đào tạo nghề cho lao động nông thôn hà tĩnh

94 1.2K 17
đào tạo nghề cho lao động nông thôn hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THÀNH NAM ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THÀNH NAM ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HÀ TĨNH Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO THỊ BÍCH THỦY Hà Nội – 2014 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 10 1.1. Cơ sở lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 10 1.1.1. Khái niệm đào tạo nghề: 10 1.1.2. Lao động nông thôn và đặc điểm của lao động nông thôn 13 1.1.3. Tầm quan trọng của đào tạo nghề cho lao động nông thôn 14 1.1.4. Nội dung và hình thức đào tạo nghề: 15 1.1.5. Các yếu tố ảnh hƣớng đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn 18 1.2. Kinh nghiệm và bài học rút ra từ công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Quảng Trị. 22 1.2.1. Kinh nghiệm công tác đào tạo nghề 22 1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra 28 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HÀ TĨNH TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY 30 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh 30 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 30 2.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội 32 2.1.3. Một số khó khăn, hạn chế 37 2.2. Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Tĩnh . 38 2.2.1. Mạng lƣới, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề (Bảng 3) 38 2.2.2. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 41 2.2.3. Đội ngũ giáo viên dạy nghề 43 2.2.5. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các xã điểm xây dựng nông thôn mới (Bảng 4) 45 2.3. Đánh giá chung về thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Tĩnh. 49 2.3.1.Ƣu điểm 49 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 51 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HÀ TĨNH THỜI GIAN TỚI 55 3.1. Quan điểm và mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Tĩnh 55 3.1.1. Quan điểm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 55 3.1.2. Mục tiêu về đào tạo nghề 56 3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Tĩnh 58 3.3. Một số kiến nghị, đề xuất 70 3.3.1 Đối với Chỉnh phủ 70 3.3.2. Với Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội . 71 3.3.3. Đối với tỉnh Hà Tĩnh 71 KẾT LUẬN 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nội dung 1 BCĐ Ban Chỉ đạo 2 CN -TTCN Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 3 CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 4 CNKT Công nhân kỹ thuật 5 CSVC Cơ sở vật chất 6 ĐH -CĐ Đại học, cao đẳng 7 GD- ĐT Giáo dục – đào tạo 8 GQVL Giải quyết việc làm 9 GVDN Giáo viên dạy nghề 10 KHCN Khoa học công nghệ 11 KT- XH Kinh tế - xã hội 12 KTNN Kinh tế nông nghiệp 13 LĐ, TB & XH Lao động- Thƣơng binh và Xã hội 14 LĐ Lao động 15 LĐNT Lao động nông thôn 16 MTQG Mục tiêu quốc gia 17 NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 18 NNNT Nông nghiệp nông thôn 19 TCDN Tổng cục dạy nghề 20 THCN Trung học chuyên nghiệp 21 TW Trung ƣơng 22 UBND Ủy ban nhân dân 23 XĐGN Xóa đói giảm nghèo 24 XHH Xã hội hóa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội có tính toàn cầu, là sự quan tâm đặc biệt của mỗi một quốc gia trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Chủ nghĩa xã hội trƣớc hết là nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi ngƣời có công ăn, việc làm, đƣợc ấm no và đƣợc sống hạnh phúc”. Đối với các nƣớc đang phát triển có lực lƣợng lao động lớn nhƣ Việt Nam đào tạo nghề là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trƣờng, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới. Đảng, Nhà nƣớc ta đã đề ra nhiều chủ trƣơng, đƣờng lối thiết thực, hiệu quả trong công tác đào tạo nghề cho lao động, nhất là lao động nông thôn nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định rõ: " Hoàn thiện pháp luật về dạy nghề, ban hành chính sách ƣu đãi về đất đai, thuế, đào tạo giáo viên, hỗ trợ cơ sở hạ tầng nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề. Đổi mới phƣơng thức, nâng cao chất lƣợng dạy và học, gắn dạy nghề