Quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển đào tạo nghề đến năm

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết đào tạo nghề giữa Trường Cao đẳng nghề thương mại và Công nghiệp với các đơn vị sử dụng lao động (Trang 76)

9. Kết cấu luận văn

3.1.2. Quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển đào tạo nghề đến năm

Theo Mục tiêu Chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội, đến năm 2020 nƣớc ta trở thành nƣớc công nghiệp có trình độ phát triển trung bình( tỷ trọng

các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP; tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 30% trong lao động xã hội) (Nguồn: Dự thảo chiến lƣợc phát triển KT-XH 2011-2020). Với yêu cầu của một đất nƣớc công nghiệp, nền kinh tế nƣớc ta cần có đội ngũ lao động kỹ thuật đủ về số lƣợng, có kiến thức, kỹ năng nghề với cơ cấu và trình độ phù hợp.

Định hƣớng phát triển dạy nghề ở Việt nam trong thời gian tới dựa trên những quan điểm chủ đạo là:

- Dạy nghề có vị trí , vai trò quan trọng đặc biệt đối với phát triển vốn con ngƣời , nguồn nhân lƣ̣c , tăng trƣởng kinh tế , tạo việc làm , tăng thu nhâ ̣p cho ngƣời lao đô ̣ng, giảm nghèo , thƣ̣c hiê ̣n công bằng xã hô ̣i , góp phần phát triển KT -XH bền vững . Dạy nghề là mô ̣t trong nhƣ̃ng giải pháp đột phá của chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội nhằm phát triển nhanh đôị ngũ nhân lực kỹ thuật trực tiếp, phục vụ công nghiệp hoá , hiện đại hoá ; góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển day nghề đƣợc coi là quốc sách hàng đầu .

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đổi mới toàn diện từ tƣ duy đến hoạch định cơ chế, chính sách, nội dung chuyên môn nghiệp vụ và quản lý dạy nghề . Giai đoạn 2011 – 2020 phải tạo ra bƣớc đột phá trong viê ̣c nâng cao chất lƣợng da ̣y nghề .

- Đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu của thị trƣờng lao động nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế - xã hội đang chuyển dịch theo hƣớng trở thành nƣớc công nghiệp; dạy nghề phải phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu lao động, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn gắn với giải quyết việc làm cho ngƣời lao động; mặt khác, phát triển dạy nghề theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá; phát triển cả ở nông thôn, thành thị; cả vùng thuận lợi cũng nhƣ vùng khó khăn; đáp ứng nhu cầu học suốt đời, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi ngƣời; chú trọng đến nhóm đối

- Phát triển dạy nghề là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng , Chính quyền , của cả hệ thống chính trị , của ngƣời sử dụng lao động và toàn xã hội ; Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong đầu tƣ cho dạy nghề , đồng thời huy động mọi nguồn lực xã hội , sƣ tham gia củ a doanh nghiê ̣p , các tổ chức xã hội cho phát triển dạy nghề.

Mục tiêu tổng quát phát triển dạy nghề là đến năm 2020 dạy nghề đáp ứng nhu cầu về nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh với trình độ cao, lành nghề, đủ về số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, nhân cách, năng lực nghề nghiệp và thể chất phục vụ cho các ngành kinh tế, vùng kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động; mở rộng quy mô dạy nghề cho ngƣời lao động, phục vụ có hiệu quả cho chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn, tạo nhiều việc làm có thu nhập cao, cải thiện đời sống cho ngƣời lao động.

Đến năm 2020 trong lực lƣợng lao động có 27,5 triệu ngƣời đƣợc đào tạo nghề, trong đó khoảng 10 triệu lao động nông thôn; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 55%, trong đó 28%-30% có trình độ từ trung cấp nghề trở lên; khoảng 90% số ngƣời học nghề có việc làm và 70% có việc làm đúng với nghề đƣợc đào tạo (Theo Dự thảo Chiến lƣợc phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020, Tổng cục dạy nghề).

Trong giai đoạn 2011-2020 dạy nghề phải thực hiện đƣợc hai nhiệm vụ chiến lƣợc cơ bản , đó là : đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất , kinh doanh có trình độ cao , đủ về số lƣợng , hợp lý về cơ cấu ngành nghề , cấp trình độ và có chất lƣợng cho các ngành , vùng kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm, phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hoá đất nƣớc và hội nhập. Mở rộng quy mô dạy nghề cho ngƣời lao động ở nông thôn nhằm đẩy nhanh chuyển

làm, tăng thu nhập , giảm nghèo vững chắc , đảm bảo an sinh xã hội. Nhiệm vụ này đã đƣợc cụ thể hoá bằng Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ( Quyết định 1956 ngày 27 tháng 11 năm 2009)..

Để thực hiện đƣợc những định hƣớng phát triển trên có một số giải

pháp cần đƣợc đề ra là:

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và xã hội

về dạy nghề; phải nhận thức đúng vị trí, vai trò của dạy nghề trong giải quyết việc làm, trong đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực, về yếu tố có tính quyết định để phát triển kinh tế xã hội bền vững ; nhận thức đúng thang giá trị về dạy nghề để thay đổi hành vi , thu hút phần lớn thanh niên vào học nghề . Nâng cao nhận thức của các doanh nhân về lợi ích của dạy nghề đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, từ đó chủ động tham gia, đóng góp chính và tích cực vào dạy nghề.

- Phát triển mạnh hệ thống dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển về quy mô và cơ cấu nghề đào tạo cho các ngành kinh tế và phổ cập nghề cho thanh niên. Hoàn thiện quy hoạch hệ thống mạng lƣới cơ sở dạy nghề trong cả nƣớc trên cơ sở chiến lƣợc, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020 của cả nƣớc, ngành, vùng, tiểu vùng, địa phƣơng, đảm bảo yêu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật và nâng cao trình độ nghề cho ngƣời lao động với cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo; liên thông giữa các trình độ đào tạo , linh hoạt, dễ tiếp cận và huy động đƣợc các lực lƣợng xã hội tham gia ; đáp ứng nhu cầu học nghề của mọi ngƣời, quan tâm các nhóm yếu thế trong xã hội và trên thị trƣờng lao động; gắn với nhu cầu việc làm trong nƣớc và cho xuất khẩu lao động.

- Tăng cƣờng các điều kiện đảm bảo chất lƣợng dạy nghề theo nghề , cấp trình độ để tạo sự đột phá về chất lƣợng đào tạo đội ngũ nhân lực kỹ

sở kỹ năng nghề quốc gia); hƣớng tới việc công nhận kỹ năng nghề cho ngƣời lao động giữa các nƣớc trong khu vực, nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho ngƣời lao động Việt nam tham gia vào thị trƣờng lao động khu vực và thế giới.

- Phát triển dạy nghề theo hƣớng chuẩn hoá và hiện đại hóa . Xây dựng cơ chế, chính sách, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của khoa học giáo dục trong công tác dạy nghề nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng dạy nghề, tiếp cận đƣợc trình độ khu vực và thế giới; xây dựng các tiêu chuẩn trong hoạt động dạy nghề: tiêu chuẩn kỹ năng nghề; tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề (áp dụng tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề của các nƣớc phát triển trong các trƣờng CĐN, TCN đạt trình độ khu vực và quốc tế); tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị, trƣờng học, xƣởng thực hành. Đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề đồng bộ theo chuẩn, hiện đại và tƣơng ứng với kỹ thuật, công nghệ trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong dạy nghề, đào tạo nghề qua mạng. Đẩy mạnh đào tạo tiếng Anh chuyên ngành trong các trƣờng nghề và đào tạo một số nghề trình độ cao, nghề trọng điểm bằng tiếng Anh.

- Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp trở thành một chủ thể quan trọng trong đào tạo nghề. Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành lập trƣờng nghề, liên kết với trƣờng nghề trong đào tạo và giải quyết việc làm; nhận học sinh, sinh viên của nhà trƣờng đến doanh nghiệp thực hành, thực tập. Xây dựng các mô hình, hình thức và phƣơng thức hợp tác, gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để nâng cao khả năng có việc làm cho ngƣời lao động sau khi đƣợc đào tạo. Phát triển mạnh các cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp để đào tạo nghề cho doanh nghiệp và cho xã hội; khuyến khích phát triển dạy nghề tại dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Tăng cƣờng vai trò đại diện của doanh nghiệp (VCCI,

VCOPSME, Hội nghề nghiệp...) trong quá trình xây dựng chính sách, chiến lƣợc, kế hoạch và triển khai hoạt động dạy nghề.

- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác dạy nghề, huy động các nguồn lực trong xã hội và cộng đồng quốc tế cho phát triển dạy nghề. Tạo sự bình đẳng giữa CSDN công lập và CSDN ngoài công lập trong dạy nghề (đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên CBQL; đặt hàng đào tạo…).

- Tiếp tục hoàn thiê ̣n thể chế da ̣y nghề , nhất là cơ chế tài chính đảm bảo lợi ích đối với ngƣời dạy nghề, ngƣời học nghề, ngƣời lao động qua đào tạo nghề ( tiền lƣơng, vinh danh…), chính sách đối với doanh nghiệp tham gia dạy nghề,… tạo động lực cho việc dạy và học nghề ; có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với cả ngƣời học và cơ sở dạy nghề , trong đó có cho vay ƣu đãi để học nghề. Nhà nƣớc thực hiện chính sách hỗ trợ cho ngƣời học nghề thuộc đối tƣơ ̣ng chính sách xã hô ̣i , bô ̣ đô ̣i xuât ngũ , ngƣời dân tô ̣c , gia đình nghèo. Xây dựng chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực đào tạo nghề. Có cơ chế tạo sự kết nối giữa hệ thống đào tạo với ngƣời sử dụng lao động.Tăng cƣờng vai trò của cộng đồng, của các đoàn thể, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát chất lƣợng dạy nghề. Hình thành Hội đồng quốc gia về dạy nghề, trong đó thành viên là các đại diện của các cơ quan Nhà nƣớc, các nhà khoa học, doanh nghiệp, đại diện ngƣời lao động và các đối tác xã hội khác.

- Đảm bảo nguồn lực phát triển dạy nghề, Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong đầu tƣ cho phát triển dạy nghề. Nâng tỷ trọng đầu tƣ cho dạy nghề trong tổng ngân sách chi cho giáo dục đào tạo. Huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển dạy nghề. NSNN tập trung đầu tƣ cho những CSDN trọng điểm, nghề trọng điểm (đầu tƣ đồng bộ), các vùng khó khăn, vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; đào tạo nghề cho các gia đình chính sách và phổ cập

trong đào tạo nghề, thông qua các chƣơng trình, dự án phát triển dạy nghề; đồng thời huy động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc, ngƣời học để phát triển dạy nghề.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về dạy nghề trong toàn hệ thống; khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của khoa học giáo dục trong công tác dạy nghề nhằm không ngừng phát triển triết lý giáo dục để nâng cao chất lƣợng dạy nghề, tiếp cận đƣợc trình độ khu vực và thế giới. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về dạy nghề, mở rộng trao đổi và học tập kinh nghiệm của các nƣớc phát triển về các hoạt động dạy nghề. Khuyến khích các trƣờng trong nƣớc hợp tác với các trƣờng đào tạo nghề của các nƣớc phát triển về trao đổi chƣơng trình đào tạo, trao đổi giáo viên, chuyên gia đào tạo; chuyển giao công nghệ, phƣơng pháp giảng dạy. Tích cực tham gia các hoạt động quốc tế về dạy nghề.

