Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
883,98 KB
Nội dung
MỤC LỤC Trang 1 TMĐT: Thương mại điện tử CNTT: Công nghệ thông tin DN: Doanh nghiệp NH: Ngân hàng BĐS: Bất động sản E – ASEAN: ASEAN điện tử CMND: Chứng minh nhân dân SEO: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization) SEM: Tiếp thị thông qua công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing) ICT: Công nghệ thông tin và truyền thông ( Information and Communication Technologies) Trang 2 MỤC LỤC BẢNG VÀ HÌNH Trang 3 LỜI MỞ ĐẦU Thương mại điện tử (electronic-commerce) chính là một công cụ hiện đại sử dụng mạng Internet giúp cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường thế giới, thu nhập các thông tin quản trị nhanh hơn, nhiều hơn, chính xác hơn. Với Thương mại điện tử, các doanh nghiệp cũng có thể đưa ra các thông tin về sản phẩm của mình đến các đối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau ở mọi nơi trên thế giới - những nơi mà có thể kết nối Internet. Khi đó với chi phí đầu tư thấp và nhiều tiện ích khác, các doanh nghiệp có thu được nhiều lợi ích như: - Thu thập được các thông tin phong phú về thị trường và đối tác. - Đưa thông tin của mình trên phạm vi không gian ảo rộng lớn không bị giới hạn bởi vị trí địa lý hay biên giới quốc gia và tất cả những người , những doanh nghiệp kết nối Internet có thể xem được thông tin này vào bất cứ lúc nào. - Trao đổi thông tin với khách hàng, đối tác nhanh hơn, nhiều hơn với chi phí thấp hơn nhiều lần so với các phương pháp truyền thống. Ở Việt nam , Thương mại điện tử đã được bàn đến rất nhiều trong đời sống kinh tế xã hội. Đã có nhiều doanh nghiệp Việt nam đi đầu trong việc khai thác các lợi thế của Thương mại điện tử để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới đến với đông đảo người tiêu dùng, … Trong quá trình hội nhập WTO, AFTA quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thì vấn đề đặt ra hiện nay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam là phải sẵn sàng thích ứng với môi trường kinh doanh mới dựa trên cơ sở của nền kinh tế số hóa mà bước đi đầu tiên là phải ứng dụng TMĐT vào trong chính quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Tuy vậy, các điều kiện để có thể phát triển Thương mại điện tử ở nước ta vẫn chưa thực sự sẵn sàng với nhiều lí do khác nhau, như hạ tầng cơ sở kĩ thuật yếu kém, thiếu nguồn nhân lực có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin nghiêm trọng, chưa có hệ thống pháp luật phù hợp với nền kinh tế số đó chính là những rào cản cho chúng ta bước vào kỷ nguyên kỹ thuật số với Thương mại điện tử là bước đi đầu tiên, tạo tiền đề cho toàn bộ nền kinh tế phát triển nhảy vọt, hòa nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, góp phần vào việc đẩy nhanh thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế tri thức - một xu hướng tất yếu của thời đại. Nhận thức được tầm quan trọng của các nhân tố bên ngoài tác động đến Thương mại điện tử cũng như là mức độ ảnh hưởng của Thương mại điện tử đến các nhân tố ấy. Em đã chọn đề tài “ Mối quan hệ hai chiều giữa Thương mại điện tử và môi trường bên ngoài” để tìm hiểu. Vì có những hạn chế về lượng kiến thức và tài liệu tham khảo nên sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được nhận xét và sự góp ý của thầy bộ môn để đề tài của em được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Trang 4 PHẦN 1: TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM NĂM 2011 1.1 TỖNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Thương mại điện tử hay e-commerce bao gồm một loạt các hoạt động kinh doanh trực tuyến đối với các sản phẩm và dịch vụ, giữa bản thân các doanh nghiệp cũng như giữa doanh nghiệp với khách hàng thông qua Internet. Đặc trưng cơ bản của TMĐT : Các bên tiến hành giao dịch TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau; TMĐT được thực hiện trong một thị trường thống nhất toàn cầu; Mọi hoạt động giao dịch TMĐT có ít nhất ba chủ thể tham gia; Mạng lưới thông tin trong TMĐT chính là thị trường. Ví dụ: việc trưng bày hình ảnh hàng hóa, thông tin về doanh nghiệp trên website cũng là một phần của Thương mại điện tử, hay liên lạc với khách hàng qua email, tìm kiếm khách hàng thông qua việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet,… Các mô hình TMĐT : Các mô hình giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B); doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G); doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C)… TMĐT bao gồm: + Một là khảo hàng trực tuyến (Online shopping): bao gồm các thông tin và hoạt động nhằm cung cấpcho khách hàng thông tin cần thiết để tiến hành kinh doanh với bạn và đưa ra một quyết định mua hàng hợp lý. + Hai là mua hàng trực tuyến (Online purchasing): cơ sở hạ tầng công nghệ để trao đổi dữ liệu và mua sản phẩm trên Internet. Có nhiều cấp độ thực hiện TMĐT: Ở cấp độ cơ bản, doanh nghiệp có thể chỉ mới có website trưng bày thông tin, hình ảnh, tìm kiếm khách hàng qua mạng, liên hệ với khách hàng qua email mà thôi. Cấp độ cao hơn thì doanh nghiệp đã có thể thực hiện một số giao dịch trên mạng như cho khách hàng đặt hàng thẳng từ trên mạng, quản lý thông tin khách hàng, đơn hàng bằng cơ sở dữ liệu tự động trên mạng, có thể xử lý thanh toán qua mạng bằng thẻ tín dụng Lợi ích và hạn chế của TMĐT: TMĐT mang lại là mở rộng phạm vi giao dịch và tiếp cận toàn cầu; giảm chi phí; cải thiện quan hệ với khách hàng; tăng doanh; tạo lợi thế canh tranh cho DN…Những hạn chế về kỹ thuật và phi kỹ thuật đó là sự thiếu an toàn của hệ thống và cơ sở kỹ thuật của các giao tiếp cần thiết; về an toàn và bảo mật; các vấn đề pháp lý trong TMĐT… Trang 5 Ứng dụng của thương mại điện tử : Lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ; Tài chính, ngân hàng; Xuất bản điện tử; Đào tạo trên mạng; Chính phủ điện tử; Các ứng dụng khác như Quảng cáo trực tuyến, quảng cáo qua thư điện tử, nghiên cứu thị trường trực tuyến. 1.2 TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM NĂM 2011 1.2.1.Thông tin chung: 2001 – 2010 được coi là thập kỷ hình thành TMĐT ở Việt Nam. Có thể thấy tới cuối năm 2010 hạ tầng cơ bản cho ứng dụng TMĐT tại Việt Nam đã được xác lập. Nếu như tới giữa thập kỷ này ứng dụng và triển khai TMĐT chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn thì tới cuối năm 2010 nó đã lan truyền tới tất cả các tỉnh trên cả nước. Việc điều tra cho Báo cáo TMĐT 2011 được tiến hành theo hướng cơ bản giữ nguyên quy mô khảo sát cho tất cả các địa phương, đồng thời phối hợp với Sở Công Thương và Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh điều tra với quy mô khá lớn thực trạng ứng dụng CNTT và TMĐT tại Thành phố Hồ Chí Minh. Độ chính xác và tin cậy của việc khảo sát tình hình ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp phụ thuộc đáng kể vào các thông tin yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tại mẫu phiếu khảo sát. Mẫu phiếu điều tra khảo sát năm 2011 đã được điều chỉnh theo hướng phù hợp hơn