Giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn hà tĩnh (Trang 63 - 75)

Hà Tĩnh

Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, công chức và toàn xã hội về vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Tăng cƣờng tuyên truyền sâu rộng các chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về công tác đào tạo nghề; về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để ngƣời lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề. Việc tuyên truyền đƣợc thực hiện thông qua nhiều hình thức đa dạng phong phú, phù hợp với từng địa phƣơng, đơn vị nhƣ: thông qua các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, các cuộc họp, hội nghị, các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thành và Truyền hình tỉnh và các tờ thông tin, tạp chí của các ngành…

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các cơ sở đào tạo và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nông thôn. Nhận thức rõ nguồn nhân lực lao động có chất lƣợng cao là yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong thời kỳ CNH – HĐH và hội nhập kinh tế thế giới.

Các cấp ủy Đảng đƣa nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào nghị quyết của cấp ủy; UBND các huyện, thành, thị xây dựng kế hoạch triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân. Các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến các chủ

trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tƣ vấn học nghề, việc làm và vận động các thành viên trong tổ chức của mình tham gia học nghề.

Nâng cao nhận thức của các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp trong mối quan hệ giữa đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng và sử dụng lao động qua đào tạo; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần có trách nhiệm trong việc tham gia vào quá trình đào tạo của các cơ sở dạy nghề, tạo việc làm cho ngƣời lao động sau khi đƣợc đào tạo nghề, tổ chức bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho ngƣời lao động tại các doanh nghiệp.

Đẩy mạnh công tác tuyền truyền sâu rộng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống để ngƣời lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề.

Giải pháp 2: Phát triển mạng lưới, tăng cường cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề

a. Mục tiêu đến năm 2015:

Xây dựng và ban hành quy hoạch phát triển mạng lƣới cơ sở dạy nghề của tỉnh đến năm 2020, trong đó chủ trọng phát triển các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn (cơ sở dạy nghề công lập, tƣ thục, cơ sở dạy nghề tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, nông lâm trƣờng, vùng chuyên canh, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) theo nghề và cấp trình độ đào tạo đến năm 2020.

Tiếp tục rà soát đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị cho các trƣờng cao đẳng, trƣờng trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề. Củng cố nâng cấp Trƣờng trung cấp nghề thành trƣờng cao đẳng nghề; thành lập các

trung tâm dạy nghề - hƣớng nghiệp và giáo dục thƣờng xuyên trên cơ sở sát nhập các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và trung tâm kỷ thuật tổng hợp hƣớng nghiệp dạy nghề hiện có và giao cho UBND các huyện, thành, thị quản lý; nâng cấp, mở rộng trung tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc Hội Nông dân tỉnh; thành lập mới các Trung tâm dạy nghề công lập các huyện: Lộc Hà, Đức Thọ, Kỳ Anh…

Tuyển dụng, bổ sung đội ngũ giáo viên các trƣờng đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện có thể đi vào hoạt động nhƣ: cơ sở đào tạo cao đẳng nghề Vũng Áng, trƣờng Cao đẳng nghề công nghệ Hà Tĩnh thuộc Liên đoàn lao động tỉnh. Rà soát kết quả đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề tại các trung tâm dạy nghề để tiếp tục đầu tƣ theo chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, phát huy vai trò của hệ thống cơ sở giáo dục này trong hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn.

Đến năm 2015 toàn tỉnh có 40 cơ sở đào tạo nghề, gồm 04 trƣờng cao đẳng, 06 trƣờng trung cấp nghề, 16 trung tâm dạy nghề, 14 cơ sở giáo dục đào tạo khác tham gia dạy nghề.

b. Giai đoạn 2016 – 2020:

Tiếp tục đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện. Nâng cấp Trung tâm dạy nghề thanh niên, Trung tâm dạy nghề Hội Nông dân thành trƣờng Trung cấp nghề; đầu tƣ mở rộng diện tích, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy nghề cho các trƣờng cao đẳng nghề và trung tâm dạy nghề để tăng quy mô, chất lƣợng đào tạo.