với nhu cầu thực tế" [5, tr 227]. . Mặt khác nƣớc ta đang trong thời kỳ hội nhập mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) sẽ làm tăng cơ hội việc làm, sẽ xuất hiện những nghề mới ở các lĩnh vực, khu vực mới. 2 Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá mạnh mẽ nhƣ hiện nay sẽ xảy ra tình trạng mất việc làm ở một số lĩnh vực, khu vực trong đó có khu vực nông thôn; một bộ phận nông dân mất đất sản xuất dẫn đến mất việc làm trong khi đó việc đào tạo nghề còn nhiều bất cập, chƣa phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng lao động; mạng lƣới cơ sở dạy nghề nói chung tuy đã phát triển nhƣng chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, trong khi đó ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa số lƣợng cơ sở dạy nghề rất ít, quy mô dạy nghề nhỏ, chƣa đáp ứng nhu cầu học nghề của đông đảo lao động nông thôn; đội ngũ giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn thiếu về số lƣợng, chƣa đạt chuẩn về trình độ, chuyên môn, thiếu kinh nghiệm quản lý dạy nghề; chất lƣợng dạy nghề cho lao động nông thôn chƣa đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động. Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh những năm vừa qua, cùng với quá trình phát triển chung của cả nƣớc, kinh tế của Hà Tĩnh đang phát triển sôi động, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động đã đƣợc chú trọng. Tuy nhiên, đối với khu vực nông thôn của Hà Tĩnh thì đây vẫn còn là một vấn đề nan giải, nhất là trong thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều chƣơng trình, dự án trọng điểm của quốc gia, của tỉnh. Nhu cầu đào tạo nghề để đƣa lao động vào các nhà máy sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng, nhất là ngƣời dân khu vực nông thôn, nhƣng công tác đào tạo nghề chƣa đáp ứng yêu cầu. Một số nơi dạy nghề còn coi trọng số lƣợng, chƣa quan tâm đến chất lƣợng; đào tạo chƣa phù hợp với nhu cầu của ngƣời học và ngƣời sử dụng lao động cả về chất lƣợng và cơ cấu ngành, nghề và nhu cầu của xã hội. Mạng lƣới cơ sở dạy nghề còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất, trang thiết bị chƣa đáp ứng yêu cầu, đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề thiếu về số lƣợng và yếu về nghiệp vụ; công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế; nhận thức của nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền về vị trí chiến lƣợc của nông nghiệp, nông dân, nông thôn và vai trò của công tác dạy nghề cho lao động 3 nông thôn chƣa đầy đủ. Nhiều địa phƣơng chƣa quan tâm đầu tƣ đúng mức đến công tác này; thiếu chính sách cụ thể để huy động các nguồn lực xã hội phục vụ công tác dạy nghề cho lao động nông thôn; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong tổ chức thực hiện chƣa chặt chẽ… Từ đó những câu hỏi đặt ra là: Tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề đối với lao động nông thôn Hà Tĩnh? Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Tĩnh trong thời gian qua nhƣ thế nào? Những giải pháp chủ yếu nào đƣợc đƣa ra để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Tĩnh? Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trên tác giả đã chọn Đề tài "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Tĩnh" để thực hiện luận văn tốt nghiệp. Qua đó, nhằm phân tích thực trạng, đồng thời đề xuất những giải pháp chiến lƣợc trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua, đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời lao động theo những hƣớng khác nhau, có thể kể tên một số công trình tiêu biểu sau: “Dạy nghề cho lao động nông thôn - Mục tiêu và Chính sách” của tác giả Phạm Văn Luyện, Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động Thƣơng binh và xã hội. Tác giả nhấn mạnh một số kết quả đạt đƣợc và những bất cấp trong công tác đào nghề cho lao động nông thôn hiện nay và đƣa ra mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và việc thực hiện các chính sách đƣợc đƣa ra trong Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Chính phủ. “Kỹ năng tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn” của tác giả Vũ Xuân Hùng, Tổng cục dạy nghề. Tác giả cho rằng việc 