với tình hình phát triển của TMĐT, đồng thời đảm bảo tốt hơn tính bí mật kinh doanh cũng như tránh cho người khai phải cung cấp trùng lặp thông tin. Việc sửa đổi mẫu phiếu đảm bảo cấu trúc cơ bản của các câu hỏi không thay đổi và thông tin có thể so sánh được liên tục giữa các năm tới mức cao nhất. Tỷ lệ các phiếu được lãnh đạo doanh nghiệp trực tiếp điền năm 2011 là 24%. Tỷ lệ này tương tự như năm 2010 cho thấy nhiều lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm tới TMĐT, nhưng mặt khác cũng phản ánh tỷ lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia điều tra khá cao. Tỷ lệ các phiếu do cán bộ quản lý và nhân viên điền năm 2011 là 8% và 68%. Các tỷ lệ này cũng không khác nhiều so với năm 2010. Hình 1.1: So sánh về tỷ lệ người đại diện doanh nghiệp trả lời phiếu khảo sát giữa năm 2010 (hình 1.1.1) và năm 2011 (hình 1.1.2) 1.2.2 Wedsite: Xu thế kinh doanh hiện đại trên thế giới cũng như ở Việt Nam đòi hỏi mọi doanh nghiệp, dù kinh doanh trong lĩnh vực nào, quy mô doanh nghiệp ra sao, đều cần có website riêng. Tỷ lệ doanh nghiệp có website là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ ứng dụng TMĐT. Loại trừ sai số giữa các cuộc điều tra qua các năm, có thể thấy tỷ lệ doanh nghiệp có website trong năm 2011 không thay đổi đáng kể so với năm trước. Tính chung trên cả nước có khoảng 30% doanh nghiệp có website. Trang 6 Trong khi tỷ lệ doanh nghiệp có website không tăng, tỷ lệ 11% doanh nghiệp chưa có website nhưng dự kiến sẽ xây dựng website thậm chí còn giảm so với các năm trước. Cả hai tỷ lệ quan trọng này đều không tăng có thể do hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động sâu sắc và toàn diện tới các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp đã cắt giảm tới mức cao nhất chi phí kinh doanh, bao gồm các chi phí mới cho quảng cáo và đầu tư chiều sâu, kể cả cho xây dựng website. Hình 1.2: Tình hình sở hữu website của doanh nghiệp trong giai đoạn 2006 - 2011 Phân tích tỷ lệ doanh nghiệp có website theo lĩnh vực kinh doanh, tương tự như các năm trước có thể thấy lĩnh vực CNTT và TMĐT vẫn đi tiên phong trong việc xây dựng website phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh với tỷ lệ 72% doanh nghiệp có website. Tỷ lệ này của năm 2010 là 63%. Nhóm doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu website cao thứ hai là nhóm các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bất động sản với tỷ lệ 45%. Tỷ lệ cao các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng coi trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin và TMĐT trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bao gồm cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng thông qua website là một xu hướng rõ ràng từ nhiều năm qua. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã khai thác tốt công cụ website để giới thiệu sản phẩm. Tỷ lệ cao các doanh nhiệp thuộc nhóm này có website phản ảnh xu hướng đó. Một lĩnh vực khác có tỷ lệ website cao và ổn định là lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Có thể phán đoán các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có định hướng hội nhập và xuất khẩu rất cao nên coi trọng việc xây dựng website nhằm giới thiệu hình ảnh và sản phẩm của doanh nghiệp. Năm 2011, có tới 37% doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản có website và 11% doanh nghiệp có kế hoạch xây dựng website. Các tỷ lệ này của năm 2010 là 32% và 21%. Như vậy, suy thoái kinh tế hầu như không ảnh hưởng