Đội ngũ giáo viên dạy nghề

Một phần của tài liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn hà tĩnh (Trang 48 - 54)

Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ quản lý, giáo viên dạy nghề đã đƣợc chú trọng, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các ngành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề trên địa bàn; kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng hàng năm nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy nghề trong các cơ sở đào tạo. Thực hiện chính sách khuyến khích, thu hút giáo viên dạy nghề, các nghệ nhân, công nhân lành nghề, thợ bậc cao tham gia dạy nghề. Do hệ thống dạy nghề đa dạng cả về loại hình cơ sở dạy nghề, ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo nên đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng đa dạng hơn về loại hình, trình độ cũng nhƣ về mức độ tham gia vào hoạt động dạy nghề.

Hiện tại tổng số cán bộ, giáo viên đang công tác, giảng dạy tại các cơ sở dạy nghề là 1.106 ngƣời. Giáo viên cơ hữu 633 ngƣời, trong đó: thạc sĩ 37 ngƣời, chiếm 5,8%; đại học, cao đẳng 373 ngƣời, chiếm 59%; trung cấp và thợ bậc cao 223 ngƣời, chiếm 35,5%. Số giáo viên đạt chuẩn 612 ngƣời, chiếm 96,6%. Ngoài ra, hàng năm còn có hàng trăm giáo viên tham gia thỉnh giảng tại các cơ sở dạy nghề.

Trong những năm gần đây các trƣờng đã cử 138 cán bộ, giáo viên đi đào tạo trong và ngoài nƣớc, tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ; tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý dạy nghề, nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy cho 256 lƣợt cán bộ, giáo viên dạy nghề trên địa bàn; hiện nay đang có 43 giáo viên dạy nghề tham gia lớp học thạc sỹ.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề trong các trƣờng dạy nghề, các trƣờng ĐH, CĐ có tham gia dạy nghề đƣợc đào tạo cơ bản về kiến thức và kỹ năng sƣ phạm dạy nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật ở trình độ đại học, cao đẳng hoặt trung cấp, có kỹ năng nghề (trình độ tay nghề) bậc thợ 3/7, 4/7 hoặc tƣơng đƣơng trở lên do đó cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu giảng dạy cả lý thuyết và thực hành nghề cho tất cả các trình độ đào tạo nghề. Một số ít giáo viên có trình độ CNKT, là những học sinh giỏi nghề của các khóa đào tạo nghề chính quy giữ lại làm giáo viên thực hành, số giáo viên này có trình độ nghề tốt nhƣng kỹ năng sƣ phạm còn nhiều hạn chế.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề ở các trung tâm dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm chủ yếu là giáo viên giảng dạy hợp đồng theo môn học, lớp hoặc khóa đào tạo và thƣờng kiêm nhiệm luôn cả việc dạy lý thuyết và hƣớng dẫn thực hành, nhìn chung hạn chế về kỹ năng sƣ phạm và kỹ năng thực hành nghề. Việc dạy nghề ở các lớp dạy nghề của các làng nghề, các lớp dạy nghề tƣ nhân, kèm cặp nghề, truyền nghề tại xƣởng, tại nhà… do các nghệ nhân, thợ bậc cao thực hiện truyền nghề là chính chứ không dạy nghề.

2.2.4. Công tác xã hội hóa hoạt động dạy nghề

Thực hiện quan điểm, mục tiêu xã hội hóa công tác đào tạo nghề mà Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 20/12/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra. Đến nay, Hà Tĩnh đã thu hút đáng kể nguồn lực của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thành lập, đầu tƣ xây dựng và phát triển dạy nghề. Trong 37 cơ sở đào tạo nghề hiện nay có 5 đơn vị ngoài công lập, gồm 2 trƣờng và 3 trung tâm dạy nghề. Năm 2008 tập đoàn Vincom đầu tƣ xây dựng và thành lập mới trƣờng trung cấp nghề Phạm Dƣơng với nguồn kinh phí 1 triệu Euro tƣơng đƣơng 25 tỷ đồng Việt Nam (hiện nay đã chuyển về Tỉnh đoàn Hà Tĩnh quản lý và đổi tên thành trƣờng Trung cấp nghề Lý Tự Trọng); năm 2009, tỉnh Donbosco (tổ chức giáo giới tại Áo) đã đầu tƣ xây dựng,