Tăng cƣờng hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn tại các cơ sở dạy nghề tƣ thục, cơ sở giáo dục (trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hƣớng nghiệp), các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho các trung tâm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ; trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ; trung tâm khuyến công và tƣ vấn phát triển công nghiệp; các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh… có điều kiện tham gia vào hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn.

Đến năm 2020 toàn tỉnh có 46 cơ sở đào tạo nghề, gồm 05 trƣờng cao đẳng nghề, trong đó có 01 trƣờng có hầu hết các ngành nghề đào tạo đạt đẳng cấp khu vực để tham gia đào tạo lao động kỹ thuật cho các nƣớc trong khu vực, đặc biệt là nƣớc bạn Lào; 08 trƣờng Trung cấp nghề, 15 cơ sở giáo dục đào tạo khác tham gia dạy nghề.

Giải pháp 3: Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

a. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

Xây dựng, ban hành đề án hoặc kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề của tỉnh đến năm 2015: 100% giáo viên dạy nghề đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm; 15 % giáo viên dạy nghề trong các trƣờng cao đẳng nghề, trƣờng trung cấp nghề có trình độ sau đại học; tỷ lệ giáo viên quy đổi/học sinh, sinh viên quy đổi ở các cơ sở dạy nghề là 1/20. Đến năm 2020, có 30% giáo viên trong các trƣờng cao đẳng nghề, trƣờng trung cấp nghề có trình độ sau đại học.

Chuẩn hóa công tác tuyển chọn, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề theo hƣớng giáo viên dạy nghề phải dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành; phải đạt 3 tiêu chuẩn: chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề và nghiệp vụ sƣ phạm. Thực hiện các chính sách ƣu đãi đối với giáo viên và cán bộ quản

lý dạy nghề về vật chất và tinh thần để thu hút những ngƣời giỏi gắn bó với sự nghiệp dạy nghề.

Liên kết với các trƣờng đại học, trƣờng cao đẳng sƣ phạm kỹ thuật để mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ, phƣơng pháp giảng dạy cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề.

Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sƣ, ngƣời lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến công, nông, lâm, ngƣ nghiệp, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Bổ sung 01 biên chế chuyên trách về công tác dạy nghề thuộc Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội các huyện, thành phố, thị xã.

b. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Xây dựng và thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, bảo đảm đủ về số lƣợng, nâng cao chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển dạy nghề.

Đổi mới nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề. Chủ trọng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề và nghiệp vụ sƣ phạm của giáo viên; tầm nhìn chiến lƣợc, năng lực sáng tạo, tính chuyên nghiệp của cán bộ quản lý dạy nghề. Đào tạo giáo viên dạy nghề ở nƣớc ngoài đối với những ngành nghề đào tạo mới, có công nghệ, kỹ thuật hiện đại.

Xây dựng các chƣơng trình bồi dƣỡng giáo viên dạy nghề theo hƣớng tiếp cận với yêu cầu thực tế của đổi mới dạy nghề và với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Thực hiện thƣờng xuyên chế độ định kỳ bồi dƣỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm, kỹ năng nghề, tin học và ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề. Đa dạng hóa

phƣơng thức tổ chức bồi dƣỡng theo hƣớng mền dẻo, linh hoạt; tăng cƣờng phƣơng thức bồi dƣỡng qua thực tế và bồi dƣỡng từ xa.

Xây dựng và thực hiện chuẩn đào tạo, bồi dƣỡng quản lý dạy nghề cho đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề các cấp, hiệu trƣởng trƣờng cao đẳng nghề, trung cấp nghề, giám đốc trung tâm dạy nghề trên cơ sở tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng chức danh nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề.

Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề đủ về số lƣợng, có phẩm chất đạo đức tốt, đạt chuẩn về trình độ đào tạo lý thuyết, thực hành và tích hợp, có trình độ về tin học, ngoại ngữ để áp dụng vào giảng dạy. Tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng, cơ cấu nghề đào tạo. Đào tạo nghiệp vụ sƣ phạm và bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng nghề để bổ sung giáo viên cho các trung tâm dạy nghề chƣa đủ giáo viên cơ hữu.