4 tuyên truyền đƣợc coi là một trong những giải pháp và hoạt động quan trọng trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Cho nên, cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội, cán bộ, công chức và lao động nông thôn về vai trò đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nông thôn. “Kinh nghiệm tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn có hiệu quả”, của tác giả Lê Huyền trên báo Nông thôn ngày nay. Tác giả đã đƣa ra các chuyên mục tuyên truyền cho công tác đào tạo nghề nhƣ: Công tác hậu trƣờng nội dung; nội dung và hình thức thể hiện, tổ chức và khai thác đề tài; cách thức tổ chức đề tài và các tuyển bài… “Một số kinh nghiệm tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn có hiệu quả ở cơ sở”, tác giả Nguyễn Viết Quý, Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Nam Định. Bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra đó là: trong công tác tuyên truyền tỉnh Nam Định đã triển khai tốt công tác tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc trong công tác dạy nghề và tạo việc làm; công tác điều tra, khảo sát thực tế; phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng trong việc tổ chức thực hiện. “Tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với phát triển cánh đồng mẫu lớn”, của tác giả Huỳnh Văn Thòn, Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang. Tác giả nhấn mạnh: mục tiêu của chƣơng trình này là giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lƣợng nhằm góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị trong sản xuất – nâng cao giá trị hạt gạo, tăng thu nhập góp phần nâng cao đời sống ngƣời nông dân. “Dạy nghề gắn với tổ chức sản xuất, tạo việc làm cho lao động nông thôn”, tác giả Đỗ Thị Chiên, Trung tâm dạy nghề Hải Hậu, Nam Định. Trong đó, tác giả nhấn mạnh là phải tìm việc làm cho ngƣời lao động trƣớc khi dạy nghề và 5 việc dạy nghề phải gắn với tổ chức sản xuất. Tìm hiểu thị trƣờng đầu ra cần lao động nghề gì? Ngƣời lao động ở địa phƣơng mình có thể đáp ứng đƣợc những nghề nào?; thông qua các cấp chính quyền, đoàn thể địa phƣơng, thông qua việc khảo sát của cán bộ, giáo viên trung tâm tìm hiểu những nghề mà trung tâm, địa phƣơng đã có nhƣng bị mai một và nguyện vọng làm nghề của ngƣời lao động từ đó xác định dạy nghề nào ở từng địa phƣơng cho phù hợp. “Sự tham gia của cơ sở dạy nghề trong việc triển khai thực hiện thí điểm mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn theo vị trí việc làm tại doanh nghiệp và đưa doanh nghiệp về khu vực nông thôn”, tác giả: Phạm Vũ Khiêm, Hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng nghề Long Biên. Theo tác giả: Ở khu vực nông thôn, nguồn nhân lực dồi dào, trong khi diện tích đất lại bị thu hẹp do chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp thành công nghiệp, vì vậy ngƣời lao động nông thôn cần phải chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình. “Tổ chức dạy nghề gắn với thế mạnh của địa phương và việc hỗ trợ vốn, xây dựng thương hiệu hàng hóa và tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm cho lao động nông thôn” của Ban Chỉ đạo Đề án 1956 tỉnh Bắc Kạn. Trong đó, nhấn mạnh Ban Chỉ đạo tỉnh đã chỉ đạo kịp thời các ngành, địa phƣơng, các cơ sở dạy nghề tổ chức thực hiện các hoạt động của Ban Chỉ đạo Đề án Chính phủ; đã ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn và tạo điều kiện cần thiết để triển khai các hoạt động của Đề án tại tỉnh. “Nâng cao chất lượng lao động trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa”, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế của Phạm Văn Tuyền. Trong luận văn tác giả đã làm rõ thêm một số vấn đề về lý luận và thực tiễn chất lƣợng lực lƣợng lao động trong điều kiện kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa; làm rõ thực trạng chất lƣợng lực lƣợng lao động hiện nay ở tỉnh Thanh Hóa. Tìm ra [...]