thành lập trung tâm dạy nghề tƣ thục Kỳ Anh (tại huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) với nguồn kinh phí 20 tỷ đồng. Trung tâm dạy nghề giới thiệu và giải quyết việc làm cho ngƣời tàn tật Hà Tĩnh đƣợc đầu tƣ xây dựng khu ký túc xá cho học sinh trị giá 1,8 tỷ đồng do tổ chức phi Chính phủ tài trợ và hoàn thành khu nhà xƣởng dạy nghề trị giá 1,4 tỷ đồng. Trƣờng cao đẳng nghề Việt Đức tiếp nhận nguồn tại trợ pha II của Cộng hòa Liên bang Đức trị giá 17 tỷ đồng; trƣờng trung cấp nghề Hà Tĩnh tiếp nhận thiết bị từ ODA của Chỉnh phủ Hàn Quốc trị giá 3 triệu USD. Hàng năm các cơ sở dạy nghề còn đƣợc nhận các khoản tài trợ của các nhà hảo tâm, các tổ chức cho sự phát triển của dạy nghề.

Công tác xã hội hóa các hoạt động dạy nghề đƣợc các ngành, các cấp tập trung triển khai thực hiện góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề. Đặc biệt là việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, chú trọng kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và nâng cao chất lƣợng ngày càng đƣợc quan tâm; cán bộ quản lý, giáo viên đƣợc tăng cƣờng, số lƣợng, ngành nghề đào tạo, quy mô đào tạo ngày càng tăng, chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng lên; cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề đã đƣợc đổi mới và bổ sung phù hợp với công nghệ hiện đại, giúp ngƣời lao động thích ứng nhanh. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã hỗ trợ trên 57 tỷ đồng để đầu tƣ, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị. Hiện nay trên địa bàn Hà Tĩnh cơ sở dạy nghề công lập chiếm 86,5%, cơ sở dạy nghề tƣ thục chiếm 13,5%.

2.2.5. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các xã điểm xây dựng nông thôn mới (Bảng 4)

Xây dựng nông thôn mới là một chủ trƣơng lớn của Đảng, nhà nƣớc, trong thời gian qua Hà Tĩnh đã tập trung huy động các nguồn lực thực hiện hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; với mục tiêu: xây dựng nông thôn

mới là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí đƣợc nâng cao; môi trƣờng sinh thái xanh, sạch, đẹp; an ninh trật tự đƣợc giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao.

Để thực hiện mục tiêu đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành hệ thống các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng, khuyến khích sản xuất giống phát triển một số sản phẩm chủ lực, ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ, cụ thể: Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND về khuyến khích phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2015; Quyết định số 26/2012/QĐ-UBND về hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn vốn Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Quyết định số 859/2013/QĐ-UBND về quy định cơ chế hỗ trợ xi măng làm đƣờng giao thông nội đồng năm 2013. Đồng thời, chỉ đạo cả hệ thống chính trị dồn sức tập trung chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trƣơng, chính sách của Trung ƣơng của tỉnh về xây dựng Nông thôn mới; Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các cấp, các ngành tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngƣời dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới để ngƣời dân hiểu và tích cực, tự giác thực hiện… Với những biện pháp và cách làm cụ thể, thiết thực, hợp lòng dân đến nay, đã có hàng vạn m2

đất đã đƣợc hiến tặng, hàng chục tỷ đồng đƣợc nhân dân đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng làm cho bộ mặt nông thôn, đô thị ngày càng khang trang, sạch đẹp, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên. Nhận thức của ngƣời dân về sản xuất hàng hóa, liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị ngày càng rõ hơn, trong 3 năm xây dựng đƣợc 1.599 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trong đó có hơn

400 mô hình sản xuất kinh doanh mỗi năm đạt từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng và trên 10 đến 20 tỷ đồng. Kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ, nâng cấp; tổng huy động nguồn lực xã hội cho xây dựng nông thôn mới trong 3 năm đạt khoảng 21.055 tỷ đồng...

