ đánh giá quá trình
- Kiểm tra/ đánh giá - Văn bằng/ chứng chỉ Đầu vào
(Input)
Quá trình đào tạo (Process)
Kết quả đào tạo (Learning Outcomes)
Thích ứng thị trƣờng lao động Labor Market
( Outcomes)
Hình 2: Sơ đồ hóa quá trình quản lý đào tạo nghề
(Nguồn: Trần Khánh Đức, Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực (tr 129), nhà xuất bản giáo dục)
Các thành phần trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và hình thành các thong tin ngƣợc để đảm bảo đầu vào và hoàn thiện quá trình đào tạo. Quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề với các đơn vị sử dụng lao phải quản lý ngay từ khâu đầu vào của quá trình đào tạo, quản lý quá trình đào tạo để đảm bảo kết quả đào tạo thích ứng với thị trƣờng lao động (ngƣời lao động sau khi đào tạo có khả năng kiếm đƣợc việc làm).