tới ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Có thể có mối tương quan chặt chẽ giữa Trang 7 các tỷ lệ này với tỷ lệ tăng trưởng cao khoảng 28% của kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam năm 2011 so với năm 2010. Đáng chú ý, tỷ lệ 28% các doanh nghiệp thuộc nhóm kinh doanh thương mại, bán buôn, bán lẻ có website là khá thấp. Xét về vị trí tương đối qua các năm điều tra, tỷ lệ có website của nhóm doanh nghiệp này luôn luôn đứng ở vị trí trung bình thấp. Từ đó có thể nhận xét các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối ở Việt Nam nói chung chưa bắt nhịp với trình độ công nghệ và quản lý hiện đại. Đây có thể là một yếu tố khiến cho chi phí phân phối hàng hóa và dịch vụ còn cao. Kết quả khảo sát nội dung của website theo các tiêu chí giới thiệu doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm, cho phép đặt hàng trực tuyến và cho phép thanh toán trực tuyến cho thấy có sự cải thiện rõ ràng. Tỷ lệ website có các chức năng cao hơn chức năng giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm như chức năng đặt hàng và thanh toán trực tuyến đã tăng lên đáng kể. Năm 2011 có tới 32% website có chức năng đặt hàng trực tuyến so với tỷ lệ 20% của năm 2010. Tỷ lệ website có chức năng thanh toán trực tuyến là 7%, cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ 3% của năm 2010. Hình 1.3: Tỷ lệ doanh nghiệp sở hữu website theo lĩnh vực hoạt động năm 2010 ( Hình 1.3.1) và năm 2011 ( Hình 1.3.2) Trang 8 Hình 1.4: So sánh tỷ lệ các chức năng của website giữa năm 2010 và năm 2011 1.2.3 Nhận đơn đặt hàng: Việc khảo sát bốn phương tiện điện tử chủ yếu là điện thoại, fax, email và website để nhận đơn đặt hàng được tiến hành đều đặn trong nhiều năm. Trong khi tỷ lệ các doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện điện thoại, email và website không có sự thay đổi rõ ràng thì tỷ lệ các doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua phương tiện fax đã giảm dần. Bảng 1.1: Doanh nghiệp sử dụng phương tiện điện tử nhận đơn đặt hàng năm 2010 -2011 Điện thoại Fax Email Wedsite 2010 99% 98% 52% 15% 2011 91% 82% 66% 11% 1.2.4 Đặt hàng Có sự tương quan cao giữa tỷ lệ đặt hàng và nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện điện tử. Mặc dù giao dịch trực tuyến phát triển nhanh và ngày càng phổ biến nhưng điện thoại vẫn được sử dụng phổ biến nhất cho cả đặt hàng lẫn nhận đặt hàng. Tỷ lệ đặt hàng qua email là 64% và qua website là 10% xấp xỉ với tỷ lệ các doanh nghiệp nhận đặt hàng qua các phương tiện này. Bảng 1.2: Doanh nghiệp sử dụng phương tiện điện tử để đặt hàng năm 2010 - 2011 Điện thoại Fax Email Wedsite 2010 99% 90% 53% 21% 2011 91% 82% 64% 10% 1.2.5 Sàn giao dịch thương mại điện tử Theo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, tính đến hết năm 2011 đã có khoảng 130 doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký sàn giao dịch TMĐT, trong đó Cục đã xác nhận đăng ký cho 35 website sàn giao dịch. Các website đã đăng ký có mô hình hoạt động khá đa dạng, tuy nhiên có thể xếp chung thành một số nhóm sau: - Các sàn giao dịch điện tử được tổ chức theo mô hình trung tâm thương mại hoặc chợ điện tử, nơi các thành viên được mở “gian hàng ảo” và có quyền quản lý, cập nhật thông tin, hình ảnh trên các gian hàng đó (ví dụ chodientu, enbac, vatgia, 123mua, v.v…) - Các website cung cấp dịch vụ kinh doanh theo nhóm, nơi nhiều doanh nghiệp có thể thông qua website tiến hành hoạt động truyền thông, tiếp thị và trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng (muachung, muare, bookdeal, v.v…) Trang 9 - Các website rao vặt, diễn đàn, nơi thành viên có thể đăng ký tài khoản và đưa thông tin về nhu cầu mua bán ở dạng đơn giản như tin rao vặt hay chủ đề thảo luận (ví dụ rongbay.com, nhavadat.vn, v.v…) Từ 35 sàn giao dịch TMĐT đã đăng ký, đến cuối năm 2011 Cục TMĐT và CNTT đã thống kê được lưu lượng giao dịch trực tuyến rất khả quan, với hơn 1,5 triệu giao dịch được ghi nhận trên 30 sàn, đạt tổng giá trị giao dịch hơn 4.130 tỷ đồng. Bản thân các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT cũng đã có doanh thu: 15 trên 30 doanh nghiệp được khảo sát báo cáo phát sinh doanh thu trong năm 2011, với tổng doanh thu đạt gần 111 tỷ đồng. Những con số này cho thấy dịch vụ TMĐT nói chung và dịch vụ sàn giao dịch TMĐT đang là một hình thức kinh doanh nhiều tiềm năng, mở ra cơ hội phát triển cho cả doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cũng như doanh nghiệp sử dụng dịch vụ để tiến hành hoạt động kinh doanh khác trên môi trường trực tuyến. Bảng 1.3: Thống kê hoạt động các Sàn giao dịch TMĐT đã được xác nhận đăng ký năm 2011 Số thành viên tham gia giao dịch 3.148.000 thành viên Số giao dịch thành công 1.501.000 giao dịch Tổng giá trị giao dịch thành công 4.130 tỷ VNĐ Tổng doanh thu 111 tỷ VNĐ Trong tổng doanh thu của những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT, phí thu từ các thành viên tham gia sàn chiếm tới 84% nguồn doanh thu, phí thu được từ các hoạt động quảng cáo là 10% và 6% là từ các hoạt động khác như doanh thu bán hàng trực tiếp, phí đào tạo, phí tính trên giá trị giao dịch của thành viên… Hình 1.5: Nguồn doanh thu của các sàn giao dịch TMĐT năm 2011 Trong số 30 sàn giao dịch TMĐT được thống kê, nếu xếp theo quy mô doanh thu thì riêng 5 sàn giao dịch hàng đầu đã chiếm thị phần áp đảo, với giá trị giao dịch cộng gộp trên 5 sàn này chiếm 94% tổng giá trị giao dịch thành công và doanh thu cộng gộp chiếm 86% tổng doanh thu của toàn bộ 30 sàn. 5 sàn giao dịch TMĐT đó là: vatgia.com, enbac.com, muachung.vn, chodientu.vn và 123mua.vn. Hình 1.6: Thị phần tổng giá trị giao dịch và thị phần doanh thu của các sàn TMDT năm 2011 Trang 10 [...]... không đưa vào đánh giá Tuy nhiên, môi trường xã hội, tập quán kinh doanh thương mại và nhận thức của người dân chưa cao đã và vẫn tiếp tục có xu hướng là trở ngại hàng đầu đối với việc triển khai TMĐT Bên cạnh đó, lo ngại về an toàn thông tin số có thể thuộc nhóm các trở ngại lớn nhất trong những năm tới Trang 11 PHẦN 2: MỐI QUAN HỆ HAI CHIỀU GIỮA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2.1 NHÂN... hàng tháng qua hệ thống này Với phương thức khai thuế điện tử qua dịch vụ T-VAN, đã có 10.608 ngưởi nộp thuế đăng ký và 2.829 người nộp thuế thực hiện kê khai thuế điện tử hàng tháng qua dịch vụ này Tổng số tờ khai thuế điện tử cơ quan thuế đã tiếp nhận là 719.176 tờ khai Các sáng kiến thương mại điện tử của chính phủ là thước đo chỉ ra liệu hạ tầng đó có ủng hộ việc sử dụng thương mại điện tử của các... phủ điện tử Cũng như thương mại điện tử, có nhiều cách định nghĩa về Chính phủ điện tử Chính phủ điện tử là khái niệm về việc các cơ quan chính phủ sử dụng công nghệ thông tin như : Mạng diện rộng, Internet, các phương tiện di động để quan hệ với công dân, giới doanh nghiệp và bản thân các cơ quan của chính phủ hay là việc cung cấp thông tin và các dịch vụ chính phủ qua Internet hay các phương tiện điện. .. đưa tới nhiều hệ quả Thương mại điện