(Theo bài “Phát triển dạy nghề hiện đại hội nhập với khu vực và thế giới” của PGS.TS Mạc Văn Tiến – Viện trƣởng Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề)

3.1.3. Mục tiêu của Trường cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp đến năm 2020

Mục tiêu của Trƣờng đến năm 2020 là xây dựng nhà trƣờng có uy tín về chất lƣợng đào tạo, là mô hình dạy nghề hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nƣớc và thời đại. Trƣờng phải là một trong những trƣờng đào tạo có uy tín của các Doanh nghiệp, Bộ Công Thƣơng, Vùng và Miền mà học sinh, sinh viên sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện, là nơi giáo viên và học sinh, sinh viên luôn có khát vọng vƣơn tới.

Sứ mệnh của Trƣờng là tạo dựng đƣợc môi trƣờng học tập rèn luyện về kiến thức, kỹ năng, tác phong công nghiệp có chất lƣợng cao, để mỗi học sinh sinh viên khi ra trƣờng đều có cơ hội phát triển tài năng và tƣ duy sáng tạo. Đồng thời phải phát huy hệ thống giá trị cơ bản của nhà trƣờng: - Tình đoàn

kết; lòng nhân ái; Tinh thần trách nhiệm; Sự hợp tác; Lòng tự trọng; Tính sáng tạo; Tính trung thực; Khát vọng vƣơn lên.

3.1.3.1. Các chỉ tiêu phát triển

* Đội ngũ cán bộ, giáo viên.

- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên đƣợc đánh giá khá, giỏi trên 80%.

- Số giờ tích hợp 100% mô đun đào tạo.

- Có trên 10% cán bộ quản lý và giáo viên, trong đó có ít nhất 02 ngƣời trong Ban Giám hiệu có trình độ tiến sĩ.

- Có trên 50% cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ thạc sĩ.

- Phấn đấu 100% tổ chuyên môn có giáo viên đạt trình độ sau Đại học. * Học sinh, sinh viên:

- Qui mô: + Lớp học: 120  150lớp.

+ Học sinh, sinh viên: 3.800 học sinh sinh viên. - Chất lƣợng học tập:

+ Trên 55% học lực khá, giỏi (10% học lực giỏi)

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 1% không có học sinh kém. + Có nhiều học sinh sinh viên đạt học bổng du học nƣớc ngoài. - Chất lƣợng đạo đức, kỹ năng sống.

+ Chất lƣợng đạo đức: 98% hạnh kiểm khá, tốt.

+ Học sinh đƣợc trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.

* Cơ sở vật chất.

- Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ đƣợc trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.

- Xây dựng môi trƣờng sƣ phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp”

3.1.3.2. Phương châm hành động

“Chất lượng dạy nghề là danh dự của nhà trường”

3.1.3.3. Chương trình hành động

* Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác quản lý giáo dục học sinh sinh viên.

Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lƣợng giáo dục đạo đức và chất lƣợng văn hoá. Đổi mới phƣơng pháp dạy học và đánh giá học sinh sinh viên phù hợp với mục tiêu, nội dung chƣơng trình và đối tƣợng học sinh sinh viên. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có đƣợc những kỹ năng sống cơ bản và tác phong công nghiệp.

Ngƣời phụ trách: Hiệu trƣởng, các Phó Hiệu trƣởng và các Phòng khoa chuyên môn đặc biệt phòng chính trị công tác học sinh sinh viên.

* Xây dựng và phát triển đội ngũ.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lƣợng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sƣ phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trƣờng, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Ngƣời phụ trách: Ban Giám hiệuểntƣởng khoa chuyên môn;

* Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.

Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề theo hƣớng chuẩn hoá,

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình liên kết đào tạo nghề giữa Trường Cao đẳng nghề thương mại và Công nghiệp với các đơn vị sử dụng lao động (Trang 76)