a. Điều kiện kinh tế
Trong những năm qua, đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã nổ lực phấn đấu, nắm bắt thời cơ, thuận lợi, khắc phục khó khăn, hạn chế, giành đƣợc những kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế liên tục tăng trƣởng, cơ cấu chuyển dịch theo hƣớng CNH – HĐH; thu hút đầu tƣ đạt kết quả cao, nhất là những năm gần đây; văn hóa – xã hội chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện; quốc phòng – an ninh đƣợc giữ vững, chính trị ổn định; quan hệ đối ngoại đƣợc mở rộng, hoạt động các tổ chức trong hệ thống chính trị đƣợc tăng cƣờng. Giai đoạn 2011-2013, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14,8%, trong đó năm 2011 đạt 11,68%, năm 2012 đạt 13,44%, năm 2013 đạt 19,2%; GDP bình quân đầu ngƣời năm 2013 đạt 24 triệu đồng. Mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế bƣớc đầu đạt kết quả tốt, tiếp tục chuyển đổi mô hình kinh tế theo hƣớng phát triển chiều sâu. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thƣơng mại, dịch vụ chiếm 81,71%; lĩnh vực nông nghiệp chỉ còn 18,29% trong cơ cấu GDP của tỉnh, cơ cấu GDP 2013: Công nghiệp XD 38.33%; nông nghiệp 18,29%; thƣơng mại dịch vụ 43,38%. Chỉ đạo triển khai quyết liệt các dự án đầu tƣ trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ, đảm bảo tiến độ các dự án lớn trong Khu kinh tế Vũng Áng. Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội tăng nhanh, giai đoạn 2011 - 2013 ƣớc đạt trên 117 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2 lần so với giai đoạn 2006 - 2010; riêng năm 2013 đạt trên 58 nghìn tỷ đồng, tăng 51% so với kế hoạch, tăng hơn 24 nghìn tỷ đồng so với năm 2012 và gấp 2,3 lần so với năm 2011. Đây là yếu tố đóng góp quan trọng trong tăng trƣởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh nhà.
Công tác quy hoạch đƣợc chỉ đạo triển khai tích cực; đã tiến hành xây dựng và công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; các địa phƣơng, đơn vị rà soát và triển khai xây dựng, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành, địa phƣơng để cụ thể hóa và phù hợp với các nhóm giải pháp thực hiện mục tiêu, định hƣớng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Các cấp, các ngành tập trung mạnh cho công tác cải cách hành chính, giải quyết nhanh, gọn các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tƣ. Đã ban hành cơ chế khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ vào khu kinh tế Vũng Áng, Khu kinh tế Quốc tế cửa khẩu Cầu Treo và các khu công nghiệp quan trọng. Đã có 2 khu kinh tế và các khu công nghiệp đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích gần 80.000 ha và nhiều cụm công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh; trong đó, Khu kinh tế Vũng Áng có diện tích 22,781 ha, đã có 74 doanh nghiệp đăng ký vào các cụm công nghiệp với tổng mức đầu tƣ 1.731 tỷ đồng, trong đó 64 dự án đã đi vào hoạt động. Đã có 8 nƣớc và vùng lãnh thổ có dự án đầu tƣ tại Hà Tĩnh với số vốn trên 10 tỷ USD trong đó có các dự án lớn nhƣ: Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dƣơng của Tập đoàn Formosa 7,879 tỷ USD; Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam 1,595 tỷ USD; Khai thác mỏ sắt Thạch Khê 670 triệu USD; Dự án lọc hóa dầu có công suất 16 triệu tấn/năm với số vốn đầu tƣ trên 12 tỷ USD. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trƣởng, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị và chuyển dịch lao động ở khu vực nông thôn. Sản xuất công nghiệp có bƣớc chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế cũng nhƣ cơ cấu sản xuất nội ngành; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 18,7%. Tiềm năng, lợi thế trong phát triển công nghiệp đã đƣợc khai thác, đã thu hút và triển khai đầu tƣ các dự án trọng điểm có quy mô quốc gia, từng bƣớc hình thành trung tâm công nghiệp quy mô lớn của khu vực và cả nƣớc tại Khu kinh tế Vũng Áng với các sản phẩm chủ lực là gang thép, nhiệt điện, lộc hóa dầu, công nghiệp phụ trợ, cảng biển... Sản xuất nông,