... luận và thực tiễn về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 7 - Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Hà Tĩnh những năm tới 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Hà Tĩnh Tập trung vào các đối tƣợng... lƣợng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Tĩnh 7 Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chƣơng sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn đào tạo nghề cho lao động nông thôn Chƣơng 2: Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Tĩnh từ năm 2008 đến nay Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Tĩnh thời... Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với sản xuất, việc làm và bao tiêu sản phẩm” của phóng viên đăng trên Baomoi.com “Cần bƣớc đi chiến lƣợc cho đào tạo nghề nông thôn , tác giả Thủy Hiền, TTXVN; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với đặc điểm của từng địa phƣơng”, của tác giả Nguyễn Phƣơng đăng trên Baoquangninh.vn Tác giả nhấn mạnh: xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với tạo. .. THỰC TIỄN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1 Cơ sở lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.1.1 Khái niệm đào tạo nghề: * Nghề: Theo giáo trình Kinh tế lao động của trƣờng Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội: Nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động của xã hội, là toàn bộ kiến thức (hiểu biết) và kỹ năng mà một ngƣời lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã... chọn nghề phù hợp với đặc điểm từng địa phƣơng Đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn của tác giả Phƣớc Lộc đăng trên Baodongthap.com.vn; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: hƣớng tới thu 6 nhập cao cho nông dân”, tác giả Trần Ngọc Khoa đăng trên Baomoi.com; Báo Hà Tĩnh: “Huy động các nguồn lực xã hội phục vụ công tác dạy nghề cho lao động nông thôn , tác giả: Quang Linh - Đào. .. nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Hà Tĩnh thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Hà Tĩnh Để thực hiện các mục tiêu đề ra, Đề tài tập trung giải quyết một... phƣơng pháp phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn Hà Tĩnh để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn 8 6 Đóng góp của Đề tài Nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Hà Tĩnh trong quá trình CNH, HĐH; đánh giá đúng... của Đảng, Nhà nƣớc, của tỉnh về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến cán bộ, đảng viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân - Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nƣớc đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; nâng cao chất lƣợng đội ngũ quản lý, giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn Các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở phải thực sự coi công tác dạy nghề cho lao động là một... khi hoàn thành khóa học” Học nghề: “Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của ngƣời lao động để đạt đƣợc một trình độ nghề nghiệp nhất định” [2, tr 1] Đào tạo nghề cho ngƣời lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho ngƣời lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn bao gồm đào tạo nghề mới, đào tạo nghề bổ sung, đào tạo lại nghề Theo giáo trình Kinh tế lao động của trƣờng... lƣợng đào tạo Trong lĩnh vực dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng không có chƣơng trình đào tạo chung cho các nghề mà mỗi loại nghề đều có chƣơng trình riêng Do vậy, một cơ sở dạy nghề có thể cho nhiều chƣơng trình đào tạo nếu nhƣ cơ sở đó đào tạo nhiều nghề Điều này đòi hỏi việc nghiên cứu đánh giá thực trạng về chƣơng trình đào tạo nghề không thể chỉ căn cứ vào cơ sở đào tạo . SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HÀ TĨNH THỜI GIAN TỚI 55 3.1. Quan điểm và mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Tĩnh 55 3.1.1. Quan điểm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. lao động nông thôn Chƣơng 2: Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Tĩnh từ năm 2008 đến nay. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Tĩnh. VÀ THỰC TIỄN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Cơ sở lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.1.1. Khái niệm đào tạo nghề: * Nghề: Theo giáo trình Kinh tế lao động của trƣờng

Ngày đăng: 09/01/2015, 09:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan