Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn hà tĩnh (Trang 43 - 46)

2.2.1. Mạng lưới, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề (Bảng 3)

Trƣớc yêu cầu cấp thiết của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đồng thời đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật phục vụ các chƣơng trình, dự án trọng điểm của quốc gia của tỉnh đang đƣợc triển khai trên địa bàn, thực

hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XVII của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “…phấn đấu đến năm 2015 Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển”. UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai xây dựng và thực hiện quy hoạch, mạng lƣới trƣờng, trung tâm dạy nghề đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hiện nay toàn tỉnh có 37 cơ sở dạy nghề, trong đó có 02 trƣờng cao đẳng nghề và 01 phân hiệu trƣờng cao đẳng nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên, 05 trƣờng trung cấp nghề, 13 trung tâm dạy nghề cấp huyện và các tổ chức đoàn thể; 03 trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có dạy nghề; 13 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên - kỹ thuật tổng hợp – hƣớng nghiệp và các cơ sở đào tạo khác có tham gia dạy nghề. Ngoài ra còn có các lớp dạy nghề tại doanh nghiệp sản xuất, các tổ chức học tập cộng đồng. Quy mô đào tạo hàng năm khoảng 25.700 ngƣời. Đã hình thành hệ thống dạy nghề 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cáo đẳng nghề) thay thế hệ thống dạy nghề ngắn hạn và dài hạn trƣớc đây. Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bƣớc đƣợc điều chỉnh phù hợp theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trƣờng lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.

Việc đầu tƣ xây dựng các cơ sở dạy nghề chủ yếu bằng ngân sách nhà nƣớc, ngoài ra đã huy động, kêu gọi thành lập, đầu tƣ xây dựng của các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển mạng lƣới cơ sở dạy nghề. Trong hệ thống đào tạo hiện có 05 đơn vị ngoài công lập, gồm 02 trƣờng và 03 trung tâm dạy nghề. Từ năm 2009 đến nay đã nâng cấp trƣờng trung cấp nghề số 5 thành trƣờng cao đẳng nghề và công nghệ Hà Tĩnh; phân hiệu Hà Tĩnh của trƣờng

cao đẳng nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên đƣợc xây dựng tại cơ sở mới với nguồn kinh phí 40 tỷ đồng đã đƣa vào hoạt động đầu năm 2010; Trung tâm dạy nghề tƣ thục Kỳ Anh đƣợc thành lập, xây dựng và đƣa vào hoạt động tháng 10/2009 là mô hình cơ sở dạy nghề ngoài công lập điển hình và hiệu quả. Năm 2010, thành lập mới Trung tâm dạy nghề huyện Thạch Hà, năm 2011 hoàn thành việc sát nhập Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên với Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hƣớng nghiệp thành các trung tâm Dạy nghề - GDTX – HN do UBND cấp huyện quản lý. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các trung tâm DN – GDTX – HN, đồng thời giao thêm nhiệm vụ dạy văn hóa bổ túc THPT kết hợp với dạy nghề trình độ trung cấp cho các trƣờng dạy nghề trên địa bàn. Năm 2013 đã khánh thành Trƣờng cao đẳng nghề công nghệ cơ sở 2 tại Khu Kinh tế Vũng Áng.

Thực hiện Quyết định 826/QĐ-LĐTBXH, ngày 07/7/2011 của Bộ LĐTBXH phê duyệt nghề trọng điểm và trƣờng đƣợc chọn nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu tƣ từ Chƣơng trình MTQG giai đoạn 2011 – 2015. Hà Tĩnh đƣợc đầu tƣ các nghề có trình độ cấp khu vực là: Cơ điện tử, công nghệ hàn, chế tạo thiết bị cơ khí, điện tử công nghiệp và quán trị mạng máy tính cho 4 trƣờng trên địa bàn. Hiện nay các trƣờng đang hoàn thiện thủ tục, chuẩn bị cơ sở vật chất, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên để tiếp cận, sử dụng thiết bị đƣợc đầu tƣ.

Nhìn chung so với yêu cầu hiện tại, hệ thống các trƣờng cơ bản đáp ứng về số lƣợng, nhu cầu đào tạo, nhất là một số trƣờng có dự án đầu tƣ từ Chƣơng trình MTQG phát triển dạy nghề hoặc có sự đầu tƣ của yếu tố nƣớc ngoài thì trang thiết bị đƣợc cải thiện, khá hiện đại nhƣ Trƣờng Cao đẳng nghề Việt Đức, Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ, Trƣờng Trung cấp nghề... Tuy vậy, cũng còn nhiều trƣờng và trung tâm dạy nghề cơ sở vật chất chƣa đáp ứng kể cả về khuôn viên diện tích đất đai, xây dựng nhà học, nhà xƣởng

và trang thiết bị dạy nghề; trang thiết bị phục vụ cho kỹ năng thực hành nghề còn thiếu về số lƣợng và lạc hậu về công nghệ. Một số trƣờng thiết bị, đồ dùng dạy học của các cơ sở đào tạo nghề là tranh ảnh, mô hình, số còn lại là máy luyện kỹ năng, máy thực hành, máy móc phục vụ cho đào tạo chƣa đáp ứng yêu cầu.

Một phần của tài liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn hà tĩnh (Trang 43 - 46)