Đến thời điểm này Hà Tĩnh đã có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 13 xã đạt 13 – 17 tiêu chí, 73 xã đạt 9-12 tiêu chí, 118 xã đạt 5-8 tiêu chí, 20 xã đạt dƣới 5 tiêu chí. Tại các xã về đích nông thôn mới, kết cấu hạ tầng đƣợc củng cố, nâng cấp, xây dựng khang trang, sạch đẹp, nhất là nhà văn hóa thôn, giao thông nông thôn và giao thông nội đồng; nhà ở cho các đối tƣợng chính sách, hộ nghèo đƣợc quan tâm hỗ trợ xây dựng, nâng cấp đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Phong trào xây dựng gia đình, làng, xã văn hóa đƣợc triển khai thực hiện đồng bộ, rộng khắp, đã gắn kết chặt chẽ phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với phong trào xây dựng nông thôn mới. Sản xuất phát triển, đã hình thành nhiều mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, bền vững, góp phần đƣa tốc độ tăng trƣởng cao, tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo; hình thành tƣ duy sản xuất hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; xuất hiện nhiều mô hình liên doanh, liên kết hiệu quả giữa nhà nông với nhà doanh nghiệp, nhà khoa học nên đã xuất hiện nhiều mô hình cho doanh thu trên 100 triệu đồng/ năm, trong đó có những mô hình doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm…qua đó giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lƣợng lớn lao động và giúp ngƣời dân tự làm giàu trên chính mảnh đất quê hƣơng mình.

Công tác đào tạo nghề đã có những đóng góp hết sức quan trọng trong thành tích, kết quả của phong trào xây dựng Nông thôn mới ở Hà Tĩnh thời gian qua. Trong hơn 3 năm thực hiện chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956, các đơn vị đã tổ chức 35 lớp đào tạo nghề cho 1.069 lao động nông thôn tại 13 xã điểm xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện công tác đào tạo nghề tại các xã điểm xây dựng Nông thôn mới đƣợc tiến hành trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát kỹ đặc điểm, thế mạnh từng địa phƣơng và từng đối tƣợng ngƣời học để chọn nghề đào tạo. Các nghề đƣợc đào tạo phù hợp với đối tƣợng lao động nông thôn để không chỉ trang bị cho họ kiến thức, giúp họ có nghề mới mà còn giúp cho họ nâng cao trình độ tay nghề đối với những nghề mình đã từng làm để nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, cải thiện thu nhập. Ở một số địa phƣơng nhƣ xã Gia Phố, huyện Hƣơng Khê là một xã điểm của Trung ƣơng chỉ đạo thì nghề chăn nuôi hƣơu, chế biến bún khô, nghề may đã phát triển tƣơng đối lâu, đã hình thành các làng nghề truyền thống nhƣ làm bún thủ công, nghề nuôi hƣơu quy mô 2- 5 con/ hộ gia đình và làm nghề may phục vụ cho nhu cầu của nhiều địa phƣơng trên toàn huyện. Trên cơ sở đó tại Gia Phố các nghề đƣợc chọn để đào tạo là chế biến bún, nuôi hƣơu, may, điện dân dụng. Xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh đƣợc chọn là xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh, với thế mạnh của ngƣời dân là kinh nghiệm và kỹ thuật trồng rau và điều kiện tự nhiên ở đây phù hợp cho sự phát triển của các loại rau, thì nghề đƣợc chọn đào tạo đó là trồng bí, trồng cà rốt, trồng các loại rau sạch. Đến thời điểm này cùng với các chính sách phù hợp của UBND thành phố Hà Tĩnh trong phát triển trồng rau sạch thì Thạch Hạ trở thành vựa rau của cả tỉnh, ngƣời dân đã biết cách trồng rau, củ, quả an toàn, tiết kiệm kinh phí, chất lƣợng đảm bảo, đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng. Xã Hƣơng Minh, huyện Vũ Quang nghề đƣợc chọn đào tạo là nuôi lợn vì thế mạnh ở đây nhiều hộ dân có diện tích đất rộng lớn, phù hợp cho phát triển chăn nuôi, bên cạnh ngƣời dân nơi đây đã có truyền thống nuôi lợn quy mô hộ gia đình từ 5- 10 con cung cấp cho thị trƣờng của huyện. Cho nên sau khi đƣợc đào tạo nâng cao kiến thức, nghề nuôi lợn đã phát triển vƣợt bậc, có hộ gia đình nhƣ gia đình ông Phạm Văn Đức đã đầu tƣ nuôi với quy mô ban đầu 500 con, đến thời

điểm này 3.000 con, mô hình này đã đƣợc lấy làm điểm nhân rộng trên địa

Một phần của tài liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn hà tĩnh (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)