tử bao trùm một phạm vị rộng lớn các hoạt động kinh tế xã hội, và hạ tầng cơ sở của nó là một tổng hòa phức hợp của hàng chục mặt vấn đề; cho nên, tuyệt đối không nên nhìn nhận thương mại điện tử đơn thuần chỉ là việc dùng phương tiện điện tử để thực hiện các hành vi buôn bán truyền thống, mà nên hiểu rằng một khi chấp nhận và áp dụng thương mại điện tử thì toàn bộ... ta và bạn bè thế giới Nếu làm được như vậy thì Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành quốc gia lớn mạnh cả về chính trị, kinh tế nhờ vào ứng dụng công nghệ hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc vốn có của dân tộc Trang 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2 3 4 Bộ Công Thương (2011), Báo cáo Thương Mại Điện Tử 2010, NXB: Hà Nội Bộ Công Thương (2012), Báo cáo Thương Mại Điện Tử 2011, NXB: Hà Nội Diễn đàn thương mại điện tử, ... triển và sử dụng thương mại điện tử, chính phủ đóng vai trò như một công cụ trong việc khuyến khích sự tăng trưởng của thương mại điện tử qua những phương pháp thực hành cụ thể như là: * Tạo ra một môi trường chính sách thuận lợi cho TMĐT: Một số vấn đề chính sách công trong thương mại điện tử chính phủ thực hiện là: - “Xóa khoảng cách số” hay thúc đẩy việc tiếp cận tới mạng thông tin dễ tiếp cận và rẻ... chức và cá nhân tham gia hoạt động TMĐT cũng cần nắm vững và tuân thủ những quy định liên quan trong các văn bản pháp luật về kinh doanh, thương mại Trang 17 Hai văn bản cốt lõi nhất điều chỉnh hoạt động thương mại là Bộ luật dân sự và Luật Thương mại đã thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch điện tử thông qua việc thừa nhận thông điệp dữ liệu – hình thức biểu hiện cụ thể của giao dịch điện tử Bên. .. thức vào các hoạt động trên toàn thế giới Về mặt điều hành Nhà nước (hay còn gọi là về mặt cầm quyền) người ta lại nói đến Chính phủ điện tử, vì đó là môi trường bảo đảm cho sự thành công của thương mại điện tử và nền kinh tế số sau này Trong khuôn khổ các hoạt động của ASEAN, Chính phủ ta đã ký Hiệp định khung về E-ASEAN ASEAN điện tử có nhiều nội dung song nổi lên 2 mảng là Chính phủ điện tử và Thương. .. kê khai thuế điện tử hàng tháng.Việc khai thuế điện tử có thể thực hiện trực tiếp với cơ quan thuế - trên hệ thống iHTKK hoặc qua dịch vụ T-VAN của bên thứ ba (tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế) Theo số liệu thống kê của Tổng cục thuế, đã có 58.785 người nộp thuế đăng ký sử dụng hệ thống iHTKK và 51.535 người nộp thuế thực hiện kê khai thuế điện tử hàng... mảng là Chính phủ điện tử và Thương mại điện tử Việc ký Hiệp định này, đòi hỏi chúng ta phải triển khai các hoạt động của Hiệp định, từng bước xây dựng hạ tầng cơ sở nhằm hiện thực hóa Chính phủ điện tử và thương mại điện tử ở Việt Nam Khi nói đến Chính phủ điện tử thì đề cập hai nhóm công việc chính, đó là: - Một là các dịch vụ chính phủ trực tuyến : Trước đây các cơ quan chính phủ cung cấp dịch vụ cho . nhau; TM T được thực hiện trong m t thị trường thống nh t toàn cầu; Mọi ho t động giao dịch TM T có t nh t ba chủ thể tham gia; Mạng lưới thông tin trong TM T chính là thị trường. Ví dụ: việc trưng. các thông tin trên máy vi t nh và có thể xem lại khi cần. Thứ t là triển khai thủ t c hải quan điện t : Thủ t c hải quan điện t b t đầu được triển khai t ngày 26/6/2005 theo Quy t định số. về TM T tiếp t c được chi ti t hóa bằng hai thông t , trong đó m t thông t hướng dẫn về việc cung cấp thông tin và giao k t hợp đồng trên website TM T, m t thông t quy định về quản lý hoạt