lâm nghiệp và thủy sản đƣợc tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, đạt kết quả cao và toàn diện. Triển khai có hiệu quả các đề án, quy hoạch, chính sách hỗ trợ sản xuất, ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của ngƣời dân. Cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hóa, nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là giống, biện pháp thâm canh mới, cơ giới hóa... đã đƣợc ứng dụng, góp phần tăng năng suất, chất lƣợng và giá trị sản phẩm. Chăn nuôi phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm 42%; phát triển mạnh các mô hình, loại hình chăn nuôi, trong đó chủ trọng các mô hình chăn nuôi tập trung quy mô lớn và hình thành chuỗi liễn kết... Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đƣợc tập trung chỉ đạo quyết liệt, đạt kết quả rõ nét. Hệ thống cơ chế, chính sách đƣợc ban hành đồng bộ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của ngƣời dân nên đã đã có tác dụng tích cực trong kích thích sản xuất cũng nhƣ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Nhận thức của ngƣời dân về sản xuất hàng hóa, liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị ngày càng rõ hơn, trong 3 năm đã xây dựng đƣợc 1.599 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có 7 xã về đích xây dựng nông thôn mới, 36 xã đạt 10 - 15 tiêu chí, 152 xã đạt 5 – 9 tiêu chí và 34 xã dƣới 5 tiêu chí...
Có thể khẳng định rằng, trong những năm qua mặc dù có những khó khăn trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nƣớc gặp nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp; nhƣng kinh tế - xã hội Hà Tĩnh đã vƣợt qua khó khăn, thách thức và có bƣớc tăng trƣởng khá; kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển nhanh, huy động vốn đầu tƣ toàn xã hội tăng cao, các dự án trọng điểm triển khai đảm bảo tiến độ, nhiều chỉ tiêu đạt và vƣợt kế hoạch đề ra.
b. Văn hóa – xã hội.
Văn hóa xã hội có chuyển biến tích cực, đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện; giáo dục đào tạo giữ vững tốp đầu cả nƣớc. Chất lƣợng giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục mũi nhọn đƣợc nâng lên. Hà Tĩnh có 2 học sinh đạt giải nhất và nhì kỳ thi Olypic toán quốc tế. Thực hiện có hiệu quả đề án quy hoạch hệ thống trƣờng mầm non và phổ thông trên địa bàn; chuyển đổi các trƣờng mầm non bán công sang loại hình công lập đúng lộ trình; hoàn thành việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; duy trì và củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, phổ cập đúng tiến độ ở bậc THCS, đi vào thực chất và xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí nông thôn mới. Nâng quy mô, chất lƣợng giáo dục chuyên nghiệp. Hoạt động trƣờng Đại học Hà Tĩnh chuyển biến rõ nét, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho các khu kinh tế và các dự án, hiện có 8.000 học sinh, sinh viên với 47 mã ngành đào tạo. Tập trung triển khai công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, đào tạo có địa chỉ đầu ra, hợp đồng đào tạo với các doanh nghiệp, nhất là đào tạo nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Vũng Áng và lao động nghề nông thôn, năm 2013 đào tạo nghề mới cho 20.679 ngƣời, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 38% năm 2012 lên 41,5% năm 2013, tăng 3,5%; số lƣợt lao động đƣợc giải quyết việc làm trên 29.700, trong đó xuất khẩu lao động 5.000 ngƣời. Công tác giảm nghèo đƣợc triển khai tích cực, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 14,2% năm 2012 xuống còn 10,49%, tỷ lệ hộ cận nghèo từ 15,32 năm 2012 xuống 14,38%.
Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới đƣợc đẩy mạnh. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đƣợc chủ trọng. Đến nay, toàn tỉnh đã có 2 di sản văn hóa phi vật thể thế giới và quốc gia, 1 di tích quốc gia đặc biệt, 73 di tích
quốc gia, hoàn thành việc lập hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại…
c. Dân số và lực lượng lao động (Bảng 1)
Hà Tĩnh có tổng dân số 1.238.830 ngƣời, trong đó 84,31% sống ở nông thôn (1.044.570 ngƣời) và 15,69% sống ở thành thị (194.260 ngƣời); mật độ 205 ngƣời/km2. Dân số trong độ tuổi lao động 717.140 ngƣời, chiếm 57,89% tổng dân số. Lực lƣợng lao động tham gia hoạt động kinh tế có 683.874 ngƣời.
Từ năm 2005 đến năm 2012, dân số Hà Tĩnh đã giảm 9009 ngƣời từ 1.247.839 xuống còn 1.238.830 ngƣời. Việc giảm tổng dân số bắt nguồn từ việc tỉnh tập trung chỉ đạo việc thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hƣớng giảm; thực hiện công tác xuất khẩu lao động lao động ra nƣớc ngoài, lao động tìm kiểm việc làm tại các tỉnh phía Nam và các tỉnh khác, hàng năm dân số Hà Tĩnh đi xuất khẩu lao động trong nƣớc khoảng 6000 ngƣời, đi xuất khẩu lao động nƣớc ngoài khoảng gần 5.000 ngƣời.
- Cơ cấu lực lƣợng lao động
+ Cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính: Năm 2012, lực lƣợng lao động nữ đang làm việc là 371.990 ngƣời, chiếm 51,8%, nam là 345.150 ngƣời, chiếm 48,2%. Lao động nữ chiếm tỷ lệ cao trong ngành nông nghiệp và một số ngành dịch vụ song chủ yếu là chƣa qua đào tạo, tỷ lệ chuyển đổi ngành, nghề phù hợp với nhu cầu thị trƣờng còn thấp.
+ Cơ cấu lực lượng lao động theo khu vực: Lực lƣợng lao động đã có sự dịch chuyển từ khu vực nông thôn ra thành thị nhƣng không lớn; đến năm 2012, tỷ lệ lao động ở khu vực nông thôn còn cao 605.250 ngƣời, chiếm 84,4%; khu vực thành thị 111.890 ngƣời, chiếm 15.6% tổng số lao động, do đó lực lƣợng lao động nông thôn là nguồn cung chủ yếu cho các ngành kinh tế
đang phát triển trên địa bàn, nhƣng cũng tạo ra sức ép lớn về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong những năm tới.
+ Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ học vấn
Giáo dục đào tạo Hà Tĩnh luôn đứng tốp đầu cả nƣớc; chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng lên. Chất lƣợng dân số ngày càng đƣợc nâng cao, trí lực dân số đạt cao hơn mức bình quân của vùng. Tỷ lệ lao động biết chữ đạt 97% trong tổng số lực lƣợng lao động. Tỷ lệ lực lƣợng lao động qua đào tạo ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn, ở nam giới cao hơn nữ giới. Nhìn chung trình độ học vấn của lao động tỉnh nhà ngày càng đƣợc nâng lên từng bƣớc đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.
+ Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật (Bảng 2)
Trình độ chuyên môn - kỹ thuật của ngƣời lao động tăng khá nhanh trong giai đoạn 2011 - 2013, theo đó tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm trên 64,54% trong tổng lực lƣợng lao động. Trong đó lao động đƣợc đào tạo nghề tăng nhanh ở trình độ trung cấp và cao đẳng. Theo số liệu thống kê của các cơ sở đào tạo nghề thì 80% số học sinh, sinh viên ra trƣờng tìm đƣợc việc làm sau khi tốt nghiệp nhƣng phần lớn đi làm việc tại các tỉnh khác hoặc xuất khẩu lao động, xây dựng kinh tế hộ gia đình. Số lƣợng học sinh, sinh viên học xong đƣợc làm việc tại các doanh nghiệp ở tỉnh chỉ chiếm khoảng 20 - 25 %. Tình trạng lao động theo trình độ đào tạo còn nhiều bất cập về cơ cấu, chủ yếu là lao động phổ thông đơn giản, thiếu lao động kỹ thuật bậc cao. Chất lƣợng đào tạo hầu nhƣ mới chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất nhỏ, đơn giản. Lực lƣợng lao động chƣa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn cao.