Thu hút những ngƣời có năng lực, đang công tác tại các cơ quan, đơn vị liên quan tham gia giảng dạy, bồi dƣỡng cho cán bộ, công chức cấp xã theo chế độ kiêm chức. Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sƣ, ngƣời lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông – lâm – ngƣ, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho ngƣời lao động.

Bổ sung lực lƣợng giáo viên, giảng viên cho trƣờng chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dƣỡng chính trị huyện và các trƣờng đại học, cao đẳng và cao đẳng nghề, trung cấp nghề có tham gia đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã.

Giải pháp 4:. Phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn

Phát triển chƣơng trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới 3 tháng; nghiên cứu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề để đầu tƣ, phù hợp cho từng đối tƣợng lao động nông thôn học nghề, cụ thể:

- Đổi mới và phát triển chƣơng trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trƣờng lao động, thƣờng xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới.

- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sƣ, ngƣời lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông – lâm – ngƣ, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chƣơng trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Rà soát lại chƣơng trình dạy nghề hiện có để chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp, thị trƣờng lao động. Xây dựng chƣơng trình dạy nghề cho lao động nông thôn với các nghề chƣa có chƣơng trình đào tạo. Trên cơ sở chƣơng trình đã cập nhật và xây dựng, biên soạn giáo trình làm tài liệu giảng dạy và học tập.

Giải pháp 5: Thực hiện tốt các chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

a. Chính sách đối với người học

Xây dựng mức học phí, học bổng, lệ phí trong học nghề để đảm bảo cho các cơ sở dạy nghề đủ trang trải kinh phí, có cơ chế, chính sách học bổng và trợ cấp khó khăn cho các đối tƣợng chính sách nhƣ con thƣơng binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, dân tộc, miền núi, hộ nghèo, ngƣời tàn tật…để các đối tƣợng trên có đủ điều kiện đi học nghề và tìm việc làm sau học nghề.

Xây dựng lại chính sách học phí, học bổng đối với học sinh, sinh viên học nghề trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí học nghề sát với thị trƣờng; chia sẻ chi phí dạy nghề giữa nhà nƣớc, ngƣời học và cộng đồng. Nhà nƣớc thực hiện chính sách miễn giảm học phí và cấp học bổng (toàn phần và từng phần) đối với các đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo và cấp trực tiếp cho ngƣời học, cấp học bổng khuyến khích học tập đối với những học sinh, sinh viên học khá trở lên, cấp học bổng thu hút đối với những học sinh, sinh viên học các nghề trong điều kiện lao động nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, nghề khó tuyển sinh.

Có chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo học tại các cơ sở dạy nghề để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trƣờng bao gồm: tiền học phí, chi phí mua sắm, sách vở, phƣơng tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.

Lao động nông thôn tham gia học nghề, hoàn chỉnh chƣơng trình đào tạo theo quy định và đƣợc cơ sở dạy nghề cấp bằng, chứng chỉ, chứng nhận hoàn thành khóa học, đƣợc hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định tại và đƣợc cơ sở dạy nghề cấp bằng, chính chí chứng nhận hoàn thành khóa học, đƣợc hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định nhƣng không vƣợt quá khoản 1, mục III, điều 1 của Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ; lao động nông thôn thuộc diện đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, hộ nghèo, ngƣời khuyết tật, ngƣời bị thu hồi đất canh tác đƣợc hỗ trợ thêm tiền ăn, tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng.

Lao động nông thôn học nghề đƣợc vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn có xác nhận của UBND xã, phƣờng, thị trấn, sau khi học nghề đƣợc ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề.

Lao động nông thôn sau khi học nghề đƣợc vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

b. Chính sách đối với giáo viên, giảng viên

Xây dựng và ban hành chính sách đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề

Một phần của tài liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn hà tĩnh (Trang 63 - 75)